Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh sởi và cách chăm sóc pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.59 KB, 5 trang )




Bệnh sởi và cách chăm
sóc
Bệnh sởi là một bệnh sốt phát ban truyền nhiễm do virut gây nên, bệnh
lây qua đường hô hấp, rất hay gay thành dịch và mùa đông xuân.
90% đối tượng hay gặp ở trẻ em. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi rất ít khi bị bệnh,
do còn miễn dịch của mẹ truyền sang qua rau thai, nếu trẻ tuổi nay mà bị
bệnhthì làdo mẹ chưa bị sởi. Bệnh có thể gây miễn dịch trong thời gian dài
sau khi mắc bệnh.
Triệu chứng của bệnh:
1/ Đầu tiên, trẻ có sốt cao 38,5 đến 40độ
Có kèm theo họi chứng viêm long niêm mạc:
ViêViêm niêm mạcmắt: làm cho mắt đỏ, chảy nước mắt, sau đó viêm kết
mạc. Trừờng hợp nặng hai mí mắt sưng nề dính chặt vào nhau.
ViêViêm niêm mạc đường hô hấp: Trẻ hắt hơi, sổ mũi, ho, họng đỏ,trường
hợp nặng có thể viêm thanh quản, mất tiếng.Khám miệng thấy những chấm
trắng nhỏ bằng đầu đinh gim, rải rác trong má trước răng hàm (hạt Koplik).
Thời kỳ viêm long này là dễ lây bệnh nhất.


90% đối tượng bị sởi hay gặp ở trẻ em.
2/ Thời kỳ mọc ban sởi:


Kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày, các ban sởi bắt đầu mọc sau tai lan dần ra mặt
rồi xuống ngực bụng, lưng và cuối cùng là đến chân. Ban sởi là an dạng rát,
màu đỏ thắm,kích thước 1 – 1,5 mm. xen giữa các ban là khoảng da lành, sờ
mịn như nhung, không bao giờ gây ngứa. Trẻbị sốt trong suốt thời kỳ mạc
ban.


3/ Thời kỳ lui bệnh
Nếu không có các biến chứng,trẻ hết sốt, ban bắt đầu lui dần theo tuần tự
như khi sởi mọc, nưng sau khi bay để lại vết thâm trên da, trên phủ vẩy phấn
trắng tạo thành vết vằn như da hổ.
Trong trường hợp có biến chứng, trẻ vẫn sốt cao sau khi ban sởi đã bay, trẻ
biếng ăn, sút cân, hơi thở hôi, có thể bị viêm miệng hoại tử, có thể viêm phế
quản, viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm ruột, ỉa
chảy kéo dài dẫn tới suy dinh dưỡng.
4/ Chăm sóc trẻ khi bị sởi:
- Để trẻ nằm trong buồng thoáng khí, sáng, không nên kiêng khem quá
mức, nên bỏ tậptục kiêng nước, kiêng gió. Vệ sinh răng miệng và thân thể
cho trẻ.
- Nhỏ mũi, mắt cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch
nước nhỏ mắt mũi, ngày 3 -4lần.
- Nếu không có biến chứng thì không cần dùng kháng sinh chỉ dùng
Vitamin B1, C liều cao. TRường hợp sốt ca trên 39độ C thì có thể cho hạ
nhiệt bằng thuốc
- Trường hợp sởi có biến chứng (dấu hiệu trẻ vẫn sốt sau khi ban đã bay
hết) phải đưa trẻ đến bệnh viện và điều trị kịp thời.
- Chế độ ăn trong những ngày trẻ sốt cao thì nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng,
dễ tiêu, uồng nhiều nước quả.
- Khi trẻ bị tiêu chảy cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, chú ý bù nước và điện giải
cho trẻ để chống mất nước mất muối.
5/ Phòng bệnh:


Cách phòng bệnh tốt nhất là đưa trẻ từ 9tháng tuổi đi tiêm phòng văcxin sởi
đầy đủ. Phát hiện sớm giai đoạn viêm long để cách ly trẻ bệnh với trẻ
thường.
Bé nhà bạn mới 6 tháng tuổi, rất ít khả năng trẻ mắc sởi nên tốt nhất bạn nên

đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

×