Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Skkn một số phương pháp giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường thpt dân tộc nội trú ngọc lặc thông qua hoạt động giao dục ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.67 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TRƯỜNG
THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ NGỌC LẶC THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG GIAO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Người thực hiện: Trương Thị Thu Hương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Hoạt động GDNGLL

THANH HĨA NĂM 2018

skkn


Mục lục

1. Mở đầu...............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng và điều kiện nghiên cứu...............................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................3
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề...................................................4


2.4. Hiệu qủa của sáng kiến kinh nghiệm............................................................11
3. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................11
3.1. Kết luận .......................................................................................................11
3.2. Kiến nghị .....................................................................................................12

skkn


1

skkn


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Qua một thời gian dài công tác tại các huyện miền núi, và tiếp xúc với
đa số học sinh dân tộc thiểu số tơi hiểu rằng mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa
truyền thống riêng biệt về phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục và thuộc các
nhóm ngơn ngữ khác nhau… Do các dân tộc sống xen kẽ đã tạo ra sự giao thoa
ảnh hưởng lẫn nhau cả về văn hóa và ngơn ngữ, từ đó tạo nên sự đa dạng về
văn hóa vùng. Bên cạnh những bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng
dân tộc, từng cộng đồng, cũng tồn tại một số phong tục tập quán còn mang tính
lạc hậu, trong đó có những tập qn về hơn nhân có ảnh hưởng, tác động
khơng nhỏ đến tình trạng tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số mà đối tượng
bị ảnh hưởng trực tiếp chính là học sinh. Đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa,
vùng biên giới, hủ tục có thể kể đến như: Cướp vợ, hứa hơn, cưỡng ép hơn
nhân mang tính chất gả bán, tục “nối dây”, tâm lý sớm có con đàn cháu đống,
có người nối dõi, kết hơn sớm để gia đình có thêm người làm… là những thực
trạng cần phải khắc phục, ảnh hưởng đến tảo hôn. Kết hôn sớm làm mất đi cơ
hội về học tập, việc làm tốt, cơ hội cải thiện đời sống và chăm sóc sức khỏe

của người trẻ tuổi, bà mẹ, trẻ em, đặc biệt là ảnh hưởng tới tỉ lệ tử vong, tỉ lệ
suy dinh dưỡng, thấp còi của trẻ em, dẫn tới ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Ở
11 huyện miền núi Thanh Hóa vẫn cịn tình trạng kết hơn sớm dẫn tới tình
trạng tảo hơn. Thực tế cho thấy, mặc dù đã được tuyên truyền pháp luật về hôn
nhân và gia đình, bà con hiểu được những quy định của pháp luật về độ tuổi
kết hôn, song do phong tục tập quán lạc hậu đã đi vào cuộc sống của người dân
từ rất lâu đời, các gia đình “dựng vợ, gả chồng” cho con của họ từ rất sớm nên
tình trạng tảo hơn vẫn diễn ra. Vì chưa đủ tuổi theo luật định, nên việc đăng ký
kết hôn không được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng hai
bên gia đình vẫn tổ chức đám cưới theo phong tục; họ hàng hai bên, cộng đồng
dân cư của cả bản vẫn mặc nhiên cơng nhận đó là một cặp vợ chồng.
Chính vì hiện trạng thực tế nêu trên, tơi nhận thấy giáo dục giới tính cho
học sinh trường THPT DTNT Ngọc Lặc là một việc làm cần thiết. Song do tâm
lí nên một điều nổi lên rõ rệt đó là các em cảm thấy ngượng ngùng, mắc cỡ khi
đề cập tới vấn đề này, xấu hổ không dám xem các hình vẽ hoặc khi nghe giáo
viên giảng trong các tiết học ngồi giờ lên lớp, các em đã khơng dám nhìn về
phía giáo viên. Bên cạnh đó các em chưa thể mạnh dạn để ngồi vào thảo luận
sôi nổi một vấn đề nào đó hoặc nếu có cố gắng trao đổi thì cũng chỉ là qua loa
lấy lệ vì trong nhóm có cả nam lẫn nữ. Một vấn đề nữa khiến tơi rất lo ngại đó
là ở tuổi này một số em đã bắt đầu xuất hiện những tình cảm vượt xa so với
tình bạn mà các em cho rằng đó là tình u. Tình cảm nam nữ đã ảnh hưởng
khá nhiều đến việc học tập của các em, mà cụ thể là các em đã chểnh mảng, lơ
là trong việc học, không chú ý bài trong từng tiết học… Thậm chí cịn nguy
hiểm hơn là các em đã bắt đầu hẹn hị theo kiểu người lớn thì những hậu quả
xảy ra là rất khó lường cho bản thân các em, gia đình và xã hội. Đặc biệt là học
sinh người dân tộc thiểu số, sống và học tập trong mơi trường nội trú thì giáo
dục giới tính trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Với thực tế đó, tơi nhận thấy
việc giáo dục giới tính có vai trị quan trọng trong việc hình thành cho các em
1


skkn


ý thức đúng đắn về những điều xung quanh tuổi dậy thì, từ đó các em sẽ làm
chủ được hành vi. Với những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, tôi đã
chọn đề tài: “Một số phương pháp giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc
thiểu số tại trường THPT DTNT Ngọc Lặc thông qua hoạt động ngoài giờ
lên lớp”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính của bản thân, đồng thời có
hiểu biết rõ ràng về các vấn đề xoay quang giới tính như: hơn nhân, gia đình, tệ
nạn xã hội, hủ tục.
1.3. Đối tượng và điều kiện nghiên cứu đề tài:
Đối tượng: Học sinh khối 10 trường THPT DTNT Ngọc Lặc.
Điều kiện nghiên cứu:
a.Thuận lợi:
- Ở lứa tuổi này các em có ý thức học tập tốt hơn và tinh thần tự giác cao.
- Các em học tập và sinh hoạt hàng ngày tại trường.
- Các em thường có những tìm tịi về sự biến đổi của cơ thể mình, vì vậy
các em thích tìm hiểu các vấn đề về giới tính.
b. Khó khăn:
- Học sinh là người dân tộc thiểu số và đang ở tuổi dậy thì nên đa phần các em
rất ngại ngùng khi phải nói ra hay trao đổi một vấn đề nào đó về giới tính.
- Một số em do cơ thể chậm phát triển so với bạn bè cùng lứa nên trong
quá trình học tập, trao đổi, thảo luận các em có phần mặc cảm, tự ti.
- Do biến đổi về tâm sinh lý, các em chưa thể hiểu và giải thích được vấn đề .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên cứu
tơi đã sử dụng các nhóm phương pháp sau:
- Nghiên cứu các loại tài liệu sư phạm có liên quan đến đề tài

- Phương pháp quan sát (công việc dạy, học của giáo viên và HS)
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp tình huống
- Phương pháp giải quyết vấn đề
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong những thập kỷ vừa qua, thế giới (kể cả Việt Nam) đã có những thay
đổi đáng kể. Những thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến thanh thiếu niên. Lớp
trẻ ngày nay phải được chuẩn bị cho một tương lai với những thách thức lớn
hơn. Nhận thức về tình bạn, tình u, hơn nhân và sinh sản đang dần thay đổi.
Điều này đòi hỏi lớp trẻ phải có hiểu biết và được chuẩn bị kỹ càng trước khi
đưa ra những quyết định có ảnh hưởng đến tương lai của mình.
Học sinh lớp 10 đang ở độ tuổi từ 15-16, đây là lứa tuổi mà trong cơ thể
các em diễn ra sự dậy thì rất mạnh mẽ cả ở nam lẫn nữ, là giai đoạn chuyển tiếp
từ trẻ con thành người lớn – người ta gọi là tuổi vị thành niên. Có rất nhiều sự
đổi khác về thể chất lẫn tinh thần, tình cảm và khả năng hòa nhập cộng đồng của
2

skkn


các em. Các em cảm thấy rất bỡ ngỡ trước những thay đổi kỳ lạ của cơ thể mình,
thậm chí có em cịn hoang mang lo sợ khơng biết phải đối mặt như thế nào. Vì
vậy các em cần được chia sẻ thổ lộ với người lớn, nhất là thầy cơ giáo và cha mẹ
mình. Hơn thế nữa, ở tuổi này các em thường hay tị mị, thích thử những cảm
giác lạ, nếu không được giáo dục đúng cách về giới tính thì những hậu quả khơn
lường sẽ xảy đến với các em như yêu sớm, quan hệ tình dục sớm, mang thai sớm
hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục v.v.. Dậy thì là giai đoạn phát triển

quá độ về sinh lý từ thời kỳ nhi đồng sang thời kỳ thanh niên. Ở trẻ dưới 8 tuổi,
mặc dù cơ quan sinh dục trong và ngoài của nam và nữ đã có sự phân biệt, chiều
cao và thể trọng của cơ thể tăng rất nhanh nhưng khơng có sự khác biệt nhiều về
giới tính. Và trung bình đến khoảng 11, 12 tuổi, đặc trưng giới tính của các em
bắt đầu biểu hiện, chẳng hạn ở em trai thì lớn nhanh cao vượt, vỡ tiếng, giọng
ồm…, còn ở em gái thì bắt đầu hành kinh, mơng đùi phát triển…
Cùng với sự phát triển ấy, tâm lý các em cũng có sự phát triển thêm một
bước. Các em bắt đầu tự cho mình là người lớn, địi độc lập, địi sự tơn trọng của
người lớn, địi được đối xử bình đẳng, được tự do kết bạn, được tự mình suy xét
vấn đề và có một khoảng trời riêng của mình. Các em muốn được kết bạn và nảy
sinh tình cảm ái mộ đối với người khác giới, thậm chí dần dần nảy sinh tình u
và những địi hỏi về tình dục. Tuy nhiên tâm lý của các em vẫn chưa thực sự
chín chắn, tính cách, tư tưởng chưa được định hình, dễ bị ảnh hưởng bởi các trào
lưu xã hội, bạn bè xung quanh hoặc phim ảnh đồi trụy…. Do vậy, cần phải triển
khai giáo dục tri thức, đạo đức về giới tính, giúp các em đặt nền móng tốt đẹp
cho cuộc sống và sự nghiệp sau này.
Giáo dục giới tính không nên chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức
mà còn phải gây được ảnh hưởng tới hành vi hiện tại cũng như sau này của lớp
trẻ. Loại hình giáo dục này cần chú trọng vào việc phát triển kỹ năng sống cho
các em như kỹ năng xác định điều đúng sai, kỹ năng ra quyết định v.v..Khi
những kỹ năng này được phát triển thì sự tự tin và tự trọng của các em cũng sẽ
tăng lên, đây là những yếu tố quan trọng quyết định hành vi của các em.
Để đạt được mục tiêu trên, một yêu cầu lớn đặt ra là phải sử dụng linh
hoạt các phương pháp dạy học trong q trình giáo dục giới tính. Đề tài này tôi
đưa ra một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho các em.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường THPT DTNT Ngọc Lặc là trường học chuyên biệt, 95% là học
sinh người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Tổng số học sinh của nhà trường gồm 180 em, trong đó có 133 em học sinh nữ.
Sự hiểu biết về giới tính của các em cịn hạn chế. Được thể hiện qua bài kiểm tra

đánh giá trước hoạt động ngoài giờ lên lớp
Thời gian
Kết quả trả lời phiếu hỏi
Hiểu rõ
Hiểu
Chưa hiểu
Trước HĐNGLL
5,56%
16,67%
77,77%
Sau đây tôi xin đơn cử một số nội dung giáo dục giới tính với việc áp
dụng một vài phương pháp cụ thể tại trường THPT DTNT Ngọc Lặc thơng qua
hoạt động ngồi giờ lên lớp như sau:
3

skkn


2.3. Các giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề
2.3.1. Những vấn đề về sự biến đổi tâm sinh lý
Đầu tiên sẽ là những bài học giúp các em nhận biết rằng mình đã thực sự
bước vào giai đoạn đáng nhớ nhất của cuộc đời.
Tôi đã sử dụng phiếu học tập sau để phát cho các em hoàn thành theo cá
nhân:
Phiếu học tập số 1
Tuổi: …….........
Nam: …………..
Nữ:……………
Hãy đánh dấu (x) vào những thay đổi liệt kê dưới đây mà em thấy xuất
hiện trên cơ thể mình và gạch dưới những dấu hiệu mà em biết đó là những thay

đổi đặc trưng nhất ở cả hai giới.

Lớn nhanh
Da trở nên mịn màng
Thay đổi giọng nói
Vú phát triển
Mọc lơng mu
Mọc lơng nách
Hông nở rộng
Mông, đùi phát triển
Bộ phận sinh dục phát triển
Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển
triển


Lớn nhanh, cao vượt
Sụn giáp phát triển, lộ hầu
Vỡ tiếng, giọng ồm
Mọc ria mép
Mọc lông nách
Mọc lông mu
Cơ bắp phát triển
Cơ quan sinh dục to ra
Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát
Xuất hiện mụn trứng cá
Xuất tinh lần đầu
Vai rộng, ngực nở

Xuất hiện mụn trứng cá
Bắt đầu hành kinh


Có rất nhiều em trai và em gái đã rất hốt hoảng và lúng túng không biết
phải xử lý thế nào khi các em thấy xuất tinh lần đầu hoặc bắt đầu hành kinh. GV
phải nắm bắt được điều này và có thể tổ chức trị chuyện ân cần với các em vào
tiết học ngoài giờ lên lớp . Đối với HS nam, GV phải giải thích cho các em rằng:
Xuất tinh là tinh dịch từ trong hệ sinh dục của bạn phóng ra ngồi. Bạn trai lớn
lên đến một lúc nào đó bắt đầu có khả năng này, hoặc có nhiều bạn trai xuất
tinh trong lúc ngủ gọi là mộng tinh, đây là hiện tượng sinh lý rất bình thường và
các em đừng nên lo lắng. GV cần lưu ý với HS nam việc vệ sinh cơ quan sinh
dục là điều đặc biệt chú ý và mặc đồ lót cũng phải cho phù hợp. Cịn đối với HS
nữ nên giải thích cho các em rằng bắt đầu hành kinh là dấu hiệu hệ sinh dục bắt
đầu hoạt động, các em khơng nên e ngại vì đây là dấu hiệu rằng các em đang
dần trưởng thành. GV cần chỉ tỉ mỉ cho các em nữ cách vệ sinh trong thời gian
này. Đồng thời GV cũng cần giải đáp cho các em một số thắc mắc mà các em
ngại nói ra như: Các chu kỳ kinh cách nhau khơng đều như vậy có bình thường
khơng? Nếu mất kinh một tháng thì nghĩa là sao? Tại sao lại bị đau bụng trong
khi hành kinh? Nam giới có bị hành kinh không?...
4

skkn


Cùng với việc tìm hiểu sự biến đổi về sinh lý thì tơi thấy cần cho các em
tự bộc bạch những sự thay đổi về đặc điểm tâm lý của mình thơng qua phiếu học
tập sau:
Phiếu học tập số 2
Tuổi: …….........
Nam: …………..
Nữ:……………
Hãy đánh dấu () vào những đặc điểm tâm lý mà em thấy có ở bản

thân mình:
Tị mị, ham tìm hiểu cái mới.
Thích tự giải quyết vấn đề.
Muốn được đối xử như người lớn.
Quan tâm tới bạn khác giới.
Dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn cho gia đình.
Có cảm xúc mạnh mẽ.
Hay ghi nhật ký.
Hay ngượng ngùng.
Thích tâm sự với bạn bè cùng lứa.
Bắt đầu quan tâm đến bản thân nhiều hơn.
Thích trang điểm, ngắm vuốt.
Cảm thấy như chẳng ai hiểu mình.
Dễ cảm thấy bị xúc phạm.
Hay bồn chồn, lo lắng, bối rối về những thay đổi của bản thân.
Thích ngồi một mình suy nghĩ vẩn vơ.
Em hãy ghi thêm nếu thấy còn thiếu:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Qua việc sử dụng phiếu học tập số 2 với cách thức làm giống phiếu số 1, các em
sẽ nhận thức được rằng mình đã có những đặc điểm tâm lý điển hình của tuổi
dậy thì để từ đó có lối suy nghĩ, có cái nhìn đúng đắn, chững chạc trong mọi
hành động, việc làm của mình. Đồng thời quan trọng hơn cả là GV có thể nắm
bắt rõ sự thay đổi của các em để tìm ra phương thức giáo dục có hiệu quả nhất
cho lứa tuổi này.
2.3.2. Tình bạn, tình yêu tuổi vị thành niên

Một vấn đề tiếp theo rất đáng để chúng ta quan tâm đó là tình bạn, tình
u tuổi vị thành niên. Ở tuổi này các em thường trải qua sự thay đổi cảm xúc
đầu tiên về tình bạn giữa những người cùng giới hoặc khác giới. Đây có thể là
giai đoạn rất khó khăn nhưng đó là một biểu hiện của người đã lớn lên. Tuy vậy,
có những lúc tình bạn giữa hai HS, thường là hai HS khác giới có thể vượt q
giới hạn của tình bạn để khơng cịn “chỉ là tình bạn nữa”. Tình bạn đó chuyển
thành thứ tình cảm có xúc cảm mãnh liệt và có sự hấp dẫn về giới tính thành
5

skkn


quan hệ lãng mạn và có thể thành tình u. Con trai và con gái bỗng thấy tự ý
thức về mình và thấy thẹn thùng trước mặt bạn khác giới. Trong trường hợp đó
các em khơng biết nên ứng xử như thế nào, nói gì … và thế là nhìn người bạn
của mình bằng ánh mắt khác ngày trước. Đó là những biểu hiện tình cảm thường
xuyên xảy ra ở các em, về mặt tích cực nó có thể làm cho các em cảm thấy mình
cần quan tâm, thương yêu giúp đỡ bạn bè nhiều hơn, nỗ lực học tập hơn để khỏi
xấu hổ với bạn bè hoặc đối tượng của mình. Cịn về mặt khác đáng lo ngại là
nếu các em để những chuyện về tình bạn, tình yêu chi phối cuộc sống và việc
học tập của mình quá nhiều thì sẽ gây trở ngại cho bước tiến của các em.
Để các em hiểu đúng bản chất “tình bạn” trong học đường và có nên
chăng nếu xuất hiện tình cảm vượt q tình bạn trong sáng, ngồi việc dùng lời
dẫn giải hoặc vấn đáp trực tiếp với HS, tôi đã vận dụng cách làm sau vừa giúp
các em hứng thú, sôi nổi khi giải quyết vấn đề vừa mang lại hiệu quả giáo dục
cao:
Bài tập: Các nhóm hãy kẻ ra giấy bảng dưới đây và làm theo các bước.
Bước 1: Hãy tìm 2-3 câu ca dao về tình bạn, 2-3 câu ca dao về tình yêu
rồi viết vào cột thứ nhất của bảng.
Bước 2: Xác định nội dung trong mỗi câu và điền vào cột thứ hai của bảng.

Bước 3: Hãy đưa ra ý nghĩa giáo dục và tầm quan trọng của mỗi câu ca
dao rồi điền vào cột thứ ba của bảng.
Các câu ca dao
Về tình bạn
1.
……………………
2.
……………………
3.
……………………
Về tình yêu
1.
……………………
2.
……………………
3.
……………………

Nội dung chính

Ý nghĩa giáo dục

1.
……………………….
2.
……………………….
3.
……………………….

1.

……………………….
2.
……………………….
3.
……………………….

1.
……………………….
2.
……………………….
3.
……………………….

1.
……………………….
2.
……………………….
3.
……………………….

Sau khi HS làm xong bài tập trên, GV yêu cầu một số HS phát biểu quan
điểm của mình về tình bạn, tình yêu trong học đường thơng qua những câu ca
dao đó, cho đại diện các nhóm trình bày, so sánh giữa các nhóm, lưa ý sự đối lập
về quan điểm để thảo luận cho sôi nổi. GV nên chỉ cho các em thấy được rằng ở
tuổi của các em chỉ nên hướng đến một tình bạn trong sáng lành mạnh, cịn tình
u đơi lứa thật sự không nên để xảy ra trong giai đoạn này, nó chỉ phù hợp khi
6

skkn



các em đã đủ trưởng thành trong suy nghĩ, trưởng thành trong mọi hành động,
việc làm của mình, các em phải biết tự giới hạn mình trước những điều nên hoặc
khơng nên.
2.3.3. Tình dục tuổi vị thành niên
Một thực tế nữa mà chúng ta khơng thể phủ nhận, đó là việc các em
chưa ý thức rõ ràng về tình dục ở tuổi vị thành niên. Đặc biệt là học sinh người
dân tộc thiểu số thì vấn đề tình dục tuổi vị thành niên càng trở nên đáng lo ngại
bởi những suy nghĩ lạc hậu và nạn tảo hôn. Trong môi trường nội trú các em cần
phải hiểu rằng tình dục là một mặt của nhân cách, biểu hiện tất cả những cảm
xúc và hành vi giới tính của một người. Tình dục có thể là những hoạt động sinh
lý, quan hệ tình dục có thể mang lại rủi ro vì sẽ dẫn tới những hậu quả khơng
mong muốn như có thai sớm hoặc ngoài ý muốn, mắc bệnh lây truyền qua quan
hệ tình dục kể cả HIV/AIDS, quyết định có quan hệ tình dục là một quyết định
hệ trọng và điều quan trọng là phải hiểu được hậu quả của hành động này. Chính
vì thế mà hình thức giáo dục vấn đề này bắt đầu càng sớm càng tốt để các em có
sự hiểu biết đúng đắn, có thái độ và hành vi đúng.
Tuy nhiên vẫn có một số ý kiến cho rằng khi nói đến vấn đề tình dục tức
là đã phần nào thơi thúc sự tị mị của các em hơn, Việt Nam có câu “ Vẽ đường
cho hươu chạy”. Cho nên trước khi cho các em tìm hiểu vấn đề tôi đã đề nghị cả
lớp thảo luận theo nhóm về câu hỏi: “Có nên giáo dục vị thành niên về tình
dục khơng” . Tơi khơng nên áp đặt quan điểm của mình cho HS mà để các em
tự do bày tỏ quan điểm cá nhân, hoặc là đồng ý hoặc là phản đối. Rồi sau đó
khéo léo thuyết phục HS về lợi ích của việc giáo dục tình dục, giải thích cho HS
rằng thơng tin về q trình sinh sản rất quan trọng đối với tất cả mọi người và tơi
khơng hề có ý định khuyến khích các em bắt đầu tình dục. Điều quan trọng là
giúp cho các em biết để chuẩn bị cho tương lai đồng thời nhận thức về những
nguy cơ và hậu quả liên quan.
Để dạy chủ đề rất tế nhị và nhạy cảm này tôi đã chuẩn bị Hộp thư thắc
mắc đặt ở một chỗ thích hợp trong lớp học để HS có thể bỏ hỏi những vấn đề tế

nhị khi muốn. Yêu cầu mỗi HS viết vào một tờ giấy bất cứ câu hỏi gì về tình dục
và khơng cần phải đề tên, khích lệ tất cả HS tham gia vào hoạt động này. Sau
khi học sinh đã bỏ phiếu vào hộp thư, GV phân loại các câu hỏi và tìm ra một số
câu chung nhất, sau đó tổ chức nói chuyện, thảo luận hay tổ chức các trò chơi
tùy vào số lượng và nội dung câu hỏi.
Như vậy với cách làm này HS sẽ cảm thấy rất thoải mái, tự tin để thổ lộ
hết những thắc mắc của mình mà khơng thấy ái ngại, bởi các em rất khó nói ra
trước đám đông. Và khi cho các em thảo luận trong nhóm hoặc tổ chức trị chơi
sẽ giúp các em mạnh dạn hơn và sẽ làm chủ tốt hơn trong cách lý luận của mình
về vấn đề đặt ra.
2.3.4. Vấn đề mang thai sớm
“Điều gì sẽ xảy ra khi quan hệ tình dục sớm”? Quan hệ tình dục sớm
trong giới trẻ ở cả nam lẫn nữ đều là điều đáng lo ngại. Nhiều khi điều này xảy
ra ngay từ tuổi 13 – 14. Lúc đầu có thể do tác động của những kích thích cộng
với sự tị mị “muốn làm người lớn”, các em đã tiến hành “thử” khi có điều kiện.
Và do tuổi cịn nhỏ, chưa có kinh nghiệm sống, chưa hoàn toàn trưởng thành về
7

skkn


thể chất và xương chậu có thể chưa đủ rộng để đầu trẻ sơ sinh thốt ra. Trong
những tình huống như vậy, đẻ khó và chuyển dạ kéo dài sẽ là điều khó tránh
khỏi, có thể gây rách dạ con và chết cả mẹ lẫn con. Nếu có sinh ra được thì con
của các bà mẹ “trẻ con” cũng phải đối mặt với những rủi ro về sức khỏe.
Mang thai sớm cịn là điều kinh hồng cho các em gái khi các em chọn
cách loại bỏ cái thai không mong muốn bằng việc nạo thai. Nếu nạo thai khơng
an tồn là rủi ro sức khỏe rất lớn cho phụ nữ trẻ, nạo thai có thể để lại những
biến chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến vơ sinh, thậm chí là cái chết. Bên
cạnh, các em gái còn phải đối mặt với sự phản đối của cộng đồng hoặc nếu vẫn

đang đến trường thì bị buộc phải thơi học.
Để các em hiểu rõ tác hại của quan hệ tình dục sớm dẫn đến mang thai
sớm như đã nêu ở trên, tôi đã tổ chức hướng dẫn cho các em một “ sân khấu
hóa” như sau:
Chia thành hai nhóm đối nghịch: Một nhóm đóng vai những người “ủng
hộ” vị thành niên sớm có quan hệ tình dục, một nhóm đóng vai người “phản
đối”. Mỗi nhóm bầu chọn một “phát ngơn viên” chính, nhưng mọi thành viên
trong nhóm đều phải tham gia vào cuộc tranh luận này.
- Phát ngơn viên của nhóm ủng hộ nói trước, đưa ra những lý lẽ giải
thích tại sao các hoạt động tình dục ở tuổi vị thành niên là điều “bình thường”,
“được phép”. Nhóm ủng hộ hỗ trợ tích cực cho phát ngơn viên của mình.
- Phát ngơn viên của nhóm phản đối có thể phản kháng lại từng lý lẽ của
đối phương với đóng góp của các thành viên trong nhóm.
Chia bảng thành hai phần: Một phần viết các ý kiến ủng hộ, một phần
viết ý kiến phản đối. Các nhóm khơng nhất thiết phải có lời kết luận mà nên bày
tỏ quan điểm về cuộc tranh luận và những lý lẽ đã đưa ra. Về phần GV thì phải
thật khách quan trong hoạt động này và cuối cùng GV đưa ra những kết luận
chính xác nhất về việc ủng hộ hoặc phản đối quan hệ tình dục ở tuổi vị thành
niên.
Tiếp theo tơi tổ chức cho các em chơi trò chơi “Đúng / Sai” như sau: GV
đọc to từng câu sau và yêu cầu HS chỉ ra câu nào đúng, câu nào sai:
Đúng

Sai

1. Tuổi tác của người mẹ không quan trọng đối với con cái.
2. Con của các bà mẹ “trẻ con” cân nặng hơn con của những
người mẹ trưởng thành.
3. Làm mẹ ở tuổi vị thành niên có nhiều nguy cơ biến chứng
thai sản trầm trọng, thậm chí có thể tử vong.

4. Có con khi cịn ít tuổi thường gây những khó khăn về kinh tế,
xã hội và tình cảm cho người mẹ.
GV sửa cho đúng những câu trả lời sai của HS và giải thích tại sao.
GV đưa ra một số tình huống và yêu cầu các em giải quyết, chẳng hạn GV
sẽ kể một câu chuyện như : Một bạn nữ tên H 14 tuổi đã quen một bạn nam tên
M 16 tuổi. Có một lần M yêu cầu H quan hệ tình dục. H khơng muốn điều đó vì
H nghĩ mình cịn q trẻ. Nhưng M cứ khăng khăng bảo rằng điều này là rất
bình thường và muốn H thể hiện tình yêu của mình với cậu ta. H thật sự không
8

skkn


đồng ý và hai bạn đã tranh luận về vấn đề này. Nhưng một mặt H lại lo rằng
nếu không đồng ý sẽ mất bạn trai.
HS thảo luận nhóm nhỏ về tình huống này bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

Điều gì có thể xảy ra nếu bạn gái đồng ý quan hệ tình dục?

Điều gì có thể xảy ra nếu bạn gái từ chối quan hệ tình dục với bạn trai
của mình?

Các em khun bạn gái đó nên làm gì?

Lời khuyên đối với bạn trai là gì ?
Sau khi thảo luận, đề nghị đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cuối
cùng GV đưa ra kết luận đúng.
2.3.5. Vấn đề về luật hơn nhân và gia đình
Giúp học sinh vận dụng những hiểu biết về Luật hôn nhân và gia đình
vào cuộc sống, có cái nhìn đúng đắn về cá phong tục trong hơn nhân tại địa

phương.
Tích cực chấp hành và có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng
thực hiện tốt Luật hôn nhân và gia đình. Kiên quyết đấu tranh với những hành vi
vi phạm Luật hơn nhân và gia đình.
Tại trường THPT DTNT Ngọc Lặc chúng tôi đã tổ chức diễn đàn và được
thực hiện theo các bước.
Trước tiên sẽ trình bày:
- Quá trình phát triển của Luật hơn nhân và gia đình.
- Ý nghĩa của Luật hơn nhân và gia đình.
- Gợi ý một số câu hỏi về các chủ đề có liên quan của Luật hơn nhân và gia
đình.
a) Những vấn đề chung của Luật hơn nhân và gia đình.
Tảo hơn là gì ? vi phạm điều nào trong Luật hơn nhân và gia đình ?
Cha, mẹ có những nghĩa vụ, quyền gì đối với con ?Con có những nghĩa vụ,
quyền lợi gì trong gia đình ?
b) Vấn đề giới trong Luật hơn nhân và gia đình.
Những điều luật nào trong Luật hơn nhân và gia đình thể hiện sự bình đẳng giới?
Nêu nội dung cụ thể của một trong những điều luật đó ?
Việc kết hơn là do nam, nữ tự quyết định, làm thế nào để biết được có sự tự
nguyện trong kết hôn ?
Luật hôn nhân và gia đình quy định vợ và chồng có những nghĩa vụ và quyền lợi
gì ?
c) Người chưa thành niên với Luật hơn nhân và gia đình.
Điều luật nào trong Luật hơn nhân và gia đình quy định tuổi kết hơn? Nội dung
của điều luật đó?
- Cần phải xử lí như thế nào khi bị ép buộc phải thực hiện kết hôn trước tuổi?
- Con ở bất cứ tuổi nào đều có quyền có tài sản riêng hay phải đến một tuổi nhất
định mới có quyền có tài sản riêng?
- Con cịn ít tuổi có tài sản riêng thì quyền lợi tài sản được bảo vệ như thế nào? Nếu con có thu nhập thì có nghĩa vụ gì với gia đình khơng? Cha, mẹ có quyền gì
đối với tài sản của con không?

9

skkn


- Cha mẹ đại diện cho con chưa thành niên trước pháp luật được hiểu như thế
nào?
- Con chưa thành niên có hành vi sai trái gây thiệt hại cho người khác thì cha mẹ
phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Công tác chuẩn bị:
- Giáo viên:
Chuẩn bị tài liệu cuốn: “Luật hơn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn thi
hành” nhà xuất bản Chính trị quốc gia, sách Giáo dục công dân12, nhà xuất bản
GD
Họp BCS và BCHCĐ để thống nhát nội dung và hình thức tổ chức thi.
Gợi ý cách thức hoạt động cho ban tổ chức cuộc thi, giao nhiệm vụ cụ thể cho
HS phụ trách từng phần việc.
Kiểm tra việc chuẩn bị của ban tổ chức và đóng góp ý kiến.
- Học sinh:
BCS lớp phổ biến nội dung chuẩn bị, thời gian và hình thức hoạt động cho lớp
xây dựng câu hỏi và gợi ý trả lời và tài liệu tham khảo cho các bạn. Chia lớp
thành 4 nhóm theo 4 tổ,
Các nhóm HS chuẩn bị nội dung tìm hiểu Luật hơn nhân và gia đình theo những
câu hỏi đã cho.
CBL chuẩn bị thêm một số tình huống có vấn đề hoặc một số ví dụ thực tế có
liên quan đến việc thực hiện Luật hơn nhân và gia đình để các bạn đưa ra những
giải pháp và cách ứng xử phù hợp.
Chuẩn bị một số bài hát có nội dung liên quan đến hơn nhân và gia đình
Chuẩn bị giấy mời BGK và đại biểu nếu có.
Chuẩn bị CSVC (hoa, tặng phẩm) và trang trí lớp hteo yêu cầu của hoạt động.

Tổ chức diễn đàn
Bí thư ổn định tổ chức, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
Người dẫn chương trình điều khiển hoạt động
- Giới thiệu chương trình hoạt động
- Giới thiêu BGK, thư kí và cơng bố cach cho điểm của BGK
- Giới thiệu các đội tham dự cuộc thi (mỗi đội 4- 5 người)
- Mỗi đội lên bốc thăm và trả lời những câu hỏi có nội dung kiểm tra kiến thức
và việc vận dụng kiến thức về Luật hôn nhân và gia đình.
- BGK cho điểm từng câu trả lời của từng đội
- Xen kẽ các tiết mục văn nghệ
- Mời đại diện các nhóm lên thi phần ứng xử theo tình huống.
- Người dẫn chương trình nên tình huống, đại diện các đội trả lời
- BGK cho điểm từng đội.
- Văn nghệ.
- Người dẫn chương trình thơng báo kết quả tổng hợp của thư kí cuộc thi.
- Trao giải thưởng cho các đội tham gia.
Kết thúc diễn đàn:
- GV nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Tóm lại, khi giảng dạy về giới tính, sinh sản, ngồi phương pháp thuyết
trình giảng giải sng, GV cần vận dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau
10

skkn


nhằm làm cho HS tích cực và hứng thú với chủ đề học. Điều quan trọng là GV
phải biết cách tổ chức các phương pháp cho hợp lý tùy theo từng nội dung và
trình độ của HS.
Tại trường THPT DTNT Ngọc Lặc chúng tơi có những buổi hoạt động
ngồi giờ lên lớp vào các tối thứ 7 hàng tuần. Vì vậy việc áp dụng các phương

pháp nêu trên trong giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số mang lại
hiệu quả rất cao. Các phương pháp trên đã phá vỡ rào cản tâm lí ngượng ngùng,
ngại giao tiếp của đa số học sinh dân tộc.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trên đây là một số phương pháp mà tơi đã áp dụng để giáo dục giới tính
cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT DTNT Ngọc Lặc, đó là những
cách làm cụ thể mà tơi sử dụng nhằm góp phần giáo dục các em nhận thức đúng
đắn những điều xoay quanh vấn đề giới tính. Qua thực tế áp dụng đề tài này ở
khối lớp 10, tôi đã thu được kết quả sau:
Thời gian

Kết quả trả lời phiếu hỏi
Hiểu rõ
Hiểu
Chưa hiểu
Trước HĐNGLL
5,56%
16,67%
77,77%
Sau HĐNGLL
40,89%
59,11%
0%
- HS nam và nữ đã khơng cịn ngượng ngùng hay mắc cỡ khi học những
bài về giới tính, sinh sản, mà ngược lại các em đã rất mạnh dạn và tự tin khi bộc
bạch, thổ lộ hay trao đổi những vấn đề có liên quan.
- HS rất có hứng thú trong các tiết học và tiếp thu bài rất nhanh, các tiết
học trở nên sôi nổi, sinh động, thu hút được tất cả các đối tượng HS hoạt động
tích cực, kể cả những em bấy lâu rất mặc cảm, tự ti vì cơ thể mình khơng phát
triển bằng các bạn.

- Kết quả lớn nhất mà tôi thu được là sự thay đổi tích cực trong suy nghĩ,
trong tư tưởng và trong hành vi của các em khi nhìn nhận các vấn đề về giới
tính:
+ Các em đã tự mình xử lý rất vững vàng những thay đổi của cơ thể
trong giai đoạn dậy thì.
+ Các em sống hịa đồng với nhau hơn, tình bạn được gắn kết chặt hơn.
+ Tình trạng “các cặp tình nhân nhỏ tuổi” trong lớp giảm đi đáng kể.
+ Việc các em có tình u với những bạn khác lớp hoặc những thanh
niên bên ngoài cũng giảm đi rất nhiều.
+ Khơng có trường hợp đáng tiếc nào về quan hệ tình dục hay mang thai
sớm xảy ra ở các em.
+ Các em đã có được một sự nhìn nhận rất rõ ràng, thấu đáo về vấn đề
được giáo dục, thể hiện ở việc các em đã truyền đạt lại những kiến thức mình
được học một cách bài bản.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Việc áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp như sử dụng phiếu học
tập, thảo luận nhóm, sử dụng hộp thư thắc mắc, phương pháp đóng vai hay trị
chuyện v.v..trong việc giáo dục giới tính cho các em là rất cần thiết vì nó sẽ giúp
11

skkn


các em lĩnh hội nghiêm túc các vấn đề nóng bỏng mà GV đưa ra để giáo dục.
Điều quan trọng là GV cần chủ động tìm các phương pháp hay thiết kế các tình
huống phù hợp với HS để các tiết học đạt hiệu quả giáo dục cao.
Đối với các phương pháp ở sáng kiến này thì tơi nghĩ rằng nó khơng chỉ
thực sự có hiệu quả cao đối với các trường DTNT, mà nó cịn phù hợp với tất cả
các trường THPT trên địa bàn miền núi.

3.2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu đề tài này, tôi rút ra một số kiến nghị sau:
- Cần tăng cường giáo dục giới tính cho học sinh THPT tại tất cả các huyện
miền núi.
- Nên lồng ghép giáo dục giới tính vào các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp,
hoặc tổ chức các sân chơi lành mạnh xoay quanh vấn đề giới tính.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong phương pháp giáo dục giới tính, tơi
mong rằng nó sẽ góp một phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học các vấn
đề về giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số. Tuy nhiên tôi nhận thấy những
kinh nghiệm này vẫn chưa thật sự đầy đủ nên rất cần sự đóng góp ý kiến giúp đỡ
thêm của các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn, đem lại hiệu quả cao khi áp
dụng
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 05 tháng 5 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người viết sáng kiến

Trương Thị Thu Hương

12

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Sinh học 11 – NXB giáo dục
2. SGV Sinh học 11– NXB giáo dục

3. Tuổi dậy thì – NXB trẻ
4. Sức khỏe sinh sản vị thành niên – Bộ giáo dục và đào tạo, Quỹ dân số liên
hợp quốc
5. Luật hơn nhân và gia đình – NXB chính trị quốc gia,
6. 6.SGK Giáo dục cơng dân12 – NXB giáo dục

0

skkn



×