Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Truyền thông xã hội: Chỉ "đánh" khi biết rõ mục tiêu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.61 KB, 5 trang )

Truyền thông xã hội: Chỉ
"đánh" khi biết rõ mục tiêu
Thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thông qua các trang mạng xã
hội là không dễ dàng. Vì thế, hãy tham gia kênh truyền thông mới này chỉ khi
đã có mục tiêu kinh doanh rõ rệt.

Truyền thông xã hội: Chỉ "đánh" khi biết rõ mục tiêu
Truyền thông xã hội là một kênh tiếp thị tương đối mới, có thể giúp tăng
trưởng kinh doanh. Theo một cuộc khảo sát gần đây của Bain & Company
trên 3.000 người tiêu dùng, khách hàng tương tác với các thương hiệu thông
qua các phương tiện truyền thông xã hội có xu hướng chi tiêu nhiều hơn 20 -
40% so với các khách hàng khác. Ngoài ra, khách hàng tương tác với thương
hiệu trên các mạng xã hội có xu hướng trung thành hơn với thương hiệu.

Trên thực tế, sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để bán hàng
trực tiếp có thể được chia thành hai khu vực:

1. Truyền thông để thu hút, duy trì, bán hàng và bán chéo.

2. Lắng nghe để xác định các cơ hội kinh doanh mới.

Truyền thông

Nhiều người sai lầm khi cho rằng "truyền thông" là một kỹ thuật tiếp thị cũ.
Sự thật là người tiêu dùng khao khát các thông tin có giá trị. Nếu truyền thông
hiệu quả, bạn có thể nhận được sự tin tưởng và sự chú ý của khách hàng hiện
tại cũng như khách hàng mới:

Xác định đối tượng, mục tiêu

Nếu muốn biến fan trên Facebook, Google+, LinkedIn, Twitter và các mạng


khác thành khách hàng của mình, hàng hóa của bạn phải hấp dẫn những
khách hàng hiện tại và tương lai. Nếu đưa ra thông điệp đúng với một đối
tượng đúng tại thời điểm và địa điểm hợp lý, bạn đã cho họ một lý do để mua
hàng.

Điểm khởi đầu này sẽ giúp bạn tạo ra các mục tiêu truyền thông xã hội cụ thể.
Ví dụ, nếu muốn thu hút nhiều phụ nữ đến với thương hiệu, thì bạn phải
hướng các nỗ lực truyền thông xã hội cho họ.

Với mục tiêu này, bạn sẽ khoanh vùng được nội dung, hình thức thể hiện và
các kênh tương tác trên truyền thông xã hội. Đặt ra các mục tiêu cụ thể nhưng
cũng cần phải giữ tính linh hoạt để cho phép có các thay đổi tích cực trong
quá trình thực hiện.

Thiết lập sự hiện diện

Lựa chọn mạng xã hội và thiết lập sự hiện diện của bạn trên các mạng này là
rất quan trọng. Ví dụ, cần phải hiểu Facebook sẽ thích hợp cho các nhà tiếp
thị B2C và LinkedIn là điểm đến cho các nhà tiếp thị B2B.

Truyền thông xã hội rất rộng nên ngay từ đầu phải xác định truyền thông
"chất lượng" chứ không phải "số lượng". Rõ ràng, tập trung tài chính và nỗ
lực cho vài mạng xã hội nhưng hiệu quả, còn hơn rải sự hiện diện ở khắp mọi
nơi. Nhiều DN vướng phải sai lầm khi cố gắng xuất hiện ở quá nhiều diễn đàn
vì "đi lạc" trong thế giới mạng mênh mông.

Tự động hóa hiệu quả

Việc còn lại của doanh nghiệp (DN) là tập trung và giám sát việc thực hiện
chương trình truyền thông, chú ý tới những gì tác động tới bán hàng thực tế.

Ví dụ, bạn có thể làm thử nghiệm các hình thức sau trên các sản phẩm cụ thể,
sau đó xác định tác động đến doanh thu:

- Tweet một liên kết đến một bài viết trên blog cho thấy làm thế nào sản phẩm
X giải quyết được vấn đề Y.

- Thêm một mã số phiếu giảm giá độc quyền trên tường Facebook của bạn

- Chia sẻ trên LinkedIn lời đề nghị đặc biệt cho dịch vụ Z.

Lắng nghe

Lắng nghe không chỉ là giải pháp để có được những bài học, kinh nghiệm
quý, mà còn là cách tương tác với khách hàng hiệu quả nhất trong mạng xã
hội. Bạn có thể trả lời các câu hỏi, đề xuất giải pháp hoặc thậm chí chỉ cần
chia sẻ liên kết đến một bài đăng blog cung cấp thêm thông tin về một chủ đề
cụ thể mà khách hàng tiềm năng quan tâm.

Các lĩnh vực chính cần tập trung lắng nghe:

- Giám sát nhãn hiệu. Tìm kiếm những bình luận liên quan đến thương hiệu
của bạn (tích cực và tiêu cực) nhằm mục đích tăng cường sự tương tác.

- Những yếu tố ảnh hưởng. Trước đây, DN trả tiền cho các blogger nổi tiếng
để có những bài viết tích cực cho sản phẩm, dịch vụ. Hiện nay, DN hướng
đến những nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến một nhóm cộng đồng trên mạng
xã hội. Ta thấy rõ điều đó khi các nhãn hàng như HTC hay Samsung "tác
động" tới những diễn đàn như tinhte.vn, hay vnphoto.vn.

- Dịch vụ khách hàng. Khách hàng thường coi các trang mạng xã hội của

nhãn hàng như là một trung tâm cung cấp thông tin trước khi họ mua sản
phẩm, và sau khi họ hoàn tất việc mua sắm, đây sẽ là nơi hỗ trợ họ nếu họ
cần. DN phải hiểu được tầm quan trọng của việc giải quyết những phàn nàn
của khách hàng, trước khi những chúng biến thành khiếu nại và lan truyền
nhanh như virus. Nhưng cũng có rất nhiều cơ hội kinh doanh nảy sinh trong
dịch vụ khách hàng khi có thể nhận được các góp ý, thông tin thị trường

- Cơ hội thực. Theo một nghiên cứu của Harvard Business Review, DN có
khả năng đưa ra quyết định kinh doanh nhanh gấp bảy lần nếu họ đáp ứng các
truy vấn trong ít hơn một giờ. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, chỉ có 37%
các công ty quản lý có khả năng trả lời những câu hỏi của khách hàng trong
vòng chưa đầy một giờ.

Đơn giản là trong thế giới internet, nếu không đáp ứng nhanh chóng nhu cầu
khách hàng, có thể dễ dàng mất đi mọi cơ hội kinh doanh.


×