Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích pest điểm đến ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.11 KB, 4 trang )

PHÂN TÍCH PEST ĐIỂM ĐẾN NINH BÌNH


Nhân tố về chính trị - pháp luật

Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng được biết đến là điểm đến an toản và
hấp dẫn bởi sự ổn định mơi trường chính trị. Các chính sách Nhà nước ban hành bao
gồm những điều luật, các cơ chế, chính sách khuyến khích kinh doanh du lịch mang
lại ảnh hưởng tích cực. Với định hướng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều nghị quyết, chính sách về phát triển du lịch,
trong đó nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giới thiệu sản
phẩm du lịch tới du khách trong nước và quốc tế. Đặc biệt, sự ra đời của Nghị quyết
số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch đến năm 2020, đã
mở ra hướng phát triển nhanh, bền vững cho du lịch Ninh Bình. Sự tham gia của
Nhà nước đến những những định chế kinh tế như: WTO, EU, ASEAN và các định
chế của các tổ chức quốc tế khác đã mang lại cơ hội cũng như thách thức đối với
điểm đến Ninh Bình.
Bằng những chủ trương, chính sách đồng bộ, những giải pháp cụ thể về xây dựng
quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch, về đầu tư phát triển hạ
tầng và xây dựng sản phẩm du lịch, việc phát triển thị trường, đẩy mạnh quảng bá
và xúc tiến du lịch; về chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ
du lịch; nâng cao nhận thức cộng đồng và giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch...
đã tạo nên những tác động tích cực đến phát triển du lịch và việc xây dựng hình ảnh,
thương hiệu của du lịch Ninh Bình trong nước và quốc tế.


Nhân tố về kinh tế

Theo số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình, tổng sản phẩm xã hội
(GRDP) trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 42.517,2 tỷ đồng, tăng 6,35% so với năm
2019, cao thứ tư vùng đồng bằng sơng Hồng và cao thứ mười tồn quốc. Tổng thu


ngân sách nhà nước năm 2020 của tỉnh ước đạt 19.100 tỷ đồng, tăng 14,8% so với
năm 2019; Cơ cấu thu chuyển dịch theo hướng tích cực, bền vững; Tốc độ tăng
trưởng đạt 6,78%; Công tác xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo thực
hiện.


Về du lịch, ước tính số lượng khách đến các điểm thăm quan du lịch trên địa bàn
tỉnh đạt trên 2,6 triệu lượt (giảm 63,4%); số khách lưu trú đạt trên 461,7 nghìn lượt
khách (giảm 46%). Doanh thu du lịch ước đạt gần 1.584 tỷ đồng (giảm gần 60%)
Chỉ số giá tiêu dùng hồng hóa và dịch vụ chung (CPI) trên thị trường toàn tỉnh
tháng 12 giảm 0,23% so với tháng trước, đây là tháng giảm thứ 4 liên tiếp kể từ
tháng 9/2020. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm 2020 tăng 3,74% so với bình
quân cả năm 2019. Tổng giá trị xuất khẩu cả năm ước đạt gần 2.449 triệu USD
(tăng 0,7% so với năm 2019). Trong năm 2020, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho
trên 20,7 nghìn lao động; giải quyết cho 5,4 nghìn lao động được hưởng bảo hiểm
thất nghiệp.
Mặt khác, tỉnh kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách vào lĩnh vực dịch
vụ du lịch và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 36 dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch, với tổng mức đầu tư 16.212 tỷ đồng, trong đó có nhiều dự án đi vào
hoạt động phục vụ khách du lịch có hiệu quả, tiêu biểu như: Emeralda resort, Ninh
Bình Legend, Hồng Sơn Peace, The Reed, Hidden Charm, Bái Đính,… Các cơ sở
dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm như: sân golf Hồng Gia, sân golf Tràng An, siêu
thị Big C…; nhiều khu, điểm du lịch đã hoàn thiện đi vào hoạt động thu hút một
lượng khách đến Ninh Bình như: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu du lịch tâm
linh chùa Bái Đính, Vân Long,…Các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, nhà hàng đã có
nhiều đổi mới về cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp
từng bước khẳng định thương hiệu. Tính đến hết tháng 9/2019, tồn tỉnh có 643 cơ
sở lưu trú với tổng số 7.781 phịng ngủ, trong đó có 42 khách sạn xếp hạng từ 1-4
sao.



Nhân tố về văn hóa xã hội

Cơ cấu và xu hướng phát triển dân số theo tuổi, nghề nghiệp và thu nhập luôn ổn
định.


(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Hình 1. Dân số, lao động và việc làm 2020
Nét văn hóa ở Ninh Bình – vùng đất cố đô với nhiều lễ hội đặc trưng diễn ra
vào mùa xuân, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, các vị anh hùng đã có cơng với đất
nước, qua nhiều thời gian thăng trầm khác nhau. Tiêu biểu là Lễ hội cố đơ Hoa
Lư; Lễ hội chùa Bái Đính; Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ; Lễ hội đền Thái Vi; Lễ
hội Báo bản làng Nộn Khê, …
Ninh Bình cũng là đất tổ của nghệ thuật hát Chèo, là quê hương các làn điệu hát
xẩm, ca trù và của nhiều làng nghề truyền thống. Tại Ninh Bình có 83 làng nghề
truyền thống, đã làm nên những sản phẩm khơng chỉ đẹp mà cịn đậm chất văn hoá
và chứa đựng những giá trị cao đẹp của con người quê hương Ninh Bình.  Nhiều
làng nghề đã và đang được đưa vào khai thác phục vụ du lịch như làng nghề thêu
ren Văn Lâm, chạm khắc đá Ninh Vân, gốm Gia Thuỷ, mỹ nghệ cói Kim Sơn, đồ gỗ
Phúc Lộc, làng đá cảnh Bình Khang,…


Nhân tố về công nghệ

Công nghệ là một yếu tố quan trọng để đạt được lợi thế cạnh tranh - trong
ngành Du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác. Những yếu tố sau cần được đánh
giá:



- Nỗ lực của Nhà nước trong việc phát triển công nghệ trong ngành Du lịch
- Tốc độ chuyển giao công nghệ tới các tổ chức tham gia kinh doanh du lịch
- Sử dụng công nghệ để phát triển sản phẩm, dịch vụ rẻ hơn với chất lượng cao
hơn
- Sử dụng công nghệ trong phát triển những sản phẩm mang tính sáng tạo cao
hơn, và trong việc phân phối dịch vụ
- Sử dụng công nghệ nhằm giao tiếp trực tiếp với khách hàng hiện tại và khách
hàng tiềm năng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đức Phương, Ninh Bình phấn đấu đón gần 7,8 triệu du khách, (8/1/2022)
/>%9F%20Du%20l%E1%BB%8Bch%20t%E1%BB%89nh,v%E1%BB%9Bi%20c
%C3%B9ng%20k%E1%BB%B3%20n%C4%83m%202018. (31/12/2021)
2. />%87n/Tin-kinh-t%E1%BA%BF-x%C3%A3-h%E1%BB%99i/cong-bo-so-lieuthong-ke-kinh-te-xa-hoi-tinh-16766 (31/12/2021)
3. (31/12/2021)



×