Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.42 KB, 3 trang )
"Đại sứ" brochure
Các doanh nghiệp thường mất khá nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc
để đầu tư cho các cuốn brochure. Để việc làm này mang lại hiệu quả như
mong muốn, bạn hãy tham khảo các gợi ý dưới đây:
In hình ảnh của một nhân vật nào đó trên trang bìa cùng với những thứ mà
chúng ta hay gọi là những điểm tạo ấn tượng. “Những điểm tạo ấn tượng” là
một vài câu ngắn gọn tóm tắt nội dung bên trong. Còn hình ảnh trên trang
bìa có thể là người đại diện, là sếp, là một khách hàng, hay là một chuyên
gia trong lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Ở mặt bìa trong của cuốn brochure, tóm tắt những nội dung chính và in với
kiểu chữ đậm, dễ đọc. Xét cho cùng, không nên buộc độc giả phải đọc hết cả
cuốn brochure mới quyết định được điều gì khiến họ quan tâm nhất. Bạn
phải tạo điều kiện cho họ làm điều đó ngay từ đầu. Cách này cũng giúp bạn
tăng cơ hội để độc giả quyết định nên đọc kỹ hơn hay để sang một bên với ý
nghĩ “sẽ đọc khi có thời gian” - điều thường là sẽ không bao giờ xảy ra.
Trên tất cả các trang của cuốn brochure, hãy cho độc giả biết bạn muốn họ
làm gì. Cách tiếp cận thông thường là: Hãy gọi điện thoại cho chúng tôi theo
đường dây miễn phí số… và/ hoặc mời bạn vào website… của chúng tôi để
biết thêm chi tiết.
Thường xuyên sử dụng hình thức “Hỏi - Đáp” trong cuốn brochure. Đã hàng
thế kỷ nay, các nhà tâm lý học đã nhận định rằng, theo tiềm thức, con người
muốn được đọc câu trả lời bất cứ khi nào họ thấy một câu hỏi.
Để tên người liên hệ và địa chỉ công ty thật rõ ràng ở nơi dễ nhìn thấy, tốt
nhất là ở trang bìa sau.
Khi khách hàng tiềm năng có được cuốn brochure của công ty bạn, họ sẽ
nhanh chóng quyết định xem có nên đọc hay quẳng sang một bên. Vậy bạn
phải làm sao để cuốn brochure của mình thoát khỏi viễn cảnh bị bỏ vào sọt