Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Giải pháp mở rộng thị trường của công ty dệt len Đông Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.48 KB, 50 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, đất nước ta không ngừng phát triển cả về mặt kinh tế
và xã hội. Tốc độ phát triển của nền kinh tế luôn nằm trong những nước có tốc độ
tăng nhanh nhất. Để đạt được những thành tựu hết sức to lớn như vậy chính là nhờ sự
chỉ đạo đúng hướng và sáng suốt của Đảng và Nhà nước cùng sự đóng góp công sức
rất lớn của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập toàn cầu như
hiện nay, đặc biệt là sau khi đất nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO thì
sân chơi dành cho các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn. Điều đó là một thuận lợi lớn
cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trưòng. Cùng với nó là các
rào cản thương mại được dỡ bỏ tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại được tự
do. Tất yếu cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt hơn.
Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế toàn cầu, một môi trường mà thuận lợi và cơ
hội bao giờ cũng đi kèm với khó khăn và thách thức. Trước tình hình đó, các doanh
nghiệp cần phải có chiến lược cụ thể để đối phó với nhũng biến động của môi trường
kinh doanh và Công ty dệt len Đông Đô cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.
Trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay, công ty Đông Đô đã cảm nhận rõ áp lực đó và
đã bộc lộ nhiều các điểm yếu cần khắc phục.
Sau một thời gian thực tập tại công ty Đông Đô tìm hiểu về các khía cạnh trong
quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, em đã quyết định chọn đề tài “
Giải pháp mở rộng thị trường của công ty dệt len Đông Đô ” .
Kết cấu của đề tài bao gồm:
- PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
- PHẦN 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY DỆT
LEN ĐÔNG ĐÔ
-PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỞ
RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY DỆT LEN ĐÔNG ĐÔ
Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn và Ban lãnh đạo cùng các


phòng ban chức năng Công ty Đông Đô đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
1.1 Những thông tin chung
- Tên gọi doanh nghiệp: công ty TNHH Đông Đô
- Tên giao dịch quốc tế: Đông Đô fashion
- Tên viết tắt: D.D.F
- Ngày thành lập: 31 tháng 03 năm 1998
- Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp TNHH tư nhân
- Trụ sở chính: Chùa Tông, An Khánh, Hoài Đức- Thành phố Hà Nội
- Điện thoại: 34845920-Fax: 34651565
- Email :
- Website: dongdofashion.com
- Vốn kinh doanh : hiện nay công ty có khoảng 20 tỷ đồng chủ yếu là vốn tự có.
- Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu: Sản xuất quần áo len và các thành
phẩm dệt, may…
- Ban lãnh đạo: Bao gồm: giám đốc, 4 phó giám đốc, 5 trưởng phòng ban
các bộ phận
1.2 Quá trình hình thành của công ty
Công ty Đông Đô là đơn vị sản xuất kinh doanh hàng dệt may len được thành lập
theo quyết định số 313 QĐ/UB ngày 31/3/1998 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây
( nay là Hà Nội ). Giấy phép kinh doanh số 044524 ngày 31/3/1998 của Sở Kế hoạch
và Đầu tư cấp ngành nghề kinh doanh : sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu máy
móc thiết bị, nguyên liệu len sợi tổng hợp khác. Năm 2006 Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Hà Tây cho bổ sung thêm ngành kinh doanh nội thất và chế biến lâm sản nhắm
mở rộng việc sản xuất kinh doanh. Quá trình hình thành của công ty Đông Đô bắt
nguồn từ 3 yếu tố cơ bản:

- Sự biến chuyển công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước từ cơ chế kế hoạch hóa
tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Vì vậy mỗi doanh
nghiệp phải có sự hạch toán kinh tế độc lập nhưng doanh nghiệp cũng được giải
phóng tiềm năng trí tuệ và sức sản xuất tạo đà cho doanh nghiệp phát triển.
Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Phát huy lợi thế lâu đời của làng nghề xã La Phù, một trong những cái nôi của
mặt hàng dệt len.
- Sự nhất trí của Hội đồng thành viên, đồng thời có thêm sự đoàn kết nhiệt tình gắn
bó và sự quan tâm xây dựng công ty phát triển mạnh của tập thể cán bộ quản lý.
1.3 Quá trình phát triển của công ty
Ngày 31/3/1998, công ty được thành lập, có tư cách pháp nhân nhưng chưa có mặt
bằng để hoạt động và chỉ có 4 thành viên.
Ngày 1/7/1998, công ty thuê diện tích của xí nghiệp chăn nuôi An Khánh với tổng
diện tích là: 6.772m2. Với phương thức kinh doanh là gia công các mặt hàng quần len
và thị trường chủ yếu là Liên bang Nga và Ukraina, chỉ với 7 cán bộ, 40 lao động thời
vụ, 200 lao động gia công.
Năm 2000, nhận thấy thị trường quần len đang ngày càng bị thu nhỏ, kinh doanh
không có hiệu quả, công ty đã chuyển sang mặt hàng áo len mang tính thời trang và
mở rộng thị trường sang Ba Lan và Cộng hòa Séc. Với mặt hàng này bước đầu công
ty đã gặp nhiều khó khăn với những lô hàng không đảm bảo qui cách sau khi hoàn
thiện giặt sấy.
Năm 2003, sau khi giải quyết tiền đền bù đất với công ty giống lợn Miền Bắc,
công ty Đông Đô đã đầu tư và xây dựng kiên cố 6000m2 nhà xưởng, 300m2 công
trình phụ trợ và 2000m2 sân đường. Tiếp đó, công ty đã đầu tư các trang thiết bị, máy
móc, phương tiện kể cả hệ thống làm mát đảm bảo môi trường cảnh quan, cải thiện
điều kiện làm việc của cán bộ và công nhân. Trong năm này và những năm kế tiếp,
công ty tiếp tục sản xuất mặt hàng áo len, đặc biệt, công ty bắt đầu sản xuất các loại

áo len chất lượng cao và mở rộng thị trường sang các nước ở Đông Âu.
Năm 2007, công ty đã thuê các chuyên gia nước ngoài xây dựng, hoàn thiện một số
mặt hàng đặc biệt được khách hàng ưa chuộng và đã mở ra triển vọng lớn cho các
năm tới. Số lượng lao động trong công ty đã tăng lên đáng kể. Trong đó: lao động
thời vụ là 397 người, lao động làm gia công là 900 người, đặc biệt số lượng cán bộ có
chuyên môn và được đào tạo đã tăng lên đến 35 người trong đó có 15 người có trình
độ Đại học, 10 người có trình độ cao đẳng và 10 người có trình độ trung cấp. Bên
cạnh đó công nhân cũng được đào tạo cơ bản và có chuyên môn.
Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1 Cơ cấu tổ chức quản lí
Sau khi thành lập bước đầu kinh doanh mặt hàng quần len còn đơn giản nên công
ty chỉ có 2 phòng, 1 phân xưởng đó là: phòng kinh doanh, phòng tài vụ và phân
xưởng kiểm soát đóng gói. Quá trình sản xuất năm 2001 sản xuất kinh doanh mặt
hàng áo len là chủ yếu, tổ chức bộ máy cũng tăng lên 3 phòng, 3 phân xưởng nữa đó là:
phòng sản xuất, phòng tài chính – tồng hợp và phòng kỹ thuật, phân xưởng dệt phân
xưởng may, phân xưởng giao gia công. Đến nay cơ cấu tổ chức công ty gồm có:
- Hội đồng thành viên (bao gồm các thành viên góp vốn)
- Ban giám đốc công ty
- Phòng kế hoạch sản xuất
- Phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu
- Phòng kỹ thuật và quản lý chất lượng
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng TC – HC
- Phân xưởng dệt
- Phân xưởng gia công
- Phân xưởng may

- Phân xưởng thành phẩm
Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp








Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
6
Hội đồng quản trị
Giám đốc công ty
PGĐ Nhân sự PGĐ Sản xuất
Phòng
Sản
xuất
Phòng
kinh
doanh
và XNK
Phòng
KT và
QL
chất
lượng

Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng tổ
chức
hành
chính
Vật

Otk show
room of
product
Tổ SX
mẫu và
NCSX
Vệ
sinh
môi
trường
Bảo
vệ
Nhà
ăn
hành
chính
văn
thư
Xưởng
dệt

Xưởng
may
Xưởng
giao gia
công
Xưởng
thành
phẩm
Xưởng
gỗ
Kho
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Hệ thống tổ chức bộ máy còn được tổ chức theo mô hình mỗi bộ phân phụ
trách một công việc trong đó giám đốc vẫn là người trực tiếp quản lý các
xưởng sản xuất. Sơ đồ được bố trí như sau:

Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
7
Giám đốc công ty
PG Đ nhân sự PG Đ sản xuất
Xưởng
OTK
Xưởng
thành phẩm
Xưởng gỗ
Xưởng gia
công
Xưởng may
Phòng tài
chính kế

toán
Phòng kinh
doanh XNK
Phòng kx
thuật
Phòng sản
xuất
Phòng hành
chính tổng
hợp
Vật tư
HC-văn thư
Nhà ăn
Bảo vệ

OTK
Mẫu
Nhuộm
Kho
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chức năng các phòng ban:
- Đứng đầu bộ máy quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị. Người trực tiếp điều
hành công ty là Giám đốc công ty đồng thời là người đại diện cho công ty trong mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh. Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất của công ty
theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước và chịu trách nhiệm trước tập
thể về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Giúp việc cho giám đốc gồm 4 phó giám đốc phụ trách về nhân sự và sản xuất,
các trưởng bộ phận phòng ban công ty. Phó giám đốc là người chịu trách nhiệm trước
giám đốc về việc thực thi các quyết đinh mà giám đốc đưa ra. Phó giám đốc trực tiếp
báo cáo với giám đốc về kết quả và tình hình thực hiện của bộ phận mình phụ trách.

Các phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ cho giám đốc trong việc thực thi các quyết
định của giám đốc, là người trực tiếp giám sát các hoạt động của bộ phận mình phụ
trách và việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận đó.
- Các phòng ban nghịêp vụ: có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban giám
đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban giám đốc.
Công ty có các phòng nghiệp vụ với chức năng được quy định như sau:
+ Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác quản
lý lao động, an toàn lao động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng
nhu cầu phát triển của công ty, hực hiện các nhiệm vụ về hành chính, nghiên cứu chế
độ chính sách của Nhà nước về lao động, xây dựng các nội quy, quy chế của công ty
theo luật lao động…
+ Phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu: khai thác thị trường, lựa chọn khách
hàng, xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng kế
hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm, tổ chức tiếp nhận vật tư, tổ chức sản xuất, tiến
độ thực hiện, theo dõi thực hiện hợp đồng…
+ Phòng kế toán, tài chính: lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính
của công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức hạch toán kế toán theo đúng quy
định của Nhà nước, thực hiện quyết toán các chi phí cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm…
Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Phòng quản lý chất lượng: tham mưu cho Ban giám đốc về các giải pháp thực
hiện tốt công tác kỹ thuật, quản lý định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, xây dựng tiêu
chuẩn kỹ thuật, xây dựng chiến lược chất lượng…
+ Phòng kỹ thuật đầu tư: xây dựng và triển khai chiến lược đầu tư tổng thể và
lâu dài, xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa thiết bị, xây dựng hệ thống định mức
kinh tế kỹ thuật…
+ Ban bảo vệ: giám sát nội quy ra vào công ty, tổ chức đón tiếp khách
hàng đến giao dịch tại công ty, bảo vệ tài sản của công ty, giám sát công tác phòng

cháy chữa cháy…
Mô hình tổ chức của công ty là mô hình theo kiểu chức năng, túc là tất cả những
người có liên quan đến hoạt động chức năng thì được sắp xếp cùng một bộ phận. Mô
hình này có các ưu điểm và nhược điểm là :
 Ưu điểm:
+ Việc giám sát các nhà quản trị trở nên dễ dàng hơn vì mỗi nhà quản trị chỉ cần
thành thục một số kỹ năng nhất đ ịnh.
+ Sử dụng được các chuyên gia trong các lĩnh vực, điều họ đến những nơi cần
thiết để giải quyết các vấn đề thuộc các lĩnh vực của họ một cách dễ dàng, do đó việc
giải quyết các vấn đề này chỉ mang tính chuyên sâu và có thể mang lại hiệu quả cao.
+ Giảm bớt gánh nặng cho các nhà quản trị chung.
 Nhược điểm:
+ Quyền ra quyết định không tập trung nên có thể nảy sinh tình trạng mâu
thuẫn giữa các quyết định đưa ra.
+ Nếu một vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau thì khó xác định
được trách nhiệm của các bộ phận quản trị chức năng, do đó có thể nảy sinh tình
trạng tổ chức không chặt chẽ, thiếu trách nhiệm.
+ Khi công ty mở rộng quy mô, thời gian chờ đợi để giải quyết các vấn đề có
thể bị kéo dài do các nhà quản trị chức năng cần sự giúp đỡ từ phía bộ phận quản lí
tập trung.
Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+Nhà quản trị có thể gặp rất nhiều khó khăn trong việc phối hợp các chức
năng của các thành viên, các bộ phận khác nhau trong toàn doanh nghiệp.
2.2 Công tác tổ chức và điều hành
Để có được công ty Đông Đô như ngày hôm nay, không thể không kể đến những
nỗ lực, những cố gắng hết mực, cũng như là việc chấp hành tốt nội quy và quy định
của những người làm việc trong công ty, từ giám đốc cho đến các nhân viên ở các
phòng ban, xí nghiệp, tổ, đội sản xuất của công ty luôn không ngừng cố gắng nỗ lực

không ngừng. Người lãnh đạo biết lắng nghe, nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên,
biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết cách lôi cuốn nhân viên say mê với công
việc. Nhân viên thì tin tưởng lãnh đạo, tân tụy với công việc, cố gắng hoàn thành
trách nhiệm được giao. Chính là sự đoàn kết thống nhất trong toàn công ty với sự cố
gắng không mệt mỏi như một sợi dây vô hình giúp mọi người xích lại gần nhau hơn
nhằm đưa công ty ngày càng phát triển vững mạnh tạo công ăn việc làm ổn định cho
người lao động, không ngừng nâng cao đời sống cho người lao động. Đó vừa là mục
tiêu vừa là niềm mong mỏi của tập thể cán bộ và ban lãnh đạo công ty, góp phần xây
dựng công ty ngày càng phát triển.
Trải qua 10 năm một chặng đường xây dựng và trưởng thành, công ty Đông Đô
đã vượt trên tất cả những khó khăn trở ngại chồng chất để ngày càng phát triển mạnh
hơn bền vững hơn. Đó là thành quả cố gắng không ngừng, không quản ngại khó khăn
của không chỉ hội đồng thành viên mà còn của cả toàn bộ tập thể cán bộ công nhân
viên trong toàn công ty.
2.3 Đặc điểm về sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm
Sản phẩm chính mà công ty kinh doanh là quần len và hiện nay là áo dệt kim đan
ngang. Tùy từng yêu cầu của khách hàng cho mỗi loại sản phẩm mà công ty luôn cố
gắng đáp ứng và hoàn thành đúng thời hạn giao sản phẩm. Có những đơn hàng với
mẫu thiết kế, kiểu dáng và chất liệu loại vải đều do phía đối tác đặt hàng cung cấp,
công ty chỉ dệt, may và hoàn thành sản phẩm. Có những đơn hàng công ty được yêu
cầu làm tất cả, từ khâu thiết kế, mẫu mã đến chọn chất liệu len cho phù hợp với sản
phẩm. Tuy nhiên, do chưa có đội ngũ nhân viên thiết kế nên công ty hiện đang phải
Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thuê các nhà thiết kế từ bên ngoài. Hiện nay dệt gia công tại công ty chiếm đến 80 –
85% và phần còn lại sản lượng được dệt tại công ty.
Do sản phẩm của Đông Đô là mặt hàng áo len dệt kim đan ngang nên nguyên
liệu chủ yếu là sợi và bông. Với phương thức kinh doanh là gia công nên chủ yếu
nguồn nguyên liệu để sản xuất được các bên đối tác cung cấp. Bên cạnh đó, các nhà

cung ứng nguyên liệu trong nước như: sợi Huế, Dệt 8/3, sợi Hà Nội, nhưng nhiều
hơn hết vẫn là sợi và bông được nhập từ Trung Quốc và Thái Lan. Đây cũng là xu
hướng chung của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam là nhập nguyên liệu từ nước
ngoài, bởi nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được cho các doanh nghiệp này cả
về mặt số lượng và chất lượng.
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất ra sản phẩm áo dệt kim đan ngang gồm 3
loại chính: nguyên liệu tự nhiên, hóa học và sợi hóa học.
Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất ra sản phẩm áo dệt kim đan ngang
Loại nguyên liệu
Nguyên liệu tự nhiên Sợi cotton
Lông cừu
Tơ tằm
Xenlulo: tre, nứa, gỗ, đay
Chiết xuất từ sữa và đậu tương.
Nguyên liệu hóa học bao gồm: Arcrylic
Polyeste
Poliamit (nylon)
Rayon
Sợi hóa học bao gồm: Cotton pha acrylic 50/50; 30/50
Lông cừu pha acrylic
Lông thỏ pha cotton
Lông cừu pha polyester.
Sợi dệt pha trộn giữa 2 hay nhiều chất liệu tự
nhiên và hóa học:
Coton pha Acrylic 50/50, 30/70…
Lông cừu pha Acrylic
Lông cừu pha coton

Lông cừu pha Polyeste
Lông thỏ pha Acrylic
Nguồn: Công ty Đông Đô 10 năm xây dựng và trưởng thành
Sản phẩm áo dệt kim đan ngang được sản xuất qua một quy trình hoàn chỉnh có sự
kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm.
Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất áo dệt kim


Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
chuẩn bị sợi dệt
nhập kho thành phẩm.
OTK ( hệ thống kiểm
soát chất lượng )
dệt mảnh áo và các chi
tiết (cổ, nẹp, túi )
đóng gói
Soi đèn để kiểm tra lỗi
OTK dệt
là ( làm phẳng và ổn định
quy cách áo )
xử lý mảnh dệt nếu có
( khâu, vẽ, là, in, thêu )
may ghép mảnh thành áo
giặt ( làm vệ sinh công
nghiệp, làm mềm áo )
OTK may
13

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mô hình sản xuất ở đây là sản xuất song song.
• Công đoạn chuẩn bị sợi: Sợi trong kho được sắp xếp theo một trật tự nhất định,
những loại sợi cùng chất liệu, cùng màu sắc sẽ được xếp vào cùng một khu vực
.Sợi được quận tròn thành từng cuộn <= 1kg.
• Công đoạn dệt mảnh áo: yêu cầu phải
- Đúng kiểu dáng, quy cách trọng lượng và đúng kiểu dệt.
- Không được bỏ mối, thủng rách
- Màu sắc không bị loang
- Các mảnh trên cung một áo( 2 thân, tay, cổ, nẹp) phải đồng đếu và đúng như thiết
kế
• Công đoạn in hoặc thêu: Vì nhu cầu về đa dạng hóa sản phẩm và vì sở thích đa
dạng hóa của người tiêu dùng. Doanh nghiệp có cả máy in và thêu hình logo của
sản phẩm, các hình ảnh trên sản phẩm…Có nhiều hình thù khác nhau được cài
đặt theo một quy trình từ trước. Trong lúc một dây chuyền thêu (hoặc in) hoạt
động thì các nhân viên phải luôn túc trực bên cạnh để điều chỉnh cho phù hợp và
tránh sai xót.
• Công đoạn may ghép mảnh thành áo: sản phẩm dở dang nửa thành phẩm ở các
công đoạn trên được luân chuyển sang công đoạn may. Công đoạn này yêu cầu :
- Đường may đúng kỹ thuật (mép vải may phai nhỏ hơn 0,5 cm,...)
- Đường chỉ may vững chắc
- Khuy khóa, tem may trang trí phai đúng quy định
Sau khi đã hoàn tất công đoạn may sản phẩm đi vào công đoạn cuối của quy trình sản xuất.
• Công đoạn là và đóng gói: khi sản phẩm đã đi qua tất cả các công đoạn trên sản
phẩm sẽ qua công đoạn này để chuẩn bị đóng gói.
• Công đoạn nhập kho sản phẩm: Nhũng thành phẩm sau khi được đóng gói được
đóng vào thùng và nhập kho.
Các bộ phận sản xuất của công ty được bố trí một cách hợp lý giúp giảm quãng
đường di chuyển giữa các bộ phận nên đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, sau mỗi công đoạn, sản
Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B

14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phẩm đều được kiểm tra xem đã đạt tiêu chuẩn chưa rồi mới được chuyển sang công đoạn
kế tiếp giúp công ty duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.3 Đặc điểm về lao động
Lao động chủ yếu hiện nay của công ty Đông Đô lấy từ làng nghề, người công
nhân đồng thời là nông dân. Chỉ có một phần nhỏ người công nhân làm việc ổn định
và lâu dài còn đa phần là công nhân mùa vụ tức là khi nhiều việc thì nông dân đến
làm hết việc công nhân lại trở thành nông dân.
Bảng 2: Số liệu lao động (không kể hộ gia công) giai đoạn từ 2004 – 2008
Năm Tổng
Phân loại
Giới tính Trình độ Hình thức làm việc
Nam Nữ ĐH CĐ
TC-
PT

hạn
Dài
Hạn
Thời
vụ
2004 Sl 218 36 182 8 10 200 6 22 190
% 100 16,51 83,49 3,67 4,59 91,74 2,75 10,09 87,16
2005 SL 256 40 216 10 15 231 6 32 218
% 100 15,63 84,37 3,9 5,86 90,24 2,34 12,5 85,16
2006 SL 342 49 293 12 19 311 8 36 298
% 100 14,33 85,67 3,51 5,56 90,93 2,34 10,52 87,13
2007 SL 369 58 311 14 22 333 8 40 325
% 100 15,72 84,28 3,79 5,96 90,24 2,17 10,84 88,09

2008 SL 403 61 336 16 22 365 8 45 352
% 100 15,14 84,86 3,97 5,46 90,57 1,99 11,17 87,36
( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Công ty Đông Đô)
Số lượng lao động trong công ty là khá lớn tính tới thời điểm cuối tháng 8 năm
2008 là 403 người, nhưng công nhân làm thời vụ là chủ yếu (chiếm tới 88,6%), công
nhân làm việc hợp đồng dài hạn (3 năm) là 38 người (chiếm 9,4%) và công nhân hợp
đồng vô thời hạn là 8 người (chiếm 2%). Và hầu hết công nhân làm việc trong công
ty là người bản xứ. Lao động là nam giới: 61 người và lao động là nữ giới: 342
người. Có thể nhận thấy lao động nữ giới chiếm tỷ lệ lớn nhất trên 80%, năm 2006 là
85,67%, năm 2007 là 84,28%, năm 2008 là 84,86%. Điều này hoàn toàn phù hợp vì
công việc mang tính chất nhẹ nhàng lặp đi lặp lại và đòi hỏi sự kiên trì cẩn thận
trong sản xuất. Trình độ lao động thấp chủ yếu là các hộ gia công ( chiếm đến 80% ),
phần lớn các lao động đều phải qua đào tạo. Trình độ đại học cao đẳng chiếm tỷ lệ
Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thấp, trình độ đại học cao nhất qua các năm là năm 2008 cũng chỉ chiếm 3,97%, trình
độ cao đẳng cao nhât qua các năm là năm 2007 cũng chưa đến 6% chỉ chiếm 5,96%.
Phần lớn lao động là lao động trình độ trung cấp hoặc phổ thông. Lượng lao động
lành nghề trong công ty chiếm tỷ lệ thấp ( khoảng 3- 5% ). Công nhân thường làm
việc 8h trong ngày, 6 ngày trong tuần. tức 48h một tuần. Ngoài ra khi đến mùa vụ
thời gian làm việc của công nhân có thể tăng lên tùy theo yêu cầu. Công nhân làm
việc theo ca, nghỉ 30 phút giữa ca để ăn cơm, nếu làm thêm không vượt quá 4h/ngày,
16h/tuần, 200h/năm. Nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước, nghỉ phép 12 ngày/1đợt
với yêu cầu 5 năm làm việc liên tục được hưởng 1 đợt phép. Nữ công nhân được nghỉ
thai sản theo quy định: nghỉ 30 ngày sau khi sinh được hưởng 100% lương cơ bản;
không cho công nhân mang thai tháng thứ 7 làm việc; công nhân phải nuôi con < 12
tháng tuổi không làm việc hoặc đi công tác xa nhà.
Hàng năm, Đông Đô cũng đã tiến hành đào tạo lao động cho mình. Từ năm 2001
đến nay đã mở 7 lớp đào tạo thợ may, 9 lớp đào tạo thợ dệt để chủ động hơn trong

khâu đầu vào ,cái chính là tạo cho người lao động nâng cao tay nghề cùng đội ngũ
cán bộ công ty tiên phong đi vào cái mới. Kỳ vọng lớn của công ty là tạo được nhiều
việc làm và ngày càng ổn định hơn. Năm 2000, công việc thời vụ chỉ đạt 6 tháng/
năm; năm 2004- 2005 kéo dài hơn 8 tháng/ năm; năm 2007 công nhân dệt, công nhân
may làm việc liên tục cả năm có mức thu nhập khá ổn định so với các năm trước. Từ
đó, đời sống của người lao động được cải thiện, lương bình quân người lao động đạt
từ 1500000 đồng – 2000000 đồng/ tháng. Mong muốn của công ty không chỉ là tạo
điều kiện môi trường làm việc tốt mà còn muốn người lao động nâng cao được mức
sống của mình.
Tuy nhiên theo khảo sát hiện nay, Đông Đô không hề có nguồn lao động ổn định,
tất cả đều làm theo mùa vụ, khi có việc thì công nhân tới làm, còn khi không có việc
thì công nhân nghỉ việc. Đôi khi công nhân thích thì đi làm, không thích thì nghỉ việc.
Theo phản ánh của ban giám đốc và của các công nhân, công nhân nghỉ việc khi làm
mùa nông nghiệp họ cũng có nghỉ hẳn việc ở nhà làm mùa sau đó mới quay lại công
ty làm việc như công nhân. Ban giám đốc hoạch định chiến lược phát triển công ty
của mình là công ty vừa và nhỏ vì vậy không chịu đầu tư nhiều vào nhà xưởng máy
Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
móc. Do vậy vào mùa vụ sản xuất Đông Đô đều thuê gia công bên ngoài tại các nhà
dân, thậm chí thêu, in thành phẩm đều thực hiện thuê gia công tại các hộ gia đình.
Điều này xét về hiện tại thì có hiệu quả do nhiệm vụ yêu cầu phát triển, nhưng nếu
như xét lâu dài liệu chiến lược sản phẩm và công nhân như thế này có hiệu quả hay
không Đông Đô cần hoạch định lại.
2.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị.
 2.4.1 Về cơ sở vật chất.
Ban đầu mới thành lập, mặt bằng không có đủ để tiến hành sản xuất kinh doanh.
Công ty phải loay hoay chạy vạy khắp mọi nơi. Đến ngày 1/7/1998, xí nghiệp chăn
nuôi- thức ăn gia súc An Khánh mới đồng ý cho thuê toàn bộ khu văn phòng cũ của
nông trường An Khánh với diện tích 6722m2 trong đó có 1047m2 nhà cửa văn phòng

được xây dựng từ năm 1960 đã dột nát. Thời gian thuê 10 năm, mỗi năm công ty phải
trả 45.000.000 đồng và 300kg cá ( do có 2000m2 ao sâu ). Sau khi làm thủ tục thuê
toàn bộ khuôn viên khu văn phòng cũ của nông trường An Khánh, một vấn đề gay
cấn nổi cộm, nhà văn phòng sập sệ, dột nát không thể sử dụng cho công việc sản
xuất kinh doanh. Công ty Đông Đô buộc phải sửa chữa cải tạo cơi nới.
Năm 1998 sữ chữa và xây dựng hết 191.499.000 đồng
Năm 1999 sữ chữa và xây dựng hết 45.790.000 đồng
Năm 2000- 2001 tiếp tục xây dựng và sữa chữa hết 300.000.000 đồng.
Trong vòng 4 năm ( 1998 – 2001 ) công ty Đông Đô đã phải sữa chữa và xây
dựng hết khoảng 537.289.000 đồng chiếm 74,63% số vốn góp ban đầu của công ty
lúc đó chỉ có vẻn vẹn 750.000.000 đồng. Khó khăn chồng chất khó khăn, khó khăn
này chưa giải quyết xong thì khó khăn khác đã đến. Trong tình thế công ty mới thành
lập chưa kịp ổn định sản xuất, đầu năm 2001 xí nghiệp chăn nuôi sáp nhập với công
ty chăn nuôi Hưng Yên thành công ty giống lợn Miền Bắc. Công ty giồng lợn Miền
Bắc đòi nâng mức giá thuê ( nếu không chấp nhận sẽ thu lại mặt bằng ). Để duy trì
sản xuất kinh doanh buộc công ty phải chấp nhận thuê lại theo mức giá mới từ ngày
1/4/2001 là: nâng mức giá thuê lên từ 45.000.000 đồng / năm lên mức 56.000.000
đồng / năm . Trong đó vẫn giữ nguyên mức sản lượng cá phải nộp là 300kg / năm.
Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Không để tình trạng mặt bằng sản xuất bấp bênh, để có mặt bằng sản xuất ổn định lâu
dài, đưa công ty phát triển lâu dài trong tương lai. Năm 2003 được sự chấp thuận của
công ty giống lợn Miền Bắc, trực tiếp là xí nghiệp chăn nuôi gia súc đã thỏa thuận
với công ty Đông Đô nhận tiền đền bù quyền sử dụng đất. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà
Tây giao đất cho công ty thuê ổn định với thời hạn 50 năm. Dù vậy công ty cũng
phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để mở rộng diện tích công ty. Sau khi được sở xây
dựng phê duyệt, cấp giấy phép xây dựng. Tuy còn khó khăn về tài chính, nhưng với
sự quyết tâm của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty, công ty đã vay mượn
đầu tư xây dựng kiên cố 6000m2 nhà xưởng, 300m2 công trình phụ trợ và 2000m2

đường đi. Đầu tư máy móc thiết bị phương tiện kể cả hệ thống làm mát bảo đảm môi
trường cảnh quan. Mà điều quan trọng công ty hướng đến là tạo điều kiện làm việc
ngày càng tốt hơn cho anh chị em cán bộ công nhân trong công ty.
Một số hạng mục sau đó cũng nhanh chóng hoàn thành như: văn phòng làm việc,
nhà xe, nhà ăn và một số công trình khác. Niềm vui lớn của công ty là đã xây dựng
hoàn chỉnh nhà xưởng làm việc và công ty cũng hi vọng tập thể cán bộ công nhân
toàn công ty bảo vệ tốt nơi làm việc của mình để làm việc hiệu quả hơn, nâng cao
năng suất lao động, nâng cao thu nhập để cải thiện đời sống góp phần phát triển công
ty tiếp tục đi lên. Hiện nay, có 2 nhà xưởng A & B tổng cộng là 5 tầng mỗi tầng
1.200m
2
đủ để bố trí mặt bằng sản xuất cho :
+ Công nhân dệt: 600 người
+ Công nhân may: 200 người
+ Công nhân kiểm tra, giặt là, đóng gói: 200 người
 2.4.2 Về công nghệ và máy móc thiết bị.
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ=
Vốn cố định bình quân
Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 3: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Đơn vị tính: 1000 đ
Năm 2004 2005 2006 2007
Doanh thu
thuần(1000đ)
22.804.377 34.933.575 36.533.133 27.909.904
Vốn cố định
BQ

3.705.928.968 3.769.547.653 6.137.472.879 11.940.656.476
Hiệu suất 6,15 9,13 5,93 2,29
Nguồn: bảng cân đối kế toán công ty Đông Đô
Hiệu suất sử dụng TSCĐ phản ánh một đồng TSCĐ có thể tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu thuần.Qua bảng trên ta có thể thấy doanh nghiệp sử dụng tài
sản cố định rất hiệu quả. Thể hiện tỷ lệ một đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu thuần khá cao. Có những năm một đồng TSCĐ tạo ra được 9,13 đồng doanh thu
thuần như năm 2005. TSCĐ là tài sản mang giá trị lớn của doanh nghiệp, nó không
những liên quan đến chi phí cố định ( một loại chi phí tính trong giá thành sản phẩm )
mà còn liên quan đến việc thay thế TSCĐ, đổi mới công nghệ. Vì thế việc sử dụng
TSCĐ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, tránh lãng phí, máy móc được sử
dụng hết công suất, giảm được hao mòn vô hình. Đồng thời giúp doanh nghiệp mau
chóng đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho
sản phẩm và nâng cao vị thế của công ty, đưa công ty ngày càng phát triển hơn.
2.5 Đặc điểm về tài chính
Khi mới thành lập, vốn góp của 4 thành viên chỉ có 750.000.000VND nhưng cho
đến nay nguồn vốn của công ty đã lên tới 35.984.281.000 VND. Mặc dù con “số này
chưa phải là lớn nhưng nó đã phần nào phản ánh được sự nỗ lực phấn đấu làm việc
của toàn thể nhân viên trong công ty.
Tài sản của công ty trong 5 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 4: Tình hình tài sản của công ty
Đơn vị: 1000đ
Stt Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2007
1 Tổng Tài
sản

12.805.617 11.666.531 18.005.848 26.464.462
2 Tài sản
lưu động
7.483.055 6.014.825 7.460.708 10.980.906
3 Tài sản cố
định
5.322.562 5.651.705 10.545.139 15.483.555
4 Tổng Vốn 12.805.617 11.666.531 18.005.848 26.464.462
5 Nợ phải
trả
5.617.018 4.280.330 6.760.242 5.835.826
6 Vốn CSH 7.188.598 7.386.200 11.245.606 20.628.635
Nguồn
vốn KD
7.000.000 7.000.000 10.240.000 19.600.635
7 Nguồn
khác
188.598 386.200 1.005.606 1.028.000

Nguồn: bảng cân đối kế toán công ty Đông Đô
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được nguồn vốn hoạt động của Doanh nghiệp
chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Tỉ lệ của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn biến động theo
từng năm (Năm 2004: 0,56; năm 2005:0,67; năm 2006:0,62; năm 2007:0,78). Trong
nguồn vốn chủ sỡ hữu thì nguồn vốn kinh doanh là chủ yếu, còn một số khác là ở các
quỹ của công ty và lợi nhuận chưa phân phối. Và nguồn vốn chủ yếu của Công ty là
vốn tự có, do các thành viên trong hội đồng thành viên góp vốn lại cùng nhau xây
dựng và phát triển công ty.

Nguyễn Đức Sơn Lớp: QTCN & XD 47B
20

×