Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Hoạt động LCĐ - LCH Khoa ĐTVT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 57 trang )




1


-

1. Đại hội các chi đoàn - lớp khoa Điện tử Viễn
thông nhiệm kỳ 2013-2014 (14/10/2013)
Được sự đồng ý của Ban Thường vụ Đoàn
trường, Chi ủy, Ban Chủ nhiệm khoa Điện tử
viễn thông, vào hồi 19 giờ 30 phút ngày
14/10/2013, các chi đoàn – lớp khoa ĐTVT đã
tiến hành tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2013 - 2014.
Tại Đại hội các chi đoàn – lớp cũng đã sáng suốt
bầu ra được BCH, BCS là những đoàn viên sinh
viên tiêu biểu, có phẩm chất, năng lực, nhiệt tình
trong công tác được đại hội giao nhiệm vụ thực
hiện tốt nhiệm vụ đại hội đề ra. Đại hội đã diễn
ra thành công tốt đẹp dưới sự hưởng ứng nhiệt
tình của các đoàn viên thanh niên.
2. Tổ chức gặp mặt đầu khóa học đối với sinh
viên khóa 54 ngành kỹ thuật Điện tử truyền thông.
Kỹ thuật Điều khiển -Tự động hóa
Theo kế hoạch và chương trình công tác của
BCN khoa,vào đầu năm học 2013 – 2014. LCĐ –
LCH khoa Điện tử Viễn thông, đã tổ chức thành
công buổi lễ “ Gặp mặt đầu khoa giữa BCN khoa
cùng cán bộ giảng giạy của khoa với Tân sinh
viên khóa 54. Buổi lễ mang lại nhiều điều bổ ích


cũng như sự tự hào đối với các sinh viên khóa
mới, là dịp để các bạn hiểu rõ hơn về ngành học
cũng như lịch sử phát triển của khoa ĐTVT.
3. Giải bóng đá Nam khoa ĐTVT năm 2013
(19/10 – 17/11/2013)
Hòa chung trong không khí náo nhiệt và sôi
động của toàn trường trong những ngày đầu
năm học mới, thực hiện chương trình công tác
Hội và phong trào sinh viên năm học 2012 –
2013.Được sự nhất trí của Chi uỷ và Ban Chủ
nhiệm khoa, Ban Thường vụ Đoàn trường, BTK
HSV trường, sáng ngày 13/10/2012 Liên chi hội
sinh viên khoa ĐTVT tổ chức khai mạc Giải
bóng đá nam khoa ĐTVT năm 2012, chào mừng
kỷ niệm ngày PNVN(20/10), kỷ niệm ngày
NGVN(20/11) lập thành tích chào mừng Đại hội
đại biểu HSV các cấp. Giải bóng cũng nhằm
mục đích đẩy mạnh phong trào bóng đá nói
riêng và phong trào thể dục thể thao nói chung,
tạo mối giao lưu, đoàn kết, gắn bó, học tập hiểu
biết lẫn nhau giữa các sinh viên trong Khoa
ĐTVT.
Sau gần 1 tháng thi đấu Giải sẽ kết thúc vào
sáng ngày 17/11/2013 với chức vô địch thuộc về
lớp 51K1-ĐTVT, các cầu thủ đã cống hiến cho
cổ động viên những trận đấu đẹp mắt, những
pha bóng dí dỏm, tinh thần thi đấu cao thượng
có trách nhiệm và chấp hành các quy định của
BTC.
4. Câu lạc bộ Robocon và câu lạc bộ Điện tử

Với mục đích thi đua học tập và rèn luyện lập
thành tích chào mừng ngày hiến chương các nhà
giáo Việt Nam 20/11, được sự chỉ đạo của liên
chi đoàn khoa Điện tử Viễn thông, Câu lạc bộ
Robocon tổ chức cuộc thi “Thiết kế mạch Điện
tử” đây là sân chơi khơi dậy tiềm năng, phát huy
tư duy sáng tạo, trau dồi kiến thức, kỹ năng sáng
tạo, xây dựng ước mơ trở thành những kỹ sư
lành nghề trong tương lai, góp phần xây dựng
khoa Điện tử Viễn thông.
5. chương trình "Tiếng hát đi cùng năm
tháng"
Chương trình “Tiếng hát đi cùng năm tháng”
là chương trình mà tập thể sinh viên Liên chi
đoàn khoa Điện tử Viễn thông hướng tới kỉ
niệm ngày thành lập Quân Đội nhân dân Việt
Nam 22/12. Thông qua chương trình giúp sinh
viên hiểu được truyền thống hào hùng của dân
tộc Việt Nam, qua đó đẩy mạnh phong trào văn
hóa, văn nghệ góp phần xây dựng sự đoàn kết,
gắn bó phấn đấu học tập, rèn luyện của sinh
viên khoa Điện tử Viễn thông.




2


-

2
CẢM NGHĨ VỀ KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG,
NGHÀNH KĨ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG
HOÁ

Phạm Đức Ninh, 53K3,TĐH

Khoa điện
tử viễn thông
của trường đại
học Vinh được
thành lập trên
cơ sở nghành
kĩ sư điện tử
viễn thông đã
có trên 15 năm
kinh nghiệm
giảng dạy và
đào tạo tại đại học Vinh. Hiện nay, khoa được
nhà truờng phân công trách nhiệm giảng dạy
và đào tạo sinh viên hệ đại học chính quy
chuyên nghành kĩ thuật điện tử truyền thông và
kĩ thuật điều khiển và tự động hoá. Với mong
muốn đào tạo đội ngũ nhân lực trẻ tuổi, năng
động, sáng tạo và có kiến thức chuyên môn cao
phục vụ nhu cầu cấp thiết của quê hương Nghệ
An nói riêng và toàn đất nước nói chung. Khoa
đã đào tạo ra biết bao thế hệ kĩ sư đã và đang
làm việc mọi nơi trên đất nước Việt Nam.
Cống hiến tài năng, sức trẻ cho sự phát triển

chung của toàn xã hội.Trước nhu cầu đòi hỏi
nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của
đất nước, khoa Điện tử viễn thông mở nghành
đào tạo Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa.
Một quyết định mang tầm chiến lược lâu dài
của nhà trường nhằm đào tạo nguồn kỹ sư
chính quy có học vấn phục vụ trực tiếp cho
nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Đi cùng đó
là cơ hội và thách thức không nhỏ cho nhà
trường, cho khoa Điện tử viễn thông, đặc biệt
là các tân sinh viên khóa đầu tiên. Bởi lẽ để có
thể trở thành một người kỹ sư tự động hóa thực
thụ, chúng ta cần sự nỗ lực rất lớn trong hoc
tập, rèn luyện.
Với sự đi lên, phát triển không ngừng của
khoa học trên toàn thế giới, máy móc hiện đại
đang dần thay thế sức người trong hoạt động
sản xuất nói riêng và trong khoa học nói
chung. Nghành kĩ thuật điều khiển và tự động
hoá đang có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn
bao giờ hết.Tự động hóa là cơ sở cho khoa học,
là một lĩnh vực khoa học, rộng lớn mà chúng ta
dường như không thể khám phá hết. Bởi vậy,
yêu cầu về trình độ với người kỹ sư rất cao:
người kỹ sư tự động hóa là người trực tiếp vận
hành các thiết bị hiện đại, là người chỉ đạo cán
bộ kỹ thuật của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, và là người chịu trách nhiệm cho
năng lực và mọi quyết định trong công việc.
Bởi vậy, yêu cầu về trình đồ học vấn và kỹ

năng nghề nghiệp là hai yếu tố cần thiết nhất.
Muốn có được những điều đó, ngay từ khi còn
là sinh viên trên ghế nhà trường, sinh viên tự
động hóa trước hết phải có ý thức cao về ngành
học quan trọng này. Cần nỗ lực không ngừng
nghỉ trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn
luyện kĩ năng nghề nghiệp tốt nhất. Họ phải
say mê tìm tòi, khám phá khoa học, hiểu được
nguồn gốc của mọi hoạt động của máy móc,
mọi thiết bị liên quan đến khoa học kỹ thuật
trong đời sống thì mới hoàn thành nhiệm vụ
được giao.Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự
động hóa là một ngành học tiềm năng, cơ hội
việc làm là rất lớn. Kĩ sư tự động hóa có thể
làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong
công nghiệp. Mặt khác, với sự phát triển không
ngừng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì
máy móc, thiết bị ngày càng sử dụng nhiều và
tận dụng tối đa trong đời sống, nguồn nhân lực
có kiến thức về kĩnh vực tự động hóa còn hạn
chế và còn non trẻ so với các quốc gia phát



3


-
3
triển. Vì vậy, cơ hội việc làm cho kĩ sư tự động

hóa khi ra trường là đầy tiềm năng.
Vị trí làm việc có thu nhập cao, nhiều cơ hội
thăng tiến; Đặc biệt là các kĩ sư có kiến thức
uyên thâm trong nghành thì sẽ nhận được
nhiều ưu đãi từ nhà tuyển dụng như phụ cấp
thêm thu nhập, cử đi học tập nâng cao trình độ
về phục vụ đơn vị sở tại tại các nơi có trình độ
cao trong và ngoài nước. Tuy vậy, Kĩ sư TĐH
đòi hỏi phải có sức khỏe tốt và đặc biệt là kinh
nghiệm trong làm việc. Bởi người kĩ sư không
chỉ cần kiến thức lí thuyết trên thực tế mà theo
đó cần thực hành thành thạo, thao tác điêu
luyện và am hiểu về kĩ năng mềm (thuyết trình,
làm việc theo nhóm, tổ chức tập thể …).Bởi sự
đòi hỏi cao về trình độ và kinh nghiệm như vậy
nên sẽ khó khăn hơn với các kĩ sư có kỹ năng
ngoại ngữ, tư duy và khả năng làm việc nhóm
còn yếu. Để khắc phục những tồn tại đó, người
kĩ sư cần ý thức cao về vai trò của mình mà ra
sức học tập, rèn luyện theo một thái độ nghiêm
túc và có phương pháp chuyên môn hợp lí,đưa
đất nước thoát khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu.
Chúng ta được nghiên cứu lĩnh vực tiên phong
của khoa học, của sự văn minh toàn cầu. Được
trang bị kiến thức cho bản thân và tự nuôi sống
mình bởi bàn tay và khối óc của người kỹ sư
đào tạo chuyên nghiệp. Điều đó, đang chờ đợi
một sự phấn đấu của những người trong ngành.
Những kỹ sư tự động hóa tương lai cần nhận
thức điều đó hơn ai hết và cần biết mình phải

làm gì để trở thành người kĩ sư chân chính, đưa
lại hạnh phúc cho mọi người và sự phát triển
khoa học cho nhân loại.
Kỹ thuật điều khiển và tự động được ứng
dụng vào nhiều ngành khác nhau và nhiều hệ
thống điều khiển chuyên nghiệp khác nhau đã
được ra đời. Các hệ thống điều khiển của các
nhà máy thủy điện, nhiệt điện. Hệ thống tự
động trong các nhà máy sản xuất thực phẩm ,
các nhà máy lắp ráp ô tô, rô bốt. Các nhà máy
sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, sản
xuất kính, gạch men; các hệ thống điều khiển
trong nghành hàng không và vũ trụ, hệ thống
điều khiển, hệ thống điện tử nhúng dùng trong
công nghiệp chế tạo và trong đời sống hằng
ngày, hệ thống điều khiển phương tiện giao
thông trên mặt đất, ứng dụng trong y học, điều
khiển tên lửa, điều khiển phương tiện trên biển,
điều khiển các quá trình sản xuất trong công
nghiệp, robot và cơ điện tử, hệ thống sản xuất
trong lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất, lắp
ráp các hệ thống vi mạch… Nó cho chúng ta
thấy rằng: Hầu hết mọi nghành khoa học hiện
đại đều được ứng dụng bởi KTĐK&TĐH và
một thế giới muốn phát triển thì không thể
không có sự đóng góp của KTĐK& TĐH. Trên
tinh thần đó, khoa điện tử viễn thông nói chung
và nghành kĩ thuật điều khiển và tự động hoá
nói riêng đã, đang và sẽ ra sức phấn đấu hết
mình, thi đua dạy tốt học tốt để sinh viên có

kiến thức thực sự. Tạo dựng nghề nghiệp,
tương lai cho sinh viên ra trường có cuộc sống
ổn định, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng
cao cho quê hương, đất nước. Xứng đáng
truyền thống vẻ vang của khoa Điện tử viễn
thông, của trường đại học Vinh anh hùng.
Một số nghề nghiệp trong ngành Tự động
hóa:
- Nghiên cứu thiết kế hệ thống tự động hóa
- Khai thác, vận hành hệ thống tự động hóa
trong các dây chuyền sản xuất
- Hiệu chỉnh, bảo trì hệ thống điều khiển và
tự động hóa của các nhà máy và dây chuyền
sản xuất
- Vận hành hệ thống tự động hóa các dây
chuyền sản xuất
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết:
- Yêu thích kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực Tự
động hóa.
- Cần cù, ham học hỏi và nghiên cứu, tìm
hiểu thiết bị.
- Sáng tạo trong công việc
- Có khả năng tập trung cao độ và lòng kiên
trì.
- Chủ động trong công việc.



4



-
KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG
NGÀNH HỌC CỦA MỌI THỜI ĐẠI
Lê Ngọc Dũng, 50K2, ĐTVT
Chẳng biết được bao người khác đến với
nghành kỹ thuật Điện tử, truyền thông thế
nào? nhưng với tôi đó là sự bước đi theo tiếng
gọi của thế giới khoa học. Sinh ra và lớn lên
trong một xã hội mà nghành kỹ thuật Điện
tử, truyền thông đang phát triển mạnh mẽ và
đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, tôi được
tiếp cận với rất rất nhiều sản phẩm được tạo ra
từ nghành kỹ thuật Điện tử - Truyền thông,
chúng thật diệu kì, thật hấp dẫn làm tôi bị cuốn
hút rồi khiến tôi tò mò đi vào tìm hiểu.
Bởi vậy, nó cũng là một động lực thúc đẩy
tôi học tập ngay từ những ngày còn ngồi trên
ghế nhà trường Trung học phổ thông phải học
tập để có thể vào trường đại học_nơi sẽ đào
tạo, cung cấp cho mình những tri thức hay về
chuyên ngành kỹ thuật Điện tử - Truyền
thông và sẽ dìu bước mình đi sâu vào khám
phá kho tàng tri thức bao la của nhân loại. Và
rồi tôi đã lựa chọn vào học ngành khi kỹ thuật
Điện tử - Truyền thông kết thúc thời kì phổ
thông. Một cánh cửa lớn đã mở ra cho tôi bước
đi, và tôi sẽ học tập nhiều hơn nữa để có thể đi
xa hơn thỏa mãn niềm đam mê khám phá trên
lĩnh vực này.

Cái hay, cái hấp dẫn của các ngành kĩ thuật
nói chung và ngành nói riêng kỹ thuật Điện tử
- Truyền thông không được lôi cuốn bởi tình
cảm cảm xúc như các ngành khoa học xã hội
mà lại bởi những cái rất đặc trưng. Đối với một
người không quan tâm không hiểu biết thì họ
thấy rằng kỹ thuật Điện tử - Truyền thông chỉ
là ngành học chỉ biết làm việc với những thứ
vô tri vô giác, rất khô khan rời rạc đó chính cái
mà chúng ta gọi là linh kiện_ người bạn tri kỉ
gắn bó với chúng ta trong suốt hành trình khám
phá. Đó cũng là chuyện thường tình trong xã
hội, vậy thì một người như tôi và các bạn tôi,
đã lựa chọn đi theo học ngành kỹ thuật Điện tử
- Truyền thông thì phải biết nên làm gì ? và
như thế nào? để thay đổi các nhìn của họ về
ngành kỹ thuật Điện tử - Truyền thông.
Đối với thế hệ anh chị đi trước trên con
đường khám phá, chiếm lĩnh tri thức khoa học
trong chuyên ngành mà tôi kỹ thuật Điện tử -
Truyền thông đã trao đổi qua đối thoai trực tiếp
và thông qua các phương tiện truyền thông
thông tin đại chúng, thì không thấy mấy người
cho rằng đây là ngành học dễ và đơn giản để
nghiên cứu đi sâu vào khám phá mà ngược lại
những cái siêu phàm trừu tượng mang cho
người học cảm giác khó thì đó lại chính là sức
hấp dẫn là sức mạnh vô hình khiến chúng ta
càng muốn đi sâu khai thác.
Thực tế cho thấy ngành học đã mở cánh cửa

cho chúng ta thấy KTĐT&TT đã biến những
vật vô tri vô giác trở thành vô vàn các sản
phẩm hiện điện như những thứ tất yếu của
cuộc sống đời thường gắn bố hằng ngày với
chúng ta như là tivi, điện thoại, máy tính vv.
Như vậy sản phẩm của ngành KTĐT&TT tạo
ra đã đang và sẽ mãi mãi thâm nhập sâu vào
đời sống trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn
hóa, thể thao
Bước vào học ngành KTĐT&TT thực sự là
một cơ hội lớn cho người học. Chúng ta sẽ
được dẫn dắt tiếp cận và khám phá một kho
tàng tri thức khổng lồ đầy bí ẩn của nhân loại.
Đặc biệt hơn chúng ta còn nhận được sự truyền
đạt kiến thức từ thầy cô giáo, được gợi mở để
rồi những ý tưởng sáng tạo cá nhân từng bước
trở thành hiện thực.
KTĐT&TT cũng là ngành học mang trên
mình trách nhiệm cao cả đối với đaats nước và
xã hội, đào tạo cho thế hệ trẻ của đất nước
dùng sức của bản thân mình góp phần đưa nền
khoa học kĩ thuật nước nhà vươn lên sánh cùng
với khoa học ki thuật hiện đại của thế giới, đưa
đát nước phát triển ngày càng lớn mạnh hơn.
Mãi mãi trong tôi KTĐT&TT là ngành học



5



-
hấp dẫn, luôn luôn mới mẻ, ngành học cho mọi
thời đại đưa sinh viên đến với kỉ nguyên của
khoa học công nghệ. Và tôi tin tưởng rằng
ngành KTĐT&TT sẽ phát triển nhanh, mạnh
mẽ và rộng rãi hơn nữa. Còn chúng ta hãy cố
gắng học tập nhiều hơn nữa tiếp thu kiến thức
từ thầy cô giáo thân yêu của mình, giành nhiều
thời gian nghiên cứu khoa học, khám phá sâu
hơn thế giới khoa học, biến ước mơ thành hiện
thực làm những việc gì có thể hữu dụng trong
chuyên ngành của mình bạn nhé!
____________________________________________________________________________












NGUYỄN DUY TUẤN 53K1-ĐTTT

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới ngày nào tôi vẫn còn là một tân sinh viên khoa Điện Tử
Viễn Thông đang còn rất nhiều bỡ ngỡ và lo âu khi vừa mới bước chân vào giảng đường đại học.

Nơi chắp cánh những ước mơ, khát vọng và đặc biệt hơn nữa là tôi được học dưới một ngôi
trường mà tôi hằng mong ước bấy lâu nay,ngôi trường mang tên đại học Vinh, ngôi trường có
nhiều truyền thống vẻ vang đã đào tạo được bao nhiêu nhân tài phục vụ cho đất nước.

Mà giờ đây, hoa phượng đã nở, tiếng ve bắt
đầu kêu râm ran đâu đây, thiên nhiên đang
chuyển mình để khoác lên một bộ áo mới đầy
màu sắc của mùa hè- mùa của tuổi trẻ của
thanh niên Việt Nam, cũng chính là lúc một
năm học đi qua đối với tôi, một cậu sinh viên
khoá 53 của khoa Điện Tử Viễn Thông cũng
như bao bạn trẻ sinh viên khác.
Thời gian một năm chưa đủ dài cũng không
phải ngắn nhưng khoảng thời gian đó đã đủ để
cho tôi cảm nhận được một phần nào đó cuộc
đời của sinh viên, cảm nhận được nỗi lòng của
người con lần đầu tiên đi học xa nhà rời xa
vòng tay âu yếm, ủ ấm của cha mẹ, bên cạnh
đó khoảng thời gian này còn giúp cho tôi hiểu
ra được nhiều điều về vai trò nhiệu vụ của một
người kỹ sư Điện tử Viễn thông, giúp cho tôi
định hướng được công việc của mình sau này
và từ đó để tôi cũng như các bạn ra sức nổ lực
trong học tập, trong sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hoá của Đất nước để đưa nước nhà
theo kịp công nghệ của thế giới. Vì thế gánh
nặng trên vai tôi cũng như các bạn sinh viên
khoa Điện Tử Viễn Thông nói riêng và tất cả
sinh viên nói chung lại càng gấp bội và nhiều
hơn thế nữa. Những gánh nặng đó trong tôi

phần nào được bớt đi vì tôi đang được học tại
một ngôi trường có nhiều truyền thống vẻ vang
từ lâu đã đào tạo biết bao nhân tài cho đất nước
không những thế nhà trường cũng như khoa
Điện tử Viễn thông có đội ngũ giảng viên giàu
kinh nghiệm giảng dạy tận tâm tận tình với
sinh viên, có lòng nhiệt huyết gắn bó với sự
nghiệp trồng người. Thầy cô như những người
lái đò đưa chúng con vượt hết thác này đến
thác khác.
Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học
cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.
(Bài nói chuyện của Bác Hồ với bộ đội, công an và cán bộ trước khi vào tiếp quản Thủ đô, 5-9-1954)




6


-
6
Người lái đò cũng không nói hộ lòng con về
tình yêu thương của thầy cô giành cho chúng
con. Sở dĩ không có người lái đò nào mà đưa
khách bằng cả trái tim. Cũng không có người
Không có người lái đò nào mà sẵn sàng nâng
chúng tôi những khi vấp ngã, chấp cánh cho
những ước mơ của chúng tôi. Với chúng tôi,
hai tiếng thầy cô giản dị mà thiêng liêng xin

cho phép chúng tôi được định nghĩa: Thầy cô
là cha mẹ, là những người chúng tôi rất đỗi
kính yêu.
Bởi những người thầy, người cô là động lực
giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong những
ngày đầu tiên trở thành sinh viên.
rất tự hào khi được trở thành một sinh viên
khoa Điện Tử Viễn Thông trường Đại học
Vinh - Một khoa công nghệ rất có tiềm năng
trong tương lai, thúc đẩy nền kinh tế nước ta
phát triển mạnh mẽ sánh vai với các cường
quốc năm châu.

____________________________________________________________________________

CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC TẬP

Trương Thị Quỳnh CĐ- 51K2 ĐTVT

Trong bản thân mỗi sinh viên đều tồn tại những kinh nghiệm và phương pháp học tập nhất
định. Vậy do đâu mà số sinh viên chậm môn, nợ môn vẫn còn nhiều đến như vậy. Phải chăng
phương pháp học của các bạn chưa hiệu quả, hay các bạn chưa có phương pháp học tập tốt trên
giảng đường Đại học.

Xoay quanh vấn đề phương pháp học; một
khi các bạn đã vào được giảng đường Đại học
thì các bạn đã có một phương pháp học khá tốt,
đó có thể một số bạn chưa nhận ra. Nhiều
những bạn học ở phổ thông rất tốt nhưng khi
vào Đại học thì sức học giảm rõ rệt đó là do có

thể có một số các nguyên nhân:
- Cảm giác xả hơi sau kỳ thi đại học;
- Môi trường mới nhiều cám giỗ;
- Tâm trạng bàng quan trước những giờ
học;
- Cảm giác tự tin với khả năng của mình;
- Một số lại gán cho mình cái mác là mình
chỉ làm được đến như thế;
Rất nhiều những lý do khác mà mình không
thể liệt kê hết. Nhưng chốt lại thì vẫn là từ thái
độ của bản thân đối với việc học.
Giảng đường đại học không giống như với
trung học phổ thông. Một phép so sánh nhỏ: Ở
phổ thông các bạn được kèm cặp cẩn thận từ
bố mẹ, nhà trường và vũng xã hội nhỏ nơi bạn
sinh sống học tập. Các bạn không phải lo lắng
là tối ăn gì, ngày mai kế hoạch ra sao; trừ
những bạn đặc biệt khó khăn. Các bạn chỉ lo
hoc tập. Nhưng khi vào giảng đường đại học
(trừ những bạn nhà gần có thể đi về) một môi
trường mới phải tự lo tất cả như: các bạn phải
lo lắng tính toán vấn đề chi tiêu, không người
kềm cặp, nhắc nhở, đi về không có người kiểm
soát,… mọi thứ đều tự do
Khi các bạn ý thức được thì thường là năm
cuối khi mà số điểm tích lũy lại quá thấp hoặc
báo động thì mới tóa hỏa lo lắng, rồi sinh ra
chán nản, bi quan, nhìn nhận sự việc tiêu cực,
Vậy trong khi đang học những năm trước đó
thì các bạn làm gì?. Vẫn lên lớp đầy đủ, chỉ

nghỉ 20% số tiết, vẫn đi thi đầy đủ. Nhưng sao
kết quả không tốt. Đặt một câu hỏi: “ Được
mấy bạn đi học chăm chỉ ghi và lắng nghe thầy
cô giảng và không sử dụng điện thoại trên
lớp”. Chưa nói đến việc mỗi tối về giở vở ra
đọc lại những gì thầy cô truyền đạt trên lớp.
Phần lớn khoảng một tháng gần thi khi đó các
bạn mới lôi toàn bộ sách vở học trong kỳ ra và
chiến đấu cùng với một thùng mì tôm, cộng



7


-
7
với biển dán ngoài phòng: “Đang ôn thi, cấm
làm phiền”
Thực tế vẫn tồn tại trong sinh viên đó là vấn đề
sử dụng mạng xã hội. Đi học về bật máy tính
lên ngồi chát, like, comment, hết một buổi tối
thậm chí là 1h, 2h sáng mới đi ngủ; tắt máy
tính có khi nào các bạn tự hỏi mình bật máy
tính để làm gì. Vấn đề thông báo những sự việc
liên quan đến trường lớp cũng được thông qua
facebook. Lạm dụng facebook điều này cũng
khong thể trách được các bạn đăng thông báo.
Vì đây cũng được xem là một hình thức quảng
bá tiết kiệm.

Vậy trước những thực tế đó cần làm gì để
có thể có được kết quả khả quan trong học tập.
Cá nhân mình xin được chia sẻ một số kinh
nghiệm của bản thân.
Trước hết về tinh thần: Nên mang trong
mình một tinh thần lạc quan, phải đặt cho mình
một mục tiêu xác định; không nên gán cho bản
thân mình cái mác là mình không làm được mà
phải nghĩ là mình sẽ làm được, chỉ còn một
chút nữa và một khi muốn làm gì thì nếu chưa
thực hiện được ngay thì nên ghi chép lại. Xác
định mình học là cho tương lai bản thân mình
chứ không phải cho cha mẹ, thầy cô.
Về mặt hành động: Việc các bạn thi vào Đại
học là gì? Mỗi người có một lý do. Nhưng đã
vào rồi thì trước tiên hết là học và tích lũy kỹ
năng cho bản thân nhằm giúp cho nghành nghề
sau này và trước mắt là tốt nghiệp ra trường.
Các bạn tham gia đầy đủ các buổi học, nếu
hiểu hết trên lớp thì rất tôt; nêu không hiểu hết
thì cố gằng giải quyết hết trong ngày hôm đó.
Về chỉ cần các bạn nhìn qua một lần, rồi đến
kỳ ôn thi thì các bạn ôn rất nhanh và hiệu quả
hơn. Ngoài những gì được học trên lớp thì nên
trau dồi cho bản thân các kỹ năng như : ngoại
ngữ, kỹ năng mềm, hiểu biết về nghề mình lự
chọn,… Không nên quá lạm dụng trang mạng,
internet có mặt tốt nhưng cũng có mặt xấu đó
là con dao hai lưỡi. Nếu không bị sa vào những
cám giỗ thì đó là công cụ giúp người dùng khai

thác tốt mọi thứ; và ngược lại thì sẽ là nô lệ
cho nó và cuối cùng bản thân không thu được
gì mà còn mất nhiều.


Một sinh viên Khoa ĐTVT tự học trên thư viện

Trên đây là những chia sẻ của bản thân
mình, mình mong tất cả các bạn sinh viên khoa
Điện tử viễn thông nói riêng, sinh viên trường
Đại học vinh nói chung, tốt nghiệp đúng tiến
độ, tự tin cầm bằng trong tay mà không cảm
thấy run.



____________________________________________________________________________







"Bạn có thể học được từ thầy giáo, nhưng bạn sẽ phải tự học rất nhiều với bản thân, ngồi
đơn độc trong một căn phòng".
"Bạn có não trong đầu. Bạn có chân trong giày. Bạn có thể tự chỉ mình về bất cứ hướng
nào bạn chọn. Bạn độc lập, và bạn biết điều mình biết. Và bạn là người quyết định mình
sẽ đi đâu".
Dr Seuss






8


-
8
PHÁT MINH MỚI - BÓNG ĐÈN PHÁT SÓNG WI-FI

Cao Văn Oánh CĐ 51K1-ĐTVT

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát minh ra bóng đèn đầu tiên trên thế giới có khả năng
phát tín hiệu Wi-fi.

Nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường đại
học Phục Đán ở thành phố Thượng Hải (Trung
Quốc) đã phát triển bóng đèn LED công nghệ
mới, được đặt tên là Li-Fi, có khả năng phát ra
tín hiệu Wi-fi. Các chuyên gia đánh giá bóng
đèn này hoạt động tốt hơn các hệ thống phát
Wi-fi đang được sử dụng phổ biến ở Trung
Quốc.
Theo tạp chí Gizmodo, 4 thiết bị công nghệ
đặt gần bóng đèn Li-Fi có thể kết nối với tín
hiệu Wi-fi sử dụng các tần số ánh sáng thay vì
sóng radio. Bóng đèn được gắn một vi mạch có
thể


Bóng đèn kết hợp thiết bị phát Wi-fi có thể
giúp tiết kiệm hơn. (Ảnh: Alamy)
phát ra tín hiệu với tốc độ 150 Mbps, nhanh
hơn tốc độ kết nối Wi-fi trung bình ở Trung
Quốc.
Các nhà khoa học sẽ giới thiệu mẫu bóng
đèn Li-Fi và các thiết bị đi kèm tại hội chợ
công nghiệp quốc tế Thượng Hải vào tháng tới.
Các chuyên gia nhận định cách kết nối Internet
nhanh, rẻ và tiết kiệm năng lượng này có thể
được sử dụng phổ biến trong các gia đình ở
Trung Quốc, khi ngày càng nhiều người
chuyển sử dụng bóng đèn truyền thống sang
bóng đèn LED.
Bóng đèn Li-Fi được cho là chỉ sử dụng 5%
năng lượng so với các thiết bị phát Wi-fi khác.
Những thiết bị phát Wi-fi phổ biến hiện nay
phụ thuộc vào các hệ thống làm lạnh để cung
cấp internet tới các trạm.
Mặc dù công nghệ mới phù hợp với những
xu hướng công nghệ của Trung Quốc, nhưng
các nhà phát triển vẫn gặp phải những vấn đề
về thiết kế và sản xuất, đặc biệt là khó khăn
trong việc thiết kế vi mạch. Ngoài ra, kết nối
Wi-fi bị mất khi bóng điện tắt hay ánh sáng tới
thiết bị bị che lấp.

____________________________________________________________________________


ĐI ĐƯỜNG BAN ĐÊM KHÔNG CÒN SỢ TỐI

Võ Công Quỳnh, 51K2, ĐTVT

Hội đồng TP Cambridge của Anh vừa cho thử nghiệm việc thắp sáng lối đi bằng cách phủ
thành phần thu hút ánh sáng cực tím rồi chuyển sang ánh sáng xanh khi mặt trời lặn, với hy vọng
đây là phương pháp thắp sáng đường phố rẻ tiền và tiết kiệm năng lượng trong tương lai.

Công nghệ mới được gọi là Starpath là quá
trình thẩm thấu ánh sáng vào ban ngày và phát
ra ánh sáng nhân tạo vào ban đêm, đã được thử
nghiệm trên một con đường ở khu công viên
Christ’s Pieces và hiện đang được xem xét để
triển khai thêm ở những con đường khác.



9


-
9


Con đường đã phủ thành phần thu hút ánh
sáng cực tím.
(Ảnh: malaysiaflipflop.blogspot.com)
Ủy viên điều hành phụ trách nơi công cộng
Andrea Reiner nói rằng nếu cách thắp sáng này
được triển khai, sẽ có sự cân nhắc những lợi

ích về an toàn và về bảo tồn lịch sử.
Công nghệ này do công ty Pro Teq Surfacing
nghiên cứu phát triển, theo đó, các phần tử
phát sáng được rải trên mặt đường trước khi
hóa chất được xịt lên đọng lại thành mảng bảo
vệ nhằm duy trì hiệu quả phát sáng.
Chủ nhân Pro Teq Surfacing Hamish Scott
nói về công nghệ này: “Sản phẩm của chúng
tôi hiệu quả về giá, ứng dụng nhanh và dễ thực
hiện. Nó cũng có hiệu quả chống trượt, khác
hàng cũng có thể lựa chọn về mức độ và màu
sắc ánh sáng. Hơn nữa, giải pháp này thân
thiện với môi trường và hài hòa về thẩm mỹ”.

____________________________________________________________________________

ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ VỚI PIN "BATTHEAD"

Lê Quang Huy, 53K3, ĐK& TĐH

Chúng ta đã biết đến rất nhiều thiết bị có thể
bật/tắt bằng điện thoại thông minh qua mạng
không dây Wi-Fi nhưng mới đây, các chuyên
gia Canada còn phát triển một phương pháp
khác để điều khiển thiết bị, đó là tạo ra loại pin
cho phép bật/tắt các thiết bị sử dụng nó thông
qua điện thoại.






Batthead là một loại pin sạc NiMH loại AA,
chứa một chip thông minh Bluetooth cho
phép nó kết nối với điện thoại và một cảm biến
gia tốc giúp nhận biết chuyển động. Điều đó
đồng nghĩa những đồ vật dùng pin Batthead
như đèn pin sẽ tự bật sáng khi chúng ta cầm
lên hoặc các thiết bị sẽ tự động tắt khi không
được sử dụng trong vài phút.
Không chỉ được dùng như một công tắc
điện từ xa, cặp đôi điện thoại thông minh và
pin Batthead còn giúp các thiết bị tuân thủ lịch
trình bật/tắt điện cả ngày, tùy thuộc vào
khoảng cách giữa thiết bị và điện thoại. Ngoài
ra, nó cũng cảnh báo người dùng nếu họ lỡ để
quên thiết bị ở nơi nào đó.
Hiện tại, pin Batthead nguyên mẫu thích
hợp dùng cho các thiết bị xài hệ điều hành iOS
và Android. Các nhà phát triển của Batthead
đang tìm kiếm nguồn tài trợ để sản xuất loại
pin này qua trang web Kickstarter. Dự kiến,
giá một cục pin Batthead không có cảm biến
gia tốc là 18,4 USD.

Nó đã trở nên rõ rệt tới kinh hoàng rằng công nghệ đã vượt xa nhân loại.
Albert Einstein




10


-
1
LƯỚT WEB TRONG LÒNG BIỂN
Hoàng Thị Lâm Oanh, 51K1, ĐTVT

Sóng Wi-Fi có thể được tìm thấy trong các đồng cỏ của châu Phi, xung quanh các sông băng
của Bắc Cực và cả trong máy bay, nhưng cho đến bây giờ thì dưới nước vẫn là một trong những
nơi Internet vẫn không thể đi đến.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Buffalo ở
New York đang phát triển một "mạng máy
tính biển sâu" mà có thể truyền dữ liệu từ các
tia cảm biến chìm trong đại dương, biển, hồ để
kết nối các thiết bị không dây của người sử
dụng.





Mục đích của việc tạo ra Internet dưới
nước là để giúp mọi người có được một đánh
giá tốt hơn về những gì đang xảy ra ở độ sâu
của đại dương. Ví dụ, Wi-Fi dưới nước có thể
giúp các nhà khoa học phát hiện sóng thần và
gửi cảnh báo cho cư dân ven biển, thu thập dữ
liệu về ô nhiễm nguồn nước và giám sát các

giàn khoan dầu khí ngoài khơi.

"Một mạng không dây dưới nước sẽ cho chúng
ta một khả năng thu thập và phân tích dữ liệu
từ các đại dương", Tommaso Melodia, Nhà
nghiên cứu của dự án cho biết. "Gửi các thông
tin này cho bất cứ ai thông qua một điện thoại
thông minh hoặc máy tính, đặc biệt là khi một
cơn sóng thần hoặc các loại thiên tai xảy ra hệ
thống có thể phát ra cảnh báo sớm hơn."
"Chúng tôi thậm chí có thể sử dụng nó để theo
dõi cá, động vật biển và tìm hiểu làm thế nào
để bảo vệ chúng tốt nhất". Melodia khẳng
định.
Được biết, mạng không dây điển hình sử
dụng sóng vô tuyến để truyền dữ liệu, nhưng
sóng vô tuyến không truyền được trong nước.
Cơ quan làm sử dụng thông tin liên lạc dưới
nước như Hải quân và Đại dương Quốc gia và
Cơ quan Khí quyển đều phải sử dụng sóng âm
thanh. Trong khi sóng âm thanh làm việc, để
gửi thông tin thì phải được chuyển đổi thành
sóng radio. Đó là một quá trình gồm nhiều
bước.
Nghiên cứu của Melodia và nhóm của ông
dựa trên cách truyền dữ liệu từ các mạng cảm
biến ngập nước trực tiếp đến máy tính xách
tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng và
các thiết bị không dây khác. Gần đây, các nhà
nghiên cứu đã thử nghiệm thành công mạng

máy tính dưới nước trong hồ Erie.
Thời gian gần đây, các nhà khoa học đã tiến
bộ đáng kể về nỗ lực đưa Internet xuống nước.
___________________________________________________

ROBOT NHỎ VÀ KHÉO NHƯ RUỒI
Cao Đình Cường, 51K1, ĐTVT

Chẳng những sở hữu thân hình nhỏ như ruồi, robot mà các nhà khoa học của Đại học
Harvard chế tạo còn có thể thực hiện các động tác của ruồi.



11


-
1


Các nhà khoa học của Đại học Harvard tại
Mỹ dùng sợi carbon để chế tạo loại robot có
kích thước tương đương ruồi. Khối lượng của
nó chưa tới gram.


Nó bay rất nhanh nhờ những "bó cơ điện
tử" hỗ trợ đôi cánh, BBC đưa tin.

"Chúng tôi đã tạo ra những robot bay nhỏ nhất

thế giới", tiến sĩ Kevin Ma và tiến sĩ Robert
Wood, hai thành viên trong nhóm nghiên cứu,
phát biểu.
Giống như ruồi, robot của Đại học Harvard
có thể thực hiện những động tác phức tạp, khéo
léo nhờ các chuyển động cánh vô cùng chính
xác. Bằng cách thay đổi liên tục lực nâng và
lực đẩy với tốc độ siêu nhanh, cánh có thể giúp
robot lượn, bay lên hoặc thực hiện những động
tác tránh né. Chẳng hạn, nó có thể chuyển
hướng đột ngột trong lúc bay để tránh cú đập
của tay người. Những chiếc cánh đập với tần
suất lên tới 120 lần mỗi giây.
Mục tiêu của nhóm nghiên cứu là chế tạo
"ruồi máy" để tìm hiểu cơ chế bay của ruồi.
Nhưng họ nhận định rằng nó có thể trở thành
công cụ hữu hiệu trong những hoạt động tìm
kiếm và cứu hộ. Chẳng hạn, chúng có thể luồn
lách trong những không gian hẹp của các tòa
nhà sập. Ngoài ra, Ma cho rằng "ruồi máy" còn
có thể thụ phấn cho hoa, giống như ong mật.

___________________________________________________

KỸ NĂNG MỀM VÀ BẠN

Lê Thị Hiền, 52K, ĐTTT

ho tôi hỏi trong số tất cả các bạn ai có thể mạnh dạn nói rằng bạn đã có khả năng giao
tiếp khéo léo, bạn đã đủ tự tin để thuyết trình trước đám đông, đủ khả năng làm việc nhóm

và biết cách quản lí thời gian. Tôi
tin chắc rằng sẽ không có nhiều
người dám mạnh dạn nói điều này
bởi vì bạn đang mải lo chơi game,
online facebook,bạn phải ngủ đủ
ngày 9, 10 tiếng hay hơn thế… Và
quan trọng hơn là bạn biết rằng
nó quan trọng, biết nó là chìa
khóa thành công nhưng bạn vẫn
thờ ơ với nó, không tìm cách để có
C



12


-
1
được nó, không tự tìm kiếm ơ hội để luyện tập và dĩ nhiên như vậy bạn sẽ mãi là người thiếu tự
tin và thiếu kĩ năng sống.

Tại sao tôi lạị nói như vậy bởi đây là
những thứ bạn đã nghe quá nhiều rằng nó
quan trọng, rằng không có nó bạn sẽ không
thể làm việc tốt. Vậy nó là gì? Chúng ta hãy
cùng tìm hiều về nó nhé!
Ngày nay trình độ học vấn và các bằng
cấp chưa đủ để quyết định trong việc tuyển
dụng lao động của nhiều doanh nghiệp và

người sử dụng lao động. Họ còn căn cứ vào
yếu tố cá nhân như kỹ năng, sự nhạy bén
trong sử lý công việc và giao tiếp của mỗi
người lao động, các yếu tố này được người
ta gọi là “Kỹ năng mềm” hay soft skills. Vậy
soft skills là những cái gì? Nó ngày càng phổ
biến trong đời sống văn phòng.
Soft skills là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ
năng quan trọng trong cuộc sống con người
như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm
việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,
thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và
đổi mới, kĩ năng ngoại ngữ… Là những thứ
thường không được học trong nhà trường,
không liên quan đến kiến thức chuyên môn,
không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá
tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá
tính của từng người. Chúng quyết định bạn
là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả
cao trong công việc.
“Soft skills” còn mô tả những đặc tính
riêng về tính cách của người xin việc như sự
duyên dáng trong giao tiếp, sự thân thiện và
tinh thần lạc quan. “Soft skills” bổ trợ cho
“hard skills”, là những kỹ năng chính nhà
tuyển dụng yêu cầu ở ứng viên.
Những kỹ năng cứng (hard skills) ở nghĩa
trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch,
khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và
sự thành thạo về chuyên môn. Bạn nghĩ rằng

người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các
bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh
nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị
trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể
không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công
việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả
những kỹ năng “mềm” vì thực tế cho thấy người
thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức
chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi
những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa
dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết
hợp cả hai kỹ năng này:
1. Kỹ năng học và tự học (learning to learn)
2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
3. Kỹ năng thuyết trình (Oral
communication skills)
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem
solving skills)
5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative
thinking skills)
6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần
tự tôn (Self esteem)
7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực
làm việc (Goal setting/ motivation
skills)
8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự
nghiệp (Personal and career development skills)
9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan
hệ (Interpersonal skills)
10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)

11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả
(Organizational effectiveness)
13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership
skills)
“Soft skills” ngày càng được đánh giá cao.
Rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng những kỹ
năng thiên về tính cách này và xem đây là một
trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. Như
vậy, cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc
ngày càng năng động, nhiều sức ép và tính cạnh
tranh thì kỹ năng “mềm” là một yếu tố không thể
thiếu đặc biệt với người trẻ. Sinh viên khoa Điện
tử Viễn thông chúng ta chỉ biết hàn mạch. Biết
lập trình thôi là chưa đủ, chúng ta phải biết giao
tiếp, luôn tự tin,có kĩ năng ngoại ngữ. Vậy chúng
ta hãy cùng cố gắng học tập nghiên cứu để có
kiến thức chuyên môn vững chắc đồng thời cũng



13


-
1
tự tìm cho mình môi trường, cơ hội để rèn
luyện,phát triển kĩ năng mềm để kéo gần
khoảng cách giữa bạn và những cơ hội tốt khi sau
này ban ra trường nhé. Chúc các bạn thành công !






___________________________________________________

TIẾNG ANH CHO ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
Hà Thanh Phi - CĐ 52K

Trong xu thế hội nhập, xã hội hóa công nghiệp hóa
đất nước, vấn đề ngoại giao với các nước khác nhau
trên thế giới đang được đẩy mạnh nhằm phát triển mọi
mặt và trên mọi phương diện, điều này đồng nghĩa với
việc chúng ta phải đầu tư nâng cao trình độ, tầm hiểu
biết cho mọi thế hệ đặc biệt là sinh viên khi đang ngồi
trên giảng đường đại học, một trong những yếu tố
quan trọng nhất bên cạnh trình độ chuyên ngành đó là
tiếng anh, một môn học không thể thiếu và có thể xem
như đó là ngôn ngữ thứ hai của tất cả các quốc gia
khác. Điện Tử Truyền Thông là một ngành học tiêu
biểu cho sự năng động sáng tạo của sinh viên trong
thời đại công nghệ đang phát triển không ngừng. Vì
vậy , tiếng anh cho điện tử viễn thông là một vấn đề cấp thiết mà chúng ta cần phải ra sức đầu tư
và học tập.
Có một thực tế đó là đa số sinh viên rất sợ
phải sử dụng tiếng Anh và thầm chí ngại tiếp
xúc với những tài liệu hay nói chuyện bằng
tiếng Anh . Theo bản thân tôi, nguyên nhân
quan trọng nhất của vấn đề này là chúng ta đã

xem tiếng Anh là môn học quá khó, cho nên
chúng ta thường trốn tránh những gì liên quan
tới nó, rồi một thời gian dài qua đi, các bạn sẽ
cảm thấy việc mình có thể nói và đọc tài liệu
ngoại ngữ là một điều không thể, nếu các bạn
nghĩ như vậy thì đó quả là một điều đáng tiếc.
Đơn giản các bạn học điện tử truyền thông
phải hiểu rằng ngành của chính bản than mình
theo học không thể thiếu kỹ năng ngoại ngữ
được. Hiểu biết tiếng Anh có thể giúp các bạn
đọc đúng nội dung các tài liệu về chuyên
ngành khi nghiên cứu và thực hành một thiết
bị đắt tiền được mua từ nước ngoài, mọi thuật
ngữ kỹ thuật bây giờ đều sử dụng tiếng anh
cho nên nếu các bạn không biết sẽ không hiểu
và không thể vận hành các thiết bị đó. Sau này
khi tốt nghiệp , các ban sẽ làm hồ sơ thi tuyển
vào các công ty trên toàn quốc, đâu đâu cũng
ngoài trình độ chuyên ngành , người ta còn cần
tới kỹ năng tiếng Anh của các bạn. Như vậy,
dù các bạn không muốn cũng phải hiểu rằng
mình nên suy nghĩ lại và tìm cho mình một
phương pháp học tiếng anh thực sự có hiệu
Người có lòng tin thì mạnh mẽ; người lắm nghi ngờ thì yếu ớt. Niềm tin mãnh liệt vượt lên
trên những hành động to tát.
Louisa May Alcott



14



-
1
quả. Có như thế các bạn mới thực sự trang bị
cho mình một yếu tố quan trọng khi cầm hồ sơ
đi xin việc.
Hiểu được tầm quan trọng của tiếng anh rồi
nhưng vấn đề quan trọng của chúng ta bây giờ
đó là xác định cho mình một phương pháp học
tiếng anh thế nào có hiệu quả nhất . Sau đây là
một số phương pháp cơ bản mà các bạn nên
tham khảo đó là:
- Nghe chính là chìa khóa của thành công
Để trở nên
thông thạo tiếng
Anh bạn nên có
nhiều sự nghe đi
nghe lại, đó là
cách huy nhất,
bạn nên học với
đôi tai, không học bằng mắt. Nghe như thế nào
là tốt nhất? Nghe những gì có thể hiểu được và
nghe lại nhiều lần. Cả 2 đều quan trọng: phải
hiểu những gì mình nghe được và nghe đi
nghe lại. Nếu bạn không hiểu những điều bạn
nghe hoàn toàn vô nghĩa, điều đó giải thích tại
sao nghe tiếng Anh trên TV không giúp nhiều
cho bạn, đa phần là bạn không hiểu hết câu
chuyện, nó quá khó và quá nhanh. Điều đó thật

sự đúng chứ? Nếu bạn không hiểu khả năng
tiếng Anh của bạn không được cải thiện, vì thế
những tư liệu luyện nghe phải dễ, do đó bạn
nên nghe từ những bài dễ. Đa phần những sinh
viên thường chọn nghe những bài phức tạp và
khó cho nên việc học của họ rất chậm. Chọn
nghe những bài dễ bạn sẽ nói nhanh hơn.
- Luyện nói với người khác càng nhiều càng
tốt
Nếu có thể hãy cố
gắng luyện tập trong
những tình huống nói
chuyện chuẩn. Có thể
bạn nên tham gia một
câu lạc bộ tiếng Anh
như câu lạc bộ tiếng
Anh hàng tuần hay một tổ chức nào đó sẽ giúp
bạn luyện tập nói tiếng Anh được nhiều hơn.
Bên cạnh đó hãy tập nói chuyện một mình
hoặc bạn có thể luyện nói về một chủ đề cụ
thể, hay viết một thẻ câu hỏi và luyện tập trả
lời chúng. Quan trọng hơn nũa đó là tăng vốn
từ vựng để bạn có thể nói chuyện về nhiều chủ
đề khác nhau. Cố gắng và học hỏi nhiều từ
mới hữu dụng trong nhiều văn cảnh. Sử dụng
một bộ từ điển lớn là một cách hiệu quả để
tăng vốn từ vựng.
- Đọc hiểu .
Đây là kỹ năng
rất cần thiết cho các

doanh nhân và sinh
viên. Nó giúp người
đọc phân biệt được
phần nào quan
trong hơn còn phần
nào kém quan trọng
hơn trong một mẩu tin. Phần quan trọng hơn
thường là danh từ (đặc biệt là những cái tên
trong một mẩu tin về sự kiện có thật) và các
động từ. Những điểm khác cần lưu ý khi đọc
lướt là các con số ( như số liệu thống kê,
ngày tháng) và thời của động từ (liệu hành
động được diễn ra ở thời quá khứ, hiện tại
hay tương lai) . Những phần quan trọng hơn
có thể là các từ như “a”, “the”, “or”, “and”,
“if”, “as” các từ được lặp lại, hay một số
tính từ và trạng từ.
-Bạn nên luyện viết mỗi ngày
Vì mọi kĩ năng
tiếng Anh đều cần sự
luyện tập, bạn hãy viết
về những gì bạn thích,
về mọi thứ quanh bạn
hay viết về chính bạn,
bạn có thể viết nhật kí
bằng tiếng Anh, và
đừng sợ viết sai. Viết
nhiều sẽ giúp bạn rèn luyện tư duy, cách suy
nghĩ và nâng cao vốn từ vựng. Một điều quan
trọng nữa là bạn cũng cần có vốn từ vựng tiếng

Việt phong phú để hiểu được điều bạn muốn
diễn tả. Tuy nhiên,khi viết bạn hãy cố gắng
viết những gì bạn suy nghĩ bằng tiếng Anh,



15


-
1
đừng viết bằng tiếng Việt rồi dịch sang tiếng
Anh …
Trên đây là những phương pháp tự học
tiếng Anh mà tôi tìm hiểu và đang áp dụng cho
bản thân mình. Mong rằng sau khi đọc, các
bạn sẽ hiểu được phần nào và từ đó cố gắng
xây dựng cho mình một cách học thật hiệu
quả. Hãy xem như đó là một sở thích của
mình. Chúc các bạn thành công trên con
đường học tập và lập nghiệp trong tương lai !




_________________________________________________________________
CÂU LẠC BỘ ROBOCON - KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Trần Trung Hào, 52K, ĐTTT



Qua nhiều tìm hiểu tôi đã thi vào đại học
vinh với chuyên ngành Điện Tử Truyền Thông.
Với một ước mơ đưa robocon đại học Vinh lần
đầu tham gia giải quốc gia. Bỡ ngước bước vào
môi trường đại học và bắt đầu được tiếp xúc
với những gì mình đã ấp ủ bấy lâu. Được sự
giúp đỡ của các anh khoá trước tôi đã tham gia
CLB điện tử của khoa và bắt đầu làm quen dần
với các phần mềm và các mạch điện. kết thúc
nắm thứ nhất với những kiến thức nhất định.
Năm học thứ 2 cũng là năm mà tôi đã bắt đầu
thực hiện ấp ủ bây lâu. Vào gần cuối năm học
thứ 2 CLB RoBocon khoa Điên Tử Viễn
Thông trường Đại học Vinh đã ra đời. không
thực sự dễ đàng và suôn sẻ.mãi đến năm nay
năm học thứ 3 thì CLB với đi vào hoạth động
theo quy cũ và bước đầu đã thấy được dấu hiệu
tích cực với sự tham gia nhiệt tình của các bạn
sinh viên. Với những kế hoạch định hướng
hoạt động kết hợp giũa lí thuyết và thực hành
ngay tại các buổi sinh hoạt cũng với sự kết hợp
học tiếng Anh sau mỗi buổi sinh hoạt. tôi tin
răng clb đang đi đúng hướng và sẽ đạt được
những kết quả nhất định. Học đi đôi với hành.
Bên cạnh những buổi sinh hoạt trên lớp
CLB còn thành lập nhóm để thiết kế và chế tạo
Robot để trong tương lai không xa robocon đại
học vinh sẽ góp mặt ở gải đấu quốc gia tổ chức
mỗi năm. Dẫu biết sẽ gặp nhiều khó khăn

những với sự nhiệt tình giúp đỡ của ban chủ
nhiệm khoa cùng các thầy cô giáo trong khoá
chúng tôi sẽ cố gắng vượt qua và thu những kết
quả tốt để làm rạng danh khoa Điện Tử Viễn
Thông.


"Từng chút từng chút một là bí quyết thành công. Little by little does the trick".

Aesop


Nếu bạn không lập trình chính mình, cuộc sống sẽ lập trình bạn!
Les Brown




16


-
1
CLB RoBocon nơi các bạn thoả sức thiết kế và sáng tạo. Chúng tôi mong cá bạn tham gia để trau
dồi kiến thức và nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn sau này.


___________________________________________________

CẢM BIẾN HỒNG NGOẠI TRONG ROBOT


Võ Trí Lĩnh, 52K, ĐTTT

Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của
khoa học công nghệ, việc nghiên cứu - thiết kế
- chế tạo robot đang trở thành một trào lưu mới
trong sinh viên các trường công nghệ. Để giúp
các bạn sinh viên có cơ hội hiểu thêm về robot,
mình xin giới thiệu một hệ thống quan trọng
trong việc thiết kế robot đó là hệ thống cảm
biến dò đường, nó giúp robot có thể di chuyển
chính xác, linh hoạt trên đường đã lập trình.
Cơ sở khoa học: Chúng ta đã biết ánh sáng
có 7 màu cơ bản và có tính chất truyền thẳng,
phản xạ Thông thường đường đi của robot
phân ra làm 2 màu cơ bản đó là đen và trắng,
robot đi trên đường có màu đen. Màu đen thì
hấp thụ ánh sáng, còn màu trắng thì phản xạ
các ánh sáng truyền đến. Dựa vào cơ sở đó ta
thiết kế hệ thống dò đường theo nguyên lý:
Cho robot phát ra ánh sáng chiếu xuống mặt
đường, nếu đường có màu trắng thì ánh sáng bị
phản xạ ngược lại, còn nếu đường có màu đen
ánh sáng bị hấp thụ. Tại nơi ánh sáng phản xạ
ta đặt hệ thống thu quang giúp robot nhận biết
có ánh sáng phản xạ hay không.
Cấu tạo cơ bản: Có nhiều loại cảm biến
khác nhau như cảm biến quang, cảm biến hồng
ngoại, Trong bài này mình xin giới thiệu cảm
biến hồng ngoại bởi nó đơn giản, dễ sử dụng,

giá thành rẻ mà hiệu quả cao. Một cảm biến
hồng ngoại bao gồm các cặp thu phát hồng
ngoại. Bộ phận phát hồng ngoại là LED hồng
ngoại, cấu tạo là một diode phát ra ánh sáng
hồng ngoại. Bộ phận thu hồng ngoại là một
photodiode hay là phototransistor, khi có ánh



17


-
1
sáng thì trong nó có dòng điện chạy qua, cường
độ ánh sáng càng mạnh thì dòng điện càng lớn.
Nguyên lý hoạt động:
LED phát sẽ phát ra tia hồng ngoại hướng
xuống mặt đường, đường phản xạ các tia hồng
ngoại này tới LED nhận, làm xuất hiện một
dòng điện và một điện áp ở ngỏ ra trên LED
nhận. Nếu mặt đường màu đen thì ánh sáng
phản xạ yếu, điện áp ngỏ ra ở mức cao. Nếu
mặt đường màu trắng thì ánh sáng phản xạ
mạnh, điện áp ngỏ ra ở mức thấp. Dựa vào tín
hiệu ngỏ ra mà robot xác định vị trí của mình.
Tuy nhiên trên thực tế ánh sáng phản xạ với
cường độ không ổn định và bị nhiễu nhiều do
môi trường vì vậy ta cần quy định với điện áp
ra bao nhiêu thì đường màu đen, bao nhiêu thì

đường màu trắng. Để robot hoạt động tốt ta
phải sử dụng nhiều cặp thu phát hồng ngoại, số
cặp thu phát càng nhiều thì robot hoạt động
càng linh hoạt, tuy nhiên khả năng bị nhiễu
càng cao do chúng gây nhiễu lẫn nhau. Do đó
một robot thường có 4->8 cặp thu phát được bố
trí hợp lý, đồng thời được che chắn tốt nhằm
chống nhiễu.
Điều khiển cảm biến:
Tín hiệu thu được ở đầu ra trên LED thu là
tín hiệu tương tự do đó chúng ta cần sử dụng
một bộ biến đổi để cho tín hiệu đầu ra là tín
hiệu số. Ở đây ta có thể dùng IC LM393,
LM324, với mức điện áp cung cấp là 5V thì
tín hiệu đầu ra của IC là 0V hoặc 5V tương
ứng với tín hiệu vào. Để điều khiển robot ta có
thể sử dụng một vi điều khiển, thông dụng nhất
là 8051. Tín hiệu sau khi ra khỏi bộ so sánh
được đưa vào vi điều khiển để xử lý.
Một robot có nhiều cặp thu phát thì cần phải
điều khiển quét các LED thu phát thích hợp.
Có 2 phương pháp chính là quét song song và
quét tuần tự.
Quét song song là quét đồng thời các LED
thu phát và so sánh mức tín hiệu để đưa đồng
thời tín hiệu từ các LED vào vi điều khiển. Ưu
điểm của phương pháp này là tốc độ nhanh tuy
nhiên do quét các LED đồng thời nên khả năng
xuất hiện nhiễu cao dẫn đến kết quả không
chính xác.

Quét tuần tự là quét lần lượt các LED thu
phát theo thứ tự lập trình. Quét tuần tự tuy tốc
độ chậm nhưng đảm bảo được ít nhiễu hơn.

___________________________________________________





“Bạn không thể nhìn thấy trước tương lai nhưng phải luôn luôn hướng đến nó. Chính
niềm tin đó giúp tôi không bao giờ thất vọng và làm nên những điều phi thường trong
suốt cuộc đời tôi”.
"Công việc chiếm một phần lớn trong cuộc đời bạn, vì thế cách tốt nhất để bạn hài lòng
về cuộc sống là hãy thực hiện nó một cách tốt nhất có thể. Và để làm việc đó thật tốt,
trước hết bạn phải yêu thứ mà bạn đã chọn. Nếu bạn chưa có được tình yêu đó, hãy tiếp
tục tìm kiếm, đừng ngồi một chỗ".
Steve Jobs




18


-
1
Hướng dẫn
ROBOCON Sample Robots
Hồ Xuân Sơn, 51K1, ĐTVT


I. Điều khiển DC Motor
1. Giới thiệu hoạt động DC motor
Để cho motor 1 chiều hoạt động, chúng ta
cần đặt 1 điện áp 1 chiều vào motor and 1 dòng
điện 1 chiều sẽ chạy qua motor, motor sẽ quay
theo 1 chiều nào đó.
Nếu chúng ta đổi chiều của điện áp 1 chiều
này, motor sẽ quay ngược lại.
Chú ý: điện áp V và dòng I không nên vượt
quá giá trị được ghi trên motor, nếu không
motor sẽ bị hỏng. Tuy nhiên nếu ta đặt 1 điện
áp thấp hơn V hoặc 1 dòng điện thấp hơn I, thì
tốc độ và độ chịu tải của motor sẽ giảm theo.
2. Điều khiển hướng chuyển động dùng
mạch cầu H
Để điều khiển hướng quay của motor 1
chiều, chúng ta cần đặt điện áp lên motor. Có 1
mạch phổ biến dùng để điều khiển motor gọi là
cầu H. Nó được gọi như vậy bởi vì mạch này
trông giống hình chữ ‘H’. Một trong những
khả năng cực hay của mạch này là nó cho phép

điều khiển motor tiến lên hoặc lùi lại ở bất kỳ
tốc độ nào, ngoài ra nó còn có thể dùng 1
nguồn điện độc lập [1].
Khi đầu vào ‘Direction’ ở trạng thái cao thì
motor sẽ chuyển sang chế độ hướng bình
thường. Nếu đầu vào ‘Direction’ ở trạng thái
thấp thì motor sẽ quay ngược chiều.

Có rất nhiều loại IC dùng cho mạch cầu H.
Loại phổ thông dùng cho motor dòng thấp là
L293B và motor dòng cao là L298.
3. Điều khiển DC motor dòng nhỏ (1A)
dùng L293B
Ứng dụng điển hình của L293B được vẽ
trên hình dưới [2]. Vs là điện áp đặt vào motor
và có thể lên tới 36V. Dòng lớn nhất của
L293B có thể lên tới 1A mỗi kênh. Một IC
L293B có thể dùng để điều khiển 2 motor. Đầu
vào 2 và 7 dùng để điều khiển motor 1. Đầu 10
và 15 dùng để điều khiển motor 2. Diode D1
và D8 tạo 1 mạch cặp. L293B là một IC phổ
thông có thể mua ở các cửa hàng điện tử (giá
khoảng 20 ngàn đồng – tham khảo
www.skynet.com.vn).
Trong các robot tự động, chúng tôi sử dụng
con L293B để điều khiển motor rẽ trái và phải.
Mạch được vẽ trên hình dưới đây.
Trong sơ đồ P1.1 và P1.3 là các tín hiệu
điều khiển chiều motor từ con vi sử lý 87C552.
Những tín hiệu điều khiển hướng này được tổ



19


-
1

hợp AND với các tín hiệu điều biến độ rộng
xung PWM0 và PWM1 để điều khiển tốc độ
motor. Chúng tôi sẽ giải thích việc điều khiển
này trong mục sau.
Nguồn motor được cung cấp vào chân 8 của
con L293B. Điện áp thực tế phụ thuộc vào
thông số của motor, thường từ 9V đến 12V.
Robot mẫu này sử dụng điện áp 12V. Chân 16
được nối vào điện áp 5V logic dùng làm nguồn
IC.
L1 và L2 tách nguồn nuôi L293B ra khỏi hệ
thống. Chúng hoạt động giống như những bộ
lọc các tín hiệu nhiễu được sinh ra bởi motor.


4. Điều khiển DC motor dòng lớn (2A)
dùng L298
L298 cũng tương tự như IC L293B nhưng
nó cho phép dòng lớn hơn. Ứng dụng điển hình
được miêu tả như sau [3].


Cho ứng dụng dòng lớn hơn, chúng ta dùng
2 kênh như hình vẽ trên. Vs là nguồn motor và
Vss là nguồn logic. Điện trở Rs được dùng để
hạn chế.
Trong robot mẫu điều khiển bằng tay, chúng
tôi dùng con L298 để điều khiển 2 motor dòng
lớn (2A). Mạch được vẽ như hình dưới đây.


5. Điều khiển tốc độ DC Motor dùng chỉnh
độ rộng xung (Pulse Width Modulation -
PWM)
Điều khiển độ rộng của xung được làm bằng
cách tắt bật nhanh nguồn điện lên motor.
Nguồn áp 1 chiều DC sẽ chuyển thành tín hiệu
xung vuông, thay đổi từ 12V xuống 0V, tạo cho
motor một loạt các cú sốc điện.
Nếu tần số bật tắt mà đủ cao, motor sẽ chạy ở
một tốc độ ổn định nhờ mômen quay của bánh
xe.
Bằng cách thay đổi chu kỳ hoạt động của tín
hiệu (thay đổi độ rộng xung – PWM), tức là
khoảng thời gian “Bật”, nguồn điện trung bình



20


-
2
đặt lên motor sẽ thay đổi và dẫn đến thay đổi
tốc độ. [4][5]
6. Phần cứng Pulse Width Modulation
(PWM)
Điều khiển độ rộng xung (PMW) có thể
dùng IC thời gian NE555. Mạch dùng IC này
được thể hiện trên hình vẽ dưới đây. [6]
Trong mạch này độ rộng “Bật” của xung

phụ thuộc vào điện áp đặt lên đầu vào chân 5
(R
A
và C giữ nguyên). Và chu kỳ của xung
vuông phụ thuộc vào tín hiệu Trigger.



Trong robot mẫu điều khiển tay, 2 IC
NE555 tạo thành phần cứng để điều khiển độ
rộng xung như trên hình vẽ. Tín hiệu điều biến
MOD được truyền từ biến trở điều khiển tốc độ
trên bàn điều khiển. VR1 và VR2 có thể được
điều chỉnh để thay đổi chu kỳ của xung vuông.
VR3 dùng để chỉnh chu kỳ của sóng.
7. Phần mềm Pulse Width Modulation
(PWM)
Sử dụng bộ vi sử lý có sẵn các tín hiệu
PWM, như 87C552 như chúng tôi dùng cho
robot mẫu, chúng tôi có thể lập trình để tạo các
sóng PWM.
Con 87C552 chứa 2 kênh điều biến PWM.
Những kênh này tạo các xung theo độ rộng và
khoảng cách được lập trình. Tần số lặp lại
được định nghĩa bởi thanh ghi 8-bit trong tên là
bộ chia PWMP, tạo nhịp đồng hồ cho bộ đếm.
Bộ chia và bộ đếm dùng chung cho cả 2 kênh
PWM. Bộ đếm 8-bit dùng đếm 255, tức là từ 0
đến 254. Giá trị của bộ đếm 8-bit được so sánh
với nội dung của 2 thanh ghi: PWM0 và

PWM1. Giả sử nội dung của những thanh ghi
này lớn hơn giá trị bộ đếm, thì đầu ra tương
ứng /PWM0 hay /PWM1 sẽ là THẤP. Nếu nội
dung những thanh ghi này mà bằng hoặc nhỏ
hơn giá trị bộ đếm, tín hiệu ra sẽ là CAO. Chu
kỳ làm việc do đó được xác định bởi nội dung
của 2 thanh ghi PWM0 và PWM1. Chu kỳ làm
việc nằm trong khoảng từ 0% đến 100% và có
thể được lập trình tịnh tiến 1/255/
Độ lặp lại của tần số f
PWM
, với các tín hiệu
ra PWMn được xác định bởi:


255)1(2 

PWMP
f
f
OSC
PWM


Nó cho ta tần số lặp lại từ 84.7Hz tới
21.7kHz (f
OSC
=11.0592MHz) trong trường hợp
của chúng tôi. Bằng cách đưa vào các thanh
ghi PWM giá trị là 00H hoặc FFH, các kênh

PWM sẽ cho tín hiệu ra mức CAO hoặc THẤP
tương ứng. Vì bộ đếm 8-bit đếm modul 255,
nó có thể không bao giờ đạt tới giá trị của các
thanh PWM khi chúng ta đặt FFH.
Khi thanh ghi so sánh (PWM0 và PWM1)
được nạp giá trị mới, thì đầu ra tương ứng sẽ
được cập nhật ngay lập tức. Việc này không
cần phải đợi đến hết chu kỳ đếm. [7]

Mã nguồn C sau đây được lập cho các đầu
ra PWM:



21


-
2
……
/* PWM for Philips 87c552 */
sfr at 0xFC PWM0 ; //Define the registers
addresses
sfr at 0xFD PWM1 ;
sfr at 0xFE PWMP ;
……

……
……
PWMP=53; //The period of the pulse (set

to around 400Hz)
PWM0=127; //Set 50% duty cycle for
/PWM0
PWM1=63; //Set 25% duty cycle for
/PWM1
……
[8][9]
II. Dùng Sensor hồng ngoại
(IR) để dò vạch trắng
1. Các đặc tính của IR sensor
Trong con robot mẫu tự động này, chúng tôi
sử dụng 2 linh kiện hồng ngoại (IR): một linh
kiện phát hồng ngoại (IR emitter) và một linh
kiện nhận (IR receiver) tạo thành 1 cặp cảm
biến sensor. Linh kiện phát sẽ tạo tia hồng
ngoại và sau khi phản xạ sẽ truyền tới linh kiện
nhận.
Dòng điện đi qua linh kiện nhận sẽ tỉ lệ với
cường độ năng lượng của tia hồng ngoại mà nó
nhận được.
Trong robot mẫu của chúng tôi, linh kiện
phát và nhận được nối mạch theo sơ đồ hình
dưới đây. Khi TX ở trạng thái thấp, dòng sẽ đi
qua linh kiện phát và nó sẽ phát ra tia hồng
ngoại. Nếu có 1 vật phản xạ mầu trắng thì năng
lượng hồng ngoại sẽ phản hồi lại và tạo một
dòng cao hơn đi qua linh kiện nhận, do đó điện
áp trên IRS0 sẽ hạ xuống. Nếu vật phản xạ có
mầu đen, hoặc mầu sẫm hơn thì điện áp trên
IRS0 sẽ nâng lên.



Đọc giá trị điện áp này chúng ta có thể phân
biệt được vạch dẫn đường màu trắng trên nền
nhà màu xanh.
2. IR Sensor điều biến
Độ chính xác của sensor hồng ngoại được
miêu tả trên phần trước bị ảnh hưởng rất nhiều
bởi ánh sáng môi trường. Mức điện áp trên đầu
ra của sensor IR không chỉ phụ thuộc vào
cường độ ánh sáng phản xạ mà còn bị thay đổi
bởi điều kiện ánh sáng môi trường.
Để giảm bớt sự ảnh hưởng của ánh sáng
môi trường, chúng tôi dùng 1 sensor hồng
ngoại điều biến thay vì sensor IR thông
thường.
Trong hệ thống sensor IR điều biến của
chúng tôi, linh kiện phát được bật và tắt bởi 1
đồng hồ. Tín hiệu nhận được sau đó đi qua 1
mạch khuếch đại 1 chiều DC như trên hình vẽ
dưới đây. Tụ C2 trong mạch sẽ chặn dòng DC
ra khỏi tín hiệu đi qua bộ khuếch đại này. Chỉ
có phần xoay chiều của tín hiệu thay đổi tương
ứng với tia hồng ngoại phản xạ phát ra từ bộ
phát là được khuếch đại và tích hợp vào mức 1
chiều ở đầu ra của mạch. Như vậy mức ra của
mạch chỉ phụ thuộc vào tia hồng ngoại mà




22


-
2
không phụ thuộc vào ánh sáng môi trường.
[10]



3. Lập trình một Robot tự động
Để hoàn thành các công việc của 1 robot tự
động trong cuộc thi Robocon 2005, robot phải
có các tính năng sau:
1. Khả năng lần theo vạch trắng
2. Khả năng nhận biết và đếm các điểm giao
nhau khi nó đi qua
1. Lần theo vạch trắng
Trong robot tự động mẫu của chúng tôi,
chúng tôi đặt 2 cặp sensor IR: bên trái (Left) và
bên phải (Right) ở phần đầu của robot. Khi
sensor trái cắt đường trắng, giá trị của sensor
sẽ hạ xuống dưới mức điện áp ngưỡng đặt
trước và chúng ta buộc phải để cho robot chạy
sang trái một vài bước để điều chỉnh hướng đi
của nó. Hoặc khi sensor phải cắt vào vạch
trắng, giá trị của sensor phải sẽ thấp hơn giá trị
ngưỡng đặt sẵn, chúng ta phải cho robot chạy
sang phải một vài bước để điều chính hướng
chạy chính xác. Nếu cả hai sensor đều không

cắt vạch trắng thì chúng ta giả định là đã đi
đúng hướng và để nó chạy thẳng.
Thuật toán lần theo vạch trắng được miêu tả
trong biểu đồ sau:



2. Dò và đếm những đường cắt
Để dò được những điểm giao nhau của các
vach khi robot chạy qua, chúng tôi kiểm tra cả
sensor trái và phải. Nếu cả hai sensor đều cắt
vạch trắng cùng lúc thì chúng ta có thể cho
rằng robot đã đi qua 1 điểm giao nhau. Trong
trường hợp này, chúng ta phải để cho robot đi
tiếp vài bước để tránh đếm 2 lần điểm giao
nhau này.

Thuật toán nhận biết và đếm điểm giao nhau
được vẽ dưới đây:




Hàm C dưới đây là ví dụ cho 1 robot lần
theo đường trắng và đếm vạch giao nhau khi
nó đi qua:
……
void move_robot(unsigned char step) {




23


-
2
int cnt;

cnt=0;
while(cnt<step) {
if (read_sensor(1)>ALIGN_THRESHOLD &&
read_sensor(2)>ALIGN_THRESHOLD) movet(FORWARD,1,0);
else if (read_sensor(1) <=ALIGN_THRESHOLD
&& read_sensor(2) >ALIGN_THRESHOLD)
movet(TURN_LEFT,1,80);
else if (read_sensor(2) <=ALIGN_THRESHOLD
&& read_sensor(1) >
ALIGN_THRESHOLD) movet(TURN_RIGHT,1,80);
else if (read_sensor(2) <=ALIGN_THRESHOLD
&& read_sensor(1) <=ALIGN_THRESHOLD) {
cnt++;
movet(FORWARD,8,0);
}
}
stop();
}
……

……


move_robot(3); // move the robot for 3 cross line
……

[1]
[2] />robotics/downloads/datasheets/L239B.pdf
[3]
[4]
[5]
/>/mrobot6.ppt
[6]
/>df
[7]
/>8xc5x2_ov.pdf
[8]
/>/87c552.h
[9]
/>/demo.c
[10] bottom.pdf
[11] RoboconDemo05.c







__________________________________________________







"Chừng nào một người vẫn còn khả năng tự làm mới bản thân, anh ta vẫn còn đang
sống.
So long as a person is capable of self-renewal they are a living being".
Henri Frederic Amiel




24


-
2
THIẾT BỊ BAY DẠNG QUADROTOR

Nguyễn Xuân Phú, 51K2, ĐTVT

1. Lịch sử phát triển quadrotor
Chiếc quadrotor đầu tiên trên thế giới ra đời
năm 1907 do 2 anh em nhà khoa học người
Pháp Charles Richet và Charlaes Breguet chế
tạo. Nó được mang tên là “Breguet – Richet
Gyroplane No 1”. Yêu cầu được đưa ra là nó
có thể cất cánh khỏi mặt đất với 1 phi công.
Một động cơ 8 xi- lanh được sử dụng để quay
4 cánh quạt. Mỗi cánh quạt có 4 bản cánh. Hệ
thống dây đai và pu-li được gắn lên nhằm

truyền động từ động cơ cho các cánh. Bộ
khung của chiếc quadrotor này làm từ các ống
thép. Tổng trọng lượng của nó vào khoảng
500kg. Lần bay thử nghiệm đầu tiên diễn ra tại
Douai- Pháp vào năm 1907. Nó đã có thể nâng
cao khỏi mặt đất 1,5 m.



Hình 1. Breguet- Richet Gyroplane No 1
Đến năm 1920, Etienne Oemichen, đã chế tạo
một chiếc quadrotor với 8 cánh quạt linh hoạt
nhằm điều khiển và tạo lực đẩy. Ban đầu, nó
được gắn thêm một khí cầu để nâng và giữ ổn
định cho cỗ máy này. Năm 1924, Oemichen đã
thành công khi cho chiếc quadrotor bay mà
không cần sự trợ giúp của khí cầu. Sau đó, nó
không bao giờ được sử dụng nữa .


Hình 2. Quadrotor của Etienne Oemichen
Trong năm 1922, Georges de Bothezat và
Ivan Jerome thành công khi thiết kế chiếc
quadrotor khổng lồ phục vụ cho quân đội Mỹ.
Cỗ máy này đã được điều khiển bằng cách thay
đổi đơn lẻ hoặc cùng lúc các góc xoắn của
cánh quạt. Ngoài ra nó còn được gắn thêm 4
cánh quạt loại nhỏ để trợ giúp điều khiển.
Chiếc quadrotor này được đặt tên là ”Bạch
tuộc bay”. Những dự án này bị hủy bỏ ngay lập

tức vì khả năng bay thấp, giá thành cao.
Từ đó, các cấu hình của quadrotor không còn
được chú ý như trước. Cho đến những năm
1980, quadrotor lại được quan tâm trở lại với
kết cấu đơn giản, khả năng mang tải cao và giá
thành thấp.
Chiếc Draganflyer của hãng sáng chế
Draganfly, là một trong những chiếc quadrotor
thương mại điều khiển bằng sóng radio rất nổi
tiếng. Nó được trang bị một bảng mạch điều
khiển vị trí. Draganflyer có thể rất dễ dàng bay
so với một chiếc trực thăng thông thường.
Khung của nó làm bằng ống sợi các-bon có
trọng lượng nhẹ nhưng đủ bền. Draganflyer sử
dụng 3 cảm biến góc Gyro để giữ thăng bằng.
Ngày nay, rất nhiều nhà nghiên cứu sử dụng
Draganflyer như một phương tiện cơ bản phục
vụ cho các công việc nghiên cứu.




25


-
2




Hình 3. Draganflyer
Chiếc quattrocopter [7] cũng là một trong
những chiếc quadrotor siêu nhỏ đáng được
quan tâm của cơ quan hàng không vũ trụ châu
Âu. Nó có trọng lượng khá nhỏ(0.5kg), có khả
năng mang một camera và các cảm biến khác.
Quattrocopter là chiếc quadrotor thương mại
duy nhất được thiết kế cho hệ thống công
nghiệp và các ứng dụng quốc phòng. Một bảng
mạch điều khiển có tên hệ thông tự lái hàng
không siêu nhỏ, bao gồm 6 cảm biến, hệ thống
định vị GPS, cảm biến dữ liệu áp suất không
khí và một vi điều khiển. Quattrocopter được
thể hiện như hình 4.

Hình 4. Quattrocopter
Chiếc X4 flyer Mark II [8], được thiết kế và
chế tạo tại Đại học Quốc gia úc nhằm cho sinh
viên tìm hiểu các vấn đề về lực đẩy và sự cân
bằng. Nó được thiết kế như một ứng dụng
trong nhà.



Hình 5. X4- flyer Mark II
Một nhóm nghiên cứu tại đại học Stanford
với hệ thống kiểm tra tĩnh cho quá trình điều
khiển đa trạm(STARMAC), đã sử dụng
quadrotor như một thiết bị cơ bản để nghiên
cứu thuật toán điều khiển đa trạm nhằm loại bỏ

các yếu tố vật lí không có ích. Một hệ thống
điều khiển PID đã được phát triển cho quá
trình điều khiển vị trí bằng vòng lặp. Các thiết
bị giao tiếp và điều khiển động cơ hoạt động
qua 2 vi điều khiển PIC. Mạch cảm biến bao
gồm một khối IMU có chức năng đưa ra 9
trạng thái của hệ thống( nghiêng, lật, xoay, 3
vận tốc góc và gia tốc góc theo 3 trục XYZ),
một bộ thu tín hiệu định vị toàn cầu GPS và
một cảm biế siêu âm. Thuật toán lọc Kalman
được đưa vào nhằm phối hợp tín hiệu từ các
cảm biến. Ngoài ra nó còn được trang bị bộ thu
phát không dây Bluetooth cho quá trình trao
đổi thông tin giữa quadrotor và trạm mặt đất.
Trạm mặt đất bao gồm một máy tính xách
tay chạy chương trình Labview nhằm kết nối
trực tiếp quadrotor với hệ thống 4 máy tính có
nhiệm vụ phân tích và đưa ra hướng bay cho
mỗi chiếc quadrotor.
2. Lý thuyết điều khiển quadrotor

×