Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC SUKHOTHAYA, LAN NA VÀ AYUTHAYA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.98 KB, 17 trang )

CHƯƠNG 1: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC SUKHOTHAYA,
LAN NA VÀ AYUTHAYA

1. 1. Quan hệ đối ngoại của vương quốc Sukhothaya
1.1.1. Đối ngoại của Sukhothaya với các nước láng giềng
* Đối với Đại Việt và Mianmar, Sukhothaya có quan hệ hòa hiếu, thân thiện. Riêng với
Đại Việt, năm 1335, một phái bộ được cử đến Cửa Rào (Nghệ An) chào vua Trần Hiến
Tông, nhân dịp vua Trần đi kiểm tra biên giới phía Tây.
* Đối với Mơn và Khmer
Giữa các năm 1283 và năm 1287, Ramkham Heang đã chinh phục người Môn
sống ở khu vực sông Mê Nam và thay thế sự thống trị của người Khmer bằng sự thống trị
của người Thái tại khu vực bao gồm phần lớn vùng thượng lưu sông Mêkong. Một bộ
phận người Môn bị sáp nhập vào Sukhothaya, còn một bộ phận khác di chuyển về phía
Tây, mà hiện nay thuộc về Mianmar. Sau khi làm chủ phần lãnh thổ người Môn,
Sukhothaya nhiều lần mở rộng lãnh thổ về Khmer ở phía Đơng Nam. Trong khoảng thời
gian từ năm 1290 đến năm 1295, Ramkham Heang đã đem quân đi đánh, cướp phá đến
tận kinh đô Angkor.
* Đối với bán đảo Mã Lai
Dưới thời kì Sukhothaya, bán đảo Mã Lai tồn tại nhiều tiểu quốc khác nhau trong
đó có một số tiểu quốc ở phía Bắc đã chịu thần phục Sukhothaya. Ramkham Heang đã
thực hiện chinh phục các vùng đất ở bán đảo Mã Lai vào khoảng năm 1924 và sự xâm
nhập của người Thái bắt đầu từ triều đại Chandrabhanu của Tambraling vào giữa thế kỷ
đó.
* Đối với Lanna đồng tộc, giữa hai quốc gia này nhiều lần cạnh tranh ảnh hưởng và
quyền lực với nhau. Nhưng nhìn chung đã thống nhất với nhau trong việc chống lại sự
xâm lược của đế quốc Ngun – Mơng. Riêng dưới thời trị vì của vua Ramkham Heang,
Sukhothaya đã tạo được mối quan hệ thân thiện với vua Mangrai của Lanna.

1



1.1.2. Đối ngoại của Sukhothaya với Trung Quốc
Vào khoảng cuối thế kỷ XIII, đế quốc Nguyên – Mông thường cho các sứ giả đi
chiêu dụ các nước ở Đông Nam Á. Nếu chiêu dụ khơng thành cơng thì các đế quốc này
sẽ tiến hành các cuộc chiên tranh xâm lược, như chiến tranh xâm lược Đại Việt,
Indonesia, Champa, Mianmar, Lanna…
Sứ bộ của Nguyên – Mông cũng đến nhà nước Sukhothaya chiêu dụ buộc
Sukhothaya thần phục và triều cống nhưng Sukhothaya không đồng ý. Đến năm 1283,
đế quốc Nguyên – Mông cũng chiêu dụ Pagan (Mianmar) nhưng không được đồng ý nên
vào năm 1287, Nguyên Mông đã đưa quân tấn công Pagan. Trước tình hình đó, vua
Ramkham Heang đã liên kết với nhà nước Phayao (do Palau đứng đầu) và nhà nước Lan
Na (do Mangrai đứng đầu) để chống lại đế quốc Nguyên Mông.
Năm 1292, vua Mangrai cho quân đi xâm chiếm kinh đô Lamphun của vua
Hariphunxay. Hariphunxay thua cuộc và cầu cứu qn Ngun Mơng. Trước tình hình
đó vua Ramkham Heang đã nhanh chóng thay đổi chiến lược, lập tức cử một sứ thần
sang Trung Quốc với nội dung xin nhận làm chư hầu và xin triều cống Nguyên – Mông.
Từ năm 1294 đến năm 1300, Sukhothay cử 6 phái đoàn đến Trung Quốc. Vua Ramkham
Haeng hai lần trực tiếp với Trung Quốc, chuyến đi Trung Quốc đầu tiên vào năm 1292 để
thăm viếng Hoàng đế Hốt Tất Liệt và lần thứ hai vào năm 1300 sau Hốt Tất Liệt băng hà.
Từ chuyến thăm thứ hai, vua mời nghệ nhân Trung Quốc về nước, và những nghệ nhân
ấy đã dạy người Thái nghệ thuật làm đồ gốm, mà sau này được xuất khẩu sang các nước
khác. Khu di tích các lò nung cổ với hàng đống lớn chất thải màu ngọc bích là bằng
chứng nổi bật về tầm quan trọng của ngành công nghiệp này trong những thời kỳ nhất
định. Ngày nay, đồ gốm Sangkhalok cổ là những thứ mà các nhà sưu tập đồ cổ đang truy
lùng.
Như vậy, điều cốt lõi trong chính sách của Sukhothaya là duy trì quan hệ thân mật
với Trung Quốc. Các vua Sukhothaya thường xun cử các đồn sứ giả đến Nam Kinh,
kinh đơ của nhà Minh và kiên trì vun đắp quan hệ hữu nghị.

2



1.2. Quan hệ đối ngoại của vương quốc Lan Na
1.2.1. Đối ngoại của Lan Na với các nước láng giềng
Cùng thời gian với Sukhothaya, ở miền Bắc sông Chao Phraya, một nhánh người
Thái khác cũng tiến hành tạo lập nên một quốc gia mới – Lan Na. Lan Na có nghĩa là
“vùng đất một triệu thửa ruộng”, lãnh thổ chính bao gồm 8 tỉnh miền Bắc Thái Lan hiện
nay là: Chiang Mai, Lampang, Lamphun, Chiang Rai, Phayao, Phrae, Nan, Mae Hong
Son. Vua Mangrai (1259 - 1317) là người sáng lập ra vương quốc này. Với ý chí mạnh
mẽ và tài thao lược, Mangrai đã nhanh chóng thành cơng trong cơng cuộc chinh phục và
sáp nhập các tiểu vương quốc láng giềng Muang Lai, Chiang Kham và Chiang Khong,
Pha Daeng Chiang Khong, Soeng (1259 - 1275), chinh phục vương quốc Mon
Hariphunchai (1281), vương quốc Hamsavati và Phukam – Ava ở cùng thương Myanmar
(1288 - 1290). Năm 1296, Mangrai xây dựng kinh đơ ở Chiang Mai. Ơng thiết lập đồng
minh thân cận với Ramkham Heang và đã thành công trong việc chống sự xâm lược của
quân Mông Cổ.
Dựa trên thành quả của một nửa thế kỷ tạo lập vương quốc, Lan Na dần dần phát
triển thành một vương quốc lớn mạnh không chỉ ở việc lãnh thổ được mở rộng mà còn có
khả năng gây ảnh hưởng chính trị của nó ra các quốc gia láng giềng. Phạm vi lãnh thổ và
quyền lực vượt ra ngoài phạm vi 8 tỉnh ở miền Bắc Thái Lan ngày nay (gồm 11 tiểu quốc
Shan ở Miến Điện, Sipsong Panna và Sukhothaya ở phía Nam). Lan Na đã mối quan hệ
“cân bằng” trên nhiều mặt với quốc gia hùng mạnh ở phía Nam là Ayuthaya.
Như vậy, các vua Lan Na từ thời vua Mangrai thường xuyên gây chiến để mở
rộng thế lực và lãnh thổ, có khi là để duy trì quyền lực tại các nơi đã thuộc về kiểm soát
của nhà vua. Các sự kiện chiến tranh và sáp nhập Phayao, Nan, Phrae,… không chỉ đem
lại nguồn của cải và nhân lực bổ sung to lớn cho nhà vua mag còn mở rộng biên giới
vương quốc. Đồng thời, thông qua các cuộc chiến tranh nhà vua thường xuyên làm suy
yếu thế lực của các mường do các mường buộc phải huy động nhiều nhân lực và tài lực
để phục vụ cho việc gây chiến.

3



1.2.2. Đối ngoại của Lan Na với Trung Quốc
Đến cuối thế kỷ XIII, vó ngựa của qn Ngun – Mơng đã làm chủ nhiều vùng
đất rộng lớn trên lục địa Á – Âu. Năm 1279, toàn bộ Trung Hoa rộng lớn rơi vào tay
người Mông Cổ. Với mộng bành trướng sâu hơn xuống vùng Đông Nam Á, vào năm
1920, Hốt Tất Liệt đã phái quân xuống chinh phục vùng sông Kok, xâm phạm lãnh thổ
Lan Na. Vương quốc Lan Na đang trên bước đường hình thành đã phải đối mặt với một
thách thức mang tính sống cịn. Trước kẻ địch vừa đông vừa mạnh, Mangrai đã không hề
e sợ, ông bình tĩnh, chủ động sử dụng các chiến thuật hợp lí để chống lại qn đội
Ngun – Mơng. Mangrai áp dụng chiến thuật đánh cơ động, phân tán địch, liên tục quấy
rối, thực hiện việc di chuyển liên tục, kể cả di chuyển kinh đô từ nơi này đến nơi khác.
Cách đánh khơn khéo, linh hoạt đó đã làm cho quân địch rơi vào thế bị động, căng ra đối
phó khắp nơi, nên bị tổn thất mà không đem lại kết quả gì. Cuối cùng qn Ngun –
Mơng buộc phải rút lui. Vì khơng thể chiếm được thành phố chủ yếu nhất và không thiết
lập được bất cứ sự cai quản dài hạn nào trên đất Lan Na, quân Nguyên – Mông không thẻ
tiến sâu hơn vào lưu vực sông Chao Phraya.
Cũng vào thời điểm trên, quân Nguyên – Mông đã đánh chiếm Chiang Hung (năm
1290). Người cầm quyền ở Chiang Hung là Thao Ai (người chú thứ hai của Mangrai) đã
kêu gọi Mangrai giúp đỡ. Đáp lời kêu gọi đó, Mangrai đã đưa quân đến Chiang Hung và
cùng với quân của Thao Ai đánh đuổi quân Nguyên – Mông, giải phóng Chiang Hung.
Vào năm 1296, qn Ngun – Mơng tiến hành cuộc chinh phạt lần thứ hai, nhằm tái
chiến Chiang Hung và Lan Na nhưng một lần nữa bị quân đội của Mangrai bẻ gãy. Về
sau, quân Nguyên – Mơng cịn tổ chức xâm lăng một vài lần nữa như vào năm 1301,
20.000 quân với 10.000 ngựa và kị binh Mông Cổ xâm phạm lãnh thổ Lan Na nhưng
cũng không thành công.
Một điểm đáng lưu ý, để chống lại quân Nguyên và duy trì thế lực mới nổi của
mình, Mangrai đã sáng lập Liên minh tay ba với vua Ngam Muang của Phayao và
Ramkham Heang của Sukhothaya vào năm 1287 (năm quân Nguyên – Mông tiêu diệt
vương quốc cổ Pagan – láng giềng của các vương quốc Thái). Liên minh tay ba đã tạo

nên sự đoàn kết mạnh mẽ, tập hợp sức mạnh của người Thái. Tuy không tồn tại lâu dài
nhưng Liên minh cũng hữu hiệu trong một thời gian nhất định.
4


Vào cuối thế kỷ XIII, người Mông Cổ đã buộc một số lượng lớn “người man di” ở
biên giới phía Nam đế quốc Nguyên nhập vào mối quan hê thần phục – cống nạp, gọi là
hệ thống Tusi. Vào các năm 1301 – 1303, nhà Nguyên nỗ lực để đưa Lan Na vào hệ
thống Tusi nhưng do sự chống trả kiên cường của binh lính dưới sự chỉ huy của vua
Mangrai và do những khó khăn về hậu cần của quân đội Nguyên – Mông đã khiến cho đế
chế này khơng thực hiện được ý đồ xâm lược của mình.
1.3. Quan hệ đối ngoại của vương quốc Ayuthaya
1.3.1. Đối ngoại của Ayuthaya với các nước láng giềng
Dựa trên cơ sở một nền kinh tế phát triển và thể chế ổn định, các vua Ayuthaya đã
thực hiện chính sách bành trướng xâm lược các quốc gia láng giềng yếu hơn hoặc có vị
trí chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của Ayuthaya. Cho đến thế kỷ XIV, ngoài
vương quốc Ayuthaya, trên lưu vực sông Mê Nam đang tồn tại hai vương quốc độc lập
của người Thái, đó là vương quốc Sukhothaya và vương quốc Lan Na. Hai vương quốc
này trở thành vật cản của Ayuthaya trên con đường thống nhất tồn khu vực sơng Mê
Nam, nhằm thiết lập một quốc gia hùng cường ở khu vực. Với tham vọng đó, tất yếu sẽ
dẫn tới việc Ayuthay thực hiện những cuộc chiến tranh xâm lược nhằm thơn tính hai
vương quốc này.
* Đối với Sukhothaya
Vốn là một vương quốc hùng mạnh ở thế kỷ XIII nhưng từ giữa thế kỷ XIV trở đi
nhà nước Sukhothay trở nên suy yếu, tình hình đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho
Ayuthaya chinh phục Sukhothay. Sau 7 năm Ayuthaya tiến hành chiến tranh, từ năm
1371 đến năm 1376, những thất bại quân sự buộc Sukhothaya phải thần phục Ayuthaya.
Đến năm 1438, Sukhothay chính thức được sáp nhập vào Ayuthaya. Từ đây lãnh thổ của
Ayuthaya được mở rộng bao gồm cả hạ và thượng lưu sông Mê Nam.
* Đối với Lan Na

Nếu như việc thôn tính Sukhothaya diễn ra khơng mấy khó khăn thì ngược lại việc
chinh phục Lan Na của Ayuthaya diễn ra hết sức gian khổ và lâu dài. Trong giai đoạn
đầu từ cuối thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XVI, Ayuthaya đã liên tiếp mở các cuộc tấn công

5


Lanna. Tính từ năm 1376 đến năm 1546, giữa hai vương quốc này ít nhất đã xảy ra 14
cuộc chiến tranh, tuy nhiên kết quả chưa phân thắng bại.
Ở giai đoạn sau từ cuối thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII, Ayuthaya vẫn tiếp tục
chính sách bành trướng xâm lược Lan Na. Lan Na lúc này ngả sang xin thần phục
Mianmar để chống lại Ayuthaya. Sự hậu thuẫn của Mianmar làm cho q trình thơn tính
của Ayuthaya trở nên khó khăn. Tuy nhiên, trước sức mạnh của Ayuthaya, Lan Na đã
phải chịu thần phục trong các giai đoạn từ 1595 – 1615 và từ 1661 – 1664. Mặc dù liên
tục gây sức ép quân sự với Lanna nhưng về cơ bản Ayuthaya vẫn chưa thơn tính được
quốc gia này, song đã làm cho Lanna suy yếu đi rất nhiều.
* Đối với Campuchia
Đồng thờ với việc thống nhất lưu vực sơng Mê Nam, vương quốc Ayuthaya cịn
thực hiện chính sách bành trướng sang phía Đơng, với tham vọng thơn tính Campuchia
hoặc bắt Campuchia thần phục mình. Ngay trong lần đầu tiên tấn công vào năm 1369,
Ayuthaya đã chiếm được kinh đô Ăngco và đặt ách đô hộ ở Campuchia trong vịng 6
năm. Các cuộc tấn cơng của Ayuthaya càng đẩy Campuchia đến chỗ suy yếu trầm trọng
hơn, bởi một số lượng lớn của cái và dân cư bị cướp và bị bắt về Ayuthaya, khiến cho
người Khmer phải ba lần dời chuyển kinh đô vào các năm 1434, 1529 và 1620. Về phía
Campuchia cũng đã có vài lần tìm cơ hội tấn cơng trả đũa lại Ayuthaya, đó là vào các
năm 1569 khi Ayuthaya thất thủ trước Mianmar và năm 1586 khi Ayuthaya đang thực
hiện cuộc kháng chiến chống quân Mianmar. Tuy nhiên hành động đó chỉ là sự phản
kháng yếu ớt mà không làm thay đổi được cục diện tình hình.
* Đối với Malayxia
Bán đảo Malaya là cửa ngõ của con đường thông thương Đông – Tây. Các vua

Ayuthaya nhận thức được vấn đề này và biểu hiện qua việc quyết tâm xâm chiếm
Malayxia. Từ giữa thế kỷ XIV, Malayxia trở thành địa bàn tranh chấp giữa Ayuthaya và
vương triều Môgiôpahit ở Java. Đến cuối thế kỷ XIV, vương triều Mơgiơpahit trở nên
suy yếu, nhân cơ hội đó Ayuthaya nhanh chóng mở rộng thế lực chinh phục tồn bán
đảo. Đến đầu thế kỷ XV, nước Hồi giáo Malacca được thành lập đã thống nhất toàn bộ
bán đảo Malaya, từng ước thoát khỏi sự phụ thuộc vào Ayuthaya. Để giành lại vai trò
thương mại ở Malaixia, Ayuthaya đã nhiều lần tổ chức các cuộc tấn công vào Malayxia
6


từ năm 1446 đến năm 1529, mặc dù không thu được kết quả nhưng cũng gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến quốc gia Hồi giáo Malacca.
Đến đầu thế kỷ XVI, tình hình ở Malayxia có sự xáo động lớn. Sự xuất hiện của
người Bồ Đào Nha ở Malayxia khiến cho Ayuthaya không thể can thiệp quân sự với
Malayxia được nữa. Trước đề nghị của Bồ Đào Nha và xét thấy khả năng kiểm sốt
Malayxia khơng cịn, Ayuthaya đã chấp nhận đặt quan hệ hữu nghị và đồng ý ký hiệp
ước chấp thuận sự có mặt của người Bồ Đào Nha ở Malayxia. Tuy nhiên, Ayuthaya vẫn
giữa được một số tỉnh chư hầu ở vùng Đông Bắc Malayxia cho đến tận cuối thế kỷ XIX.
* Đối với Lan Xạng (Lào)
Mối quan hệ giữa Ayuthaya và Lan Xạng ban đầu là mối quan hệ thân thiện, hòa
hảo và hai nước đã thiết lập được đường biên giới hịa bình.
Tuy nhiên vào nửa đầu thế kỷ XV, giữa Ayuthaya và Lan Xạng đã xảy ra mâu
thuẫn do việc Lan Xạng che chở cho một hoàng tử Ayuthaya thất thế lánh nạn. Điều này
đã dẫn đến việc vua Ayuthaya đã cho quân tấn công Lan Xạng vào năm 1536 và năm
1540, song cả hai đợt tấn công này đều không thắng lợi. Quan hệ giữa hai nước tạm lắng
xuống.
Từ giữa thế kỷ XVI, việc Mianmar thống nhất và trở nên hùng mạnh đã tác động
trực tiếp đến mối quan hệ của Ayuthaya và Lan Xạng vì cả hai đều ở trong mục tiêu bành
trướng của Mianmar. Năm 1560, cả hai đã dẹp mối bất hòa để đi đến thỏa ước cùng
chống Mianmar. Để tăng thêm tình đồn kết giữa hai nước, năm 1563, vua Lan Xạng đã

kết hôn với công chúa Ayuthaya, sau sự kiện này khôi liên minh càng trở nên bền vững.
Theo như thỏa ước, Lan Xạng đã cử viện binh tiếp ứng cho quân Ayuthaya chống
Mianmar vào các năm 1563, 1568.
Từ cuối thế kỷ XVII trở đi, vường quốc Lan Xạng suy yếu dần, tình trạng phân
tranh cát cứ diễn ra, nội bộ lục đục… Nhân cơ hội này, Ayuthaya đã từng bước can thiệp
chính trị và nhiều lần tấn cơng vào Lan Xạng. Nhiều tượng Phật quý giá, nhiều cung nữ
hát hay múa giỏi bị Ayuthaya bắt về nước. Xu hướng này kéo dài cho đến khi Pháp xâm
lược vào vùng lãnh thổ này.

7


* Đối với Mianmar
Vào thế kỷ XVI, cả Ayuthaya và Mianmar đều đang trong giai đoạn phát triển
cường thịnh, cùng có tham vọng bành trướng lãnh thổ. Đây là nguyên nhân khiến cho
quan hệ giữa hai vương quốc này luôn căng thẳng, thù địch.
Tháng 6 năm 1548, trong đợt tấn công đầu tiên của Mianmar, Ayuthaya đã làm
thất bại ý đồ xâm lược của Mianmar bằng việc đánh tan đạo quân hùng hậu gồm 30 vạn
bộ binh, 3000 kỵ binh và 7000 voi trận. Những cuộc tấn công tiếp theo của Mianmar vào
Ayuthaya đều được thực hiện với quy mô lớn và liên tiếp trong thời gian ngắn làm mất
khả năng phòng thủ và chống trả của Ayuthaya. Từ năm 1584 đến năm 1592, Mianmar
đã 5 lần tổ chức tấn công vào Ayuthaya, tuy nhiên đều thất bại và tổn thất nặng nề.
Năm 1593, Ayuthaya đã chủ động tiến hành chiến tranh xâm lược Mianmar và đã
chiếm được một số hải cảng và đất đai của người Mơn ở phía Nam Mianmar. Tiếp đó
vào năm 1595, Ayuthaya đã giành lại được Lan Na và đặt dưới sự kiềm tỏa của mình.
Cũng trong năm này, Ayuthaya đã tiến sát và uy hiếp kinh đô Pêggu của Mianmar. Đúng
thời điểm này, xung đột chính trị giữa các thế lực phong kiến diễn ra ở Mianmar.
Ayuthaya nhân cơ hội này tìm cách can thiệp chính trị vào Mianmar nhưng khơng thu
được kết quả nên đành phải rút quân về nước.
Trong khoảng thời gian hơn một thế kỷ tiếp theo, quan hệ giữa Ayuthaya và

Mianmar tạm lắng xuống, cả hai bên đều không tiến hành cuộc chiến tranh nào, do cả hai
đều hao tổn sau những cuộc chiến tranh xâm lược và tình hình trong nước mất ổn định.
Từ cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII, vương quốc Ayuthaya bắt đầu suy yếu,
nội bộ triều chính mâu thuẫn, khởi nghĩa nơng dân nổ ra khắp nơi… Trong khi đó, vào
nửa cuối thế kỷ XVIII, Mianmar đã ổn định và phục hưng đất nước. Mùa hè năm 1765,
Mianmar đã mở cuộc tấn công trên quy mơ lớn vào Ayuthaya từ hai phía Bắc và phía
Tây, sau đó bao vây và uy hiếp kinh thành Ayuthaya. Cuộc bao vây kinh thành kéo dài
hơn 1 năm (từ tháng 2 năn 1766 đến tháng 4 năm 1767) mới giành được thắng lợi.
Thất bại của Ayuthaya vào năm 1767 là một kết quả tất yếu của một vương quốc
phong kiến suy yếu sau một thời kỳ phát triển hưng thịnh, mở ra một triều đại mới trong
lịch sử phong kiến Thái Lan.
8


1.3.2. Đối với Trung Quốc
Trong chính sách đối ngoại, các vua Ayuthaya đã thực hiện nhất quán chính sách
là thân Trung Quốc, thông qua việc sớm thiết lập quan hệ ngoại giao và duy trì quan hệ
triều cống đối với Trung Quốc.
Trước thế kỷ XVI, Ayuthaya đã thực hiện chính sách thân Trung Quốc một sách
tích cực, duy trì khá đều đặn quan hệ triều cống với Trung Quốc nhằm nâng cao vị thế
của vương quốc và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sau khi nhà Minh được thành lập năm
1368, hoàng đế đầu tiên của nhà Minh là Chu Nguyên Chương đã cử sứ thần đến các
nước Đông Nam Á tun bơ việc lên ngơi của mình và bắt các nước này phải thần phục.
Năm 1371, sứ thần Ayuthaya đến Trung Quốc mang theo thư thần phục và cống phẩm.
Từ đó, hàng năm hoặc hai, ba năm một lần, vương triều Ayuthaya đều đặn cử sứ thần và
cống phẩm đến Trung Quốc. Theo thống kê từ năm 1400 đến 1510, Ayuthaya đã cử tất
cả 48 phái đoàn ngoại giao và cống phẩm đến Trung Quốc. Nhìn chung, trong khoảng
thời gian từ cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XVI, Ayuthaya đã duy trì chính sách triều
cống khá đều đặn với Trung Quốc, do đó quan hệ hai nước luôn diễn ra tốt đẹp.
Từ thế kỷ XVI trở đi, vương triều Ayuthaya bước vào giai đoạn phát triển hùng

cường, có vị thế trong khu vực. Do đó Ayuthaya đã giảm dần số lượng các đoàn sứ thần
và cống phẩm tới Trung Quốc.
Ngồi ra, hai nước cịn phát triển quan hệ trong lĩnh vực thương mại. Trong giai
đoạn từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XV, hoạt động ngoại giao buôn bán của Ayuthaya với
Trung Quốc chủ yếu diễn ra trên phương diện nhà nước. Từ thế kỷ XV trở đi, sự tham
gia ngày càng nhiều của các thương nhân tự do khiến cho hoạt động buôn bán giữa
Ayuthaya và Trung Quốc nhộn nhịp hơn.
Như vậy, quan hệ Ayuthaya với Trung Quốc đã giúp cho Ayuthaya tránh được
nguy cơ bị xâm lược từ một nước lớn ở phương Bắc, đồng thời góp phần thúc đẩy
thương mại của Ayuthaya phát triển mạnh mẽ. Mặt khác mối quan hệ này cũng giúp cho
vị thế của Ayuthaya được nâng cao, thuận lợi bành trướng xâm lược các nước láng giềng.
Việc duy trì chính sách nhất quán với Trung Quốc đã đem lại kết quả hữu hiệu, góp phần
duy trì dự tồn tại và phát triển của vương triều Ayuthaya.
9


1.3.3. Đối ngoại của Ayuthaya với các nước phương Tây
Nằm ở vị trí vị trí thuận lợi nên ngay từ khi hình thành, Ayuthaya đã thực hiện
chính sách thơng thương với các nước bên ngoài. Bên cạnh mối quan hệ buôn bán với
các nước trong khu vực, Ayuthaya đã sớm trở thành địa bàn dừng chân trên con đường
thương mại Đơng – Tây. Trước khi người phương Tây đến thì ở Ayuthaya đã có mặt
đơng đảo thương nhân các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ả Rập… Năm
1516, quan hệ thương mại giữa Ayuthaya và Bồ Đào Nha được thiết lập, các cơ quan
thương mại của Bồ Đào Nha đều làm ăn phát đạt cho đến thập niên 40 của thế kỷ XVII.
Tiếp sau đó là người Tây Ban Nha có mặt vào cuối thế kỷ XVI. Năm 1598, Ayuthaya và
Tây Ban Nha ký hiệp ước hữu nghị và thương mại. Theo nội dung này, các thương nhân
và giáo sĩ Tây Ban Nha được quyền cư trú, buôn bán và truyền đạo ở Ayuthaya. Đến đầu
thế kỷ XVII, Hà Lan bắt đầu xâm nhập vào thị trường Ayuthaya. Năm 1608, quan hệ
ngoại giao chính thức giữa hai nước được thiết lập, thông qua việc trao đổi đại sứ. Trên
cơ sở đó, hoạt động thương mại của cơng ty Đông Ấn Độ (V.O.C) ở Ayuthaya rất phát

triển. Trong khoảng hai năm từ năm 1610 đến năm 1612, V.O.C Hà Lan đã thiết lập
được hệ thống thương điếm từ kinh đơ Ayuthaya trải dài xuống các tỉnh phía Nam như:
Ligor, Patalung, Sigora, Kedac và đảo Djankor. Thương nhân Hà Lan được bn bán hai
mặt hàng chính là da thú và hồ tiêu. Năm 1612, đại diện công ty Đông Ấn Anh đã có mặt
ở kinh đơ Ayuthaya và quan hệ bn bán cũng được thiết lập ngay sau đó.
Như vậy, ở giai đoạn đầu thế kỷ XVII, Ayuthaya đã thực hiện chính sách mở cửa
đối với các nước tư bản phương Tây, trên tinh thần hợp tác cùng có lợi. Tuy nhiên, sự có
mặt gần như đồng thời các nước tư bản dẫn đến sự cạnh tranh khẳng định vị thế của mình
trên thị trường Ayuthaya. Chính sách ngoại giao “cân bằng” của Ayuthaya khơng làm
vừa lịng các nước phương Tây. Đặc biệt là các nước đến trước như Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha, khi quyền lợi của họ ở thị trường Ayuthaya buộc phải chia sẻ cho Hà Lan và
Anh. Nhằm gây sức ép với chính quyền Ayuthaya đẻ đạt được sự độc quyền về thương
mại, năm 1628, Tây Ban Nha đã có những hành động quân sự chống lại Ayuthaya. Đến
năm 1630, Bồ Đào Nha đã câu kết với Tây Ban Nha cùng tham chiến.
Trước tình hình đó, Ayuthaya đã dựa vào thế lực của Hà Lan, yêu cầu Hà Lan
giúp đỡ chống lại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Được sự hậu thuẫn của Hà Lan, chiến
tranh giữa Ayuthaya với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha kéo dài trong vòng ba năm (1633 10


1635), với phần thắng nghiêng về phía Ayuthaya. Đến năm 1639, Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha phải ký hiệp ước hịa bình với Ayuthaya. Bước sang đầu thập niên 40 của thế
kỷ XVII, cùng với sự giảm sút vai trị ở Đơng Nam Á, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã
phải từ bỏ tham vọng, rút lui khỏi thị trường Ayuthaya.
Trong khi đó, hoạt động thương mại của V.O.C Hà Lan ngày càng phát đạt, lũng
đoạn thị trường Ayuthaya. Để đối phó và hạn chế ảnh hưởng của V.O.C Hà Lan,
Ayuthaya đã thực hiện một loạt biện pháp nhằm tập trung nền ngoại thương vào tay nhà
nước như: thiết lập các khu vực độc quyền buôn bán của nhà nước; tăng cường mối quan
hệ buôn bán với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản; xây dựng
những đội thương thuyền lớn nhằm cạnh tranh với tàu bn Hà Lan. Bên cạnh đó,
Ayuthaya cịn tạo điều kiện rộng mở, dành sự ưu ái đặc biệt cho tư bản Anh phát triển.

Mục đích của Ayuthaya là muốn dựa vào thế lực người Anh để kiềm chế sự phát triển
của Hà Lan.
Trước sự thay đổi thái độ của chính quyền Ayuthaya, Hà Lan đã phản ứng mạnh
mẽ bằng cách sử dụng sức mạnh quân sự để chống lại Ayuthaya, phong tỏa quan hệ buôn
bán của Ayuthaya với các nước trong khu vực, khiến cho Ayuthaya bị cô lập và thiệt hại
lớn về mặt ngoại thương. Sự căng thẳng trong quan hệ với Hà Lan đã buộc Ayuthaya
phải nhượng bộ, ký với Hà Lan hiệp ước hịa bình ngày 22/8/1664, công nhận những đặc
quyền, đặc lợi của Hà Lan ở vương quốc Ayuthaya. Đây là hiệp ước bất bình đẳng đầu
tiên Ayuthaya phải ký với một nước tư bản phương Tây, cũng là mất mát nặng nề của
Ayuthaya kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây. Sau hiệp ước
này, Hà Lan vẫn yêu cầu Ayuthaya trao thêm nhiều quyền lợi khác, trong đó quan trọng
nhất là quyền bn bán khơng phải nộp thuế trên lãnh thổ Ayuthaya. Căng thẳng trong
quan hệ hai nước kéo dài, đỉnh điểm vào năm 1683, nguy cơ có thể bùng nổ một cuộc
chiến tranh trên quy mơ lớn.
Trong khi Ayuthaya đang phải lo đối phó với Hà Lan thì Anh bắt đầu có những
hành động xâm phạm chủ quyền của Ayuthaya. Tháng 9 năm 1683, công ty Đơng Ấn
Anh đưa ra u sách địi Ayuthaya hàng năm phải mua hàng hóa của Anh với tổng trị giá
30.000 bath, bất kể hàng hóa đó có cần thiết với Ayuthaya hay khơng, đồng thời địi bãi
bỏ độc quyền của nhà nước Ayuthaya về việc mua bán đồng. Năm 1865, Anh tiếp tục
đưa ra yêu cầu được xây một pháo đài trên một hịn đảo nào đó ở ven biển phía Nam
11


Ayuthaya. Khi không được đáp ứng yêu cầu, Anh đã có những hành động tấn cơng
thương thuyền của Ayuthaya, tàn sát dân thường vô tội, âm mưu thực hiện kế hoạch cho
cuộc chiến tranh công khai với Ayuthaya năm 1687.
Trong bối cảnh đó, Ayuthaya đã lợi dụng triệt để mối quan hệ với Pháp, dựa vào
ảnh hưởng của Pháp để làm đối trọng với Hà Lan và Anh. Trong số các nước tư bản
phương Tây có mặt tại Ayuthaya, Pháp là nước đến muộn hơn cả những quan hệ hia
nước đã nhanh chóng được thiết lập. Năm 1673, đại sứ đầu tiên của Pháp có mặt ở

Ayuthaya. Sau đó, năm 1680, Ayuthaya cử đại sứ của mình đến Pháp đáp lễ. Cùng với
những hoạt động ngoại giao, chính quyền Ayuthaya đã trao cho thương nhân và giáo sĩ
Pháp những đặc ân như: tặng đất, nhà, cho phép họ tự do bn bán, tự do truyền đạo.
Mục đích của Ayuthaya là muốn sử dụng Pháp để kiềm chế Hà Lan và Anh. Đối sách
này của Ayuthaya đã thực sự có hiệu quả, Hà Lan khơng dám có những hành động cơng
khai tấn công Ayuthaya nữa mà giữ thái độ im lặng chờ thời cơ. Về phía Pháp, lợi dụng
sự ưu ái của chính quyền Ayuthaya, Pháp đã có những hành động lấn tới, âm mưu thực
hiện việc cải đạo toàn Ayuthaya, nhằm từng bước biến Ayuthaya thành xứ phụ thuộc,
dùng đây làm bàn đạp để mở rộng ảnh hưởng ra toàn khu vực. Mượn cớ để đối phó với
Hà Lan, Pháp đã yêu cầu chính quyền Ayuthaya được đưa quân đội đồn trú vào hai thành
phố có vị trí chiến lược là Bangkok và Mergui. Sau đó Pháp đã dùng sức mạnh quân sự
để gây sức ép, buộc Ayuthaya phải thực hiện những yêu cầu do Pháp đặt ra. Những tham
vọng của Pháp làm cho quan hệ hia nước trở nên hết sức căng thẳng. Nhân cơ hội này,
Hà Lan và Anh có thể phát đơng chiến tranh với Ayuthaya. Nguy cơ cùng một lúc
Ayuthaya phải chống lại với ba cuộc chiến tranh là điều khơng tránh khỏi. Trước tình
hình đó, Ạyuthaya đã phải nhân nhượng, ký với Pháp hiệp ước ngày 16/10/1687. Theo
đó quân đội đồn trú của Pháp được đóng tại Bangkok và Mergui, đồng thời, Pháp được
xây dựng hệ thống phòng thủ tại hai thành phố này. Tuy nhiên, đầu năm 1688, Pháp tiếp
tục tổ chức một cuộc viễn chinh quân sự mới đến Ayuthaya nhằm củng cố vị trí và nhanh
chóng hồn thành kế hoạch biến Ayuthaya thành xứ phụ thuộc Pháp.
Sự lũng đoạn của các nước tư bản phương Tây đã làm cho mâu thuẫn giữa người
Thái với người ngoại quốc ngày càng trở nên sâu sắc. Mâu thuẫn cũng diễn ra ngay trong
chính nội bộ chính quyền trung ương, giữa phe chủ trương tiếp tục nhân nhượng tư bản
phương Tây và phe chủ chiến. Cả nước dấy lên một phong trào bài ngoại mạnh mẽ, rộng
12


lớn. Sức mạnh của quần chúng nhân dân chính là cơ sở, động lực cho chính quyền
Ayuthaya thực hiện sự thay đổi trong chính sách đối cới các nước tư bản phương Tây.
Bắt đầu từ triều vua Pra Petracha (1688 - 1703), Ayuthaya thực hiện quyết tâm

triệt thoái, giải tỏa lực lượng quân đội của các nước tư bản phương Tây ra khỏi lãnh thổ,
đồng thời chủ trương tiến hành loại bỏ ảnh hưởng của những nước này.
Trước tiên đối với Pháp, Pra Petracha đã tiến hành đàm phán về việc rút lui của
quân Pháp, song Pháp bỏ qua thiện chí của Ayuthaya, ngang nhiên tun chiến. Pháp gấp
rút hồn thành việc xây dựng các cơng trình qn sự, đốt phá thành phố Bangkok, có
hành vi tàn sát người Thái,… Ayuthaya lúc này đã chuyển sang chủ trương đối đầu về
qn sự, sẵn sàng tấn cơng nếu Pháp cố tình gây chiến. Điều này đã khiến Pháp thay đổi
thái độ, tháng 8 năm 1688, Pháp đã ký với Ayuthaya hiệp ước về việc rút quân khỏi
Ayuthaya. Tuy nhiên, Pháp vẫn chưa từ bỏ hoàn toàn ý định chiếm Ayuthaya bằng việc
tổ chức hai đợt viễn chinh quân sự đến Ayuthaya vào các năm 1689 và 1698, đưa yêu
sách đòi Ayuthaya phải nhượng lại thành phố Mergui. Nhưng với thái đôi cứng rắn của
Ayuthaya đã khiến Pháp phải từ bỏ tham vọng đối với đất nước này.
Tham vọng của Anh với Ayuthayatreen thực tế cũng không trở thành hiện thực,
âm mưu đánh chiếm Mergui của Anh đã bị chặn đứng trước sự nổi dậy của quần chúng
nhân dân vào tháng 7 năm 1687. Sau thất bại nặng nề đó, quan hệ giữa Anh và Ayuthaya
chấm dứt. Những cố gắng của Anh để mở lại cơ quan thương mại tại Ayuthaya đã bị vua
Pra Petracha khước từ.
Từ khi thế lực của Anh và Pháp mạnh lên thì hoạt động của Hà Lan bị giảm sút,
mất vị trí độc quyền trước đây. Năm 1686, thương điếm của Hà Lan ở Ayuthaya phải
đóng cửa. Sau đó, để nhằm duy trì nền ngoại thương, Ayuthaya đã phần nào phục hồi
mối quan hệ buôn bán với các thương nhân Hà Lan bằng việc ký kết hiệp ước thương
mại ngày 14/11/1688. Mặc dù quan hệ thương mai giữa hai nước được duy trì đến năm
1767 song khơng còn được hưởng sự ưu đãi như trước nên giá trị buôn bán của Hà Lan ở
Ayuthaya bị giảm sút nhiều.
Như vậy, giai đoạn đầu Ayuthaya đã thực hiện chính sách “mở cửa”, thể hiện thái
độ thiện chí với người phương Tây. Đến khi tham vọng biến nơi đây thành xứ phụ thuộc
của các nước phương Tây bọc lộ rõ thì Ayuthaya đã từng bước điều chỉnh chính sách đối
13



ngoại một cách linh họa, phù hợp vào từng hoàn cảnh cụ thể. Chính sách của Ayuthaya
với các nước tư bản phương Tây thể kỷ XVII đã đảm bảo nguyên vẹn chủ quyền và nền
độc lập cho dân tộc, là bài học kinh nghiệm để người Thái đề ra chính sách phù hợp
trước sự xâm lược mạnh mẽ hơn của các nước phương Tây giai đoạn sau.

14


CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC
SUKHOTHAYA, LAN NA VÀ AYUTHAYA

Vào năm 1238, Pho Khun Pha Muang là thủ lĩnh người Thái ở Lato (nay là
Mueang Phetchabun, tỉnh Phetchabun, phía bắc Thái Lan) và Pho Khun Bang Klang Hao
là thủ lĩnh người Thái ở Banyang (nay là Nakhonthai) đã cùng nhau đánh đuổi quân
Khmer, thành lập nhà nước Sukhothaya, lấy thành phố Sukhothay làm kinh đơ của mình.
Pho Khun Bang Klang Hao sau đó trở thành vị vua đầu tiên của Sukhothai, tự xưng là
Pho Khun Si Indrathit (hay Intradit), lập niên triều đại đầu tiên của Sukhothai là Triều
Phra Ruang. Sự kiện này về mặt truyền thống đã đánh dấu sự thành lập quốc gia đầu tiên
của người Thái. Tiếp sau đó là các quốc gia khác của người Thái ra đời như Lan Na vào
năm 1296 và Ayuthaya năm 1350. Các vương quốc này trong quá trình phát triển, bên
cạnh sự tự vận động thì khơng tránh khỏi những ảnh hưởng ảnh hưởng và tác động từ
bên ngoài. Bối cảnh chung của khu vực đã đặt ra cho các vương quốc những cơ hội và
thách thức trong quá trình phát triển đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực đối ngoại, đòi
hỏi họ phải có những đối sách hợp lý, sáng suốt để tồn tạo và phát triển. Nhìn chung,
chính sách đối ngoại của ba nhà nước Sukhothaya, Lan Na và Ayuthaya có những đặc
điểm như sau:
- Chính sách đối ngoại góp phần giữ vững được sự ổn định, bảo toàn nền độc lập và phát
triển của vương quốc.
Với đường lối đối ngoại khôn khéo, mềm dẻo và biết lựa chiều. Các quốc gia
phong kiến Thái Lan là Sukhothaya, Lan Na và Ayuthaya vừa mở rộng được lãnh thổ đất

nước vừa bảo vệ dân tộc trước vó ngựa bành trướng của đế quốc Nguyên – Mông.
Đặc biệt nhà nước Ayuthaya, mặc dù chiến tranh xảy ra liên miên, phải chịu áp
lực căng thẳng từ các nước phương Tây, song về cơ bản, Ayuthaya khơng những vẫn giữ
được chủ quyền, độc lập mà cịn mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài; phát triển và đạt được
nhiều thành tựu mới trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa; duy trì được sự ổn định về chính trị,
xã hội trong suốt 417 năm, với 34 đời vua trị vì, Ayuthaya trở thành vương triều phong
kiến tồn tại lâu nhất, bền vững nhất ở khu vực Đông Nam Á thời trung đại.

15


- Tính linh hoạt, uyển chuyển trong việc thực hiện chính sách đối ngoại. Các vương triểu
Thái Lan đã biết lựa theo mỗi hoàn cảnh lịch sử và với từng đối tượng quan hệ cụ thể để
kịp thời đề ra và điều chỉnh chính sách đối ngoại một cách nhanh nhạy, hợp lý, khéo léo
và hết sức uyển chuyển nhằm thích ứng với bối cảnh trong từng giai đoạn lịch sử. Các
vương triều thực hiện chính sách bành trướng, tấn công với các nước nhỏ và mềm mỏng,
khéo léo, uyển chuyển với những nước lớn hay ngang hàng như Trung Quốc, Ấn Độ,
Xrilanka, Đại Việt, các nước phương Tây,
- Thực hiện chính sách nhất quán thân Trung Quốc. Các vương triều Thái Lan đã thiết
lập mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp với Trung Quốc và phát huy triệt để những lợi ích từ
mối quan hệ này. Điều này thể hiện hết sức rõ nét thơng qua chính sách đối ngoại của
nhà nước Ayuthaya. Và đây được xem là một sách lược quan trọng trong chính sách đối
ngoại của vương triều Ayuthaya.
Cơ sở hình thành những đặc điểm này có thể kiến giải từ việc phân tích yếu tố cội
nguồn dân tộc Thái, môi trường và điều kiện sống, sự ảnh hưởng của yếu tố văn hóa bên
ngồi. Những yếu tố này đã làm nảy sinh, trải nghiệm và đúc kết nên đặc tính riêng của
người Thái, đó là tính linh hoạt, uyển chuyển và tư tưởng thực dụng. Trên phương diện
nhà nước, tính cách đó được vận dụng và biểu hiện rõ qua phương thức trị quốc, nhất là
trong lĩnh vực đối ngoại, trong đó giai đoạn vương triều Ayuthaya là một minh chứng
điển hình.


16


KẾT LUẬN
Chính sách đối ngoại mà các vương triều Thái Lan thực hiện đã căn bản hình
thành truyền thống ngoại giao của Thái Lan. Đây là một kết quả vừa có ý nghĩa lý luận,
vừa mang ý nghĩa thực tiễn. Tư tưởng đối ngoại mà các triều đại này thực hiện đã trở
thành những giá trị bền vững, định hình nên truyền thống đối ngoại Thái Lan. Truyền
thống này đã trở thành kim chỉ nam cho việc đề ra chính sách đối ngoại của các vương
triều kế tiếp.
Từ việc nghiên cứu quan hệ đối ngoại của các vương triều này, có thể rút ra một
số bài học kinh nghiệm về lĩnh vực ngoại giao như sau:
Thứ nhất, việc đề ra chính sách và thực hiện quan hệ đối ngoại phải được dựa trên
nhiệm vụ cụ thể của quốc gia và phải đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết.
Thứ hai, việc đề ra chính sách đối ngoại phải dựa trên sự lựa chọn sáng suốt. Đó là
sự lựa chọn các đối sách phù hợp với từng đối tượng quan hệ, phù hợp với khả năng giải
quyết và hoàn cảnh khách quan cụ thể. Đặc biệt, cần đa phương hóa và đa dạng hóa các
mối quan hệ.
Thứ ba, q trình thực hiện quan hệ đối ngoại phải đảm bảo tính linh hoạt, uyển
chuyển, cần thiết phải có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại một cách kịp thời, phù hợp
với sự thay đổi trong từng bối cảnh lịch sử cụ thể.
Thứ tư, thắng lợi của chính sách đối ngoại, ngồi yếu tố khách quan, phải được
dựa trên sức mạnh nội lực quốc gia. Sức mạnh đó sẽ tạo ra thế chủ động cho mỗi quốc
gia trong việc thực hiện chính sách đối ngoại.
Có thể thấy, những bài học kinh nghiệm từ quan hệ đối ngoại của các vương triều
Thái Lan vẫn có ý nghĩa mang tính thời sự đối với Thái Lan và các quốc gia Đông Nam
Á, nhấ là trong bối cảnh các quốc gia này đang phải đối mặt với những cơ hội và thách
thức to lớn trước xu thế tồn cầu hóa hiện nay.


17



×