CHƯƠNG II- BÀI 2:
QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ
NGUỒN NHÂN LỰC HTTT
QUẢN TRỊ HỆ THỐNG THÔNG TIN
DOANH NGHIỆP
BÀI GIẢNG
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong phần này, chúng ta có thể nắm được:
Thông tin đối với hoạt động của doanh nghiệp
Các khái niệm chung về CSDL và cách thông tin doanh nghiệp
được lưu trữ.
Mô tả cách thức hoạt động, tổ chức hệ thống quản trị dữ liệu.
Các khái niệm cơ bản về quản trị nguồn nhân lực hệ thống
thông tin.
2
Các vấn đề quản trị
Quản trị thông tin và ý nghĩa của thông tin tốt trong hoạt
động kinh doanh của DN. Xác định các nguồn gây tác động
xấu đến chất lượng thông tin DN và tác động của nó đến DN.
Hiểu rõ giá trị và tầm quan trọng của quản trị cơ sở dữ liệu
trong việc lưu trữ và bảo mật hiệu quả thông tin DN.
Nhận dạng những thách thức của việc quản lý nguồn liệu và
giải pháp quản lý.
Quản trị nguồn nhân lực HTTT hiệu quả sẽ thúc đẩy quá
trình phát triển của HTTT và hoạt động KD của DN.
3
Nội dung chính
1) Quản trị cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp
2) Quản trị nguồn nhân lực hệ thống thông tin
4
1. Quản trị cơ sở dữ liệu của DN
Thông tin có ở mọi nơi trong và ngoài doanh nghiệp
Nhân viên cần phải nhận được và xử lý nhiều dạng dữ
liệu và thông tin ở những mức độ, dạng thức, và tính chi
tiết khác nhau để đưa ra các quyết định
Thu thập xử lý, sắp xêp, và phân tích thông tin thành
công có thể giúp nhận diện rõ về những hoạt động của
doanh nghiệp
Các thông tin của doanh nghiệp được lưu trữ trong
những cơ sở dữ liệu. Tài sản dữ liệu là một thế mạnh và
tạo nên sự khác biệt cho DN.
5
1.1. Thông tin trong doanh nghiệp
Thông tin giao dịch – Thông tin chứa trong một quy trình
nghiệp vụ đơn lẻ hoặc một đơn vị công tác, và mục đích của
nó là hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ tác nghiệp hàng
ngày.
Thông tin phân tích – mọi thông tin của tổ chức được hình
thành với mục đích trước nhất là để hỗ trợ việc thực hiện
nhiệm vụ phân tích cho các nhà quản lý.
Các quyết định kinh doanh tốt hay không phụ thuộc vào
chất lượng thông tin sử dụng cho việc ra quyết định đó.
6
1.1. Thông tin trong doanh nghiệp
Đặc tính của thông tin có chất lượng:
Thời gian
Nội dung
Hình thức
Tiêu chí khác
• Tính đúng lúc
• Tính cập nhật
• Tính thường
xuyên
• Tính thời đoạn
• Tính chính xác
• Tính phù hợp
• Tính đầy đủ
• Tính súc tích
• Tính phạm vi
• Rõ ràng
• Chi tiết
• Có thứ tự
• Trình bày phù
hợp
• Phương tiện
phù hợp
• Độ an toàn
• Độ tin cậy
• Tính thích hợp
• Tính dễ hiểu
7
1.1. Thông tin trong doanh nghiệp
Nguyên nhân gây ra thông tin có chất lượng kém:
Khách hàng trực tuyến có xu hướng nhập thông tin không
chính xác để bảo vệ quyền riêng tư của họ
Thông tin từ các hệ thống khác nhau có các dạng nhập và
chuẩn nhập thông tin khác nhau
Những người điều hành trung tâm dịch vụ khách hàng bị
phân tán nhập những thông tin sai
Thông tin bên ngoài và thông tin từ các đối tác khác thường
không phù hợp, thiếu chính xác và có lỗi
8
1.1. Thông tin trong doanh nghiệp
Những ảnh hưởng xấu đối với doanh nghiệp có
những thông tin chất lượng kém:
Không có khả năng bám sát khách hàng
Khó xác định những khách hàng có giá trị
Không có khả năng xác định các cơ hội bán hàng
Marketing tới những khách hàng không tồn tại
Khó giám sát doanh thu do các đơn đặt không chính xác
Không có khả năng xây dựng quan hệ chặt chẽ với khách hàng
=> tăng áp lực của khách hàng
9
1.2 Cơ sở dữ liệu của DN
Các thông tin của doanh nghiệp được lưu trữ trong
những cơ sở dữ liệu. Tài sản dữ liệu là một thế mạnh và
tạo nên sự khác biệt cho DN.
CSDL là khối dữ liệu với mục đích chia sẻ một cách an
toàn và hiệu quả cho nhiều ứng dụng của DN: dữ liệu xử
lý tài chính, giao dịch, kế toán, nhân sự…
Chức năng của CSDL trong DN
Lưu trữ thông tin
Đáp ứng các truy vấn tức thời
Thống kê, phân tích, dự báo
Thiết lập báo cáo…
10
1.2. Cơ sở dữ liệu của DN
CSDL doanh nghiệp chia làm hai mức:
CSDL mức tác nghiệp (chức năng, dự án): chứa các
DL liên quan đến một lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể hoặc
phạm vi cục bộ. Các HT chức năng riêng lẻ chủ yếu
làm việc với CSDL mức tác nghiệp.
CSDL mức toàn thể: Gồm các CSDL có phạm vi toàn
DN hoặc bao gồm các dữ liệu quan trọng của toàn
DN. Các HT chức năng tổng hợp thường làm việc với
CSDL này.
11
1.2. Cơ sở dữ liệu của DN
Ưu điểm của Quản trị CSDL
Tăng tính linh hoạt
Tăng khả năng thực hiện
Giảm sự trùng lặp thông tin
Tăng chất lượng thông tin
Tăng độ an toàn cho thông tin
Các phần mềm quản trị CSDL là nền tảng để phát triển HT
phần mềm chức năng xử lý DL doanh nghiệp, các HTTT
quản lý…
12
a) Hệ thống quản trị CSDL
Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu (Database
Management System – DBMS) là phần mềm tạo và
duy trì CSDL để các ứng dụng kinh doanh có thể
khái thác DL một cách độc lập.
Một phần hệ thống cho phép định nghĩa, xây dựng
và xử lý thông tin.
Định nghĩa: khai báo toàn bộ khung DL cùng các mô tả
chi tiết về DL
Xây dựng: Lưu trữ DL lên bộ nhớ phụ
Xử lý: Truy vấn, cập nhật và phát sinh báo cáo
13
Những yếu tố cơ bản của HT quản trị CSDL
Hệ thống
quản trị
CSDL
Nhà quản
trị dữ
liệu
Công
nghệ và
quản lý
CSDL
Hoạch
định DL
và pp mô
hình hóa
Người sử
dụng
14
Các thành phần của hệ thống quản trị CSDL
Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu: Xác định nội dung và
cấu trúc của CSDL và xác định từng thành phần dữ
liệu.
Ngôn ngữ thao tác dữ liệu: cho phép truy xuất,
thêm, xóa, sửa chữa, sắp xếp dữ liệu trong CSDL.
Từ điển tra cứu dữ liệu: Các định nghĩa chuẩn tắc về
các biến số trong CSDL, các thao tác về nội dung của
CSDL.
15
Hoạt động của hệ thống quản trị CSDL
Quản trị
CSDL
CSDL
Từ
điển
DL
Hệ điều hành
Hệ quản trị
CSDL
Các chương
trình ứng dụng
-Phát triển CSLD
-Tương tác DL
-Bảo trì DL
-Phát triển ứng dụng
DBMS
16
Mục tiêu của hệ thống quản trị CSDL
Hệ thống quản trị CSDL phải đảm bảo các mục tiêu:
Dữ liệu sẵn dùng, tính toàn vẹn dữ liệu, an toàn DL,
và độc lập DL.
Dữ liệu sẵn dùng (data availability): dữ liệu được tổ
chức sao cho mọi người dùng có thể truy cập dễ
dàng theo chức năng và cả nhiệm vụ của họ.
Tính toàn vẹn dữ liệu (data integrity): DL lưu trữ
trong CSDL là đúng đắn và đáng tin cậy.
17
Mục tiêu của hệ thống quản trị CSDL (tt)
An toàn DL (data security): Chỉ những người dùng
được phép mới có thể truy cập DL. Nếu nhiều người
truy cập chung một mục DL thì DBMS không cho
phép thực hiện những thay đổi gay mâu thuẫn DL.
Độc lập DL (data independency): DBMS phải cho
người dùng được phép lưu trữ, cập nhật và rút DL
hiệu quả mà không cần nắm chi tiết về cấu trúc của
CSDL được biểu diễn và cài đặt như thế nào.
18
b) Tổ chức cơ sở dữ liệu
Cấu trúc:
Tập trung: tất cả các file liên quan ở cùng một vị trí
Phân tán: toàn bộ hoặc từng phần CSDL được lưu
trữ ở nhiều vị trí
Lặp: toàn bộ CSDL được lưu ở nhiều vị trí
Phi tập trung: những phần khác nhau của CSDL
được lưu trữ ở nhiều vị trí
19
b) Tổ chức cơ sở dữ liệu
Tổ chức CSDL tập trung
CSDL
Máy tính trung tâm
20
b) Tổ chức cơ sở dữ liệu
Tổ chức CSDL phân tán
CSDL
CSDL
CSDL
Vị trí A
Vị trí B
Vị trí C
21
b) Tổ chức cơ sở dữ liệu
Các xu hướng xây dựng CSDL mới:
Kho dữ liệu (Data Warehouse) và kỹ thuật khai thác
dữ liệu (Dataminig)
Siêu CSDL liên kết mạng
22
Kho dữ liệu
Kho dữ liệu (Data Warehouse) – là một tập hợp logic
thông tin, được sinh ra từ nhiều CSDL điều hành
khác nhau, được sử dụng để tạo ra trí tuệ DN hỗ trợ
cho việc phân tích KD và các hoạt động ra quyết
định.
Mô hình dữ liệu đa chiều: CSDL chứa thông tin
nhiều hướng.
Xử lý phân tích trực tuyến OLAP: Khả năng thực
hiện, phân tích dữ liệu khối lượng lớn từ nhiều
nguồn lực.
23
Kho dữ liệu
Các thành phần của kho dữ liệu
TRUY XUẤT,
CHUYỂN ĐỔI
Truy
nhập và
phân tích
DL
THƯ MỤC
THÔNG TIN
NGUỒN
DL BÊN
TRONG
NGUỒN
DL BÊN
NGOÀI
DL HOẠT ĐỘNG VÀ
LỊCH SỬ
KHO DỮ LIỆU
24
Kho dữ liệu
Khai thác dữ liệu:
Được sử dụng bởi các hãng lớn
Cho phép đi từ DL khái quát đến DL chi tiết, sắp xếp hoặc
trích lọc DL và thực hiện nhiều phương án phân tích thống
kê.
Các hoạt động chính
Trực tiếp: Phân loại, ước tính, dự báo
Gián tiếp: Xâu chuỗi, mô tả, minh họa
25