Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phải có cái nhìn dài hạn trong quản trị rủi ro potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.55 KB, 3 trang )

Phải có cái nhìn dài hạn trong quản trị
rủi ro
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khái niệm quản trị rủi ro
được đề cập rất nhiều. Quan điểm của ông về vấn đề quản trị rủi ro ra
sao?
Quản trị rủi ro là việc hình thành một quy trình chuẩn từ nhận diện rủi ro,
đánh giá rủi ro, thiết lập trình tự ưu tiên giải quyết rủi ro và sau cùng là phát
triển một bộ khung chuẩn để giảm thiểu hoặc loại bỏ các tác động từ các sự
cố tiêu cực. Rủi ro tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, không đơn giản chỉ
là rủi ro tín dụng hay rủi ro thị trường.
Tại HSBC, chúng tôi áp dụng chiến lược và chính sách của Tập đoàn cho
toàn bộ các chi nhánh, văn phòng trên toàn cầu, nhằm bảo đảm rằng chúng
tôi không chỉ đánh giá, thẩm định những rủi ro có thể dễ dàng nhận thấy
trong hoạt động cho vay mà còn phải quản lý chặt chẽ các yếu tố rủi ro quan
trọng khác trong kinh doanh như rủi ro về pháp lý, môi trường và bảo mật.
Theo ông, trình độ quản trị rủi ro trong DN Việt Nam hiện nay đang ở
mức nào? Đâu là những khiếm khuyết cơ bản của DN trong quản trị rủi
ro?
Nhìn chung, các DN đã hiểu rõ các yếu tố rủi ro trọng yếu và ban điều hành
của các DN đã cân nhắc cẩn trọng về các yếu tố rủi ro. Tuy nhiên, các công
cụ dùng để giảm thiểu các rủi ro không phải lúc nào cũng được các DN
Việt Nam trang bị đầy đủ.
Thời gian qua, nhiều DN Việt Nam đã quá nôn nóng trong tham vọng mở
rộng hoặc đa dạng hoá kinh doanh các lĩnh vực ngoài ngành. Điều này gây
sức ép lên hoạt động điều hành kinh doanh và hậu quả là tạo thêm áp lực lên
các DN và ngân hàng.
Hiện tại, những yếu kém trong hoạt động cho vay đã góp phần làm cho tình
hình của hệ thống ngân hàng thêm căng thẳng, đặc biệt là trong một số lĩnh
vực nhất định như bất động sản, xây dựng và các ngành công nghiệp liên
quan như xi măng và sắt. Tuy nhiên, ban quản trị của từng DN, từng ngân
hàng lại có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau và tùy theo mức độ chấp


nhận rủi ro này mà có chính sách và chiến lược quản trị rủi ro khác nhau.
Vậy, làm thế nào để đánh giá đúng rủi ro, thưa ông?
Chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất rủi ro và có cái nhìn dài hạn trong quản
trị rủi ro.
Ông có lời khuyên nào cho hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam trong
quản trị rủi ro trong bối cảnh hiện nay?
Quản lý rủi ro tại Việt Nam đang được cải thiện rất nhanh và các ngân hàng
hiện đang đi tiên phong trong lĩnh vực này. Các ngân hàng đang áp dụng
những quy trình quản lý rủi ro từ các thị trường trong khu vực. Các ngân
hàng hàng đầu tại Việt Nam ngày càng hợp tác chặt chẽ cùng các đối tác ở
các lĩnh vực nghiệp vụ khác như các công ty tư vấn luật, tư vấn và kiểm toán
trong việc quản trị rủi ro cũng như phát triển mối quan hệ hợp tác nhằm tiếp
thu những thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản trị rủi ro.
Về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, HSBC rất vui mừng vì NHNN đã có
chủ trương hợp nhất các ngân hàng nhỏ/yếu. Chúng tôi tin rằng, việc thành
lập công ty mua bán nợ quốc gia do NHNN đề xuất sẽ là một biện pháp hiệu
quả nhằm loại bỏ các tài sản nhiều rủi ro trong bảng cân đối tài sản của các
ngân hàng nội địa và khơi thông nguồn vốn cho các khoản vay mới cho DN
Việt Nam. Việc tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng càng sớm được thực
hiện, càng đem lại nhiều hiệu quả tốt.

×