Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Sáng kiến kinh gnhiệm giáo viên chủ nhiệm, biện pháp giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.8 KB, 7 trang )

- Tên biện pháp:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH CHƯA NGOAN
I .ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trong tất cả các mặt họat động ở nhà trường, việc giáo dục đạo đức học
sinh giữ vai trị, vị trí hết sức quan trọng . Bác Hồ đã từng nhắc nhở chúng ta :
“Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng,
đó là cái gốc rất quan trọng, nếu khơng có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vơ
dụng”. Lời Bác dạy đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đức và tài, trong đó đạo đức
là yếu tố quyết định mọi sự thành cơng của con người.Vì thế đặt ra nhiệm vụ trọng
tâm của nhà trường phổ thông là phải vừa giảng dạy cung cấp kiến thức cho học
sinh vừa giáo dục toàn diện cho các em về mọi mặt: đức, trí, thể, lao, mĩ. Từ đó
hình thành nhân cách cho học sinh, để làm động lực thúc đẩy các em học tập tốt
hơn. Điều này cho thấy giáo dục đạo đức học sinh có ý nghĩa lâu dài, được thực
hiện thường xun, liên tục trong mọi tình huống chứ khơng phải được thực hiện
khi có tình huống phức tạp hoặc có những địi hỏi cấp bách. Có như vậy thì chất
lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên ...
Hơn nữa, trong bất kỳ một lớp học nào cũng có nhiều đối tượng học sinh, có em
ngoan hiền, học giỏi, ngược lại cũng có những học sinh cá biệt, thể hiện rõ qua
hành vi trốn học, nghỉ học, vi phạm nội quy của lớp, của trường... Phần lớn những
học sinh có đạo đức tác phong chưa tốt thì dẫn đến cuối năm, học lực yếu. Đây là
những băn khoăn, lo lắng, trăn trở của GVCN. Làm thế nào để giáo dục tốt đạo
đức cho học sinh, tạo tiền đề làm cơ sở thúc đẩy các em học tập tiến bộ.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi và đồng nghiệp rút ra được :
“Một số biên pháp giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan” như sau :
II.
NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Cơ sở lý luận:
Trong xu thế phát triển hiện nay, đất nước đang tiến lên cơng nghiệp hóa hiện
đai hóa, thời đại cơng nghệ thơng tin 4.0. Bên cạnh những mặt tích cực đáng phấn
khởi cũng có những lo ngại đối với một số thanh thiếu niên mê chơi, vi phạm vào
những tệ nạn xã hội, đạo đức sa sút, trong đó cũng có học sinh bị kẻ xấu lợi dụng,


lôi cuốn dẫn đến các em bỏ học, trốn tiết trầm quán, chơi điện tử ...
Qua thực tế giảng dạy giáo dục học sinh, tôi thấy trong một lớp học, bên cạnh
những học sinh ngoan học giỏi vẫn còn những học sinh cá biệt chưa ngoan. Học
sinh cá biệt ở đây được hiểu theo nghĩa là trốn học, lười học, gây mất trật tự trong
giờ học, có thái độ chưa tốt với thầy cơ và bạn bè, không chấp hành tốt nội quy của
lớp của trường. Nguyên nhân là do thiếu sự quan tâm của một số phụ huynh học


sinh đối với con em mình, các em ham chơi, ở trường đôi khi thầy cô chưa hiểu hết
hành vi, cử chỉ của các em, từ đó chưa có biện pháp giáo dục phù hợp đạt hiệu quả.
Xuất phát từ vấn đề trên, qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tơi nhận thức
rõ lời Bác dạy có ý nghĩa vơ cùng to lớn :
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên
Với ý nghĩa đó năm học 2021 -2022 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 9A2
qua tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh trong lớp chủ nhiệm, từ đó tơi
tiến hành giáo dục đạo đức các em.
2. Cơ sở thực tiễn:
Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan là một q trình lâu dài, phức tạp
địi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có cơng phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại
nhiều lần. Để hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh. Công tác giáo dục đạo
đức nói chung, giáo dục đạo đức học sinh chưa ngan nói riêng, giáo viên chủ
nhiệm cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp
với lợi ích xã hội, giúp học sinh lĩnh hội một cách đúng mức các chuẩn mực đạo
đức được qui định.
Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo
cho các hành vi cá nhân thực hiện…
Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá
nhân và duy trì bền lâu thói quen này…

Giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực thể hiện sự tôn trọng và quý trọng lẫn
nhau của con người .
3. Nội dung và biện pháp thực hiện
3.1. Các bước tiến hành
Nhiệm vụ của người giáo viên khơng chỉ là phát huy trí tuệ của học sinh mà
còn vun đắp tâm hồn và giúp các em từng bước hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt đối
với người giáo viên chủ nhiệm, ngồi cơng việc giảng dạy, còn phải là một nhà
giáo dục, nắm bắt những tâm tư, tình cảm, chăm lo đến quá trình học tập và rèn
luyện đạo đức của mỗi học sinh và của cả tập thể lớp.
Trên cơ sở nhiệm vụ giáo dục, tôi thực hiện biện pháp giáo dục đạo đức học
sinh như sau:
3.2. Giải pháp thực hiện
3.2.1. Tìm hiểu lí lịch và tâm lí lứa tuổi:
Vào đầu năm học thơng qua GVCN cũ, tơi tìm hiểu lí lịch, tính tình, đạo đức
của từng học sinh lớp tôi chủ nhiệm. Đồng thời qua đó cũng tìm hiểu tâm tư,


nguyện vọng, sở thích và hồn cảnh gia đình của các em qua tờ lí lịch mẫu tơi phát
cho các em về nhà viết hôm sau nộp lại cho tôi. Biện pháp này giúp tơi hiểu rõ
hồn cảnh của từng học sinh kịp thời động viên, nhắc nhở những sai sót của học
sinh và giúp đỡ các em vượt qua khó khăn học tập tốt.
3.2.2. Dùng biện pháp thuyết phục:
Nhằm tác động vào lí trí tình cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin
đạo đức, bằng cách giảng giải về đạo đức được tiến hành trong giảng dạy bộ môn
giáo dục công dân cũng như các môn học kháctrong nhà trường, giờ sinh họat lớp,
sinh họat dưới cờ, giờ học họat động ngòai giờ lên lớp hay buổi sinh họat Độ,
ngoại khóa.
Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: Nói chuyện, kể
chuyện, đọc sách báo, chương trình phát thanh măn non mỗi buổi học, mời những
người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyên, nêu gương tốt của học sinh trong lớp,

trong trường. Để các em có thêm hiểu biết, thấy được những tấm gương sáng học
tập noi theo. Đồng thời giúp các em thấy những mặt hạn chế cần khắc phục .
Mặt khác, GVCN trị chuyện riêng với học sinh hoặc nhóm học sinh sai phạm
để tâm sự, tìm hiểu, khuyến khích động viên những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của
các em, khuyên bảo uốn nắn những mặt chưa tốt.
3.2.3. Biện pháp rèn luyện học sinh:
Là tổ chức cho học sinh họat động tập thể, để rèn luyện cho các em những
thói quen đạo đức, thể hiện được những nhận thức và tình cảm đạo đức biến thành
hành động thành thực tế.
Rèn thói quen đạo đức thơng qua các họat dạy học trên lớp, lao động, hoạt
động xã hội, đoàn thể và sinh hoạt tập thể, ngoại khóa, tổ chức các trị chơi dân
gian vào mỗi giờ ra chơi, qua các phong trào thi đua trong lớp, trong nhà trường là
biện pháp tác động tâm lí rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên
trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức
tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh
tham gia tốt phong trào này .
Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ họat động
có hại sang họat động có ích, biện pháp này dựa trên đặc tính ham họat động của
các em và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằng cách
gây cho học sinh hứng thú với một hoạt động mới bổ ích, lơi kéo các em ra ngồi
những tác động xấu có hại.
3.2.4. Biện pháp thúc đẩy:
Để điều chỉnh, khuyến khích học sinh nhằm xây dựng đạo đức tốt cho các
em. Những nội quy, quy định của lớp, nhà trường vừa là những yêu cầu với học


sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh địi hỏi học sinh tn theo để
có hành vi đúng đắn theo yêu cầu của lớp, của trường .
Thi đua khen thưởng ở lớp, ở trường là động viên các em tích cực hoạt động thi
đua và coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh, làm cho bản thân học sinh

đó vươn lên hơn nữa, từ đó động viên khuyến khích các em khác noi theo. Vì vậy
ở đầu năm học, dựa vào thang điểm thi đua của trường, tôi đưa ra thang điểm thi
đua của lớp, cho học sinh trao đổi bàn bạc trước tập thể lớp, rồi đi đến thống nhất
tổ chức thực hiên. Cuối tuần có sơ tổng kết thi đua ở tổ, khen thưởng những cá
nhân, những tổ làm tốt hoặc có tiến bộ. Đồng thời, chie ra, nhắc nhở những khiếm
khuyết, sai phạm của học sinh, để các em thấy được cái sai phạm của bản. Do đó
phải thận trọng và đúng mực. Khi phê bình cần phải làm cho học sinh thấy rõ
những sai sót khuyết điểm. Đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học
sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ thái độ nghiêm khắc nhưng khơng dùng lời
nói,cử chỉ thơ bạo xúc phạm đến học sinh.
3.2.5. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Đây là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Bởi vì,
phần lớn học sinh chưa ngoan là do thiếu sự quan tâm của gia đình, cha mẹ có thể
đi làm ăn xa, gởi con lại cho ông bà hoặc con nhà giàu có được cha mẹ cưng chiều,
một phần do các em học yếu chán học nên bị kẻ xấu lôi cuốn bỏ học, trốn tiết mà ở
gia đình cha mẹ khơng hay biết. Vì thế mà thường xun tơi liên lạc với gia đình
những học sinh hay vi phạm để báo kết quả học tập của các em và trao đổi thống
nhất biện pháp giáo dục các em này. Mặt khác tôi lập danh sách những học sinh
thường xuyên vi phạm gởi lên BGH nhà trường nhờ BGH, Tổng phụ trách và hội
cha mẹ học sinh tiếp tay giáo dục các em. Bên cạnh đó trường tổ chức phụ đạo học
sinh yếu cho những học sinh kiến thức bị hỏng, để có kiến thức cơ bản vào lớp tiếp
thu bài nhanh chóng làm cho các em khơng chán học rồi trốn tiết, bỏ học .
3. Hiệu quả mang lại.
Vào đầu năm học 2021-2022 qua khảo sát chất lượng kế quả học lực, hạnh
kiểm các em rất thấp. Hạnh kiểm từ trung bình trở lên 95%, tronh đó tốt 35%, khá
40%, trung bình 20%, yếu 5% .Với kết quả này điều đáng lo ngại cho giáo viên
làm công tác chủ nhiệm .
Qua thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh, nhìn chung phần
lớn các em học sinh có được những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi
đạo đức, mà trước đây các em chưa có. Từ đó hình thành được thái độ tự trọng, tự

tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, u thương
tơn trọng con người, lễ phép với thầy cơ, hịa nhã với bạn bè, mong muốn đem lại
niềm vui hạnh phúc cho mọi người.


Khi học sinh có được những chuẩn mực về đạo đức thì vào lớp các em
ngoan hơn, khơng làm mất trật tự trong giờ học thể hiện qua báo cáo của giáo viên
bộ môn, ban cán sự lớp mỗi tuần khơng cịn hiện tượng giáo viên bộ mơn phê học
sinh vắng nhiều thụ động nữa mà thay vào đó là những lời nhận xé, khen ngợi của
giáo viên lớp có tiến bộ. Tham gia lớp học đầy đủ, vào lớp các em thuộc bài, làm
bài đầy đủ, các em tích cực chủ động hăng say học tập, lớp học trở nên sinh động
chứ khơng cịn vắng nhiều, thụ động như trước đây, hiện tượng trốn tiết, bỏ học
không xảy ra thường xuyên nữa.
Đối chiếu kết qủa khảo sát đầu năm học với kết quả xếp lọai cuối học kì I
thấy các em tiến bộ rất rõ, hạnh kiểm từ trung bình trở lên 100%, cụ thể như sau :
.
Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối học kì I năm học 2021-2022

lớp


số
HS

9A2 32

Tốt
SL TL
28


Khá
SL TL

87,5% 3

9,4%

Trung bình
SL TL

Yếu
SL TL

Kém
SL TL

01

0

0

3,1%

5. Tính khả thi và phạm vi áp dung giải pháp:
Qua quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh trong năm học
2021-2022 tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
- GVCN phải hiểu được tâm tư nguyện vọng hồn cảnh gia đình của học sinh,
để kip thời uốn nắn giáo dục, giúp đỡ các em.
- GVCN phải u nghề mến trẻ, có sự kiên trì nhẫn nại trong công tác chủ nhiệm

- Thường xuyên theo dõi các hoạt động của lớp, cũng như sự tiến bộ của từng
học sinh trong lớp chủ nhiệm để kịp thời khen thưởng, động viên, nhắc nhở.
- Thường xuyên tổ chức thi đua giữa cá nhân với cá nhân, giữa các tổ trong lớp,
có khen thưởng và phê bình góp ý những mặt còn hạn chế của học sinh.
- Giáo dục đạo đức các em thông qua các môn học trong nhà trường, nhất là
môn giáo dục công dân.
- Tổ chức các họat động lao động, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa,
các câu lạc bộ vui chơi giả trí, trị chơi dân gian trong nhà trường.
- Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục
học sinh.
Đạo đức của học sinh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng quyết định đến việc học
tập và sự thành đạt sau này của các em.Vì vậy giáo dục đạo đức trong nhà trường
là nhân tố khơng thể thiếu được trong q trình học tập rèn luyện của học sinh,


giúp các em thấy được những ưu điểm để phát huy và đặc biệt thấy rõ những,
khuyết điểm cần khắc phục .
Có thể nói, việc giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan là một động lực thúc
đẩy học tập của học sinh, nhưng cần phải có thời gian nhất định chứ không phải
trong khoảnh khắc buộc các em phải tiến bộ và cũng không thể bắt buộc hay hăm
dọa, mà giáo viên nói chung giáo viên chủ nhiệm nói riêng cần phải hiểu các em,để
từ đó đề ra biện pháp giáo dục phù hợp nhằm giúp học sinh vượt khó, khắc phục
khuyết điểm góp phần nâng cao chất lượng của lớp, của trường .
Với kết quả đạt được như trên phải kể đến sự quan tâm không nhỏ của phụ
huynh học sinh, sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban giám hiệu, giám thị và bộ phận Đòan
Đội của trường, nhất là GVCN có tinh thần trách cao trong cơng tác chủ nhiệm,
biết quan tâm phát hiện, uốn nắn kịp thời những biểu hiện không tốt của học sinh,
động viên nhắc nhở học sinh thực hiện tốt. Sự tiến bộ của học sinh về đạo đức
cũng như học tập là niềm mong mỏi, niềm vui lớn nhất của GVCN.
5. Tính khả thi và phạm vi áp dung giải pháp:

Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng thực tế, bản thân là giáo viên cần phải:
luôn đổi mới các phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc trưng bộ môn ở từng
bài, phối hợp tốt các thao tác trong tiết học trên lớp, gây ấn tượng tốt đẹp về môn
Lịch Sử trong suy nghĩ của các em để từ đó các em yêu thích, hứng thú học tập và
nghiên cứu.
Sau mỗi tiết học giáo viên hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, đó là cơ sở, là nền
tảng vững chắc sẽ giúp các em học tốt.
Giáo viên chuẩn bị tỉ mĩ cẩn thận có kế hoạch và lên lớp khoa học, dành nhiều thời gian
chính đáng cho một tiết dạy, tránh làm cho học sinh tâm lý: bài dài không muốn học.
Người giáo viên thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, có
trách nhiệm trong giảng dạy. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nước ta đang có
những biến đổi tồn diện, mạnh mẽ, sâu sắc địi hỏi người giáo viên bộ môn phải là
người nhận thức nhanh nhẹn, có niềm tin vững chắc vào chân lí, lý luận khoa học.
Bên cạnh đó cần có sự phối hợp của ngành giáo dục, nhà trường, gia đình và xã
hội. Nếu được phối hợp chặt chẽ, thống nhất phương thức giáo dục sẽ đem đến kết
quả tốt đẹp.
Đối với giải pháp này tôi đã và đang thực hiện trong các tiết học lịch sử lớp
6,9 cũng đang áp dụng cho các khối lớp khác và nhân rộng cho giáo viên trong tổ
cùng bộ mơn, và có thể chia sẻ cho đồng nghiệp trong quận cùng học hỏi kinh
nghiệm. Trong q trình thực hiện tơi nhận thấy sáng kiến này có thể áp dụng dài
lâu và mang tính hiệu quả cao.


Một số biện pháp nhằm giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan mang tính
khả thi cao, áp dụng được cho tất cả mọi đối tượng học sinh trong trường, trong
quận, kể cả thành phố cùng thực hiện.
Trên đây là những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình giáo dục đạo đức
học sinh của bản thân tôi đã đạt được kết quả như mong muốn. Tôi rất mong được
sự đóng góp, bổ sung của các đồng nghiệp, hội đồng chấm sáng kiến của trường để
cho đề tài nghiên cứu của tơi ngày càng hồn thiện hơn.

6.Kiến nghị đề xuất ( nếu có)
Phước Thới, ngày 15 / 01 / 2022
Người viết

Ý kiến của hội đồng khoa học
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................



×