Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Skkn giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.64 KB, 34 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI MÔN LỊCH SỬ THPT”

skkn


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề
Theo "chiến lƣợc phát triển con ngƣời" của Đảng và Nhà nƣớc ta đã chỉ rõ với mục
tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài” đã đƣợc cụ thể hoá trong
nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế mục tiêu
“Bồi dưỡng nhân tài” càng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm lớn “Hiền tài là ngun khí
quốc gia”. Đất nƣớc muốn phồn thịnh địi hỏi phải có những nhân tố thích kế để có
hƣớng đi, có những ngƣời tài để giúp nƣớc. Hiện nay, chúng ta đang trong xu thế hội
nhập nền kinh tế quốc tế, gia nhập WTO thì nhân tài là một trong những yếu tố để chúng
ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ của các nƣớc trong khu vực và
trên thế giới.
Thực hiện mục tiêu đó, ngành giáo dục của chúng ta đang cố gắng hƣớng đến sự
phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Ở các trƣờng Trung học
phổ thông (THPT) hiện nay, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục, nâng cao chất
lƣợng đại trà, việc chăm lo bồi dƣỡng học sinh giỏi đang đƣợc nhiều cấp bộ chính quyền
và nhân dân địa phƣơng quan tâm nhƣng ngun nhân sâu xa nhất đó chính là thực hiện
mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra.
Thực tế hiện nay ở các trƣờng THPT công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi, trong đó có
việc bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch sử đã đƣợc chú trọng song vẫn còn những bất cập
nhất định nhƣ: cách tuyển chọn, phƣơng pháp giảng dạy cịn yếu kém, chƣa tìm ra đƣợc
hƣớng đi cụ thể cho công tác này, phần lớn chỉ làm theo kinh nghiệm. Từ những bất cập


trên dẫn đến hiệu quả bồi dƣỡng không đạt đƣợc nhƣ ý muốn.
Mặt khác, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của mơn lịch sử trong đời
sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thƣờng bộ mơn lịch sử, coi đó
là mơn học phụ, mơn học thuộc lịng, khơng cần làm bài tập, khơng cần đầu tƣ phí cơng
vơ ích. Dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai,
nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tƣợng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trƣờng.
Là một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử trƣờng THPT Lý Tự Trọng đặt trên địa bàn
xã Hồi Châu Bắc, huyện Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định – học sinh của trƣờng phần lớn là
con em gia đình nơng dân, đời sống kinh tế cịn khó khăn, học sinh ít đƣợc tiếp cận với
các vấn đề lịch sử, văn hóa chun sâu từ các kênh thơng tin.

skkn


Băng khoăn trƣớc thực trạng đó, tơi ln tìm tịi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức
và phƣơng cách giảng dạy của bộ môn để gây hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh,
nhất là công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi sao cho đạt hiệu quả. Nhiều năm liền trƣờng tơi
có học sinh giỏi lịch sử cấp tỉnh và cấp Quốc gia.
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT đạt hiệu quả”.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Bồi dƣỡng học sinh giỏi là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát
hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tƣơng lai cho đất nƣớc trong sự nghiệp trồng
ngƣời. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện đƣợc ƣớc mơ là con ngoan, trị giỏi và có
định hƣớng đúng về nghề nghiệp của mình trong tƣơng lai.
Đề tài này là nhằm đƣa ra một số kinh nghiệm, bí quyết ơn luyện học sinh giỏi môn
lịch sử (chọn đối tƣợng học sinh, phƣơng pháp ơn luyện, kết quả đạt đƣợc).
Góp phần tạo nguồn quan trọng cho đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của tỉnh
dự thi cấp Quốc gia đạt kết quả.
Công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi đƣợc xác định là một trong những nhiệm vụ trọng

tâm, góp phần khẳng định chất lƣợng giáo dục và vị thế, uy tín của giáo viên và nhà
trƣờng. Đồng thời cịn có ý nghĩa thiết thực trong việc bồi dƣỡng tài năng tƣơng lai cho
quê hƣơng, đất nƣớc.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài đƣợc xây dựng từ việc tích lũy những kinh nghiệm ở các lớp bồi dƣỡng học
sinh giỏi môn Lịch sử trƣờng THPT Lý Tự Trọng – huyện Hoài Nhơn - tỉnh Bình Định.
II. Phương pháp tiến hành
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
Dân tộc Việt Nam có lịch sử từ lâu đời, với q trình hàng nghìn năm dựng nƣớc
và giữ nƣớc. Nhân dân ta khơng chỉ có truyền thống dân tộc anh hùng mà cịn có kinh
nghiệm phong phú, q báu về việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, về việc rút bài học
quá khứ cho cuộc đấu tranh và lao động trong hiện tại. Kiến thức lịch sử góp phần xây
dựng đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, trở thành vũ khí sắc bén trong công cuộc dựng
nƣớc và giữ nƣớc. Ngày nay, (theo cố Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời) “cùng với q trình quốc tế
hóa ngày càng mở rộng thì trở về nguồn cũng là một trong những xu thế chung của các
dân tộc trên thế giới. Với chúng ta, đó chính là sự tìm tịi, phát hiện ngày càng sâu sắc

skkn


hơn những đặc điểm của xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị
truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bƣớc đi thích
hợp, hƣớng mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
Chất lƣợng bộ môn Lịch sử đƣợc đánh giá không phải bằng việc ghi nhớ nhiều sự
kiện mà cần hiểu đúng lịch sử. Nhƣ cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Lịch sử
đâu phải là một chuổi sự kiện để người viết sử ghi lại, rồi người giảng sử đọc lại, người
học sử học thuộc lòng”. Điều quan trọng là qua học tập, “chúng ta thấy được cái gì qua
các thời đại lịch sử, và từ đó chúng ta rút ra được kết luận gì, bài học gì, Mác, một nhà
sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin đã vũ trang cho chúng ta một phương pháp luận đúng

đắn để nghiên cứu lịch sử, để rút ra những kết luận có ý nghĩa quan trọng thiết thực”.
Đây chính là cơ sở để những ngƣời quan tâm đến sử học và những thầy cô giáo giảng dạy
môn lịch sử cần nhận thức đúng, sâu sắc, ý nghĩa, vị trí của bộ mơn Lịch sử ở trƣờng
THPT và tìm ra những phƣơng pháp để nâng cao chất lƣợng bộ môn, thu hút đƣợc nhiều
học sinh tham thích học lịch sử và học giỏi lịch sử.
Mục tiêu bộ môn lịch sử ở trƣờng THPT:
*Về kiến thức:
- Cung cấp kiến thức lịch sử ở chƣơng trình nâng cao lớp 12 THPT, học sinh đƣợc
học sâu những sự kiện cơ bản trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân
tộc…
- Tiếp tục bồi dƣỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử về kiến thức và kĩ năng, tạo hứng
thú say mê học tập, tìm hiểu lịch sử cho học sinh.
- Tạo nguồn cho học sinh đi chuyên sâu một số chuyên ngành lịch sử ở bậc đại
học, cao đẳng.
* Về kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng tƣ duy lịch sử và tƣ duy logic, nâng cao năng lực xem xét,
đánh giá sự kiện, hiện tƣợng trong mối quan hệ không gian, thời gian và nhân vật lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh nhƣ làm việc
sách giáo khoa, sƣu tầm và sử dụng các loại tƣ liệu lịch sử, làm bài thực hành.
- Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, .v.v.
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn

skkn


*Thuận lợi:
- Trong hệ thống các môn học ở trƣờng THPT trong đó có mơn lịch sử cũng có vai
trị quan trọng, trong việc giáo dục giáo dƣỡng học sinh, lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc,

lòng tự hào dân tộc… là hành trang quan trọng, trƣớc khi học sinh rời mái Trƣờng trung
học phổ thông, bƣớc vào môi trƣờng mới.
- Đƣợc sự quan tâm của Sở GD- ĐT tỉnh Bình Định, Chi bộ, Ban giám hiệu và các
đoàn thể trong trƣờng THPT Lý Tự Trọng.
- Thầy, cô giáo cùng bộ mơn đều nhiệt tình tích cực, trong cải tiến phƣơng pháp,
luôn học tập trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, thông qua hội thảo, thao giảng, sử dụng
cơng nghệ thơng tin…góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học môn lịch sử.
- Một bộ phận học sinh yêu thích và quyết tâm học tập môn lịch sử nhƣ thi vào đội
giỏi cấp trƣờng, cấp tỉnh, cấp quốc gia và thi Đại học khối C.
* Khó khăn:
- Quan niệm xã hội về vị trí mơn lịch sử đƣờng đi hẹp, lợi ích kinh tế thấp.
- Quan niệm chƣa đầy đủ của một số nhà quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh và
cả giáo viên.
- Học sinh chƣa đầu tƣ quĩ thời gian thƣờng xuyên cho việc học môn lịch sử.
- Khối lƣợng kiến thức môn lịch sử ở một số bài còn dàn trải khá nặng, một số giáo
viên còn bị động trong khai thác kiến thức, chƣa mạnh dạn để học sinh tự tìm hiểu một
phần kiến nào đó, trong bài dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên.
- Đề và đáp án môn lịch sử thi tốt nghiệp, đại học trong những năm vừa qua còn
câu nệ quá nhiều câu chữ, kiến thức SGK, hạn chế việc phát huy tƣ duy lịch sử cho học
sinh.
- Thơng thƣờng học sinh ít chịu đọc SGK và câu hỏi SGK trƣớc, để có chủ định
xây dựng và tiếp thu bài mới –dẫn đến tính hợp tác của học sinh khơng cao. Kỹ năng thảo
luận nhóm ở một số học sinh chƣa cao - nhất là tính hợp tác.
- Thực trạng dạy học mơn Lịch sử ở trƣờng THPT hiện nay nhƣ trên nên giáo viên
khó phát hiện và lựa chọn đƣợc đối tƣợng học sinh có năng khiếu để bồi dƣỡng. Hơn nữa
dạy môn sử hiện nay ở trƣờng phổ thông thiếu nhiều trang thiết bị nhƣ: tranh ảnh, bản
đồ… Mặt khác, việc dạy môn Lịch sử đôi khi bị giới hạn về thời gian tiết học/đơn vị bài
nên khi chú trọng dạy cho học sinh hứng thú thì lại khơng hết chƣơng trình so với quy
định. Chính vì vậy nhiều khi cũng phải dạy “chay” để đuổi kịp với chƣơng trình”. Giáo
viên khơng có hứng thú để đầu tƣ bồi dƣỡng học sinh giỏi.


skkn


- Để học sinh u thích mơn Lịch sử, hứng thú học lịch sử và tham gia học lớp bồi
dƣỡng học sinh giỏi đi thi đạt hiệu quả, tôi không ngừng tìm tịi, nghiên cứu tƣ liệu, phát
huy tác dụng của đồ dùng học tập,…
- Chất lƣợng học tập bộ môn Lịch sử của học sinh ở các lớp tôi phụ trách giảng dạy
và kết quả học sinh giỏi môn lịch sử cấp tỉnh và cấp Quốc gia hàng năm ở trƣờng THPT
Lý Tự Trọng – Bình Định ngày càng tăng là động lực để tôi cố công đầu tƣ cho việc
nghiên cứu giảng dạy bộ môn lịch sử này.
* Đánh giá cơ sở thực tiễn: Căn cứ vào chất lƣợng bộ môn và kết quả học sinh
giỏi môn lịch sử cấp tỉnh và cấp Quốc gia hàng năm, tôi thấy:
- Phần lớn lãnh đạo và giáo viên đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác
dạy bồi dƣỡng học sinh giỏi mơn Lịch sử.
- Song vẫn cịn một số giáo viên dạy lịch sử chƣa thực sự tâm huyết, chƣa thực sự
đầu tƣ cho công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi, nên khi chuyên môn phân công bồi dƣỡng
không đạt hiệu quả.
- Học sinh rất hứng thú học mơn lịch sử khi giáo viên có sự đầu tƣ vào bài giảng và
biết phát huy tính tích cực của học sinh.
Vì vậy, việc nghiên cứu và những đề xuất của đề tài là hiệu quả, thiết thực, phù hợp
với yêu cầu và nhiệm vụ của ngành, của đồng nghiệp tâm huyết với bộ môn lịch sử.
2.2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp
2.2.1. Biện pháp nghiên cứu
Tơi tiến hành nghiên cứu các sách giáo trình lịch sử và những tƣ liệu có liên quan
phục vụ cho việc giảng dạy môn lịch sử để biên soạn giáo trình bồi dƣỡng cho học sinh
giỏi.
Qua các kênh thơng tin, qua chƣơng trình dạy học, qua chƣơng trình tập huấn thay
sách, chƣơng trình bồi dƣỡng thƣơng xuyên, qua cách ra đề học sinh giỏi những năm gần
đây…, tôi nhận thấy sự chuyển biến rõ nét trong cấu tạo đề kiểm tra, đề thi đại học, cao

đẳng – đặc biệt là đề thi học sinh giỏi.
2.2.2. Thời gian tiến hành
Qua hơn 8 năm học (2003 – 2012) đảm nhận việc dạy bồi dƣỡng cho đội tuyển học
sinh giỏi môn lịch sử của trƣờng THPT Lý Tự Trọng – Bình Định tơi đúc kết đƣợc những
kinh nghiệm, bí quyết ơn luyện học sinh giỏi môn lịch sử đạt hiệu quả (chọn đối tƣợng
học sinh, phƣơng pháp ôn luyện, …).

skkn


B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
- Làm rõ lý luận và thực trạng trong công tác dạy - học và bồi dƣỡng học sinh giỏi
môn Lịch sử ở trƣờng THPT.
- Đề xuất một số biện pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch sử đạt hiệu quả ở
trƣờng THPT Lý Tự Trọng – Bình Định.
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Yêu cầu chung
2.1.1. Yêu cầu một học sinh giỏi
- Nhiều ngƣời thƣờng nghĩ Lịch sử là môn học thuộc lịng nhƣng thật ra muốn học
giỏi thì phải đọc và hiểu sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử theo kiểu “mƣa dầm thấm lâu”.
Nhƣng quan trọng nhất, ngƣời học giỏi lịch sử phải biết hệ thống hóa các nội dung lịch sử
bằng những sơ đồ nhánh, biểu đồ thống kê tƣ duy theo từng sự kiện, mốc thời gian. Từ
đó, ta mới có thể dễ dàng ghi nhớ nội dung và dữ liệu của môn học. Bởi, môn lịch sử là
một môn khoa học biện chứng.
- Là học sinh giỏi Lịch sử khơng phải chỉ cần tính siêng học bài mà là phải có khả
năng lập luận, thơng minh, trí nhớ tốt. Đặc biệt là phải có niềm đam mê, yêu thích Sử
học.
- Học sinh giỏi Lịch sử khơng những phải hồn thành các bài tập của giáo viên giao
mà còn phải chuẩn bị bài trƣớc ở nhà (theo những câu gợi mở của giáo viên). Sau khi

thảo luận nhóm và đƣợc giáo viên giảng giải thêm, học sinh mới hiểu sâu đƣợc kiến thức.
- Ngoài việc học tập ở lớp, học sinh phải tham khảo thêm nhiều sách vở do giáo
viên gợi ý hoặc tự tìm tịi. Học sinh phải có sổ tay để ghi chép những nội dung quan
trọng. Đây là tƣ liệu cần thiết, giúp học sinh dễ dàng tra cứu, không mất nhiều thời gian
truy tìm, khi cần thiết.
- Học sinh khơng những nắm đƣợc những kiến thức của giáo viên mà còn phải biết
độc lập suy nghĩ, tìm tịi, biết khái qt nội dung chƣơng trình, hay thắc mắc những gì
mình cịn nhận thức mơ hồ.
- Nhƣng nắm vững lý thuyết chƣa đủ mà học sinh cịn phải rèn luyện kỹ năng phân
tích đề; kỹ năng viết bài và trình bày bài làm. Nhìn một bài làm hay, thì chữ đẹp bao giờ
cũng dễ gây thiện cảm cho ngƣời đọc. Đây là một cơng việc khó khăn, học sinh cần phải
đƣợc luyện tập lâu dài, thơng qua các bài viết hằng tháng (có sự sửa chữa của giáo viên).

skkn


Ngồi ra, học sinh giỏi mơn Lịch sử phải biết sử dụng triệt để các thao tác phân
tích, tổng hợp để đánh giá, nhận định về một sự kiện hay vấn đề lịch sử, biết chọn ra
những chi tiết, sự kiện lịch sử nào để chứng minh, giải thích theo yêu cầu của đề bài. Hơn
nữa, học sinh ấy phải biết trình bày một bài làm sử có hệ thống, logic,…
2.1.2. Cách chọn học sinh giỏi.
- Trƣờng THPT Lý Tự Trọng lâu nay chọn học sinh giỏi theo quy trình: Tổ chức thi
tuyển chọn đội tuyển vào cuối mỗi năm học để bồi dƣỡng trong thời gian hè. Vào đầu
mỗi năm học mới tiếp tục tổ chức thi chọn lần hai và tăng cƣờng bồi dƣỡng để tham gia
dự thi các kì cấp tỉnh. Việc chuyển chọn nhƣ vậy tơi thấy hiệu quả nhƣng chỉ tốt với các
môn tự nhiên, vì trƣờng tơi học sinh hệ A đều học ban khoa học tự nhiên, nên đối với bộ
môn lịch sử tơi thấy việc tuyển lựa rất khó, do học sinh cứ xem thƣờng mơn lịch sử cho
đó là mơn học phụ. Nên giáo viên dạy môn lịch sử phải lựa chọn đối tƣợng sau cùng.
Những em có năng khiếu đặc biệt thƣờng thích ơn luyện các mơn học tự nhiên. Vì có
kiến thức cơ bản, vững vàng các em cần nắm rõ các cơng thức, quy tắc, định nghĩa, định

lí rồi linh hoạt nhạy bén, áp dụng để làm bài. Cịn các mơn học ít tiết nhƣ lịch sử, địa lí
cần học bài dài và nhiều nên phần đơng các em rất chán.
- Kết hợp với kết quả của các đợt thi học sinh giỏi, khi dạy trên lớp tôi thƣờng ra đề
kiểm tra theo hƣớng mở hoặc đƣa ra những câu hỏi, bài tập nhận thức để khuyến khích
học sinh có sự đầu tƣ, sáng tạo khi trả lời trƣớc tập thể lớp hay viết trong làm bài và
thƣởng điểm cho những học sinh biết cách làm bài đúng theo u cầu và có sáng tạo.
- Tơi tiến hành chọn những học sinh có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề
nhanh, đúng bản chất sự kiện, vấn đề lịch sử. Trong bài viết, tôi đặc biệt chú ý những bài
học sinh trả lời đúng yêu cầu thể hiện nắm vững kiến thức, trình bày, lập luận logic, kết
hợp chữ viết rõ ràng, nếu viết đẹp càng tốt.
- Trong những năm gần đây, việc lựa chọn học sinh giỏi môn Lịch sử vào đội tuyển
của trƣờng, tôi không chờ đợi đến kết quả của các kì thi cấp trƣờng vào cuối mỗi năm
học, mà ngay khi dạy ở đầu năm lớp 10, hoặc qua các bài kiểm tra trong học kì I ở lớp
10, 11 phát hiện học sinh có năng khiếu, có sự u thích học Lịch sử tơi trực tiếp gặp các
em để tìm hiểu tâm lý, khơi dậy ở học sinh niềm đam mê, giới thiệu các em tham gia vào
đội tuyển để bồi dƣỡng. Phân tích cho các em niềm tự hào, hãnh diện khi đỗ đạt. Đã là
học sinh giỏi cấp tỉnh, đặc biệt cấp Quốc gia có giải thì đƣơng nhiên bất cứ môn học nào
cũng đƣợc hƣởng chế độ ƣu tiên ngang nhau và vinh quang nhƣ nhau.
- Bên cạnh đó, tơi cịn gặp các giáo viên bộ mơn, giáo viên chủ nhiệm thăm hỏi tình
hình học tập của các em để chọn ra những học sinh có năng lực, có tố chất thơng minh và
làm siêng. Học sinh đó phải học khá các mơn khác, nhất là mơn Tốn, Ngữ văn, vì mơn

skkn


lịch sử cũng cần ở học sinh khả năng phân tích, tƣ duy logic và kết hợp những kiến thức
văn, thơ minh họa cho bài viết thêm sinh động, giảm sự khô khan nhàm chán gây đƣợc
thiện cảm cho ngƣời đọc.
- Trong tiến trình lựa chọn học sinh giỏi, có nhiều lúc tơi cảm thấy tiếc và buồn vì
có những học sinh có năng lực, có sự đam mê nhƣng sợ gia đình khơng cho thi đại học

khối C. Nhƣng hiện nay các em đạt giải Quốc gia đƣợc tuyển thẳng Đại học, Cao đẳng,
điều này phần nào khuyến khích các em tự nguyện tiếp tục tham gia học bồi dƣỡng để dự
thi (em Nguyễn Công Ly từ lớp 10 thi cấp tỉnh lớp 11 đạt giải, lớp 11 thi cấp tỉnh lớp 12
đạt giải và lớp 12 đạt giải Quốc gia - năm 2012).
- Với cách lựa chọn nhƣ trên, trong 4 năm gần đây trƣờng tơi có số lƣợng HSG
môn Lịch sử đạt giải cấp tỉnh khá cao: Năm học 2008 – 2009 – 2 giải tỉnh – 2 giải Quốc
gia, 2009 – 2010 – 3 giải (trong đó có 2 em HS lớp 10 đạt giải lớp 11), 2010 – 2011 – 3
giải (có 1 em HS lớp 10 đạt giải lớp 11 và 1 em lớp 11 đạt giải lớp 12), 2011 – 2012 – 4
giải tỉnh – 1 giải Quốc gia (trong đó có 1 em HS lớp 10 đạt giải lớp 11). (xem thêm ở
phần phụ lục 1)
Vậy vấn đề đặt ra là cần phải phát hiện những học sinh có khả năng giỏi Lịch sử từ
lúc nào? Nên tổ chức bồi dƣỡng từ lớp nào? Trên thực tế, có nhiều trƣờng khi chuẩn bị
thi học sinh giỏi cấp tỉnh mới tập trung học sinh để ôn luyện, nhƣng theo tôi việc phát
hiện và chọn học sinh giỏi phải làm sớm – đầu mỗi năm học mới; tổ chức bồi dƣỡng phải
thƣờng xuyên, không nhất thiết phải thi để vào các lớp bồi dƣỡng mà ở các tiết học, các
môn học các em cần phải quan tâm, đƣợc uốn nắn và phát hiện.
2.1.3. Yêu cầu một bài lịch sử đạt hiệu quả.
- Phải biết suy luận. Bài làm môn lịch sử cần đi thẳng vào vấn đề, không viết dong
dài, dẫn đến lạc đề. Hãy đọc kỹ đề bài, hiểu rõ câu hỏi và thiết kế những kiến thức đã học
theo ý đồ của câu hỏi, đừng bắt câu hỏi phải đi theo kiến thức có sẵn của mình. Học sinh
phải biết chọn ra những chi tiết, sự kiện lịch sử nào để chứng minh, giải thích theo u
cầu của đề bài.
- Khơng đƣợc phép làm bài theo kiểu nhớ mang máng. Môn Sử là một môn tuyệt
đối kỵ với các khái niệm mù mờ. Ví dụ khơng đƣợc nhớ nhầm “Mặt trận dân tộc thống
nhất” thành “Mặt trận thống nhất dân tộc”. Không đƣợc viết lẫn lộn giữa những chữ “đấu
tranh”, "“chiến đấu”, “khởi nghĩa”…
- Một bài sử hay là bài viết của học sinh đó biết thổi hồn vào những con số, phải tái
hiện đƣợc sự kiện, hiện trƣợng, vấn đề lịch sử.
2.2. Xây dựng chương trình giảng dạy


skkn


Ôn luyện học sinh giỏi không giống nhƣ tiết dạy ở lớp học bình thƣờng. Vì ở lớp ta
dạy cho học sinh phù hợp với ba đối tƣợng (khá giỏi, trung bình và yếu kém). Song dạy
cho học sinh giỏi là ta dạy để đƣa các em đi thi. Đối tƣợng dự thi đều ngang tầm nhau về
mặt học lực, nhận thức. Vì vậy, việc xây dựng nội dung chƣơng trình là hết sức cần thiết.
Đây là cơng việc quan trọng đầu tiên sau khi thành lập đội tuyển. Tôi xây dựng chƣơng
trình – kế hoạch bồi dƣỡng theo tiến trình phát triển của lịch sử gồm 2 phần nhƣ sau:
1) PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
a)

Lịch sử thế giới cổ đại.

b)

Lịch sử thế giới trung đại.

c)

Lịch sử thế giới cận đại.

d)

Lịch sử thế giới hiện đại.

2) PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
a)

Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X.


b)

Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

c)

Lịch sử Việt Nam từ1858-1918.

d)

Lịch sử Việt Nam từ 1919-2000.
* Giai đoạn Việt Nam từ (1919-1930).
* Giai đoạn Việt Nam từ (1930-1945).
* Giai đoạn Việt Nam từ (1945-1954).
* Giai đoạn Việt Nam từ (1954-1975).
* Giai đoạn Việt Nam từ (1975-2000).

* Soạn hệ thống câu hỏi và bài tập lịch sử (chú trọng bài tập nâng cao) để luyện tập
cho mỗi phần dạy. (xem thêm ở phần phụ lục 2)
Ngồi ra, tơi tập trung biên soạn các chun đề nâng cao trong chƣơng trình để bổ
sung kiến thức cho học sinh khi bồi dƣỡng nhƣ: Chuyên đề Cách mạng tƣ sản, chuyên đề
về phong trào công nhân; chuyên đề về Nguyễn Ái Quốc, chuyên đề Đảng cộng sản Việt
Nam,...
2.3. Tiến hành bồi dưỡng
2.3.1. Cung cấp kiến thức

skkn



Phân phối chƣơng trình và yêu cầu kiến thức trong chƣơng trình lịch sử ở trƣờng
THPT chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, nên bài giảng trong SGK đều nhằm mục đích
cung cấp kiến thức cơ bản về tiến trình lịch sử thế giới và Việt Nam theo diện rộng, chƣa
đi vào chiều sâu. Đối với HSG yêu cầu phải hiểu biết sâu sắc và toàn diện. Các em phải
nắm chắc bản chất các sự kiện, hiện tƣợng lịch sử, các vấn đề lịch sử,… để có đủ tự tin,
có sự sáng tạo khi giải quyết bất kì đề thi nào.
Một việc quan trọng để cung cấp kiến thức cho học sinh là chọn và giới thiệu
những tài liệu đảm bảo chất lƣợng cho các em. Thị trƣờng sách hiện nay khá phong phú,
hay dở đan xen, nhƣng quỹ thời gian của học sinh thì có hạn, nên tơi chọn và mua hoặc
phô tô cho học sinh các sách nhƣ: Sách giáo khoa của Ban khoa học xã hội (chƣơng trình
cũ), Sách lịch sử Nâng cao (chƣơng trình mới), sách giáo trình,…
Trong chƣơng trình bồi dƣỡng, tơi kết hợp dạy kỹ hệ thống kiến thức cơ bản theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng bằng việc lựa chọn những sự kiện, những vấn đề lịch sử trọng
tâm cho các em rồi tiến hành mở rộng kiến thức bằng các chuyên đề nâng cao.
Các chuyên đề của tôi viết không giống nhƣ một tiểu luận hay luận văn lịch sử mà
đi sâu làm rõ đƣợc hoàn cảnh lịch sử, nội dung bản chất của các vấn đề lịch sử, các giai
đoạn lịch sử; mối quan hệ giữa quá khứ - hiện tại - tƣơng lai. Đảm bảo cho học sinh đạt
đƣợc mức độ về kiến thức lo-gíc là: nhận biết, thơng hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá
và sáng tạo, chứ khơng phải nhồi nhét kiến thức cho học sinh. Một số Chuyên đề tôi viết
để phục vụ cho việc bồi dƣỡng HSG:
- Phần lịch sử thế giới:
+ Văn hóa cổ đại.
+ Phát kiến địa lí.
+ Cách mạng tƣ sản (thời cận đại).
+ Phong trào công nhân (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX).
+ Chủ nghĩa đế quốc.
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học.
+ Cách mạng tháng Mƣời Nga và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô,…
- Phần lịch sử Việt Nam:
+ Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.

+ Phong trào Cần Vƣơng.
+ Phong trào yêu nƣớc trƣớc khi có Đảng.

skkn


+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
+ Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Ngƣời đối với cách mạng Việt Nam.
+ Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Vai trò của Hậu phƣơng trong cách mạng Việt Nam (1945 - 1975),…
+ Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng Việt Nam (từ năm 1945 đến nay)
Những kiến thức từ các chuyên đề là công cụ giúp học sinh giải quyết tốt các loại
đề thi. Tôi tiến hành dạy từng chuyên đề phù hợp với khả năng và chƣơng trình của từng
khối lớp cho học sinh bồi dƣỡng.
Sau khi dạy xong một chuyên đề, một bài lịch sử, tôi yêu cầu học sinh phải dành
một khoảng thời gian để suy nghĩ, nhìn nhận vẫn đề đó, đặc biệt là ý nghĩa của sự kiện đó
với giai đoạn trƣớc và sau nó. Ví dụ: nhƣ khi học về Cần Vƣơng thì hãy đối chiếu nó với
phong trào chống Pháp trong những năm 1858 - 1884 hay phong trào dân chủ tƣ sản đầu
thế kỷ XX hay nhƣ khi học về cuộc vận động dân chủ 1936-1939 thì phải tìm hiểu xem
nó giống và khác gì so với phong trào 1930-1931 hay về sau là với cuộc vận động giải
phóng dân tộc 1939-1945 ... Làm nhƣ vậy sẽ giúp học sinh nhớ đƣợc kiến thức và nếu
gặp các dạng bài hệ thống, so sánh ... học sinh làm bài đạt hiệu quả cao hơn.
Theo tôi, để một học sinh đƣợc tham gia dự thi HSG môn Lịch sử các cấp học sinh
đó phải nắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn Lịch sử – Kiến thức cơ bản ở đây không
chỉ là những sự kiện đơn lẻ mà phải bao gồm hệ thống những hiểu biết cần thiết về những
sự kiện, niên đại, nhân vật, địa danh, các nguyên lý, quy luật, những kết luận khái quát,
phƣơng pháp, kỹ năng. Vì vậy, khi nắm vững kiến thức học sinh mới có khả năng ứng
phó đƣợc với các loại câu hỏi, bài tập.
2.3.2. Rèn luyện kỹ năng
2.3.2.1. Kỹ năng tìm hiểu tài liệu

Nội dung chƣơng trình lịch sử quá rộng, tôi không đủ thời gian để dạy từng bài
trong SGK, nên việc hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu trƣớc bài trong SGK là rất quan trọng.
Sách giáo khoa lịch sử THPT đƣợc biên soạn – trình bày theo bài, theo tiến trình thời
gian. Tơi đã hƣớng dẫn học sinh nắm đƣợc mục đích – yêu cầu, những sự kiện quan trọng
và trọng tâm kiến thức của từng bài học lịch sử từ lớp 10 đến lớp 12. Trên cơ sở đó các
em về nhà tìm hiểu kỹ sách giáo khoa và trả lời những câu hỏi trong SGK yêu cầu. Với
cách làm trên khi ôn luyện cho học sinh tơi chỉ tập trung phân tích chun sâu những nội
dung lịch sử.
Để tìm hiểu tài liệu đạt hiệu quả học sinh cần phải:

skkn


1.Nắm đề: Đề ở đây là tên đề bài, tên tiểu mục. Nhiều học sinh học thuộc nội dung
nhƣng lại khơng nhớ tên tiểu mục, khi làm bài có thể “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, nghĩa
là lạc đề.
Vậy trƣớc khi học tiểu mục nào, nên nắm chắc tên tiểu mục ấy. Chuyển tiểu mục ấy
thành câu hỏi. Ví dụ nhƣ “Ba tổ chức Đảng cộng sản nối tiếp nhau ra đời năm 1929”. Tự
đặt ra câu hỏi nhƣ: “Ba tổ chức cộng sản ấy tên là gì? Tại sao ra đời? Bao giờ? Ở đâu? Có
ý nghĩa gì?” Nhƣ vậy kích thích hứng thú học tập, hiểu sâu, nhớ lâu. Đó là chủ động
trong học tập.
2.Nắm khung: Khung là dàn ý của cả bài hoặc của từng phần. Trƣớc khi học cả bài
hay từng phần nên nắm chắc cái dàn ý của nó. Dàn ý thƣờng theo giai đoạn hoặc theo sự
kiện, bao gồm: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Nắm khung giúp nhớ có hệ
thống và nhớ lâu, dễ trả lời những câu hỏi tổng hợp.
3.Nắm chốt: Lịch sử bao giờ cũng gắn liền sự kiện – địa danh – nhân vật lịch sử.
Nên “chốt” là thời điểm gắn với một sự kiện quan trọng hoặc tƣơng đối quan trọng. Ở
lịch sử lớp 12 yêu cầu học sinh phải nhớ cả ngày, tháng, năm. Nếu chỉ là tƣơng đối quan
trọng, có thể chỉ cần nhớ tháng và năm, thậm chí chỉ nhớ năm, cũng tạm đƣợc. Nên tìm
các mối quan hệ giữa các chốt về thời gian và sự kiện thì dễ nhớ và nhớ lâu.

4.Thuật ngữ: Cần phải nhớ đúng những thuật ngữ lịch sử, không đƣợc nhầm lẫn
giữa một số thuật ngữ “đấu tranh”, “chiến đấu”, “khởi nghĩa”,…vì mỗi chữ có một nghĩa
khác nhau.
2.3.2.2. Kỹ năng phân tích đề
Về các Đề thi HSG thƣờng có mấy loại sau đây:
- Loại đề hệ thống kiến thức lịch sử, nhằm nêu một số kiến thức cơ bản nhất để
qua đó phác họa bức tranh chung về một thời kỳ, một sự kiện lịch sử. Song đây không
phải là liệt kê kiến thức đơn thuần mà yêu cầu học sinh biết lựa chọn một số sự kiện chủ
yếu, tiêu biểu, đƣợc hệ thống hóa để làm tốt lên một chủ đề nhất định. Ví dụ: Lập bảng
kê các các nƣớc tham gia khối ASEAN theo nội dung sau:
STT

Tên nƣớc Thủ đô

Ngày giành độc lập Nét nổi bật trong tình
hình hiện nay

skkn


Khi lập bảng hệ thống hóa kiến thức, học sinh phải đọc kỹ đề, hiểu rõ vấn đề đƣợc
đặt ra để lựa chọn những kiến thức phù hợp. Lập bảng hệ thống hóa kiến thức cần phải
chia ra các cột, nội dung mỗi cột là một đề mục các cột hợp thành hệ thống, giải quyết
chủ đề đƣợc đặt ra. Một số học sinh không đƣợc hƣớng dẫn kỹ thƣờng viết thành bài tự
luận.
- Loại đề thi tự luận: Có nhiều dạng yêu cầu theo mẫu tự luận
Ví dụ 1: Vì sao Hội nghị BCH TW Đảng (11/1939) chủ trƣơng chuyển hƣớng chỉ
đạo chiến lƣợc? Trình bày nội dung và ý nghĩa của Hội nghị này.
Ví dụ 2: Vì sao ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950? Chiến dịch này có
bƣớc tiến gì so với chiến dịch Việt Bắc thu – đơng 1947?

Ví dụ 3: Nêu ý nghĩa quốc tế của cách mạng tháng Mƣời Nga năm 1917. Cách
mạng tháng Mƣời Nga thành công đã tác động đến cách mạng Việt Nam nhƣ thế nào?
Các loại đề thi nhƣ trên không chỉ yêu cầu học sinh phải nhận biết chính xác sự
kiện, nhận thức đúng bản chất lịch sử mà còn đòi hỏi học sinh thể hiện khả năng lập luận,
trình bày, diễn đạt tốt.
Ngồi ra cịn có loại đề thi có câu hỏi đặt ra để lý giải một vấn đề đã đƣợc xác định,
hoặc bình luận, chứng minh câu nói nổi tiếng của một nhân vật lịch sử bằng những quan
điểm, bằng các sự kiện.
Ví dụ 1: Vì sao Lênin nói cách mạng tƣ sản Pháp (1789) là “Cuộc đại cách mạng”?
Ví dụ 2: Chứng minh: Cách mạng tƣ sản Pháp (1789) phát triển theo hƣớng đi lên.
Loại đề thi trên tƣơng đối khó, tơi hƣớng dẫn, yêu cầu học sinh phải đọc kỹ và hiểu
đúng câu nói của nhân vật, một nhận định, đánh giá và sử dụng những sự kiện lịch sử cụ
thể, chính xác để chứng minh.
Loại đề nhận thức lịch sử: Là đề theo một chủ đề hay vấn đề lịch sử nhất định
đƣợc đặt dƣới dạng câu hỏi yêu cầu cần giải đáp. Loại đề này thƣờng có nội dung khó,
yêu cầu học sinh phải suy nghĩ nhiều, hiểu biết kiến thức lịch sử chính xác, hệ thống; học
sinh phải có năng lực độc lập suy nghĩ để giải quyết vấn đề nêu ra, học sinh phải có trình
độ tƣ duy cao, có khả năng lập luận, lý giải vấn đề. Các dạng thƣờng gặp nhƣ:
+ Đề thi xác định, phân tích tính chất của sự kiện lịch sử:
Ví dụ: Trình bày hồn cảnh lịch sử, nội dung chính sách kinh tế mới (NEP) của
nƣớc Nga Xô viết.
+ Đề thi về xác lập mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện lịch sử:

skkn


Ví dụ: Hãy sắp xếp theo trình tự thời gian các sự kiện chủ yếu từ khi Nguyễn Ái
Quốc về nƣớc (1941) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến khi Cách mạng tháng
Tám thành cơng và giải thích mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử này?
Loại đề thi này yêu cầu học sinh phải suy nghĩ kỹ, nếu không sẽ dễ nhầm lẫn với

loại đề hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã trình bày trên. Đề thi u cầu thí sinh khơng chỉ
ghi nhớ các sự kiện lịch sử theo tiến trình thời gian mà điều quan trọng là thí sinh phải lý
giải mối quan hệ giữa các sự kiện đã đƣợc lựa chọn.
+ Đề thi xác định tính kế thừa giữa các sự kiện lịch sử, giai đoạn, thời kì lịch sử:
Đề yêu cầu học sinh phải hiểu rõ quá trình phát triển liên tục, thống nhất, tính phong phú,
đa dạng, cụ thể của các sự kiện, giai đoạn, thời kì lịch sử. Khi làm loại đề này, học sinh
phải nắm vững một vấn đề có tính quy luật trong sự phát triển của lịch sử. Sự kiện xảy ra
trƣớc tác động đến sự ra đời và phát triển của sự kiện tiếp sau, chúng có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Đề thi xác định tính kế thừa giữa các sự kiện trong quá trình lịch sử cũng nhƣ
loại đề thi về mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện, song nó tập trung hơn vào một sự
kiện chính; nó nâng cao hơn về mặt khái quát – lý luận. Ví dụ: Trên cơ sở trình bày mục
đích của Hội Duy Tân và Việt Nam Quang phục hội, anh (chị) hiểu gì về tƣ tƣởng cứu
nƣớc của Phan Bội Châu?
- Loại bài thi thực hành lịch sử: Yêu cầu học sinh không chỉ có biểu tƣợng lịch sử
chính xác, giàu hình ảnh mà còn biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống,
lao động và cơng tác xã hội. Vì vậy, nội dung bài thi thực hành lịch sử giúp học sinh rèn
luyện kỹ năng bộ môn. Những số liệu, câu hỏi đƣa ra trong bài làm cần ngắn gọn, rõ
ràng, đầy đủ, dễ hiểu và giải quyết đƣợc vấn đề đặt ra. Đề thi thƣờng gặp vẽ bản đồ, lƣợc
đồ gồm sử dụng bản đồ câm đến vẽ và trình bày theo bản đồ.
Ví dụ 1: Dùng bản đồ câm các nƣớc Đông Nam Á vào nửa sau thế kỉ XX, ghi tên
nƣớc, ngày giành độc lập và tên thủ đơ.
Ví dụ 2: Vẽ bản đồ và tƣờng thuật (viết) diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa tháng
Tám năm 1945.
Để giải quyết đƣợc những dạng đề nhƣ trên khâu quan trọng là việc phân tích đề,
bởi vì phân tích đề tốt sẽ giúp học sinh xác định, lựa chọn đúng kiến thức, lập dàn ý dễ
dàng. Phân tích đề đúng sẽ tránh trƣờng hợp lạc đề, lệch đề.
Cấu tạo đề thi học sinh giỏi hiện nay rất nhiều câu, nhiều dạng đề, đòi hỏi học sinh
phải tƣ duy và xử lý nhanh các kỹ năng phân tích đề, phân bố thời gian, xác định thời
gian, không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi … sao cho phù hợp là kỹ năng
cần rèn luyện thƣờng xuyên.


skkn


2.3.2.3. Kỹ năng làm bài
- Phân tích câu hỏi trong đề thi
Phải đọc hết và hiểu chính xác từng từ, từng chữ trong câu hỏi. Trong đề thi, một
câu hỏi chặt chẽ sẽ khơng có từ nào là “thừa”. Đọc kĩ câu hỏi để xác định thời gian,
không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi (trình bày, so sánh, giải thích, phân
tích, đánh giá...)
- Phân bố thời gian cho hợp lí. Hãy căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính thời
gian, mỗi điểm khoảng 15 phút là phù hợp.
- Lập dàn ý chi tiết
Hãy coi mỗi câu hỏi nhƣ một bài viết ngắn, lập dàn ý, xác định những ý chính và
trình tự của các ý. Sau đó hãy “mở bài”, đừng mất nhiều thời gian suy nghĩ về “mở bài”.
Khi đã xác định đúng nội dung sẽ biết mở bài thế nào, và nên mở bài trực tiếp, ngắn gọn
– không quá 10 dòng. Sau khi viết hết nội dung, khắc sẽ biết kết luận. Đừng nghĩ trƣớc
kết luận, và cũng chỉ nên kết luận thật ngắn gọn.
Về hình thức, khơng phải ai cũng viết đƣợc chữ đẹp, câu hay, nhƣng hãy cố gắng
viết cho rõ ràng, đúng câu, đúng chính tả, đừng dùng từ sáo rỗng, dài dịng, đừng viết tắt.
Hãy ln nhớ: Đúng, đủ, rõ ràng, lời văn giản dị, trình bày khoa học. Tuyệt đối không
đƣợc viết tùy tiện, rƣờm rà.
Khuyến khích học sinh có thể dẫn chứng thơ, văn, những nhận định, đánh giá,… để
minh họa trong quá trình làm bài thi.
*Lưu ý: Để làm một bài thi lịch sử đạt hiệu quả cao học sinh phải:
1. Hiểu đề: Đọc thật kĩ từng chữ trong câu hỏi để hiểu rõ ngƣời ta hỏi vấn đề gì?
Phạm vi thời gian của câu hỏi là từ năm nào đến năm nào? Nhƣ vậy tránh đƣợc lạc đề
hoặc thiếu ý.
2.Dựng khung: Dù thuộc đến mấy cũng không viết ngay vào giấy thi. Hãy viết dàn
ý vào giấy nháp sao cho thật đầy đủ và có hệ thống, đáp ứng yêu cầu của câu hỏi.

3.Cắm chốt: Ở mỗi phần của dàn ý ấy, ghi những chốt, nghĩa là sự kiện quan trọng
cùng với thời điểm của nó. Nhƣ vậy bài làm sẽ khơng bỏ sót những sự kiện quan trọng.
4.Viết sạch: Viết vào giấy thi một cách sáng sủa, dễ đọc. Hết mỗi ý chính, mỗi sự
kiện nên xuống dịng. Thấy cần thiết để làm nổi bật từng giai đoạn, từng sự kiện, từng ý
nghĩa có thể ghi 1, 2, 3 hoặc a, b, c hoặc gạch đầu dịng, vì Lịch sử là một mơn khoa học
xã hội, có thể trình bày một cách có hệ thống. Nhƣ vậy cũng dễ cho ngƣời chấm. Bài thi

skkn


lịch sử trong những năm gần đây nhiều câu nên học sinh không đƣợc chủ quan, viết quá
dài - rƣờm rà.
Chữ nào sai thì gạch đè lên, khơng nên xố lem nhem, khơng đƣa vào ngoặc đơn.
Nếu trót thiếu cả một đoạn dài, có thể ghi bổ sung xuống cuối bài. Phải chia thời gian để
trả lời đủ các câu hỏi, tránh đầu voi đi chuột.
5.Đọc lại: Phải tính tốn thời gian, để khi viết bài xong, vẫn còn độ 10, 15 phút.
Nhất thiết phải đọc lại bài để sửa chữa những chỗ sai sót nhầm lẫn rồi mới nộp bài. Đọc
lại là khâu rất quan trọng để bài thi đƣợc điểm cao hơn.
2.3.2.4. Chấm và sửa bài
Một học sinh giỏi không chỉ nắm vững kiến thức lịch sử, vững kỹ năng mà cịn có
sự sáng tạo. Vì vậy, trong q trình bồi dƣỡng cho học sinh tơi thƣờng xun quan tâm
đến việc chấm và sửa bài cho học sinh. Bài viết cần phải đƣợc sửa chữa, chỉ bảo cụ thể,
để phát huy những cái hay, sửa sai kịp thời những cái dở, để có sự nhìn nhận đánh giá
một cách công bằng, khách quan mỗi khi tuyển lựa đội tuyển chính thức đi dự thi.
Sau khi dạy một chuyên đề, hay một giai đoạn lịch sử tôi thƣờng tổ chức kiểm tra
để chấm và sửa bài cho học sinh. Kiểm tra có thể cho bài tập các em về nhà làm, quy
định thời gian nộp bài, nhƣng theo tôi tốt nhất là cho học sinh làm bài kiểm tra ngay trên
lớp bồi dƣỡng.
Ngồi ra tơi cịn khuyến khích học sinh có thể tự tìm đề để viết rồi đƣa cho thầy cơ
sửa giúp, sau đó viết lại nhuần nhuyễn. Cách này giúp học sinh tăng khả năng trình bày,

diễn đạt của bạn và tạo thêm kỹ năng ứng phó tốt với mọi loại đề.
2.4. Khả năng áp dụng
Đề tài có tính khả thi, có thể áp dụng lâu dài và rộng rãi cho giáo viên dạy bồi
dƣỡng học sinh giỏi bộ lịch sử ở trƣờng THPT
Kết quả học sinh giỏi môn lịch sử của trƣờng THPT Lý Tự Trọng đạt đƣợc liên tục
trong 8 năm qua (17 giải cấp tỉnh, 4 giải cấp quốc gia) là cơ sở để tôi nghiên cứu, thực
hiện đề tài này và sẽ áp dụng vào công tác giảng dạy, bồi dƣỡng đội tuyển HSG của
trƣờng trong những năm học tiếp theo.
2.5. Lợi ích kinh tế - xã hội
- Đề tài thực hiện không tốn kém về mặt kinh tế mà còn thực hiện tốt cho quá trình
dạy bồi dƣỡng đội tuyển HSG cho các trƣờng THPT. Đề tài cung cấp cho giáo viên có
tâm huyết với bộ mơn lịch sử hƣớng đi và cách thức thực hiện việc bồi dƣỡng học sinh
giỏi đạt hiệu quả.

skkn


- Đề tài còn giúp cho những học sinh yêu thích và có năng khiếu lịch sử, học sinh
thi Đại học khối C sẽ thực hiện đƣợc ƣớc mơ.

skkn


C. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trình bày ở trên tơi khẳng định mục đích nghiên cứu đặt ra đã đƣợc
hồn tất. Trong q trình nghiên cứu tơi xin rút ra một số kết luận sau:
- Để bồi dƣỡng học sinh giỏi Lịch sử đạt hiệu quả trƣớc hết phải có những giáo
viên vững về kiến thức, kỹ năng thực hành lịch sử.
- Thực sự yêu nghề, tâm huyết với công việc bồi dƣỡng học sinh giỏi. Niềm đam
mê là yếu tố rất cần thiết khi bạn muốn dạy tốt và có học sinh học tốt mơn Lịch sử.

- Thƣờng xun học hỏi trau dồi kiến thức, đọc sách báo để ngày càng làm phong
phú thêm vốn kiến thức của mình.
- Có phƣơng pháp nghiên cứu bài, soạn bài, ghi chép giáo án một cách khoa học.
- Tham khảo nhiều sách báo tài liệu có liên quan, giao lƣu học hỏi các bạn đồng
nghiệp có nhiều kinh nghiệm, các trƣờng có bề dày thành tích.
- Tạo sự giao tiếp cởi mở, thân thiện với học sinh, mẫu mực trong lời nói, việc làm,
thái độ, cử chỉ có tâm hồn trong sáng lành mạnh để học sinh noi theo.
- Giáo viên phải khơi dậy niềm say mê, hứng thú của học sinh đối với môn học
Lịch sử, luôn phối hợp với gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập.
Trong quá trình nghiên cứu, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng công tác bồi dƣỡng
học sinh giỏi môn lịch sử ở Trƣờng THPT Lý tự Trọng - tỉnh Bình Định. Đề tài xin mạnh
dạn đề xuất một số biện pháp có tính thực tiễn phù hợp với tình hình bồi dƣỡng học sinh
giỏi lịch sử hiện nay.
- Tổ chức bồi dƣỡng học sinh giỏi mơn lịch sử.
+ Phát hiện những học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi lịch sử.
+ Bồi dƣỡng kiến thức lịch sử.
+ Bồi dƣỡng kỹ năng tìm hiểu tài liệu lịch sử.
+ Bồi dƣỡng kỹ năng phân tích đề.
+ Bồi dƣỡng kỹ năng làm bài thi lịch sử.
Đề tài triển khai nghiên cứu ở Trƣờng THPT Lý Tự Trọng – tỉnh Bình Định đƣợc
tập thể giáo viên trong Tổ chuyên môn: Văn – Sử - GDCD tán thành. Đề tài chỉ có tác
dụng trả lời câu hỏi làm thế nào để nâng cao hiệu quả bồi dƣỡng học sinh giỏi môn lịch
sử ở trƣơng THPT. Hy vọng các biện pháp đề ra sẽ có thể áp dụng tốt ở các trƣờng
THPT.

skkn


Kiến nghị:
- Đối với Ban giám hiệu nhà trƣờng nên tổ chức thi chọn đội tuyển và bồi dƣỡng

học sinh giỏi ngay từ đầu lớp 10 chú trọng hơn công tác khảo sát, lựa chọn học sinh vào
lớp bồi dƣỡng học sinh giỏi.
- Chuyên môn nhà trƣờng nên tổ chức các buổi ngoại khoá lịch sử báo cáo kinh
nghiệm học tập bộ môn...

skkn



×