Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Những quảng cáo “láo” nhất trong lịch sử pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.5 MB, 18 trang )




Những quảng cáo “láo”
nhất trong lịch sử
Ai cũng thừa hiểu rằng, các chương trình quảng cáo chưa bao giờ được
coi là thật 100%. Nhưng có những quảng cáo đã nói dối người tiêu dùng
quá mức cho phép và gây ra những tác dụng tai hại.
Trang Business Insider “điểm mặt” những quảng cáo bị cho là mang nội
dung lừa đảo nhất từ trước đến nay:
Quảng cáo “thần dược” của bác sỹ Koch

Từ năm 1919, một bác sỹ có tên William Frederick Koch đã tạo ra một loại
thuốc có tên glyoxylide và tuyên bố là có thể chữa được tất cả mọi loại bệnh
mà con người có thể mắc phải, bao gồm cả bệnh lao và ung thư. Tuy nhiên,
vào năm 1948, các bác sỹ đã kiểm nghiệm và phát hiện ra rằng loại thuốc
này chẳng qua chỉ là nước cất.
Nhiều bệnh nhân ung thư được Koch điều trị bằng thuốc này đã tử vong. Cơ
quan Thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) lớn tiếng tuyên bố sẽ xử lý Koch,
nhưng không tìm được đủ bằng chứng để buộc tội ông ta. Về sau, Koch bỏ
trốn sang Brazil vào cuối những năm 1940.
Trang web tìm bạn Classmates.com

Trước khi có mạng xã hội Facbook, không ít người đã đăng ký vào trang
Classmates.com để tìm bạn học cũ của mình. Thậm chí, trang này còn cung
cấp địa vị thành viên “Vàng” để người sử dụng có thể gửi email cho bạn cũ.
Một thành viên có tên Anthony Michaels bị lôi kéo trở thành thành viên
“Vàng” của Classmates.com sau khi trang web này gửi cho anh một bức
email nói rằng, một người bạn cũ đang tìm cách liên lạc với anh. Tuy nhiên,
đó chỉ là một chiêu tiếp thị, và Michael đã đâm đơn kiện tập thể.
Kết quả là, vào năm 2010, Classmates.com phải bồi thường tổng cộng 9,5


triệu USD cho các thành viên của mình, tương đương mức bồi thường 3
USD/người.
Quảng cáo thuốc Airborne chống cảm lạnh

Được tiếp thị như một loại thuốc có khả năng tiêu diệt các loại vi trùng và vi
khuẩn gây nên các bệnh cúm và cảm lạnh song Airborne chẳng có tác dụng
gì hơn Vitamin C. Một vụ kiện tập thể đã diễn ra nhằm vào Airborne và
công ty này mất 23,3 triệu USD tiền bồi thường.
Quảng cáo thuốc cường dương Extenze và Enzyte

Hai loại thuốc này được quảng cáo là sẽ giúp phái mạnh tự tin hơn, nhưng
thực tế không phải vậy. Năm 2010, Extenze đã phải nộp phạt 6 triệu USD,
còn Steve Warshak, “nhà sáng chế” ra Enzyte bị kết án tù 25 năm vì lừa dối
người tiêu dùng.
Các loại kem dưỡng da L'Oreal, Lancome và Olay



Cơ quan Tiêu chuẩn quảng cáo Anh quốc đã cấm các quảng cáo kem dưỡng
da trên vì đây là các quảng cáo sử dụng thái quá công nghệ chỉnh sửa ảnh
(photoshop) để thổi phồng tới mức gây hiểu lầm công dụng làm đẹp.
Thiết bị gây sốc điện của Dr. Clark's Zapper

Một công ty có tên Dr. Clark ở Thụy Sỹ đã sản xuất ra một thiết bị gây sốc
điện có tên Zapper và quảng cáo rằng, thiết bị này có thể chữa được tất cả
các bệnh ung thư lẫn bệnh AIDS. “Tất cả các bệnh ung thư đều giống nhau,
do một loại ký sinh trùng gây nên… Nếu bạn tiêu diệt ký sinh trung này,
bệnh ung thư sẽ được chữa ngay lập tức”, công ty này khẳng định. Nhà chức
trách Mỹ đã buộc công ty này bồi hoàn tiền cho khách hàng vào năm 2004
và liệt công ty này vào danh sách “lừa đảo”.

Quảng cáo xăng của Amoco

Vào thập niên 1990, công ty Amoco đã chi hàng triệu USD để quảng cáo
rằng sản phẩm xăng của họ thân thiện hơn với môi trường vì “trong suốt
như pha lê”, nhưng thực ra loại xăng đó chỉ có màu nâu đục. Sau đó, Amoco
đã phải lĩnh án phạt từ nhà chức trách.
Giày giảm béo của Skechers

Sử dụng những nhân vật nổi tiếng như diễn viên Kim Kardashian để quảng
cáo, Skechers nói rằng loại giày Shape-up của hãng có thể giúp người đeo
giảm cân mà chẳng cần luyện tập chút nào. Nhưng nhà chức trách Mỹ đã
không đồng tình với cách quảng cáo như vậy và “tuýt còi”, khiến hng này đã
bị phạt 40 triệu USD. Tương tự, hãng Reebok cũng từng bị phạt 25 triệu
USD vì quảng cáo về công dụng giảm cân cho áo và giày EasyTone.
Quà tặng của Hoover

Năm 1992, hãng Hoover từng gây sốc khi tuyên bố với người tiêu dùng ở
Anh quốc là sẽ tặng 2 vé máy bay đến Mỹ cho bất kỳ khách hàng nào chi
100 Bảng để mua sản phẩm của hãng. Sau đó, vì không thực hiện nổi lời
hứa, Hoover đã tìm cách làm khách hàng mất hứng bằng cách bắt khách
hàng điền hết mẫu đơn này tới mẫu đơn khác mới được nhận vé. Rốt cục,
hãng này phải ra điều trần trước Quốc hội và phải đền bù 48 triệu Bảng.
Quảng cáo vitamin chống ung thư của Bayer

Quảng cáo rằng loại thuốc vitamin One a Day với thành phần Selenium của
mình có khả năng ngăn bệnh ung thư tuyến tiền liệt, Bayer đã bị phạt 3,3
triệu USD ở một số tiểu bang của Mỹ.
Nghiên cứu cho thấy, loại thuốc này không bảo vệ nam giới khỏi căn bệnh
nói trên mà còn làm tăng nguy cơ tiểu đường.
Quảng cáo ngũ cốc Rice Krispies tăng cường miễn dịch


Vào năm 2009, hãng Kellogg khẳng định loại ngũ cốc Rice Krispies của họ
có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ nếu dùng thường xuyên vì
sản phẩm này bổ sung 25% chất chống oxyhóa, vitamin và dinh dưỡng theo
chế độ ăn được khuyến nghị hàng ngày, thậm chí là chống lại.
Tuy nhiên, điều này không được chứng thực và hãng đã bị phạt. Trước đó 1
năm, hãng này cũng gặp rắc rối khi quảng cáo loại sản phẩm có thể tăng
20% độ tập trung cho trẻ mà chẳng có nghiên cứu nào chỉ ra điều đó.
Quảng cáo bơ phết Nutella

Hãng Nutella đã quảng cáo rằng loại bơ phết của hãng là phần dinh dưỡng
không thể thiếu cho bữa sáng của trẻ. Song một bà mẹ đã khởi kiện và hãng
phải chấp nhận bồi thường với số tiền 3 triệu USD. Ngoài ra, những ai mua
sản phẩm từ tháng 1/2008 đến tháng 2/2012 có thể được bồi thường số tiền
lên tới 20 USD.
Quảng cáo đồ ăn nhanh Burger King, Taco Bell và McDonalds



Các hãng đồ ăn nhanh này đã sử dụng hình ảnh những chiếc bánh rất ngon
lành để quảng cáo, nhưng trên thực tế, sản phẩm của họ trông rất thảm.
Quảng cáo nước súc miệng Listerine chữa viêm họng


Từ năm 1921, hãng Listerine từng quảng cáo nước súc miệng của mình có
thể chữa viêm họng. Tuy nhiên, vào năm 1975, nhà chức trách Mỹ đã phạt
hãng này 10 triệu USD và buộc hãng phải đính chính lại rằng “trái với quảng
cáo trước, Listerine không ngăn ngừa cảm lạnh và chữa viêm họng hay giảm
nhẹ các bệnh này”. Sau đó, Listerine tuyên bố công dụng của nước súc
miệng cũng giống như chỉ nha khoa, để rồi lại bị nhà chức trách Mỹ “sờ

gáy”.
Quảng cáo thuốc lá chữa… viêm họng


Quảng cáo “láo” nhất phải nói đến là quảng cáo nói rằng loại thuốc lá
Asthma tốt cho sức khỏe nhờ công dụng giảm kích thích phế quản, “không
khuyến nghị cho trẻ em dưới 6 tuổi”. Thậm chí, một quảng cáo thuốc lá khác
khác sử dụng hình ảnh ông già Noel tuyên bố thuốc lá chống … loét họng.

×