Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thay đổi đề thi TOEFL: thách thức mới docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.85 KB, 3 trang )

Thay đổi đề thi TOEFL: thách thức mới
Hiện nay, các đề thi TOEFL đã trải qua sự thay đổi lớn. Đề kiểm tra TOEFL mới
được giới thiệu lần đầu tiên vào cuối tuần qua.
Điều này khiến các sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên châu Á lo lắng mình sẽ
gặp nhiều bất lợi.
Đối với các sinh viên Mỹ, các chứng chỉ như SAT, ACT và GME sẽ mở đường
cho họ vào trường đại học. Nhưng đối với hàng trăm sinh viên quốc tế muốn vào
học các trường ở Mỹ thì mối quan tâm chính của họ là phải có chứng chỉ TOEFL.
Năm ngoái, khoảng 750.000 sinh viên đã làm bài kiểm tra TOEFL theo dạng cũ và
hầu hết yêu cầu trong đề thi là chọn ra câu trả lời đúng. Nhưng trong những năm
gần đây, khoảng 5.200 trường đại học và đào tạo chuyên ngành dựa vào chứng chỉ
TOEFL để tuyển sinh viên quốc tế đã tỏ ra quan ngại rằng, chứng chỉ trên không
phải là công cụ đắc lực để hỗ trợ họ trong việc đánh giá trình độ ngoại ngữ của các
sinh viên. Một số sinh viên chưa tốt nghiệp đã phàn nàn rằng, họ không thể hiểu
các sinh viên nước ngoài đã tốt nghiệp giảng dạy trong lớp học.
Vì vậy, sau khoảng 10 năm nghiên cứu, Cục Khảo thí giáo dục của Mỹ (The
Educational Testing Services, ETS) - nơi chuyên triển khai và thiết kế các đề kiểm
tra - đã thay đổi cách thức thi TOEFL. Cuối tuần qua, họ đã giới thiệu TOEFL IBT
mới dành cho các sinh viên làm bài thi qua mạng internet (Internet-based Test).
Dự kiến, dạng đề thi mới này sẽ được áp dụng trên toàn thế giới vào năm tới.
Đề thi TOEFL mới được thiết kế chủ yếu tập trung vào việc làm sao có thể đánh
giá được trình độ tiếng Anh của sinh viên quốc tế một cách tổng hợp các kỹ năng
đọc, viết và nói. Và có lẽ thay đổi lớn nhất trong cấu trúc đề thi là phần thi nói.
Các sinh viên sẽ được yêu cầu nghe đoạn ghi âm và đọc một đoạn văn. Sau đó, họ
phải diễn đạt lại cả hai phần trên bằng chính lời nói của mình. Phần trả lời của sinh
viên sẽ được ghi âm lại bằng kỹ thuật số sau đó truyền tải cho các nhà chuyên môn
đánh giá.
Sự thay đổi này đã làm cho các sinh viên ở châu Á lo lắng. Nhìn chung, các
trường giảng dạy tiếng Anh ở khu vực này chỉ chú trọng đến ngữ pháp và từ vựng
mà không nhấn mạnh ở kỹ năng nói tiếng Anh.
Các sinh viên châu Á và sinh viên đến từ lục địa khác tại Trung tâm Kaplan cho


biết họ đang có chung tâm trạng hồi hộp trước đề thi mới. Nhưng các nhà giáo dục
cho rằng sự thay đổi này sẽ giúp cải thiện quá trình dạy và học tiếng Anh trên thế
giới. Trước đây, ETS đã thêm phần thi viết vào đề thi TOEFL vào những năm
1970 và điều này đã làm chương trình giảng dạy tiếng Anh trên thế giới phải điều
chỉnh theo. Và bây giờ, ETS dự đoán với đổi mới ở phần thi nói sẽ mang lại kết
quả tương tự.
Được học bổng tại Australia sau những vòng đua trí tuệ gay cấn, nhưng với kỹ
năng Anh ngữ khi chuẩn bị đi du học không phải nhà leo núi nào cũng sẵn sàng
tâm thế.
Đỗ Lâm Hoàng, vừa thi đạt IELTS 6.0 bật mí: "Biết được điểm yếu của mình, nên
Hoàng cố đầu tư kỹ năng nghe nói. Mỗi ngày, dành ra 10-15 phút để luyện 2 kỹ
năng này". Thường ngày, mỗi buổi sáng đánh răng xong, Hoàng thường đứng
trước gương để luyên kỹ năng nói của mình. Hoàng tự làm giám khảo cho chính
mình, và tìm cách sửa những cách phát âm sai.
Trong vòng 6 tháng học ngoại ngữ, Hoàng tậu về cho mình khá nhiều sách báo
tiếng Anh. Với Hoàng, đọc để tăng cường vốn từ vựng thì mới nâng cao được
những kỹ năng khác. Cũng như nhiều học sinh-sinh viên, trong thời gian học cấp
3, Hoàng chỉ học tập trung học kỹ năng viết và đọc. Và bây giờ, Hoàng có thể
nghe nói lưu loát tiếng Anh. Hai chữ mà Hoàng dành cho môn ngoại ngữ là: "chịu
khó".
Điều kiện để học tốt môn ngoại ngữ cũng chỉ là học nhiều từ vựng. Minh quan
niệm: "Biết nhiều từ vựng thì mới có vốn mà giao tiếp được". Sau một năm học
ĐH Swimberne, Minh có thể nắm bắt được bài giảng của giáo viên.

×