Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thay đổi nghề nghiệp – Một kế hoạch thú vị giúp bạn thành công doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.83 KB, 3 trang )

Thay đổi nghề nghiệp – Một kế hoạch thú vị giúp
bạn thành công

1. Chuẩn bị cho việc thay đổi: Bạn đã chuẩn bị như thế nào cho những đòi
hỏi của công việc mà bạn muốn? Điều này có thể là tự học, đến trường lớp
học thêm, làm việc tình nguyện, làm thêm vào thời gian rảnh rỗi và những
chuẩn bị khác. Ông chủ mới của bạn sẽ ít quan tâm đến những gì bạn muốn
mà họ thường quan tâm xem liệu bạn có những kỹ năng để đảm trách công
việc hay không.

2. Tập trung vào những kỹ năng cần thiết: Rất nhiều người thường quan
tâm đến tên công việc thay vì tập trung vào các kỹ năng mà họ đã học và cần
thiết cho công việc. Rất nhiều công việc có thể dễ dàng chuyển đổi sang một
công việc khác cùng ngành hoặc khác ngành.

Hãy dành thời gian suy nghĩ về những kỹ năng mà bạn đã sử dụng để quản
lý những dự án thành công, phát triển những chiến lược thành công, giám sát
nhân viên hoặc phát triển và quản lý ngân sách.

3. Đừng bỏ qua những nghiên cứu trong lĩnh vực mà bạn muốn gia
nhập: Nếu bạn chưa hoàn toàn sẵn sàng thay đổi nghề nghiệp, sớm muộn gì
ông chủ mới của bạn cũng sẽ phát hiện ra rằng, bạn chỉ đang trốn chạy khỏi
những vấn đề phức tạp của công việc cũ. Bạn càng nghiên cứu sâu về công
việc mới, việc này bao gồm cả hỏi chuyện những người đang làm trong
ngành này, bạn càng làm nổi bật được những điểm mạnh của mình trong lí
lịch xin việc. Ngoài ra, việc hiểu sâu về công việc cũng sẽ có lợi thế trong
cuộc phỏng vấn.

Một khi bạn đã xác định được tài năng bẩm sinh của mình, kết hợp với sự
học hỏi, một công việc lý tưởng chắc chắn sẽ hé lộ.


4. Đừng quên những kinh nghiệm từ những công việc tình nguyện: Công
việc tình nguyện, đặc biệt là một hoạt động đặc biệt nào đó liên quan đến
lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn đã lập kế hoạch trước, sẽ giúp bạn có những
kinh nghiệm quý báu. Hoạt động này sẽ là một phần trong sự chuẩn bị của
bạn nhằm thay đổi công việc. Đây cũng là một nguồn quý giá của các mối
quan hệ xã hội.

5. Tìm kiếm sự trợ giúp quý giá: Chẳng có sự giúp đỡ nào quý giá hơn là
sự giúp đỡ từ những người bạn làm trong ngành, và những người đi trước
giàu kinh nghiệm. Họ sẽ nói cho bạn biết bạn cần phải trau dồi kỹ năng nào,
và bạn cần nhấn mạnh điều gì trong sơ yếu lí lịch của mình. Họ có thể chỉ ra
công việc nào phù hợp với những kỹ năng mà bạn đang có.

6. Hãy chân thật với bản thân và những gì bạn đang trình bày: Có một
câu chuyện liên quan đến việc tuyển nhân viên như sau: Vị trí cần tuyển là
phi công và một trong các câu hỏi là bạn có sống ở khu vực cuối đường băng
của một sân bay lớn, hàng ngày thường xem nhiều máy bay cất cánh và hạ
cánh hay không. Câu trả lời mong đợi ở đây là không. Cho dù có đúng như
vậy chăng nữa mà bạn trả lời là có thì bạn cũng rớt ngay từ vòng đầu.

Hãy trình bày những thông tin chính xác trong hồ sơ của bạn, đừng phóng
đại sự thật và hãy thực tế về mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Bằng cách kết
hợp giữa nghiên cứu lĩnh vực công việc mới, phát triển một kế hoạch chu
đáo nhằm đạt được những kỹ năng và phẩm chất cần thiết (ít nhất là đáp ứng
vị trí nhân viên bình thường) bạn sẽ vững bước tiến vào chinh phục lĩnh vực
mới của mìn

×