Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thi thử trắc nghiệm: Thí sinh cần chuẩn bị gì? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.31 KB, 3 trang )

Thi thử trắc nghiệm: Thí sinh cần chuẩn
bị gì?
Vẫn cần đề phòng gian lận!
Theo đánh giá của Cục KT&KĐCLGD, kỳ thi thử đã được thí điểm tổ chức
tại gần 15 tỉnh thành với sự tham gia của khoảng 80.000 HS lớp 12 ở tất cả
các vùng miền trong cả nước. Nhìn chung, HS tham gia thi thử thí điểm đã
tiếp thu nhanh những hướng dẫn kỹ thuật cũng như yêu cầu của bài thi trắc
nghiệm.
Tuyệt đại bộ phận đã làm đúng yêu cầu, số trường hợp bị sai sót mắc lỗi kỹ
thuật không đáng kể. Các tỉnh cũng đã phối hợp với cục tổ chức thi thử đúng
qui trình, không có sự cố, không có sai sót đáng kể…
Với hình thức thi TN, thời gian làm bài của TS được rút ngắn hơn nhiêu so
với tự luận. Qua thực tế thi thử cho thấy thi TN cho phép tổ chức thi nhanh
gọn, giảm bớt tốn kém.
GS Archie Lapointe chuyên gia của ETS cho biết sau khi xem xét dự thảo kế
hoạch, hướng dẫn tổ chức thi TN và trực tiếp tham quan kỳ thi thử được tổ
chức tại một trường THPT của tỉnh Bắc Ninh, ông đánh giá Bộ GD-ĐT đã
chuẩn bị tương đối đầy đủ, chi tiết cho việc tổ chức thi TN môn ngoại ngữ.
Tuy nhiên ông lưu ý Bộ GD-ĐT cần tính đến và chuẩn bị phương án xử lý
cho những trường hợp bất thường, khi xảy ra các sự cố có thể xảy ra trong
khi kỳ thi đang diễn ra. Đồng thời bộ cũng phải có phương án giải quyết đối
với những tình huống đặc biệt liên quan đến việc vận chuyển bài thi về các
trung tâm chấm thi.
GS A. Lapointe cũng đặc biệt lưu ý việc xây dựng quy trình xử lý hợp lý đối
với những bài thi bị nghi ngờ có gian lận. Ông Nguyễn An Ninh tỏ ra lạc
quan khi cho rằng “về chống gian lận, có thể nói TN là phương pháp có hiệu
quả nhất vì đề thi gồm nhiều câu hỏi nên có thể tránh được rò rỉ thông tin
làm lộ đề trong quá trình làm đề, coi thi.
Phần mềm tin học cho phép xáo trộn từ một đề thi gốc thành rất nhiều phiên
bản (nội dung giống nhau những thứ tự câu hỏi khác nhau) sao cho nhóm TS
ngồi cạnh nhau không thể “tham khảo” bài của nhau. Khi chấm thi các bài


thi được quét bằng máy chấm với tốc độ 5.000-10.000 bài thi/giờ nên không
ai có thể thực hiện được hành vi gian lận dưới sự giám sát trực tiếp…”.
Nhưng GS A. Lapointe vẫn tỏ ra thận trọng, kín kẽ khi góp ý với Bộ GD-ĐT
“cần phải có qui trình hợp lý nhưng chắc chắn để điều tra khi có những cáo
buộc hoặc hiện tượng gian lận”. Muốn vậy theo GS, các cán bộ làm công tác
thi cần phải được tập huấn trước một cách kỹ lưỡng để giải quyết một cách
chuyên nghiệp trong việc bảo mật, bảo vệ bài thi, đảm bảo quyền lợi của
TS…
Không tính điểm thi thử trắc nghiệm
TS Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục KT&KĐCLGD cho biết kỳ thi thử
trên qui mô toàn quốc ở tất cả các trường THPT nhằm tập dượt cho HS và
nhà trường trước khi bước vào các kỳ thi chính thức sẽ được Bộ GD-ĐT tổ
chức vào chiều ngày 14-1.
Thi thử sẽ được tổ chức cho cả bốn thứ tiếng Anh, Nga, Pháp và Trung với
thời gian làm bài là 60 phút với 50 câu hỏi. Bài thi sẽ được chấm tập trung ở
các trung tâm chấm thi của bộ tại từng khu vực. Điểm của kỳ thi thử sẽ
không tính vào kết quả học tập của HS.
Cục KT&KĐCLGD hướng dẫn để chuẩn bị cho kỳ thi thử, TS cần chuẩn bị
bút chì đen (loại mềm 2B…6B), dụng cụ gọt bút chì, tẩy, bút mực hoặc bút
bi (mực khác màu đỏ). Chỉ có phiếu trả lời TN mới được coi là bài làm của
TS.
Bài làm phải có hai chữ ký của hai cán bộ coi thi, khi nộp phiếu trả lời, TS
phải ký tên vào danh sách nộp bài.
Trên phiếu trả lời TN, chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và
tô chì đen ở các ô tròn, chỉ được tô bằng bút chì không được tô bằng bút bi,
bút mực. Khi tô, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô, không gạch chéo hoặc
chỉ dùng ký hiệu đánh dấu.
Để cho bài làm được chấm bằng máy, TS cần phải chú ý giữ phiếu trả lời
sạch sẽ, không làm rách, làm nhàu hoặc có vết gấp, quăn mép… Đồng thời
TS cũng phải lưu ý không được tự ý viết thêm gì ngoài những mục cần khai

trên phiếu trả lời vì bài làm sẽ bị coi là đánh dấu, phạm qui và không được
chấm điểm.

×