DƯỚI TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG
MẶT TRỜI BẦU KHÍ QUYỂN THAY
ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
Chúng ta đều biết bầu khí quyển quanh Trái Đất có nhiều tầng, trong
đó có tầng ozon. Trong các tầng của khí quyển giữa các tầng trên và
tầng dưới có nhiệt độ khác nhau rõ rệt. Giữa các khu vực khác nhau,
nhiệt độ và thành phần của khí quyển cũng khác nhau. Vì sao vậy?
Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của các bức xạ Mặt Trời đối với
bầu khí quyển quanh Trái Đất. Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất một
năng lượng bức xạ khổng lồ. Khi tía sáng Mặt Trời xuyên qua tầng khí
quyển làm cho các chất khí xảy ra nhiều biến đổi vật lý và hoá học. Ví
dụ với tầng khí quyển cao hơn 50 km, do chịu tác dụng chiếu xạ mãnh
liệt của các tia tử ngoại, nitơ và oxy sẽ xảy ra sự phân giải khác nhau. Ở
độ cao l00km trở lên, các phân tử oxy hầu hết biến thành trạng thái
nguyên tử. Do hiện tượng khuếch tán, các nguyên tử oxy sẽ va chạm
với các phân tử ở tầng dưới, tạo thành phân tử ozon không màu nhưng
có mùi hắc. Nồng độ của ozon tuỳ theo độ cao của tầng khí quyển.
Thông thường ở các lớp không khí gần mặt đất, lượng khí ozon tương
đối ít. Từ 10 kmtrởlên, lượng ozon tăng dần. Ở độ cao trong vòng 20 -
25km, nồng độ ozon đạt giá trị cực đại, hình thành tầng ozon rõ rệt rồi
giảm dần. Ở độ cao 60km trở lên nồng độ ozon sẽ hết sức bé. Ozon có
khả năng hấp thụ lượng lớn tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Tròi, giúp
cho loài ngưòi và các sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng có hại của
tia tử ngoại.
Có thể nói tầng ozon đã bảo vệ sự sống trên mặt đất. Theo dự tính
của các nhà khoa học, khi lượng ozon giảm đi 10% thì ngưòi mắc bệnh
ung thư da sẽ tăng gấp đôi.
Tầng ozon là do phần ánh sáng tử ngoại của Mặt Trời gây nên. Chính
tầng ozon lại lọc và giữ lại phần lớn tia tử ngoại chiếu xuống mặt đất.
Có thể nói đây là "kiệt tác" hết sức lý thú của tự nhiên. Nhưng vào năm
1985, các nhà khoa học đã phát hiện ở bầu trời Nam Cựccólỗ thủng rất
lớn trên tầng ozon, đây cũng lại là một “kiệt tác” của tia sáng Mặt Trời.
Khi con người đã phát minh ra loại chất công tác tuyệt hảo cho các máy
làm lạnh – hợp chất họ freon - đang rất vui mừng, thì các tia tử ngoại
của ánh sáng Mặt Trời lại phân huỷ các phân tử freon vốn rất bền. Sau
khi phân giải sẽ hình thành các nguyên tử clo là các sát thủ lợi hại của
tầng ozon. Rất nhiều phân tử ozon sẽ bị lượng rất ít nguyên tử clo tạo
phản ứng dây chuyền dồn dập biến thành phân tử oxy, vì vậy tầng ozon
bị khoét thành lỗ thủng to lớn.
Ngoài việc phá thủng tầng ozon, tia sáng Mặt Trời còn gây nhiều tác
dụng khác đối với các họp chất trong khí quyển như: Tác dụng oxy hoá
khử, tác dụng phân huỷ, phản ứng tạo hợp chất mới
Ngoài ra với tầng khí quyển trong vòng 12km trở lại thuộc tầng đối lưu,
do có các loại khí gây ô nhiễm xâm nhập vào tầng khí quyển như các
khí thải của các nhà máy công nghiệp, khí thải ô tô, đã xảy ra các phản
ứng hoá học phức tạp do tác dụng của ánh sáng Mặt Trời. Kết quả là đã
si
KIM LOẠI NÀO NHẸ NHẤT?
Nếu có người bảo có thể dùng dao cắt kim loại thành lát mỏng chắc
bạn sẽ không tin. Thế nhưng sự thực lại có nhiều kim loại như vậy, liti
là một trong các kim loại đó.
Liti là kim loại nhẹ nhất, khối luợng riêng của liti chỉ là 0,543g cho một
centimet khối(ở 20°C), vì vậy liti có thể nổi trên mặt xăng, dầu. Liti có
màu trắng bạc lóe mắt, khi tiếp xúc với không khí thì bề mặt kim loại
sẽ mất vẻ sáng loáng và sẫm lại. Liti tác dụng với nước và giải phóng
hydro. Liti có thể bốc cháy mãnh liệt như thuốc nổ.
Một khi mà Liti không chịu được tác dụng của không khí, không
chịu được tác dụng của nước thì liệu còn có thể dùng được vào việc gì?
Trước đây đã có lúc người ta cho Liti là kim loại vô dụng, thế nhưng
nhà phát minh vĩ đại Edixơn đã không bỏ qua Liti. Chính Edixơn đã
dùng oxytLiti làm dung dịch điện giải cho pin, acquy, đã tăng cường
tính năng của pin lên rất nhiều. Chính loại pin này, trong đại chiến thế
giới lần thứ nhất là loại vật dụng không thể thiếu được trong các tàu
ngầm. Ngày nay loại pin này được sử dụng rộng rãi trong máy kích
động nhịp đập của tim, dùng trong điện thoại di động.
Liti có hai loại đồng vị Li - 6 và Li -7 có tính chất hóa học hầu như
giống nhau, nhưng phạm vi sử dụng của chúng lại khác nhau hoàn toàn.
Li - 6 được dùng trong các ngành kỹ thuật mũi nhọn, còn Li - 7 chủ yếu
phục vụ cho sản xuất công - nông nghiệp.
Trong các ngòi nổ của bom nguyên tử hay bom khinh khí có lớp vỏ dày
bằng Li - 6 để khống chế quá trình phản ứng.
Ởcác máy móc cơ khí khi vận hành cần có dầu bôi trơn giúp cho bộ
máy cơ khí vận hành linh hoạt, mặt khác giảm bớt sự mài mòn các chi
tiết do ma sát. Thế nhưng các dầu bôi trơn dưới tác dụng của nhiệt độ
quá cao hoặc quá thấp, dưới tác dụng của nước sẽ có nhiều biến đổi
xấu. Nếu dùng Li - 7 làm phụ gia trong chế tạo bôi trơn thì loại dầu sẽ
ít chịu ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài, ví dụ có thể làm việc trong
giối hạn -50°c đến 160°c.
Trong đời sống hàng ngày ta thường thấy các loại đồ sành sứ có lớp
men bóng như thủy tinh. Trong nguyên liệu sản xuất lớp men bóng này
có chứa Liti vì Liti có khả năng làm giảm nhiệt độ nóng chảy của men
sành sứ, có tác dụng rút ngắn thời gian nung sản phẩm và làm cho độ
bóng của bề mặt sản phẩm được đồng đều. Ngoài ra trong lớp
phátquang của đèn hình trên máy thu hình cũng có chứa Liti.
Trong nông nghiệp, Li ti có tác dụng, chống các bệnh cho thực vật.
Dùng Li ti làm phân bón giúp cho tiểu mạch chông được bệnh gỉ sắt,
giúp cho cà chua chống được bệnh lụi.