Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Con mắc bệnh nói lắp, cha mẹ phải làm sao? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.88 KB, 5 trang )




Con mắc bệnh nói lắp,
cha mẹ phải làm sao?
Tuy không phải là bệnh nhưng nói lắp mang lại khá nhiều phiền phức
cho trẻ. Vì nói năng khó khăn nên bé sẽ dần trở nên cô độc, co mình lại,
xấu hổ, mặc cảm và tự ti về bản thân.
Nói lắp thường xuất hiện ở các bé trai nhiều hơn gấp 3 lần so với bé gái. Nói
lắp thường phát triển trong giai đoạn bé bắt đầu tập nói. Khi bé mắc chứng
bệnh này, dù bé biết rõ là mình muốn nói câu gì nhưng khi phát âm thường
lặp đi lặp lại.

Tuy không phải là bệnh nhưng nói lắp mang lại khá nhiều phiền phức cho
bé. Vì nói năng khó khăn nên bé sẽ dần trở nên cô độc, co mình lại, xấu hổ,
mặc cảm và tự ti về bản thân.


Trẻ nói lắp thường ngại giao tiếp, tự ti và xấu hổ. (Ảnh minh họa).

1. Nguyên nhân gây nói lắp

- Chấn thương ở trẻ sơ sinh: Một số người cho rằng việc dùng forceps khi
sinh nở hoặc trẻ bị va đầu vào vật cứng có thể gây tổn thương vùng Broca
trong não (vùng phân tích vận động của lời nói), dẫn đến nói lắp.

- Do có bệnh: Có ý kiến cho rằng một bệnh nào đó của thai phụ có thể
truyền cho con và gây tổn thương não thai nhi, trong đó có trung tâm ngôn
ngữ. Hoặc trẻ nhỏ bị "tì vết" ở trung tâm này sau khi mắc bệnh ở não, màng
não.


- Khủng hoảng tình cảm: Theo một số nhà khoa học, khủng hoảng tình cảm,
chẳng hạn một cú sốc, có thể khiến trẻ nói lắp. Những dị tật tâm lý xã hội
này theo thời gian sẽ trở thành thói quen.

- Bắt chước người khác nói lắp, hoặc thường tiếp xúc với những người nói
lắp nên tiếp thu phải những ám thị không tốt, kết quả tự mình dần dần cũng
biến thành nói lắp. Tinh thần bị tổn thương, hay bị quát nạt, o ép mà gây nên
nói lắp.

- Sau khi bị các bệnh truyền nhiễm như cảm, ho gà chức năng vỏ đại não
bị giảm yếu, tinh thần dễ bị kích thích, dẫn đến căng thẳng quá mức, gây nói
lắp.


Để chữa tật nói lắp của trẻ, cha mẹ nên khuyến khích trẻ giao tiếp, tự tin và
bản thân và nói nhiều nhất có thể. (Ảnh minh họa).

2. Biện pháp hữu hiệu

- Nên cho trẻ tập đọc mỗi ngày. Trước hết là đọc cho mình nghe, sau đó dần
dần mở rộng phạm vi, có thể tham gia ngâm thơ, biểu diễn văn nghệ trước
bạn bè. Điều này vừa có thể khắc phục trở ngại về ngôn ngữ, vừa khắc phục
được trở ngại về tâm lý.

- Mỗi buổi đặt ra cho trẻ một câu hỏi ngắn và luyện trả lời cho lưu loát. Nếu
trẻ nói lắp khi trả lời, yêu cầu nói lại cho tới khi lưu loát mới thôi, và lại tiếp
tục câu hỏi khác.

- Để trẻ đứng trước gương tập nói hay thường xuyên nói chuyện cùng với
những người thân của mình là một trong những cách đem lại hiệu quả cao.

Nhưng lưu ý là phải luyện tập đều đặn, kiên trì hằng ngày.

- Ngại giao tiếp chính là rào cản khiến trẻ không thể chữa được tật nói lắp.
Vì vậy, cha mẹ hãy khích lệ con vượt qua mặc cảm xấu hổ, cố gắng tiếp xúc,
cố gắng nói thật nhiều khi có thể.

- Duy trì môi trường gia đình thư thái và bình lặng, luôn nhớ hãy nói với con
một cách nhẹ nhàng, từ tốn và rõ ràng.

- Hãy giao tiếp bằng mắt khi trò chuyện với con, đừng tỏ ra buồn bã hay cáu
bẳn khi con bạn bắt đầu nói lắp.

Dù áp dụng bất kỳ biện pháp nào, bạn cũng không nên quá nôn nóng với trẻ
bị tật nói lắp. Cần kiên trì tập luyện cùng con, khích lệ con tự tin và bản
thân, tạo không khí thoải mái nhất cho trẻ.

×