Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

10 cau trac nghiem lich su 11 bai 19 co dap an 2023 cuoc khang chien chong phap o gia dinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.22 KB, 5 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11
BÀI 19: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC
TỈNH MIỀN ĐƠNG NAM KÌ TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1862
Câu 1: Đâu không phải lý do thực dân Pháp tấn công Gia Định vào năm
1859?
A. Chiếm được Nam Kì sẽ cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của
nhà Nguyễn
B. Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê
Công
C. Thực dân Anh đang ngấp nghé muốn Gia Định để tạo thành trục giao
thông Hương Cảng- Gia Định- Xingapo
D. Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng
Đáp án:
Sở dĩ thực dân Pháp lại chọn đánh vào Gia Định thay cho đánh ra Bắc Kì đầu
năm 1859 là do
- Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
- Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
- Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế,
gây khó khăn cho triều đình.
- Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên
Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kơng.
- “Sài Gịn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ
này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy”. Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành
động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp
nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Tại sao sau khi chiếm được thành Gia Định, quân Pháp lại phải
dùng thuốc nổ phá thành và rút xuống tàu chiến?
A. Vì trong thành khơng có lương thực
B. Vì trong thành khơng có vũ khí



C. Vì qn triều đình phản cơng quyết liệt
D. Vì các đội dân binh của Việt Nam ngày đêm bám sát và tiêu diệt
Đáp án:
Mặc dù đã chiếm được thành Gia Định nhưng thực dân Pháp lại phải đối mặt với
những khó khăn mới. Các đội nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây
tiêu diệt. Hoảng sợ, quân Pháp đã phải quyết định phá hủy thành Gia Định và rút
xuống các tàu chiến
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm
lược Việt Nam của thực dân Pháp?
A. Tạo cho quân Pháp một chỗ đứng để mở rộng đánh chiếm Việt Nam
B. Thỏa mãn những nhu cầu về kinh tế của thực dân Pháp để chúng rút quân
C. Gây thêm cho Pháp nhiều khó khăn khi vấp phải sự phản đối của nhân
dân Việt Nam
D. Củng cố thêm niềm tin cho thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam
Đáp án:
Với hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế đã nhượng hẳn ba tỉnh miền
Đơng Nam Kì là: Biên Hịa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho Pháp.
Điều này đã tạo ra cho quân Pháp một chỗ đứng vững chắc để có thể mở rộng
q trình chinh phục từng gói nhỏ Việt Nam
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí hiệp ước
Nhâm Tuất (1862)?
A.
B.
C.
D.


Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân
Lo sợ trước sức mạnh của thực dân Pháp
Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù
Tạm thời hịa hỗn để chuẩn bị đánh lâu dài

Đáp án:
Nguyên nhân chủ yếu khiến Triều đình Nguyễn chấp nhận kí hiệp ước Nhâm
Tuất (1862) là do sai lầm trong nhận thức về kẻ thù. Triều đình Nguyễn đứng


đầu là vua Tự Đức ban đầu chỉ nghĩ rằng người Pháp đến Việt Nam chỉ để đòi
những quyền lợi buôn bán nên chấp nhận đàm phán nhượng cho Pháp một số
quyền lợi về kinh tế, chứ không nhận thức được dã tâm xâm lược của chúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Sai lầm lớn nhất của triều đình Nguyễn ở mặt trận Gia Định (1860)
là gì?
A. Khơng tổ chức phản công tiêu diệt giặc mà xây dựng đại đồn Chí Hịa để
phịng thủ
B. Huy động qn đội và nhân dân gấp rút xây dựng Đại đồn Chí Hịa để làm
chỗ dựa phản công
C. Tổ chức cho quân đội và nhân dân cùng kháng chiến chống thực dân Pháp
D. Thương thuyết và xin giảng hòa với thực dân Pháp vì sợ dân phải “đổ
máu”
Đáp án:
Từ năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kì có sự thay đổi. Nước Pháp đang sa
lầy ở chiến trường Italia và Trung Quốc nên không thể tiếp viện cho chiến
trường Việt Nam. Số quân Pháp ở Đà Nẵng và một phần lực lượng ở Gia Định
cũng bị đưa sang Trung Quốc tham chiến. Tại Gia Định, Pháp chỉ còn khoảng
1000 quân rải trên một chiến tuyến dài 10 km. Đây là cơ hội thuận lợi để triều
đình Nguyễn tổ chức phản cơng nhưng đã bị bỏ lỡ. Nguyễn Tri Phương vẫn cho

án binh bất động và tập trung mọi nỗ lực để xây dựng đại đồn Chí Hịa để phịng
ngự
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ
nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
A.
B.
C.
D.

Trương Định
Nguyễn Trung Trực
Nguyễn Hữu Huân
Dương Bình Tâm

Đáp án:
Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, làm nghề chài lưới. Năm
1861, ông đã phối hợp với Trương Định chỉ huy đánh thắng một trận lớn trên


sông Nhật Tảo (Bến Lức), đốt cháy tàu Espérance (Hy Vọng) của giặc Pháp,
tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Từ năm 1867, Nguyễn Trung Trực về Hà Tiên lập
căn cứ riêng ở Hịn Chơng. Chiến thắng oanh liệt tiếp theo của ơng là trận tập
kích vào Rạch Giá năm 1868, giết tên Tỉnh trưởng và hầu hết quân Pháp trong
trại. Đây là một trong những trận đánh làm rung chuyển Soái phủ Nam Kỳ.
Cũng trong năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị quân Pháp vây bắt tại Phú Quốc.
Ông nhận án tử hình ở Rạch Giá tháng 10-1868.Trước khi hy sinh, Nguyễn
Trung Trực đã để lại một lời nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước
Nam, nước Nam mới hết người đánh Tây”.
Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Sau thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định,
Pháp buộc phải chuyển sang
A.
B.
C.
D.

Đánh chắc tiến chắc
Chinh phục từng gói nhỏ
Đánh phủ đầu
Chinh phục từng địa phương

Đáp án:
Sau khi thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, buộc
địch phải chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, “chinh phục từng gói nhỏ”.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Ngay sau khi giải quyết xong vấn đề Trung Quốc (1860), thực dân
Pháp đã có hành động gì?
A.
B.
C.
D.

Đem quân đánh chiến Bắc Kì
Đem quân đánh chiến các tỉnh Tây Nam Kì
Kéo về Gia Định, tiếp tục mở rộng đánh chiếm nước ta
Kí với triều đình Huế bản Hiệp ước Nhâm Tuất

Đáp án:
Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc chiến ở Trung Quốc với Điều ước Bắc Kinh (2510-1860), Pháp liền đưa quân về Gia Định, tiếp tục mở rộng việc đánh chiếm

Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: C


Câu 9: Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã
nhượng cho Pháp những khu vực nào?
A.
B.
C.
D.

Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Cơn Lơn.
Biên Hịa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Cơn Lơn.
Biên Hịa, Hà Tiên. Định Tường vào đảo Côn Lôn.
An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

Đáp án:
Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình Huế đã nhượng hẳn ba tỉnh
miền Đơng Nam Kì là: Biên Hịa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho
Pháp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Trong khi Pháp đang đứng trước tình thế tiến thối lưỡng nan ở
chiến trường Gia Định và Đà Nẵng (1960) thì trong triều đình Nguyễn đã
diễn ra tình trạng gì?
A.
B.
C.
D.

Phân hóa, tư tưởng chủ hịa làm lịng người li tán

Tiếp tục bàn kế hoạch đánh Pháp
Tập trung lực lượng đánh Pháp
Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước

Đáp án:
Pháp bị sa lầy ở cả hai nơi (Đà Nẵng và Gia Định), rơi vào tình thế tiến thối
lưỡng nan. Lúc này trong triều đình nhà Nguyễn có sự phân hóa, tư tưởng chủ
hòa làm lòng người li tán
Đáp án cần chọn là: A



×