Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo án Đèn Giao Thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.7 KB, 7 trang )

ĐỀ TÀI: ĐÈN
GIAO THÔNG
ĐỀ TÀI: TÁC DỤNG CỦA ĐÈN GIAO THƠNG
MỤC ĐÍCH – U CẦU:
Trẻ nhận biết đúng thứ tự màu sắc của đèn giao thông (màu đỏ, màu vàng, màu xanh lá
cây).
Trẻ biết ý nghĩa, tác dụng của 3 màu đèn giao thơng.
CHUẨN BỊ:
Mơ hình đèn giao thơng, tranh ảnh về các hành vi khi tham gia giao thông.
Nhạc bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu
Hát: “ Em đi qua ngã tư đường phố”
Hỏi trẻ bài hát nói về điều gì?
Cơ giới thiệu mơ hình đèn giao thơng.
Hoạt động 2: Ý nghĩa đèn giao thơng
Cơ trị chuyện cùng trẻ về thứ tự và màu sắc của đèn giao thơng, ý nghĩa của từng màu
đèn khác nhau.  
Nhìn theo tín hiệu cột đèn giao thơng, từ trên xuống dưới, khi thấy đèn màu sáng lên
phải tuân thủ đúng quy định.
Đèn đỏ: các loại xe phải dừng lại.
Đèn vàng: các loại xe chạy chậm, giảm tốc độ để chuẩn bị dừng sau
vạch quy định.
Đèn xanh: các loại xe được chạy trên đường.


Giải thích: người tham gia giao thơng phải chấp hành đúng các tín hiệu đèn giao
thơng.
Nêu hậu quả nếu người đi đường khơng thực hiện đúng như các tín hiệu đèn giao thông
quy định.
Cô cho trẻ xem một số tranh ảnh về các hành vi khi tham gia


giao thông, cho trẻ tự nhận xét.
Hoạt động 3: Thử tài an toàn giao thơng
Cơ cho trẻ đóng vai bác tài xế lái xe di chuyển theo tín hiệu đèn giao thơng, một trẻ làm
chú công an quan sát người đi trên đường.
Trẻ tự nhận xét bạn đã thực hiện đúng theo tín hiệu đèn giao thông hay chưa.
 

 

 
 
ĐỀ TÀI: VẼ ĐÈN GIAO THƠNG
MỤC ĐÍCH – U CẦU:
Trẻ biết dùng những đường nét căn bản để vẽ đèn giao thông (nét cong, nét thẳng, nét 
ngang).
CHUẨN BỊ:
Tranh mẫu về đèn giao thông.
Giấy cho trẻ, màu sáp.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Xem tranh - trò chuyện.


Hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”.
Cô cho trẻ xem tranh mẫu, hỏi trẻ về đường nét, hình ảnh của bức tranh.
Hoạt động 2: Đèn giao thông
Cô hướng dẫn trẻ vẽ đèn giao thông (trụ đèn, thân đèn, các tín hiệu đèn giao thơng).
Cơ cho trẻ thực hiện.
Cơ quan sát và hướng dẫn trẻ yếu, gợi ý cho trẻ vẽ sáng tạo thêm khi vẽ.
Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.


 

 

THƠ: ĐÈN GIAO THƠNG
MỤC ĐÍCH – U CẦU:
Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về ý nghĩa của 3 màu đèn giao thông: đèn đỏ - dừng lại,
đèn xanh – chạy trên đường, đèn vàng – chạy chậm để chuẩn bị dừng xe.
CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh về hành vi dừng đèn đỏ, vượt đèn đỏ của người tham gia giao thơng.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Giới thiệu
Câu đố:

Đèn gì chỉ có 3 màu

Chỉ bật từng chiếc, đứng đầu ngã tư?


Cô giới thiệu bài thơ : Đèn giao thông - tác giả Mỹ Trang
Hoạt động 2: Cùng đọc thơ
Cô đọc thơ 1 lần cho trẻ nghe, hỏi trẻ tác giả bài thơ.
Lần 2 cô đọc từng đoạn kết hợp tranh minh họa và giảng thích cho trẻ hiểu nội dung
đoạn thơ: đèn đỏ - dừng lại, đèn xanh – chạy trên đường, đèn vàng – chạy chậm để
chuẩn bị dừng xe.
Đàm thoại:
Nhờ vào điều gì mà xe chạy an tồn?
Đèn xanh thì phải thế nào?
Đèn vàng thì phải làm sao?

Nếu đèn đỏ mà khơng dừng xe lại thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Cô tập cho trẻ đọc thơ.
Cả lớp cùng đọc vài lần.
Hoạt động 3: Ai thuộc nhiều hơn
Cô cho từng nhóm, tổ thi đua đọc thơ.
Cá nhân đọc 2-3 lần.

 

DẠY HÁT: EM ĐI QUA NGÃ TƯ ĐƯỜNG PHỐ
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”.
CHUẨN BỊ:


Nhạc bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”.
Tranh về ngã tư đường phố.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Giới thiệu
Cô cho trẻ xem tranh về ngã tư đường phố.
Cơ hỏi trẻ tranh vẽ gì?
Cơ giới thiệu bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”- tác giả nhạc sĩ Hồng Văn Yến
Hoạt động 2: Nào ta cùng hát
Cơ hát mẫu cho trẻ nghe lần 1 khơng có nhạc.
Cơ hát mẫu lần 2 giải thích nội dung bài hát: bài hát  nói về các bạn nhỏ thực hiện đúng
luật lệ giao thông khi chơi ở sân trường.
Cô dạy trẻ hát từng câu cho trẻ hát theo, cô đánh nhịp cho trẻ hát.
Cả lớp hát vài lần kết hợp với nhạc.
Cơ mời nhóm, tổ, cá nhân hát.
Hoạt động 3: Cùng thi đua

Cô mời trẻ hát nối đuôi nhau.
Cô chia trẻ thành từng nhóm để hát đuổi (trẻ hát hết cả bài, chỉ bắt đầu hát khi có hiệu
lệnh của cơ).
 

 

 
VẬN ĐỘNG: ĐI CÓ MANG VẬT TRÊN TAY


I/ Mục đích yêu cầu                         
Trẻ biết cầm 1 vật trên tay và di chuyển không rơi vật xuống đất.
II/ Chuẩn bị:    
Nhạc bài “ngả tư đường phố”.
Mơ hình ngã tư có nhiều xe, phương tiện giao thông.
III/ Tiến hành:
Hoạt động 1: Trị chơi “Rồng rắn lên mây”
Cơ tổ chức trị chơi “Rồng rắn lên mây” cho trẻ cùng chơi.
Trẻ đi theo cơ với tư thế: đi thường, kiểng gót, khom lưng, chạy chậm theo cơ.
Cơ tạo tình huống cho trẻ lấy mão voi đội lên đầu.
Hoạt động 2:  Bài tập phát triển chung
Động tác 1: Động tác tay 4 lần
Trẻ ngồi thẳng chân 2 tay cầm gậy đưa lên ngang đầu, rồi hạ xuống chân theo nhịp bài
hát của cô.
Động tác 2: Động tác bụng 4 lần.
Trẻ ngồi 2 tay cầm gậy, gập người kéo gậy về mũi bàn chân. Xong kéo lui về phía bụng
theo cơ.
Động tác 3: Động tác chân 4 lần.
Trẻ đứng 2 tay cầm gậy ngồi xổm xuống đặt gậy xuống đất, đứng thẳng người lên theo

cô.
Hoạt động 3: VĐCB đi có mang vật trên tay
Có nhiều chướng ngại vật ở ngã tư đường phố, Cô nhờ các con giúp cô dọn để mọi
người lưu thông qua lại được an tồn, Cơ đi lấy trước và giải thích cho trẻ nghe: đi thẳng
lên phía trước nhặt 1 cây gỗ cầm trên tay đi về xếp vào kho, tiếp tục đi lấy cây gỗ khác.
Lần lượt trẻ đi lấy nhiều gỗ mang về (một trẻ lấy có thể 1, 2 cây gỗ) nhưng không rơi
xuống đất. Cô quan sát, động viên trẻ thực hiện.
Tổ chức cho trẻ thi đua giữa 2 tổ.
Hoạt động 4: Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa xẻ
Cho trẻ ngồi đối diện nhau thành từng cặp, mở nhạc cho trẻ vừa nghe , vừa làm động
tác kéo cưa.
Kết thúc hoạt động: đi hít thở nhẹ nhàng.


Trường Mầm Non Song Ngữ Birrong
Giáo viên: Nguyễn H. Khánh Vy

 
 

 



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×