Tải bản đầy đủ (.pdf) (441 trang)

Luận án xác định nhóm phương pháp dạy học bóng bàn cho sinh viên ngành giáo dục thể chất trường đại học thể dục thể thao bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.71 MB, 441 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 6
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 6
1.1. Quan điểm về phương pháp dạy học đại học và cách phân loại. ................. 6
1.1.1. Quan điểm về phương pháp. .................................................................. 6
1.1.2 .Quan điểm về phương pháp dạy học đại học. .......................................... 6
1.1.3. Quan điểm về phương pháp dạy học Thể dục Thể thao: ........................ 10
1.1.4. Những đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học đại học. .................. 11
1.1.5. Quan điểm về phân loại phương pháp dạy học đại học. ........................ 12
1.1.6. Quan điểm phân loại phương pháp dạy học Thể dục Thể thao .............. 16
1.2. Phương pháp dạy học mơn bóng bàn cho sinh viên chuyên ngành Giáo
dục thể chất ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. ........................... 17
1.2.1. Các phương pháp dạy học được sử dụng nhiều vào quá trình dạy học ở
bậc đại học hiện nay: ...................................................................................... 17
1.2.2. Phương pháp dạy học mơn bóng bàn ở Trường Đại học Thể dục Thể
thao Bắc Ninh. ................................................................................................ 21
1.3. Nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp dạy học đại học. ........... 24
1.3.1. Những yêu cầu sư phạm đối với phương phương pháp dạy học đại
học................. ................................................................................................. 24
1.3.2. Lựa chọn phương pháp tuân thủ nguyên tắc dạy học đại học. ............... 26
1.3.3. Những cơ sở lí luận và thực tiễn lựa chọn phương pháp dạy học đại
học.............. .................................................................................................... 27
1.3.4. Tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp dạy học đại học. .............................. 31
1.3.5. Tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp dạy học mơn bóng bàn ở Trường Đại
học Thể dục Thể thao Bắc Ninh...................................................................... 32
1.4. Xu hướng ứng dụng khoa học công nghệ trong dạy học Thể dục Thể thao
ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.................................................. 35



1.4.1. Ứng dụng công nghệ dạy học Thể dục Thể thao hiện nay ở Trường Đại
học Thể dục Thể thao Bắc Ninh...................................................................... 35
1.4.2. Giới thiệu và Quy trình vận hành thiết bị phần mềm phân tích chuyển
động cơ học Simi Motion 3D. ......................................................................... 36
1.5. Các cơng trình nghiên cứu về phương pháp dạy học trên thế giới và ở Việt
Nam:..................................................................................................................... 38
1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới: ...................................................................... 39
1.5.2. Nghiên cứu trong nước ......................................................................... 41
Kết luận chương 1: .............................................................................................. 45
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ...................... 47
2.1. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................ 47
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. ......................................... 47
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn........................................................................ 48
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm ............................................................. 49
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. ............................................................ 50
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. ..................................................... 54
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê. ........................................................... 55
2.2.Tổ chức nghiên cứu: ...................................................................................... 55
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................... 55
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................. 56
2.2.3. Kế hoạch nghiên cứu ............................................................................ 56
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 58
3.1. Đánh giá thực trạng dạy học cho sinh viên bóng bàn ngành Giáo dục thể
chất Trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh. .............................................. 58
3.1.1. Thực trạng về chương trình mơn học bóng bàn. .................................... 58
3.1.2. Thực trạng cơ sở vật phục vụ q trình dạy học mơn học bóng bàn. .... 60
3.1.3. Thực trạng dạy học cho sinh viên Bóng bàn ngành Giáo dục thể chất
Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.................................................... 61
3.1.4. Bàn luận về thực trạng dạy học cho sinh viên chuyên ngành Bóng bàn
ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh............ 74



3.2. Xác định nhóm phương pháp dạy học Bóng bàn cho sinh viên Bóng bàn
ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. .......... 83
3.2.1. Định hướng lựa chọn phương pháp dạy học mơn Bóng bàn. ................. 83
3.2.2. Xác định cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học mơn bóng bàn. ............. 85
3.2.3. Xác định nhóm phương pháp dạy học căn cứ vào nội dung kiến thức
mơn học Bóng bàn. ......................................................................................... 86
3.2.4. Xác định nhóm phương pháp dạy học căn cứ vào trình độ của sinh viên
chuyên ngành bóng bàn. ................................................................................. 94
3.2.5. Xác định nhóm phương pháp dạy học mơn Bóng bàn trên cơ sở sử dụng
hỗ trợ của Công nghệ thông tin hiện đại( Phần mềm Simi Motion 3D, hệ thống
máy Nautilus). .............................................................................................. 100
3.2.6. Xác định nhóm phương pháp dạy học bóng bàn theo ý kiến của các
chuyên gia, huấn luyện viên và giáo viên giảng dạy mơn bóng bàn. ............. 101
3.2.7. Bàn luận xác định nhóm phương pháp dạy học bóng bàn cho sinh viên
ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.......... 106
3.2.8. Bàn luận về mối quan hệ của các phương pháp dạy học Bóng bàn . .... 114
3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nhóm phương pháp dạy học bóng bàn cho
sinh viên ngành Giáo dục thể chất Trường đại Thể dục Thể thao Bắc Ninh. 116
3.3.1. Ứng dụng nhóm phương pháp dạy học bóng bàn cho sinh viên ngành
Giáo dục thể chất Trường đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. .................... 116
3.3.2. Đánh giá hiệu quả nhóm phương pháp dạy học bóng bàn cho sinh viên
chuyên ngành, ngành Giáo dục thể chất Trường đại học Thể dục Thể thao Bắc
Ninh........ ...................................................................................................... 131
3.3.3. Bàn luận qui trình ứng dụng và đánh giá hiệu quả nhóm phương pháp
dạy học mơn bóng bàn cho sinh viên chuyên ngành nhóm thực nghiệmTrường
Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. ............................................................ 145
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 165



1

PHẦN MỞ ĐẦU
Vai trò đặc biệt của giáo dục, đào tạo được Đảng Cộng sản Việt Nam
khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng
nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với
phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và
đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo
theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá,
hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ
hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời...”[13, tr 77].
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở các trường đại học, cao đẳng
nước ta hiện nay là một vấn đề cấp bách. Mục tiêu của sự thay đổi là nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học, phù hợp với xu thế mở cửa, hội nhập của nước
ta.Thay đổi kiểu dạy thầy đọc, trò ghi, thầy giảng, trò chép mà xã hội hiện nay
đang phê phán .
Luật giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ “ Phương pháp đào tạo trình độ cao
đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập,
năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng
thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng
dụng”[ 52, khoản 2 điều 40].
Đổi mới PPDH hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt
một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích

tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát
triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh


2

ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học...”[ 4 ]. Có thể
nói, quan điểm trên đây của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện sự đổi mới về
tư duy giáo dục toàn diện, về những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến nền
giáo dục nước ta.
Tuy nhiên, cùng với kết quả đã đạt được của nền giáo dục, sự yếu kém, trì
trệ, lạc hậu của nền giáo dục vẫn là nỗi quan tâm, lo lắng của mọi tầng lớp nhân
dân đối với sự phát triển của đất nước. Nhiều ý kiến đông đảo của tầng lớp nhân
dân, mà trước hết là ý kiến của các nhà khoa học trong ngành giáo dục, đào tạo
đã đóng góp cho Đảng và nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
và đào tạo ở Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới giáo dục, đào tạo có rất nhiều
các vấn đề quan trọng được đặt ra, chủ yếu bàn về đổi mới PPDH đại học hiện
nay ở nước ta. Nói đến đổi mới PPDH, đó là q trình thay thế PPDH truyền
thống, mà chủ yếu là sự tác động từ bên ngoài người dạy đến người học, sao cho
một thời gian ngắn nhất, truyền thụ một khối lượng thơng tin đầy đủ, chính xác
nhất, sang việc kết hợp với phương pháp truyền thống và phương pháp khác
nhằm kích thích từ bên trong về nhu cầu, khát vọng tri thức của người học, từ
đó, người học chẳng những ghi nhớ tri thức chắc chắn hơn mà cịn là q trình
tự rèn luyện kĩ năng và tư duy sáng tạo của mình.
Trường Đại học Thể dục Thể thao(TDTT) Bắc Ninh, dưới sự chỉ đạo của
Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường thành lập 2 khoa Giáo dục thể chất (GDTC)
và Huấn luyện thể thao (HLTT) năm 2004, có sự thay đổi về chương trình đào
tạo, chương trình các mơn học năm 2008, chỉnh sửa lại năm 2011 và năm 2015
chuyển đổi sang học chế tín chỉ bắt đầu từ khóa đại học 51, cho 4 ngành GDTC,

HLTT, Yhọc TDTT và Quản lí TDTT. Tuy nhiên, chương trình mơn bóng bàn
đã được thay đổi nhưng về PPDH chưa được quan tâm, đổi mới cho phù hợp với
yêu cầu thực tế hiện nay của của nhà trường và đáp ứng được yêu cầu của xã
hội.
Biết rằng, trong quá trình dạy học trước hết giáo viên cần quan tâm việc
dạy sinh viên cách học và biết tự học như thế nào? để tạo thói quen, niềm say
mê và khả năng học suốt đời là nội dung bao quát của việc dạy và học ở đại học


3

là mục tiêu chính của q trình dạy học. Các phương pháp dạy, phương pháp
học, nội dung cần dạy, nội dung cần học đều phải xuất phát từ đây. Điều đó,
cũng cịn có nghĩa là lựa chọn và vận dụng đúng, linh hoạt PPDH là một trong
những yếu tố có ý nghĩa, vai trị khơng nhỏ đến chất lượng dạy học ở bậc đại
học nói chung và đối với mơn bóng bàn nói riêng.
Trong nhiều năm qua giáo viên Bộ mơn bóng bàn có nhiều trăn trở về
PPDH sao cho nâng cao hơn nữa chất lượng quá trình dạy học cho sinh viên
chun ngành bóng bàn, hầu hết thầy cơ giảng dạy dựa trên kinh nghiệm của
những thế hệ đi trước. Mặt khác, q trình dạy học ở Bộ mơn, việc sử dụng các
PPDH cịn mang tính chủ quan, chưa có kiểm chứng và đánh giá ưu thế của từng
phương pháp cũng như việc kết hợp các PPDH để giải quyết các nhiệm vụ trong
mỗi giờ học, hoặc từng khối lượng nội dung kiến thức…Vì vậy, chất lượng dạy
học mơn bóng bàn chưa cao, chưa đáp ứng được đào tạo đội ngũ giáo viên cho
các trường học mà yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Nghiên cứu về PPDH chưa được giải quyết nhiều, trong những năm gần
đây có một số cơng trình nghiên cứu về nhóm PPDH trong lĩnh vực TDTT như
đề tài: Đồng Văn Triệu(2006)[76]; Đỗ Hữu Trường(2008)[80]; Nguyễn Hải
Bằng (2016)[6]; Chu Thị Thu Huyền (2013)[ 24]; Trần thị Hồng Việt(2016)[93]
Từ trước tới nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào ứng dụng PPDH mơn

bóng bàn cho sinh viên chun ngành, mà chỉ có một số cơng trình khoa học
nghiên cứu về giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục, các môn lý luận, một số môn
thể thao khác nhau và cho đối tượng sinh viên không chuyên ở Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh .
Xuất phát từ những lí do trên chúng tơi nghiên cứu đề tài: “Xác định
nhóm phương pháp dạy học Bóng bàn cho sinh viên ngành GDTC Trường
Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh”.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác dạy học chun ngành bóng bàn,
ngành GDTC, nhằm mục đích xác định nhóm PPDH phù hợp, để từng bước đổi
mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học cho sinh viên chuyên ngành bóng bàn,


4

ngành GDTC góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên của
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, chúng tôi giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ 1 : Đánh giá thực trạng dạy học cho sinh viên bóng bàn ngành
GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Nhiệm vụ 2 : Xác định nhóm PPDH bóng bàn cho sinh viên bóng bàn
ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Nhiệm vụ 3 : Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nhóm PPDH bóng bàn cho
sinh viên ngành GDTC Trường đại học TDTT Bắc Ninh.
Giả thuyết khoa học:
Đặt ra giả thuyết khoa học rằng: Trong nhiều năm qua Bộ mơn chưa đổi
mới được PPDH, chưa xác định được nhóm PPDH cho sinh viên chun ngành,
ngành GDTC do đó, khơng gây hứng thú học tập cho sinh viên, dẫn đến chất

lượng dạy học chưa cao. Nếu xác định được nhóm PPDH bóng bàn phù hợp với
thực tế, giúp giáo viên điều chỉnh trong quá trình giảng dạy, sinh viên tự giác,
tích cực trong q trình học tập. Vì vậy, chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên sẽ
đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Ý nghĩa khoa học của luận án.
Những vấn đề lí luận về PPDH đại học được hệ thống hóa, bổ sung các
kiến thức về lí luận và các vấn đề liên quan đến PPDH, các vấn đề trọng tâm đó
là: Quan điểm về phương pháp, PPDH, PPDH đại học, PPDH TDTT, PPDH
bóng bàn, cách phân loại PPDH đại học và PPDH TDTT. Những yêu cầu sư
phạm và nguyên tắc đối với các PPDH đại học, PPDH TDTT, cách triển khai
các PPDH và đánh giá kết quả học tập của sinh viên bóng bàn khi vận dụng
nhóm PPDH.
Dựa trên cơ sở lí luận và điều kiện thực tế của nhà trường, xác định nhóm
PPDH bóng bàn phù hợp với sinh viên chuyên ngành bóng bàn, ngành GDTC,
xây dựng qui trình vận dụng các PPDH mơn bóng bàn và thiết kế bài giảng, có


5

tác dụng định hướng, hướng dẫn giáo viên của Bộ mơn bóng bàn, nâng cao hiệu
quả dạy học bóng bàn ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án.
Luận án đánh giá được thực trạng sử dụng PPDH bóng bàn ở Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh, được phân tích và đánh giá: về PPDH trong quá trình
giảng dạy, hầu hết giáo viên Bộ mơn chưa xác định được PPDH chủ đạo, chưa
phối hợp được các PPDH để kích thích sự hứng thú trong q trình học tập, tập
luyện cho sinh viên. Thấy rõ nhất là giáo viên Bộ môn thường xuyên sử dụng
các PPDH truyền thống chưa khai thác các PPDH hiện đại. Vì vậy, chất lượng
giờ học chưa hiệu quả.
Từ kết quả của đánh giá thực trạng, cơ sở lí luận và thực tiễn hiện nay của

Bộ mơn bóng bàn đã xác định được nhóm PPDH lí thuyết là 7 PPDH và PPDH
thực hành là 10 PPDH được phân làm 3 nhóm( dạy học ban đầu; dạy học đi sâu;
củng cố và hoàn thiện), cho sinh viên chuyên ngành, ngành GDTC. Các nhóm
PPDH đã được lựa chọn phù hợp với mục tiêu dạy học, phù hợp với nội dung
môn học, điều kiện thực tế ở Bộ mơn và trình độ của sinh viên chun ngành
bóng bàn.
Luận án đã ứng dụng nhóm PPDH lí thuyết và thực hành trong quá trình
thực nghiệm cho sinh viên và được đánh giá hiệu quả nhóm PPDH thơng qua thi
lí thuyết, thi thực hành, ý kiến phản hồi của sinh viên và thơng qua hội đồng
bình giảng nhà trường. Nhóm PPDH bóng bàn ứng dụng cho sinh viên chuyên
ngành, ngành GDTC bước đầu đã có hiệu quả nhất định.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm về phương pháp dạy học đại học và cách phân loại.
1.1.1. Quan điểm về phương pháp.
Để có khái niệm đầy đủ về PPDH, trước hết phải tìm hiểu thế nào là
phương pháp? Thuật ngữ "phương pháp" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, "Metodos"
có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định
[43], [ 95].
Tác giả I.Ia. Lecner[34]: “Phương pháp là xây dựng hoạt động và các hình
thức của nó, với một trình tự nhất định với những phương tiện tương ứng để đạt
mục đích dự kiến”.
Theo V.I. Lênin[42, tr.105]: "Trong nhận thức đang tìm tịi, phương pháp
cũng là cơng cụ, là một thủ đoạn đứng về phía chủ quan, qua thủ đoạn đó nó có
quan hệ với khách thể".
Tác giả Nguyễn Bá Kim[ 32, tr.103]: “Phương pháp là con đường, cách

thức để đạt mục đích nhất định”.
Tác giả Phạm Viết Vượng[ 95, tr.172]: “Phương pháp là tổ hợp cách thức
mà chủ thể sử dụng để tác động vào đối tượng hoạt động nhằm biến đổi đối
tượng theo mục đích đã xác định .
Như vậy, phương pháp là con đường, cách thức hay phương tiện để đạt
được mục đích và giải quyết nhiệm vụ đặt ra.
1.1.2 .Quan điểm về phương pháp dạy học đại học.
Trong lĩnh vực giáo dục, PPDH chính là mơ hình thể hiện cách thức tác
dụng tương hỗ giữa người dạy và người học nhằm lĩnh hội nội dung học vấn. Từ
trước tới nay các quan điểm về PPDH vẫn được các nhà khoa học quan tâm và
các ý kiến trái chiều. Để hiểu về PPDH, luận án tiếp cận một số quan điểm
PPDH sau:
Theo tác giả Bùi Hiển[ 20, tr.318]: PPDH là cách thầy tiến hành việc dạy
nội dung đi đôi với việc dạy cách học cho trò trau dồi phương pháp tự học, để
nắm vững nội dung dạy học đồng thời để rèn luyện cách học suốt đời.


7

Tác giả Hilbert Meyer[19, Tr.99]: PPDH là những hình thức và cách
thức, bằng cách đó mà giáo viên và học sinh tiếp thu hiện thực tự nhiên và xã
hội xung quanh dưới những điều kiện khung về thiết chế.
Tác giả Lu.K Babanxki[83, tr.210]: PPDH là cách thức tương tác giữa
thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển
trong quá trình dạy học.
Tác giả I. Ia. Lecne[83, tr.210]: PPDH là một hệ thống hành động có mục
đích của giáo viên nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức và thực hành của học
sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn.
Tác giả I.D Dverev[ 83, tr.210]: PPDH là cách thức hoạt động tương hỗ
giữa thầy và trị nhằm đạt được mục đích dạy học, hoạt động này được thể hiện

trong việc sử dụng các nguồn nhận thức, các thủ thuật lôgic, các dạng hoạt động
độc lập của học sinh và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của thầy giáo.
Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh[48]: PPDH là cách thức hoạt động phối hợp
thống nhất của giáo viên và học sinh trong q trình dạy học được tiến hành
dưới vai trị chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm
vụ dạy học.
Tác giả Trịnh Trung Hiếu[22, tr.30]: Phương pháp giảng dạy là những
hình thức, những biện pháp được đặt ra trong quá trình giảng dạy để hoàn thành
tốt các nhiệm vụ đề ra.
Tác giả Lê Khánh Bằng[68, tr.184]: PPDH là tổng hợp các cách thức làm
việc, phối hợp thống nhất của thầy và trị( trong đó thầy đóng vai trị chủ đạo, trị
đóng vai trị tích cực- chủ động) nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Tác giả Phạm Viết Vượng[95, tr.105]: PPDH là tổng hợp các cách thức
hoạt động phối hợp, tương tác giữa giáo viên và học sinh, nhằm giúp học sinh
chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học, hình thành hệ thống kĩ năng kĩ xảo,
thực hành sáng tạo và thái độ chuẩn mực theo mục tiêu của quá trình dạy học.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang[49, tr.23]: "PPDH là cách thức làm việc của
thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho
trò tự giác, tự lực đạt tới mục đích dạy học".


8

Tác giả Lê Đức Ngọc[44, tr.45]: PPDH là một “khoa học và cũng là một
nghệ thuật”. Tính khoa học của PPDH đại học đòi hỏi phải nắm vững bản chất
của q trình đào tạo đại học. Tính nghệ thuật của việc dạy học đại học thể hiện
ở năng lực truyền đạt của giáo viên sao cho khơi dậy được tiềm năng tiếp thu,
phát triển và sáng tạo của người học để nhận thức, để cảm nhận và để có kỹ
năng cao [45, tr.7].
Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức[29, tr.120]: PPDH ở đại học là tổng

hợp các cách thức hoạt động của giáo và sinh viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm
vụ dạy học ở đại học góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật, cán
bộ quản lí, nghiệp vụ có trình độ đại học .
Tác giả Lưu Xuân Mới[40, tr.151]: PPDH đại học là một phạm trù cơ bản
của lý luận dạy học đại học; một thành tố cấu trúc năng động nhất, linh hoạt nhất
của q trình dạy học. Tác giả cịn xem xét PPDH đại học là tổng hợp các cách
thức hoạt động tương tác được điều chỉnh của giáo viên và sinh viên, trong đó
hoạt động dạy học là chủ đạo, hoạt động học là tự giác, tích cực, tự lực, sáng
tạo, nhằm mục đích thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở đại học, góp phần đào
tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, nghiệp vụ có trình độ cao.
Ngồi ra, cịn nhiều quan điểm khác khi định nghĩa về PPDH, các tác giả
đã xét trên nhiều mặt khác nhau của quá trình dạy học, có tác giả chú trọng tới
cách thức tương tác giữa giáo viên và sinh viên, có tác giả chú trọng tới hoạt
động nhận thức của sinh viên, có tác giả lại xét về mặt điều khiển học v.v…Tuy
chưa có ý kiến dẫn tới một định nghĩa thống nhất về PPDH, nhưng các tác giả
đều thừa nhận rằng PPDH có những dấu hiệu đặc trưng sau đây:
Phương pháp dạy học phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của
sinh viên nhằm đạt được mục đích đặt ra.
Phương pháp dạy học phản ánh sự vận động của nội dung dạy học đã
được quy định.
Phương pháp dạy học phản ánh cách thức hoạt động tương tác, sự trao đổi
thông tin giữa thầy và trò.
Phương pháp dạy học phản ánh cách thức điều khiển nhận thức, kích thích


9

và xây dựng động cơ, tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra, đánh giá kết quả
hoạt động.
Nói chung, khi định nghĩa về PPDH, tuy các tác giả đề cập tới nhiều mặt

của quá trình dạy học, nhưng mặt hoạt động tương tác giữa thầy và trò được
nhiều tác giả quan tâm và đi sâu nghiên cứu nhất. Hiện có, những cách hiểu
khác nhau về PPDH xét trên mặt tương tác giữa thầy và trị, nhưng tóm lại
chúng thuộc một trong ba cách hiểu như sau:
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của người giáo viên để
truyền thụ kiến thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục sinh viên theo mục tiêu của
nhà trường.
Phương pháp dạy học là sự kết hợp các biện pháp và phương tiện làm việc
của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, nhằm đạt tới những mục đích
giáo dục [83, tr.152].
Phương pháp dạy học là cách thức hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên
nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của sinh viên, dẫn tới
việc sinh viên lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan và
phát triển năng lực nhận thức [49, tr.23], [ 40, tr.166], [45, tr.8].
Cách hiểu thứ nhất, phản ánh quan niệm cũ về vai trò của người giáo viên
trong quá trình dạy học. Theo quan niệm này thì giáo viên là nhân vật trung tâm,
giữ vai trị chủ đạo, hoạt động tích cực, cịn học sinh thì thụ động thực hiện
những điều thầy dạy. Quan niệm đó cũng dẫn tới coi các PPDH đều là phương
pháp của thầy.
Cách hiểu thứ hai, coi PPDH là một sự kết hợp ngang hàng của hai hoạt
động dạy và học. Nhiệm vụ truyền tri thức của thầy cũng quan trọng như nhiệm
vụ lĩnh hội tri thức của trò.
Cách hiểu thứ ba, xuất hiện sau khi lý thuyết về sự lĩnh hội tri thức ra đời.
Theo quan điểm này thì dạy học chính là q trình tổ chức cho sinh viên lĩnh hội
tri thức. Vai trò của sinh viên trong q trình dạy học là vai trị chủ động. Nói
khác đi thì phương pháp học tập, xuất phát từ các qui luật của sự lĩnh hội tri thức
quyết định hoạt động của giáo viên, phương pháp dạy của giáo viên.


10


Quan điểm các PPDH nêu trên, chúng ta cũng chú ý PPDH là phương
pháp xây dựng và vận dụng vào một q trình cụ thể ,q trình dạy học.Về tính
chất q trình dạy học này có hai mặt: dạy của thầy và học của trị. Hai mặt, hoạt
động này có mối quan hệ biện chứng. Do đó, PPDH khơng chỉ hoạt động của
giáo viên hoặc chỉ của sinh viên. Mà phải là tổng hợp các cách thức làm việc
chung cả giáo viên và sinh viên, trong đó giáo viên đóng vai trị chủ đạo, sinh
viên đóng vai trị tích cực, chủ động.
Về bản chất, đây là một quá trình nhận thức, có tính chất nghiên cứu của
sinh viên, dưới sự chỉ đạo của giáo viên nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học
đại học là dạy học nghề, dạy học phương pháp, dạy học lí tưởng đạo đức nghề
nghiệp.
Như vậy, PPDH vừa có ý nghĩa trí dục, vừa có ý nghĩa đức dục và bao
gồm cả phương pháp dạy và phương pháp học.
Qua phân tích, tổng hợp các quan điểm trên theo chúng tôi PPDH đại
học: là cách thức hoạt động phối hợp, tương tác giữa giáo viên và sinh viên,
giúp sinh viên chủ động, tự giác, tích cực chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa
học, nhằm mục đích thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở đại học.
1.1.3. Quan điểm về phương pháp dạy học Thể dục Thể thao:
Quan điểm của nhà lý luận dạy học Exipov (1977), Kharlamop (1979) đã
đưa ra: “PPDH TDTT là những phương pháp mà thầy và trị dựa vào đó để đạt
được mục đích dự định” [15], [31].
Nhà lý luận dạy học Nga Lecne.I.Ia(1984) cho rằng: “ Phương pháp giảng
dạy TDTT là phương thức vận dụng tập luyện cơ thể trong giáo dục TDTT”.
[33].
Tác giả Ngơ Chí Triệu (2003) trong cuốn “Lý luận dạy học hiện đại với
dạy học TDTT” thì cho rằng: “PPDH TDTT là tên gọi chung của phương thức,
con đường, biện pháp thực hiện nhiệm vụ hoặc mục tiêu giáo dục” [103] .
Tác giả Khúc Miên Nghị, Lý Tường (2000) thì cho rằng: “PPDH TDTT là
các phương thức cơng tác mà thầy và trị sử dụng để hồn thành nhiệm vụ dạy

và học TDTT để thực hiện mục đích dạy học TDTT” [104].


11

Tác giả Nguyễn Toán(2004), lý luận và phương pháp TDTT ấn phẩm lưu
hành nội bộ Trường ĐHSP TPHCM), cho rằng: PPDH TDTT là cách thức để
hoàn thành nhiệm vụ dạy học đã định trong lĩnh vực TDTT.
Tác giả Đồng Văn Triệu [76]: PPDH mơn Lí luận và phương pháp TDTT
là hệ thống những biện pháp, cách thức dạy và học nhằm thực hiện nhiệm vụ
dạy học và mục tiêu đào tạo mơn học. Trong đó, phương pháp học là chủ động
tích cực, phương pháp giảng dạy là tổ chức hướng dẫn.
Phương pháp dạy học TDTT là hệ thống tổng hoà về hành vi động tác của
thầy và trò trong dạy học TDTT, PPDH TDTT nói chung bao gồm phương thức
con đường biện pháp và hàng loạt hành vi động tác hoạt động trong q trình
dạy học của thầy và trị biểu hiện ra đặc điểm hành vi bên ngoài của động tác ở
thầy và trị.
Tóm lại, các quan điểm về PPDH TDTT được các nhà khoa học lý luận
dạy học trong và ngoài nước đưa ra theo quan điểm của mình, mặc dù có cách
biểu đạt khác nhau song, đều có cùng chung nhận thức đó là: PPDH TDTT đều
giải quyết các nhiệm vụ dạy học, được thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo
viên và sinh viên thông qua các phương tiện dạy học để đạt được mục đích dạy
học.
1.1.4. Những đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học đại học.
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, đặc điểm của nhà trường hiện nay, căn
cứ vào bản chất của quá trình dạy học, qua các quan điểm về PPDH đại học nêu
trên, theo một số đặc điểm cơ bản của PPDH đại học như sau: [68,tr.184], [29,
tr.120].
Phương pháp dạy học học đại học gắn liền với nghề đào tạo
Phương pháp dạy học đại học gắn liền với thực tiễn xã hội.

Phương pháp dạy học đại học tiếp cận với phương pháp khoa học.
Phương pháp dạy học đại học kích thích cao độ tính tích cực, độc lập,
sáng tạo của sinh viên.
Phương pháp dạy học đại học rất đa dạng, nó thay đổi tùy theo loại trường
đại học, đặc điểm của Bộ môn, điều kiện phương tiện dạy học, đặc điểm nhân


12

cách của giáo viên và sinh viên.
Phương pháp dạy học đại học gắn liền với các thiết bị, các phương tiện
dạy học.
Trên đây, là 6 đặc điểm cơ bản của PPDH đại học, chúng có mối quan hệ
với nhau. Ngồi ra, các PPDH đại học cịn có một số đặc điểm PPDH đại học
chung như PPDH vừa có tính trí dục, vừa có tính đức dục; vừa mang tính khách
quan, vừa mang tính chủ quan. Vì vậy, trong q trình vận dụng PPDH đại học,
chúng ta phải luôn chú ý các đặc điểm trên, để có thể đạt được hiểu quả của quá
trình dạy học.
1.1.5. Quan điểm về phân loại phương pháp dạy học đại học.
Việc phân loại các PPDH là một số vấn đề hết sức phức tạp. Hiện nay ở
nước ta cũng như ở nước ngoài đã và đang tồn tại nhiều cách phân loại khác
nhau, do đó có nhiều hệ thống phân loại khác nhau, sau đây, luận án đưa ra các
cách phân loại PPDH được các nhà khoa học quan tâm nhiều nhất.
S.I.Petrovski, E. Ia.Glan phân loại theo nguồn kiến thức và đặc điểm tri
giác thông tin gồm: phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, phương
pháp thực hành[48].
Theo I. Ia. Lecne[34], dựa trên mức độ sáng tạo trong nhận thức của học sinh
chia PPDH thành các nhóm: nhóm phương pháp giải thích- minh họa, nhóm
phương pháp tái hiện, phương pháp trình bày nêu vấn đề, tìm hiểu từng phần,
nghiên cứu.

Theo I.K Babanxki (nhà lí luận dạy học Liên Xô) [48]. Phân loại theo
quan điểm điều khiển học thành 3 nhóm: nhóm phương pháp tổ chức và thực
hoạt động nhận thức, nhóm phương pháp kích thích và xây dựng động cơ học
tập, phương pháp kiểm tra- đánh giá kết quả học tập.
G.Petty là nhà sư phạm người Anh[16]. Ơng chia nhóm PPDH thành 3
nhóm:
Nhóm phương pháp lấy người người dạy làm trung tâm: Giáo viên thuyết
trình; nghệ thuật giải thích, nghệ thuật trình diễn, phương pháp đặt câu hỏi và
phương pháp hỗ trợ người học.


13

Nhóm phương pháp tích cực: Hướng dẫn họ viên thực hành; thảo luận,
học nhóm và người học trình bày; trị chơi; đóng vai, diễn kịch và mơ phỏng;
Xemina; học cách nhớ v.v...
Phương pháp lấy người học làm trung tâm: Học qua đọc; tự học và làm
bài tập ở nhà; bài tập nghiên cứu; tiểu luận; khám phá có hướng dẫn; sáng tạo,
thiết kế và phát minh; học tự kinh nghiệm của mình.
Theo Lothar Klingberg[19,Tr.99 ] mơ tả cấu trúc PPDH theo mặt bên
trong và mặt bên ngoài. Mặt bên ngoài của PPDH: Là những hình thức bên
ngồi hoạt động của giáo viên và người học trong dạy học ,có thể nhận biết ngay
khi quan sát giờ học. Mặt bên ngoài của PPDH bao gồm:
Các hình thức cơ bản của PPDH: Dạy học thơng báo( thuyết trình, biểu
diễn trực quan, làm mẫu); cùng làm việc(các phương pháp đàm thoại); giao
nhiệm vụ (làm việc tự học của người học).
Các hình thức hợp tác( hình thức xã hội của PPDH, hình thức làm việc
trong q trình dạy học): dạy học tồn lớp, dạy học nhóm, dạy học đối tác( học
nhóm đơi), dạy học cá thể.
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc mặt bên ngoài phương pháp dạy học

Mặt bên ngồi
PP DH

Các hình
thức cơ
bản

Dạy học
thơng báo

Cùng làm
việc

Các hình
thức hợp
tác

Giao
nhiệm vụ

Dạy học
tồn lớp

Dạy học
nhóm

Dạy học
đối tác

Dạy học

cá thể

Mặt bên trong của PPDH: Là những thành phần dễ dàng nhận biết ngay
thông qua ngay thông qua quan sát giờ dạy mà cần có sự quan sát kĩ và phân tích
để nhận biết chúng. Mặt bên trong của PPDH bao gồm:
Các bước dạy học: Các bước của quá trình dạy học có các chức năng lí
luận dạy học khác nhau, ví dụ: chuẩn bị, nhập đề, làm việc với tài liệu mới, củng


14

cố, luyện tập, ứng dụng, kiểm tra, đánh giá.
Các phương pháp lơgic: Trong các PPDH có thể sử dụng phương pháp và
những thao tác lơgic nhận thức khác nhau, ví dụ: phân tích tổng hợp, so sánh,
trìu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa, phân loại.
Các phương pháp theo các bước đã qui định trước(Algorit) hay phương
pháp tìm tịi khám phá, giải quyết vấn đề.
Giải thích – minh họa: Giáo viên thơng báo tri thức thơng qua giải thích
và minh họa, người học tiếp thu thụ động, PPDH chủ yếu là thuyết trình.
Algorit hóa: Q trình học tập được thiết kế theo các bước đã được lập
trình sẵn, học sinh thực hiện các thao tác học tập theo qui trình đã được thiết kế
trước. Dạy học của chương trình hóa là một dạng của Algorit hóa. Làm mẫulàm theo mẫu cũng là một dạng của dạy học theo các bước đã xác định.
Khám phá– phát hiện: Người học tham gia tích cực, tự lực vào q trình
tìm tịi, khám phá tri thức ( ví dụ, thơng qua đàm thoại gợi mở).
Giải quyết vấn đề: Quá trình dạy học được tổ chức theo cấu trúc của quá
trình giải quyết vấn đề. Sự tham gia của người học ở những mức độ tự lực khác
nhau, ở những mức độ cao nhất là tự lực nhận xét và giải quyết vấn đề.
Sơ đồ 1.2. Cấu trúc mặt bên trong phương pháp dạy học
Mặt bên trong
PPDH


Các bước dạy
học

Các PP Lơgic

Chuẩn bị

Luyện tập

Phân tích

Trừu tượng
hóa

Nhập đề

Vận dụng

Tổng hợp

Khái quát hóa

Làm việc với
tài liệu mới

Kiểm trađánh giá

So sánh


Cụ thể hóa

Củng cố

Algorit hay
giải quyết
vấn đề
Giải thíchminh họa

Khám phá

Algorit hóa

Giải quyết vấn
đề


15

Bảng 1.1: Tổng hợp về sự phân loại các phương pháp dạy học [84, tr.57]
Các phương pháp kích
thích động viên tạo
động lực học tập

Các phương
pháp kích
thích hứng
thú học tập

- Trị chơi

nhận thức
- Thảoluận.
-Tạo ra sự
thành cơng

Các
phương
pháp kích
thích
nghĩa vụ
và trách
nhiệm học
tập
Nghĩa vụ
và trách
nhiệm học
tập

Các phương pháp tổ chức hoạt động nhận
thức

Các
Nhóm
phương
phương
pháp theo pháp theo
logic nội
phương
tiện
dung

truyền và
tri giác
thông tin.
- Dùng lời - Qui nạp
-Trựcquan - Suy diễn
-Thực
hành

Các
phương
pháp kiểm
tra- đánh
giá

Nhóm
Nhóm
phương
phương
pháp theo pháp theo
đặc điểm
mức độ
của tư duy điều khiển
mức độ
học tập
- Tái hiện
-Tìm
kiếm có
vấn đề
- Sáng tạo


- Làm
việc với
sách.
- Làm
việc với
thí
nghiệm

- Kiểm tra
miệng.
- Kiểm tra
viết.
- Kiểm tra
bằng thi
nghiệm.
- Tự kiểm
tra- đánhgiá

Theo tác giả Lê Khánh Bằng [68,tr.186] Phân làm 5 nhóm
Các phương pháp kích thích sinh viên tự giác học tập.
Các phương pháp trình bày và nắm vững thơng tin mới. Ở đây, các
phương pháp thông báo ( giảng giải, minh họa), nêu vấn đề, nghiên cứu dạy học
chương trình hóa và các phương pháp cụ thể như diễn giảng, đọc sách, tự học...
Các phương pháp rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo( luyện tập).
Các phương pháp củng cố và hệ thống hóa tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Các phương pháp kiểm tra- đánh giá uốn nắn tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, tổ
chức thi sát hạch, bảo vệ khóa luận, luận văn.
Có tác giả phân loại PPDH thành 2 nhóm :
Phương pháp dạy học truyền thống: Là những phương pháp đã có từ lâu,



16

hiện nay vẫn được sử dụng như phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm
thoại vấn đáp, phương pháp trực quan.
Phương pháp dạy học không truyền thống: Là những PPDH theo định
hướng hoạt động hóa người học, xuất phát từ những yêu cầu và bản chất của quá
trình nhận thức như: phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp
nghiên cứu tình huống, phương pháp hợp tác theo nhóm...
Một cách phân loại đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam hiện nay, đó
là phân là 4 nhóm PPDH: Nhóm PPDH sử dụng ngơn ngữ, nhóm PPDH trực
quan, nhóm PPDH thực hành và nhóm PPDH kiểm tra- đánh giá kết quả học tập.
1.1.6. Quan điểm phân loại phương pháp dạy học Thể dục Thể thao
Việc phân nhóm PPDH đại học trong lĩnh vực dạy học thể thao theo các
nhà lý luận và phương pháp giáo dục TDTT như Harre [18], Novicôp, Matveép
[47], Hàn Quế Phong[105], Phàn Lâm Hổ [103], Nguyễn Tốn, Phạm Danh Tốn
[69] thì PPDH TDTT có thể phân thành bốn nhóm chính là:
Nhóm phương pháp tập luyện định mức chặt chẽ.
Nhóm phương pháp trị chơi và phương pháp thi đấu.
Nhóm phương pháp giảng giải, nhóm phương pháp sử dụng lời nói (
giảng giải, giảng thuật, giảng diễn, chỉ thị, mệnh lệnh...).
Nhóm phương pháp trực quan (làm mẫu động tác, mơ hình, tranh ảnh,
phim, băng đĩa hình..).
Trịnh Trung Hiếu [22, tr.30], phân làm 3 nhóm chính: Phương pháp
truyền thụ kiến thức kĩ năng, phương pháp phát triển thể lực và phương pháp
giáo dục tư tưởng trong giảng dạy TDTT.
Phương pháp truyền thụ kiến thức kĩ năng bao gồm: Phương pháp hoàn
chỉnh và phân đoạn, phương pháp giảng giải và làm mẫu, phương pháp tập
luyện và phương pháp sửa chữa các động tác sai.
Phương pháp phát triển thể lực, bao gồm: phát triển sức nhanh, sức mạnh,

sức bền, khả năng phối hợp vận động và khéo léo.
Phương pháp giáo dục tư tưởng trong giảng dạy TDTT bao gồm các biện
pháp:


17

Thơng qua nội dung chương trình mơn học để giáo dục tư tưởng.
Thơng qua hình thức tổ chức, PPDH để giáo dục tư tưởng cho học sinh.
Thông qua việc chú ý, quan sát, phát hiện và xử lí kịp thời mọi biểu hiện
trên lớp để giáo dục tư tưởng cho học sinh.
Thơng qua lời nói, hoạt động thực tế, gương mẫu của giáo viên để giáo
dục tư tưởng cho học sinh.
Qua cách phân loại của các tác giả về PPDH trên, cho thấy: Các tác giả
dựa trên các cơ sở khác nhau, mỗi cách phân loại đều có ưu điểm, nhược điểm
riêng, tuy nhiên các cách phân loại đó đều có nét tương đồng và quan trọng nhất
là chúng khơng mẫu thuẫn với nhau. Vì vậy, người ta cần phân loại PPDH để dễ
nhớ, dễ vận dụng. Cách phân loại PPDH cũng chỉ mang tính chất tương đối,
quan trọng trong quá trình dạy học người thầy vận dụng, phối hợp các PPDH
khác nhau như thế nào? để giải quyết được nhiệm vụ dạy học đạt kết quả cao
nhất.
1.2. Phương pháp dạy học mơn bóng bàn cho sinh viên chun ngành
Giáo dục thể chất ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
1.2.1. Các phương pháp dạy học được sử dụng nhiều vào quá trình dạy
học ở bậc đại học hiện nay:
1.2.1.1. Một số phương pháp dạy học đại học đặc trưng hiện nay:
Theo S.J. Hidalgo, hướng dẫn cách dạy học có hiệu quả[66, tr.196], thì có
khoảng 60 PPDH đại học khác nhau, mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và
những điểm yếu. Ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều PPDH đại học được sử
dụng trong các trường đại học khác nhau. Sau đây, luận án giới thiệu một số

PPDH đại học phổ biến được giáo viên sử dụng trong giảng dạy ở bậc đại học:
Phương pháp diễn giảng( thuyết trình).
Mơ tả phương pháp:
Phương pháp diễn giảng là phương pháp mà giáo viên dùng lời nói cùng
với các phương tiện kỹ thuật thơng tin, nghe nhìn như: bảng- phấn, văn bản in,
máy tính, video/film… để diễn giảng cho người học nghe, phát hiện và hiểu các
khái niệm, hiện tượng, qui luật, nguyên lý của các qúa trình.


18

Phương pháp diễn giảng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.
Phương pháp này rất có ích khi mục đích giảng dạy là nhằm truyền đạt cho sinh
viên một hệ thống tri thức hoặc nội dung của môn học. Nhưng vấn đề được đặt
ra khi sử dụng phương pháp diễn giảng là phải tạo cho sinh viên tự giác, tích cực
học tập.
Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề.
Trong cuốn sách “hướng dẫn cách dạy học có hiệu quả,1994) S.J.
Hidalgo viết như sau về PPDH dựa trên vấn đề:
Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề là một trong những phương pháp có
giá trị to lớn đối với sinh viên. Nếu, một sinh viên biết kỹ thuật giải quyết vấn
đề, anh ta sẽ có khả năng khắc phục mọi khó khăn mà anh ta gặp. PPDH dựa
trên vấn đề định hướng cho việc thảo luận và ngăn ngừa sự chệch hướng. Nó
kích thích lối tư duy có suy nghĩ và hướng dẫn cách tổ chức các ý tưởng. Hướng
sinh viên vào nhiệm vụ và khuyến khích sinh viên tập trung vào giải quyết
nhiệm vụ.
Các bước quan trọng trong việc giải quyết vấn đề:
Nhận biết và trình bày một vấn đề có căn ngun từ một tình huống khó
khăn hoặc rắc rối.
Trình bày giả thuyết. Kiểm tra và đề xuất giải pháp hoặc các giải pháp.

Đánh giá có phê phán giải pháp đã chấp nhận.
Kiểm tra lại giải pháp đã chấp nhận.
Chuẩn bị vấn đề: Tổ chức các dữ kiện, nguyên tắc và các tư tưởng thích
hợp với vấn đề lựa chọn và thử một giả thuyết, thu thập dữ liệu qua việc đọc các
tài liệu, quan sát và đánh giá giải pháp và hình thành kết luận.
Các khâu cần cho sinh viên học khi sử dụng phương pháp giảng dạy dựa
trên vấn đề :
Lựa chọn giả thuyết.
Thu thập và tổ chức dữ liệu hoặc tài liệu sử dụng khi giải quyết vấn đề.
Đánh giá giả thuyết hoặc dữ liệu sử dụng khi giải quyết vấn đề.
Hình thành các kết luận.


19

Kiểm tra kết quả và áp dụng nếu cần thiết.
Phương pháp dạy học thảo luận nhóm.
Mơ tả phương pháp: Thảo luận nhóm là một sự trao đổi ý tưởng, quan
điểm, nhận thức giữa sinh viên và giáo viên, để làm rõ và làm giàu sự hiểu biết
các nội dung phù hợp với hoạt động đào tạo.
Ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm:
Sinh viên có cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, hiểu biết về các vấn đề học
tập, để cọ xát các thơng tin mà sinh viên đã có để kiến thức dạy học biến thành
sở hữu của sinh viên.
Chủ động trong việc điều chỉnh trong việc nhận thức của người học.
Rèn luyện được kĩ năng như diễn giải, hùng biện và ứng phó.
Phương pháp nghiên cứu điển hình( nghiên cứu trường hợp, nghiên
cứu tình huống...)
Mơ tả phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu điển hình hay nghiên cứu trường hợp là phương

pháp khá phổ biến thường đưa cho sinh viên chi tiết các dữ kiện của trường hợp
khảo sát và yêu cầu phân tích tổng hợp, đánh giá và định hướng giải quyết
trường hợp đó.
Trình bày một vấn đề cần được xem xét, giải quyết bởi sinh viên. Bài
nghiên cứu tình huống thường được trình bày dưới dạng tài liệu in, song điều
này không quá quan trọng, đối với phương pháp này. Đơi khi, một tình huống
đưa ra dựa trên tình huống có thật trong cuộc sống. Bài tập được thiết kế để lồng
ghép được các rắc rối cần giải quyết và các vấn đề liên quan đến chủ đề của bài
học, buổi học. Thường giáo viên phải đưa ra giới hạn về thời gian.
Phương pháp dạy học đóng vai
Mơ tả phương pháp:
Người học đóng vai một nhân vật có thực trong đời sống hoặc giả định
trước mọi người. Giáo viên đưa ra tình huống để người đóng vai giải quyết như
là đã từng trải qua. Kết quả là người học được rèn luyện cách ứng phó và các
tình huống, có thể sẽ gặp trong tương lai.


20

Phương pháp dạy học trình diễn( thực hành, thực tập...)
Mơ tả phương pháp:
Trình diễn là một cách minh họa bài giảng mà đòi hỏi người giáo viên
phải từng bước hoặc bằng một chuỗi các hành động làm cho sinh viên phát hiện
và hiểu được các thủ tục, các nguyên tắc hoặc các hiện tượng cần trình bày.
Phương pháp này thường hiểu có một trong các sinh viên cùng thực hiện
dưới sự chỉ dẫn của giáo viên.
Phương pháp dạy học tự đọc( tự nghiên cứu...)
Mô tả phương pháp:
Phương pháp tự nghiên cứu tài liệu là một cách tiếp cận cá nhân để cung
cấp thông tin cho sinh viên. Giáo viên đưa cho sinh viên các tài liệu có chứa các

nội dung hay các qui trình cần phải nắm để tự đọc.
Phương pháp dạy học tham quan thực tế.
Mô tả phương pháp:
Tham quan thực tế là một cách khảo sát tình huống thông qua hiện trường
để sinh viên rút ta được những bài học thực tế và giả định được các hướng phát
triển trong tương lai.
Tóm lại: Các PPDH đại học hiện nay, được sử dụng rất phong phú và đa
dạng. Mỗi PPDH nêu trên đều có ưu, nhược điểm và khó khăn nhất định khi áp
dụng. khơng có PPDH tối ưu, chỉ có sự tối ưu trong kết hợp các phương pháp
với nhau.
1.2.1.2. Các phương pháp dạy học Giáo dục thể chất chủ yếu được sử
dụng trong các môn thể thao Trường Đại học Thể dục Thể thao ở nước ta.
Giáo dục thể chất là một trong những mặt giáo dục tồn diện, nó có hai
mặt cơ bản là: giảng dạy động tác và giáo dục các tố chất vận động cho con
người.
Hai mặt, đều là qúa trình thực hiện các bài tập thể chất trong các điều kiện
tự nhiên, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh để giải quyết tốt các nhiệm vụ GDTC. Vì
vậy, phương pháp GDTC cũng chính là PPDH động tác và giáo dục các tố chất
thể lực. Các PPDH GDTC được trình bày ở sơ đồ 1.3. [ 78].


21

Trong quá trình GDTC, các phương pháp tập luyện rất đa dạng và phong
phú. Song, một điều quan trọng có tính ngun tắc là khơng một phương pháp
nào đó khi sử dụng riêng lẻ lại được đánh giá là duy nhất có giá trị. Kết quả chỉ
thu được khi biết vận dụng một cách khoa học toàn bộ tổ hợp những phương
pháp đã được khoa học và thực tiễn chứng minh, đồng thời phải tính tốn đến
đặc điểm của người tập, điều kiện tập luyện.
1.2.2. Phương pháp dạy học môn bóng bàn ở Trường Đại học Thể dục

Thể thao Bắc Ninh.
1.2.2.1. Đặc điểm mơn bóng bàn.
Khái nệm dạy học bóng bàn: Dạy học bóng bàn là q trình sư phạm mà
hoạt động của người giáo viên là định hướng, tổ chức, điều khiển người học tự
biến đổi mình, tự nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng kĩ xảo
vận động và thể hiện được thái độ nhằm giải quyết nhiệm vụ đề ra.[62].
Khái niệm phương pháp dạy học bóng bàn: PPDH bóng bàn là cách thức
hoạt động phối hợp, tương tác giữa giáo viên và sinh viên thông qua sử dụng các
bài tập chun mơn để hình thành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo vận động nhằm giải
quyết các nhiệm vụ của dạy học mơn bóng bàn.
Đặc điểm mơn bóng bàn:
Đặc điểm của mơn bóng bàn là dụng cụ tập luyện đơn giản, có thể tiến
hành chơi trong nhà hoặc ngồi trời, lượng vận động có thể lớn nhỏ tùy ý, tất cả
mọi người đều có thể tham gia tập luyện.
Bóng bàn là mơn thể thao thể hiện sức mạnh tốc độ cao, biến hóa đa dạng,
yêu cầu người tập trong một khoảng thời gian ngắn phải có năng lực phản ứng
và ứng biến với tốc độ đi của bóng. Tập bóng bàn có thể nâng cao tính linh hoạt
của hệ thống thần kinh.
Nội dung tập luyện của bóng bàn có đơn, đơi, đồng đội. ở nội dung đồng
đội vẫn mang tính cá nhân thực hiện.Vì vậy, mơn bóng bàn ln được bồi dưỡng
tập luyện độc lập, tác chiến cá nhân nhưng thể hiện tinh thần tập thể.
1.2.2.2. Một số phương pháp dạy học mơn bóng bàn được sử dụng ở
Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.


22

Phương pháp dạy học lí thuyết.
Phương pháp thuyết trình: Trong giảng dạy mơn học bóng bàn, giáo viên
chủ yếu sử dụng PPDH thuyết trình( diễn giảng), là chủ yếu trong dạy học.

Phương pháp này chủ yếu áp dụng những bài học có kiến thức tương đối phức
tạp( khó, trừu tượng), có nhiều vấn đề cần giải quyết. Ví dụ: Bài ngun lí
chung khi đánh bóng. Ngồi ra, PPDH giảng giải cũng được sử dụng, để hướng
dẫn sinh viên tìm hiểu các khái niệm, phạm trù, qui luật và phạm trù của chúng.
Ví dụ: bài giảng kĩ thuật bóng bàn.
Phương pháp trực quan: Là PPDH được sử dụng trong dạy học bóng bàn
trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ơn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và
kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Khi trình bày thường gắn liền với các đoạn
băng hình về kĩ thuật, chiến thuật, trọng tài bóng bàn.
Phương pháp vấn đáp(đàm thoại): PPDH trong mơn bóng bàn hiện nay
chủ yếu sử dụng phương pháp vấn đáp tái hiện, được thực hiện khi những câu
hỏi do giáo viên đặt ra chỉ yêu cầu sinh viên nhớ lại, nhắc lại kiến thức đã biết
và trả lời dựa vào trí nhớ, khơng cần suy luận. Phương pháp này được sử dụng
tập trung chủ yếu là ôn lại bài cũ.
Phương pháp dạy học thực hành
Trong giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành GDTC, giáo viên Bộ mơn
thường sử dụng các PPDH sau:
Phương pháp thuyết trình(giảng giải): PPDH giảng giải được sử dụng chủ
yếu kết hợp với phương pháp thị phạm để phân tích nội dung cơ bản khi giảng
dạy kĩ thuật về tư thế chuẩn bị, phương hướng dùng lực, phân tích các mấu chốt
cơ bản của kĩ thuật nhằm nắm vững và thực hiện kĩ thuật một cách chính xác.
Phương pháp giải thích: Kèm theo là bình luận, ngắn gọn kết hợp trình
bày giáo cụ trực quan, sửa chữa hoặc nhấn mạnh những mặt nào đó của động
tác.
Phương pháp đánh giá: Dùng lời nói để biểu dương, chê trách kết hợp
ngôn ngữ chuyên môn để đánh giá người học.
Phương pháp thị phạm(làm mẫu): Là PPDH được sử dụng thường xuyên



×