Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Top 7 bai cam nhan bac son 2023 hay nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.21 KB, 10 trang )

CẢM NHẬN BẮC SƠN 
Cảm nhận Bắc Sơn – mẫu 1
Có một người con của quê hương Dục Tú đã đưa vào tác phẩm của mình
một hiện thực cách mạng và kháng chiến với đậm chất anh hùng và khơng khí lịch
sử. Con người ấy cùng với vở kịch Bắc Sơn đã mở đầu cho nền văn học kịch cách
mạng của nước nhà. Đó là nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, người ln đề cao tinh
thần dân tộc và cảm hứng lịch sử mà đoạn trích vở kịch Bắc Sơn với diễn biến nội
tâm của nhân vật Thơm khi đứng trước những lựa chọn là một minh chứng tiêu
biểu. Quả đúng như nhận định: "Ai cũng phải đối diện với lựa chọn khó khăn ít
nhất một lấn trong đời. Nhưng khi đã vượt qua sự lựa chọn, người ta sẽ hiểu mình
là ai và có được sự thanh thản"
Cuộc sống ln đặt chúng ta giữa nhiểu lựa chọn và khơng dễ gì đưa ra
quyết định đúng đắn. Đó là q trình của sự đấu tranh nội tâm gian khổ nhưng khi
đưa ra lựa chọn, con người khơng chỉ hiểu vê' bản thân mình mà í cịn có được
niềm vui sống, sự n tĩnh trong tầm hồn. Nhân vật Thơm - nhân vật trung tâm
của đoạn trích, là con gái của cụ Phương và là chị của Sáng - hai người chiến sĩ
cách mạng đã chiến đấu và hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dần tộc. Nhưng
Thơm cũng là vợ của Ngọc - một tên Việt gian, tay sai đớn hèn dẫn Pháp về tấn
cơng làng Vũ Lăng, gây đau thương cho chính đổng bào mình, gây thiệt hại nặng
nê' cho cách mạng. Thái và Cửu, hai chiến sĩ cách mạng trong khi bị Ngọc lùng
bắt đã chạy nhẩm vào nhà hắn, may thay chỉ có Thơm ở nhà. Chính lúc này,
chúng ta được chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ, dứt khoát về cả tâm trạng và
hành động của nhân vật Thơm. Từ chỗ thờ ơ, sợ liên lụy, đến sự ân hận khi cha và
em hi sinh cho cách mạng. Và rồi, cơ càng bị giày vị khi chổng làm tay sai cho
giặc. Chính lúc ấy, nhân vật được đặt vào tình huống vơ cùng gay cấn, căng thẳng.
Thái và Cửu, hai chiến sĩ cách mạng bị Pháp truy lùng gắt gao chạy thẳng đến
trước cửa nhà của cô, trong khi Ngọc - chồng cô lại đang lùng bắt các anh và có
thể trở về nhà bất cứ lúc nào. Tình huống ấy u cấu Thơm phải nhanh chóng suy
tính và đưa ra lựa chọn dứt khoát. Hai lựa chọn trước mắt cơ lúc này là đứng vể
phía cách ; mạng, cứu hai người chiến sĩ hay tiếp tục đứng ngoài mà để mặc Thái
và Cửu bị bắt. Sau này cô sẽ sống trong sự day dứt lương tâm. Đây quả thực là


"lựa chọn khó khăn" trong cuộc đời Thơm.


Đứng trước lựa chọn ấy, Thơm luống cuống, hốt hoảng: "Chết nỗi, hai ơng
bị chúng nó đuổi phải khơng? Làm thế nào bây giờ? Ngọc nó vừa mới đi, chắc...
Tơi khơng báo hai ơng đâu. Tơi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông ý đâu.
Nhưng làm thế nào hai ông đi được bây giờ?". Vậy là cô đã đưa ra quyết định sẽ
đứng vê' phía cách mạng, sẽ cứu Thái và Cửu. Nhưng một cô gái vốn yếu đuối,
quen sống an nhàn như Thơm khi đưa ra lựa chọn này cũng chưa nghĩ ra cách
giúp hai chiến sĩ cách mạng trốn thốt, vì thế cơ càng hoảng loạn và lo lắng. Ngay
lúc ấy, Ngọc lại về, tình huống càng cam go, nguy hiểm. Chính lúc này, Thơm
quyết định hành động "chỉ vào buồng" và nói: "Hai ơng đừng đi đâu, hãy tạm vào
đây, may ra...". Mặc dù lối xưng hô vẫn đầy xa cách nhưng ta đã thấy có sự thân
quen, gần gũi hơn "ngoan ngỗn và mau lẹ, thân mật như một người em gái" với
hai anh trong gia đình.
Cùng với lựa chọn này, Thơm thốt khỏi tình trạng day dứt để đứng hẳn về
phía hàng ngũ quần chúng có cảm tình với cách mạng. Đây khơng phải lựa chọn
ngẫu nhiên, may rủi. Nguyễn Huy Tưởng cũng khơng xây dựng tâm lí nhân vật gị
ép, gượng gạo mà có sự biến chuyển dẩn dần và có những tác nhân thúc đẩy.
Quyết định đứng vê' phía cách mạng không chỉ từ sự ăn năn, hối hận vê' sự hi sinh
anh dũng của cha và em, nối tiếp truyền thống của gia đình mà cịn bởi lịng
thương người, sự kính phục đối với Thái. Nếu như trước đầy, Thơm chỉ biết đến
Thái qua lời kể thì ngay từ lần gặp đầu tiên này, sự dũng cảm, sáng suốt, bình tĩnh
của Thái đã cảm hóa, thức tỉnh Thơm. Cũng như các chiến sĩ cách mạng khác, đặt
niềm tin nơi nhân dần, Thái tin tưởng Thơm, tin vào dòng máu cụ Phương. Mà
cũng nhờ niềm tin ấy, Thơm mới đưa ra lựa chọn và quyết định dứt khoát, mau lẹ
và đúng đắn như vậy. Quyết định ấy càng được khẳng định khi Ngọc trở về. Để
che giấu, bằng sự thông minh, nhanh nhạy của mình, Thơm nói chuyện với Ngọc
hết sức thân mật, dịu dàng để đánh lạc hướng. Trong cuộc hội thoại với Ngọc,
Thơm càng nhận rõ bộ mặt gian xảo, tham quyền chức địa vị, lòng thâm thù của

chổng. Từ chỗ khéo léo: "Chỉ thương anh thẳng Sáng vất vả" đến chỗ tài trí, nói
to: "Đẳng sau nhà! Ở chỗ buồng đi ra đấy à" như một cách báo tin cho hai người
chiến sĩ, cũng thể hiện sự lo lắng thực sự của cô, lo lắng đến cuống quýt: "Sao lại
đợi ở đấy? Sao không mời các ông ấy lên chơi cả cho vui có được khơng?". Nhận
ra bộ mặt thật của Ngọc, Thơm càng hiểu rằng lựa chọn của mình là đúng đắn.
Ngay cả trong gian nguy, khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt thì tình cảm cách
mạng vẫn nhen nhóm trong lịng mỗi người như một ngọn lửa, chỉ đợi gió vể là
cháy sáng rực rỡ. Cách mạng khơng thể bị tiêu diệt bởi nó luôn tiềm tàng khả


năng cảm hóa, thức tỉnh quần chúng nhân dân và ln được ni dưỡng bởi tinh
thần đồn kết, tình quần dân cá nước.
Thể hiện nhân vật Thơm trong sự chuyển biến tâm lí tài tình, hợp lí và bước
ngoặt quan trọng khi đưa ra lựa chọn là nghệ thuật viết kịch tài tình của Nguyễn
Huy Tưởng. Xây dựng mâu thuẫn, xung đột kịch trong chính nội tâm Thơm, tổ
chức đối thoại khắc họa rõ nét tính cách nổi bật của từng nhân vật: Cửu anh dũng,
quả cảm, kiên quyết loại trừ Việt gian nhưng nóng nảy, bộc trực; Thái bình tĩnh,
sáng suốt, luôn đặt niềm tin ở quần chúng nhân dân, có sức mạnh cảm hóa con
người; Ngọc gian xảo, thâm thù, tham lam quyền thế. Qua đó, tính cách nhân vật
Thơm càng nổi bật là một người phụ nữ Tày được cách mạng cảm hóa, soi đường,
vượt qua những đau thương trong quá khứ đến với cách mạng và hết lịng vì cách
mạng. Người phụ nữ can trường ngay trước khi bị xử bắn vẫn dõng dạc: "Tôi đố
anh phá nổi qn du kích, tơi thách thằng Tây phá nổi qn du kích". Đó là niềm
tin mãnh liệt và tình cảm của nhân dân với cách mạng. Ở Thơm là vẻ đẹp của
quần chúng nhân dân và cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ, là một hình tượng "vơ
cùng chói lọi, một thành cơng đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng khi viết về cách
mạng và người phụ nữ Việt Nam".
Cuộc kháng chiến bi tráng, hào hùng của dân tộc đã qua đi, nhưng trong
từng câu văn, trang viết, ta vẫn thấy thấm đượm tình người, sâu sắc tình qn dân.
Đó là những người dân áo vải "khơng ai nhớ mặt đặt tên. Nhưng họ đã làm nên

Đất nước" là đổng bào Tây Nguyên đã quật cường, mạnh mẽ chống Pháp được
khắc họa qua nhân vật Núp trong Đất nước đứng lên; những con người "mang
theo tên làng, tên xã trong mỗi chuyến di dân" bằng tình cảm và niềm tin vào cách
mạng như ông Hai trong truyện ngắn Làng hay những cảnh đời nghèo khổ, bị nạn
đói bủa vầy đã nhìn thấy hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong Vợ nhặt.
Là những "bát cơm nuôi quân em giấu giữa rừng", là người phụ nữ "dịu con lên
rẫy bẻ từng bắp ngô", những người mẹ Việt Nam anh hùng, bà mẹ Vệ quốc quân
"yêu con, u ln đồng chí/ Bầm q con, Bấm q anh em". Nền văn học kháng
chiến với những tượng đài bằng chữ về nhân dân, về cội nguồn cách mạng đã
phản ảnh hiện thực đấu tranh của một thời với nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng
ấm áp tình đời, mạnh mẽ tinh thần đại đoàn kết toàn dần.
Những lời đối thoại cuối cùng của hai lớp kịch hổi bốn vở Bắc Sơn có thể
khép lại, nhưng sự kiện cách mạng và những nhân vật mới của thời đại là quẩn
chúng và người chiến sĩ cách mạng còn sống mãi trong lòng ta. Nhân vật Thơm là


đại diện cho cả một cộng đồng đang chuyển mình mạnh mẽ, dứt khoát đi theo con
đường cách mạng, giành lấy sự an yên trong tâm hổn, tiếp nối và phát huy truyền
thống yêu nước của mỗi gia đình, mỗi vùng miền, góp phẩn làm nên chiến thắng
của cả một dân tộc anh dũng, kiên cường.
Sơ đồ tư duy

Dàn ý chi tiết
I. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Huy Tưởng: một nhà văn chủ chốt của nền
VH Việt Nam
- Khái quát về đoạn trích: thuộc lớp 2,3 hồi 4 của kịch "Bắc Sơn": đoạn trích đã
thể hiện xung đột gay gắt giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù, đồng thời thể hiện
diễn biến tâm trạng của nhân vật Thơm
II. Thân bài

* Cảm nhận vẻ đẹp các nhân vật 
1. Nhân vật Thơm
- Che giấu Thái, Cửu – hai chiến sĩ cách mạng ngay trong buồng của mình.


- Khôn ngoan, che mắt Ngọc bảo vệ cho 2 chiến sĩ cách mạng.
⇒ Nghệ thuật miêu tả ⇒ Hành động táo bạo, bất ngờ ⇒ Là người có bản chất
trung thực, lịng tự trọng, nhận thức về cách mạng nên đã biến chuyển thái độ,
đứng hẳn về phía cách mạng.
⇒ Khẳng định chân lí: Cuộc đấu tranh cách mạng ngay cả khi bị đàn áp khốc liệt
cũng sẽ khơng thể bị tiêu diệt, vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những
người ở vị trí trung gian như Thơm
2. Nhân vật Ngọc
- Là nhân vật giả nhân giả nghĩa
- Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh, đáng ghét.
⇒ Là một người hám lợi, hám danh
3. Nhân vật Thái, Cửu
- Bị truy đuổi - chạy vào nhà Thơm.
⇒ Những chiến sĩ cách mạng kiên cường trung thành đối với Tổ quốc, cách
mạng, đất nước…
III. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:
+ Nghệ thuật: Cách tạo dựng tình huống sử dụng ngơn ngữ đối thoại.
+ Nội dung: Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm – người phụ nữ có
chồng theo giặc – đứng hẳn về phía cách mạng.
Các bài mẫu khác
Cảm nhận Bắc Sơn – mẫu 2
Văn bản Bắc Sơn được trích từ vở kịch cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng,
viết về cuộc đấu tranh giữa những người dân yêu nước, ủng hộ cách mạng với



những kẻ phản động, bán rẻ lương tâm, sẵn sàng quỳ gối làm tay sai cho giặc thời
cách mạng Việt Nam cịn trong trứng nước.
Các sự việc trong đoạn trích này diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm - Ngọc.
Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Cơ vơ
cùng đau xót, ân hận. Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm,
được Thơm che giấu và cứu thốt.
Trong một vở kịch, tình huống đóng vai trị hết sức quan trọng. Nó thúc đẩy
nhanh diễn biến sự việc, buộc các nhân vật phải hành động, qua đó bộc lộ tính
cách, phẩm chất cũng như tư tưởng, quan điểm... Xung đột kịch trong hồi bốn
được bộc lộ qua tình huống hết sức căng thẳng. Ngọc dẫn bọn lính đi lùng bắt cán
bộ và du kích. Thái và Cửu bị Ngọc và đồng bọn đuổi bắt lại chạy đúng vào nhà
Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát: hoặc là để cho
Ngọc bắt cán bộ thì được yên thân, hoặc là che giấu họ ngay trong nhà mình thì sẽ
vơ cùng nguy hiểm. Bằng việc che giấu cho hai người, Thơm đã đứng hẳn về phía
cách mạng. Sự xuất hiện của hai người cán bộ cách mạng ở Lớp II đã đẩy mâu
thuẫn kịch phát triển theo một chiều hướng khác. Trong hoàn cảnh bị địch truy
bắt, lòng tin của những người cán bộ cách mạng đối với quần chúng nhân dân có ý
nghĩa vơ cùng quan trọng, liên quan đến sinh mệnh của mỗi người, rộng hơn nữa
là liên quan đến sự thành bại của cách mạng. Trong lớp kịch này, sức hấp dẫn từ
nhân vật Thơm không phải là cuộc đấu tranh giữa cái sống và cái chết, cũng
không ở sự đắn đo nên che giấu hay khai báo việc hai người cán bộ đang ở trong
nhà mình. Khi Cửu và Thái mới xuất hiện, Thơm có hoảng hốt nhưng chủ yếu là
do bị bất ngờ. Qua phút hốt hoảng ban đầu, Thơm đã quyết bảo vệ hai người cán
bộ. Cô không băn khoăn đến mối nguy hiểm khi cả gan che giấu cán bộ cách
mạng mà chỉ lo lắng vì khơng biết bảo vệ họ như thế nào. Hoàn cảnh bức bách đã
làm bật lên hành động cao đẹp của một quần chúng u nước. Cơ nhanh trí đẩy họ
vào buồng trong (theo phong tục của nhiều dân tộc thiểu số, gian buồng là nơi
cấm kị đối với người lạ). Bằng cách táo bạo ấy, cô đã khiến cho Ngọc không mảy
may nghi ngờ.

Ở Lớp III, tính chất khốc liệt và éo le của hoàn cảnh đã đẩy mâu thuẫn kịch
phát triển đến đỉnh cao. Một bên là Thơm, người đã cả gan vượt khỏi tập tục,
chống lại chồng, che giấu cán bộ cách mạng ngay trong buồng nhà mình. Một bên
là Ngọc, đang trong cuộc vây bắt cán bộ để lập cơng với kẻ thù. Ngọc hồn tồn
khơng biết những người cán bộ mà hắn rắp tâm truy bắt để lập công lại đang ở


ngay trong buồng nhà mình. Hắn nấn ná ở lại, khơng chịu đi ngay chỉ vì ham quấn
qt với người vợ trẻ đẹp của mình. Hồn cảnh trớ trêu đó đã làm cho tính kịch
được tơ đậm. Ngọc chỉ vơ tình nhưng hắn càng nấn ná thì Thơm lại càng sốt ruột.
Diễn biến tâm lí của nhân vật diễn ra khá phức tạp, có thể hình dung theo các giai
đoạn:
Ban đầu, Thơm giả bộ ngọt ngào với chồng, lại còn tỏ ra ân hận về những
lời nói khơng phải với chồng trước đó, mục đích để Ngọc khơng nghi ngờ gì. Khi
biết lối ra vườn đã vơ tình bị chặn (do đồng bọn của Ngọc đợi hắn ngồi đó),
Thơm cố tình nói to lên để cán bộ biết mà đề phịng, khơng ra theo lối ấy. Thơm
tìm cách đẩy chồng đi để nhanh chóng giải thốt cho hai người cán bộ. Điều này
hoàn toàn mâu thuẫn với thái độ của Thơm ban đầu (cố giữ chồng ở nhà). Mặc dù
tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng rất may là Ngọc không nhận thấy sự bất thường đó có
nghĩa gì.
Trong lớp này, mọi lời nói, hành động của Ngọc chỉ vơ tình nhưng sự vơ
tình đó lại làm cho vở kịch thêm hấp dẫn. Người nghe, người xem hồi hộp theo
dõi mọi lời nói, hành động của nhân vật Thơm. Thơm ở trong tình cảnh rất khó
xử: nếu đẩy chồng đi lộ liễu quá sẽ làm cho hắn nghi ngờ. Nếu giữ chồng lại như
ban đầu, biết đâu hắn chẳng ở lại thật, như thế hai người cán bộ sẽ gặp phải nguy
hiểm. Bởi vậy, một mặt Thơm phải khéo nói dựa theo những lời của chồng khiến
hắn khơng nghi ngờ gì, mặt khác lại phải tìm cách đẩy hắn đi thật nhanh. Lòng tin
và quyết tâm bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng đã khiến Thơm trở nên nhanh trí,
chính xác trong lời nói cũng như việc làm. Cơ khơng những đã cứu cho hai người
cán bộ khỏi bị địch bắt mà còn mang đến cho họ lòng tin vào sức mạnh của quần

chúng.
Trong hồi bốn, Ngọc đã bộc lộ đầy đủ bản chất cua một tên Việt gian bán
nước. Vốn chỉ là một anh nho lại có địa vị thấp kém, Ngọc ni tham vọng ngoi
lên để thoảm mãn lịng ham muốn địa vị và tiền bạc. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra,
Ngọc đã rắp tâm làm tay sai cho giặc. Hắn dẫn quân Pháp về đánh Vũ Lăng - căn
cứ của lực lượng khởi nghĩa, sau đó lại ra sức truy lùng những người cách mạng,
đặc biệt là Thái và Cửu. Tuy Ngọc cố che giấu nhưng dần dần bản chất xấu xa của
Ngọc đã bị lộ ra, điều đó càng thúc đẩy Thơm dứt khốt đứng về phía cách mạng.
Thái và Cửu chỉ là những nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát. Bị giặc truy đuổi,
lại chạy nhầm vào chính nhà tên Ngọc nhưng Thái đã hết sức bình tĩnh, sáng suốt,
đồng thời rất tin tưởng vào sự ủng hộ của quần chúng, ngay cả khi đó là vợ cua


rmột tên Việt gian. Khác với Thái, Cửu có phần nơn nóng, thiếu chín chắn. Anh
nghi ngờ Thơm, thậm chí cịn định bắn cơ...
Việc tác giả xây dựng những tính cách vừa đối lập vừa khác biệt ấy cũng là
yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hành động kịch, đồng thời tạo được sức cuốn
hút đối với bạn đọc. Tuy mâu thuẫn chưa được đẩy đến mức gay gắt, quyết liệt
nhưng đoạn trích (và tác phẩm nói chung) đã tạo nên được sức hấp dẫn lớn đối với
người đọc, người xem bởi nó đã đặt ra và giải quyết được những vấn đề lớn của
cách mạng: đó là mối quan hệ giữa cách mạng và nhân dân, là lòng tin của người
cán bộ cách mạng vào tình cảm yêu nước cũng như lịng nhiệt tình cách mạng của
quần chúng. Vở kịch đã chứng minh rằng: khi đã được nhân dân tin yêu và bảo
vệ, những người chiến sĩ cách mạng có thể vượt qua bất cứ trở ngại, khó khăn
nào.
Cảm nhận Bắc Sơn – mẫu 3
Bắc Sơn là vở kịch nói đầu tiên biểu hiện thành cơng chủ đề cách mạng. Nó
ca ngợi tinh thần chiến đấu và vai trị lãnh đạo của cán bộ cách mạng, biểu dương
tình yêu nước và chí khí chiến đấu sơi sục của nhân dân, nó nói lên một cách chân
thực cảm động quá trình giác ngộ và đứng hẳn về phía cách mạng của người phụ

nữ, của quần chúng. Đồng thời kịch Bắc Sơn đã căm thù vạch trần tội ác vô cùng
dã man của thực dân Pháp, vạch mặt lên án bọn Việt gian bán nước cầu vinh. Cảm
nhận về hồi IV kịch Bắc Sơn.
Ta có thể lấy câu nói này của Thơm để làm nhan đề cho hồi IV kịch Bắc
Sơn “Tơi chết thì chết, chứ tơi khơng báo hai ơng đâu ”. Sự việc diễn ra tại nhà vợ
chồng Ngọc, có đủ bốn nhân vật: Ngọc, Thơm, Thái, Cửu. Ngọc dẫn Tây truy
đuổi sắp bắt được hai cán bộ cách mạng là anh Cửu và giáo Thái. Bị dồn vào tình
thế nguy kịch, Cửu dẫn Thái chạy trốn vào nhà anh Điếc người quen, ai ngờ đó là
nhà Ngọc mới tậu được. Cửu rút súng toan bắn Thơm vì anh cho rằng: Vợ Việt
gian thì cũng là Việt gian.  Nhưng Thái đã giữ tay lại và bảo: “đừng bắn ”, vì anh
tin rằng Thơm mang “dịng máu cụ Phương", đó là dịng máu u nước, cách
mạng. Khi tiếng chó sủa râm ran, tiếng người chạy rầm rập, Cửu vừa thất vọng
vừa hối hận, lo lắng thì Thơm đã nói : “Chết nỗi, hai ơng bị chúng nó đuổi phải
khơng? Làm thế nào bây giờ?... Tôi không báo hai ông đâu. Tơi chết thì chết, chứ
tơi khơng báo hai ơng đâu”. Ngọc dẫn Tây đi khám nhà bà Lục, nhà bác Chui.
Tiếng chân đi, tiếng gây lộc cộc càng gần. Thái và Cửu định chạy ra thì Thơm đã


ngăn lại, đẩy hai cán bộ vào buồng và nói: “Có lối thơng ra ngồi đây, khép cửa
buồng lại”.
Tình huống này đầy kịch tính, căng thẳng, hồi hộp. Vợ Việt gian đã che
giấu, bảo vệ cán bộ cách mạng. Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng. Đó là sự
thật thể hiện tấm lòng của nhân dân đối với cách mạng. Bình diện thứ hai là xung
đột giữa Thơm và Ngọc. Ngọc mỗi ngày một lộ nguyên hình một con chó săn đắc
lực cho bọn Tây. Đêm nào hắn cũng đi suốt đêm, tay cầm đèn bấm và gậy gộc để
lùng bắt cán bộ. Lời đồn đến tai Thơm: “anh thằng Sáng dắt Tây vào đánh Vũ
Lăng”. Ngọc có nhiều tiền. Hắn mơ cái hàm cửu phẩm. Hắn tự than thân: “Chỉ
mình là đen, khơng có danh phận gì, lép vế trong làng quá!". Ông Thái đối với
Thơm là một người rất tốt: “bỏ cả cửa nhà đi làm cách mạng,  cả vùng này, có ai
ghét ơng ấy đâu!”. Trái lại, lúc thì Ngọc bịa đặt vu khống ơng Thái là: “mật thám

cho Tây đây”, lúc thì lại bảo, anh Cửu và ông Thái là “hai cái thằng tướng cướp...
Bắt được hai thằng ấy thì cũng được vài ngàn đồng’’... Hắn đi suốt đêm, hắn đi
lùng sục bắt ông Thái, bắt anh Cửu nộp cho Tây là để được thưởng nhiều tiền mà
mua nhà, mà tậu mấy mẫu ruộng nữa, mà chạy cái hàm cửu phẩm, mà ăn khao
một chuyến “thế mới thích’’!.
Trong lúc ơng Thái, anh Cửu đang trốn trong buồng nhà Thơm thì ở dưới
chân cầu thang lại có lí trưởng, bọn tay sai, bọn lính Tây đang lùng sục, đang chờ
Ngọc Ngọc đi đi về về. Hắn cứ ngồi nán lại mải nói với Thơm đủ chuyện, hắn
đếm tiền, hay tính tốn, hắn cười, ngắm vợ. Có lúc nó thốt lên: “Chắc là nó cịn ở
đấy,... nhất định là nó cịn ở đấy!...”. Thơm nhìn trộm chồng, vơ cùng sốt ruột
nhưng chị đã khéo giấu kín tâm trạng lo lắng của mình. Thơm ăn nói nhẹ nhàng,
tình cảm lúc thì nhắc chồng: "Mai thì ở nhà mà ngủ cho nó lại sức", lúc thì giục
giã: “ Thế nào có đi khơng?”. Lúc Ngọc nghe tiếng quan gọi, chạy ra khỏi nhà thì
Thơm thở dài, khoan khối nhìn theo phía Ngọc ra, mỉm cười, thầm nghĩ: “May
thế!". Đúng là Thơm đóng kịch giỏi, đã qua mắt được tên Việt gian, mà tên Việt
gian ấy lại là chồng mình. Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện một tính cách tinh tế
tâm trạng nhân vật Thơm đầy tính kịch - tính kịch của một tâm trạng bi kịch.
Nhân vật Thơm là một hình tượng bi tráng về người phụ nữ Tày hơn 60 năm về
trước. Vượt qua mọi cảnh ngộ đau thương, Thơm đã đến với cách mạng, sẵn sàng
xả thân vì cách mạng. 
Tinh thần của các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đời đời bất tử.
Hình tượng nhân vật Thơm trong kịch Bắc Sơn vơ cùng chói lọi, một thành công


đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng khi viết về cách mạng và người phụ nữ Việt
Nam.




×