M c l cụ ụ
Tóm tắt những phát hiện và khuyến nghị chính 5
Những phát hiện chính 5
Những khuyến nghị chính 6
1 m uởđầ 9
1.1 S c n thi t c a t i v b i c nh th c hi n trong khuôn kh c a D ánự ầ ế ủ đề à à ố ả ự ệ ổ ủ ự
VIE/98-001 9
1.1.1 S c n thi t c a t i ph bi n giáo d c pháp lu t cho các i t ng lự ầ ế ủ đề à ổ ế ụ ậ đố ượ à
thanh thi u nhi (TTN)ế 9
1.1.2 B i c nh th c hi n t i.ố ả ự ệ đề à 10
1.2 M c ích, n i dung v ph ng pháp t ch c nghiên c u t iụ đ ộ à ươ ổ ứ ứ đề à 10
1.2.1 M c ích nghiên c uụ đ ứ 10
1.2.2 N i dung nghiên c uộ ứ 11
1.2.3 Ph ng pháp t ch c nghiên c u t iươ ổ ứ ứ đề à 11
1.3 Ph m vi v kh n ng ng d ng k t qu nghiên c u c a t iạ à ả ă ứ ụ ế ả ứ ủ đề à 12
2 ánh giá th c tr ng tình hình th c hi n công tác ph bi n giáo d c pháp lu t iĐ ự ạ ự ệ ổ ế ụ ậ đố
v i TTNớ 12
2.1 Th c tr ng nh n th c pháp lu t c a TTN v nhu c u ph bi n giáo d c phápự ạ ậ ứ ậ ủ à ầ ổ ế ụ
lu t cho các i t ng l TTNậ đố ượ à 12
2.1.1 Th c tr ng nh n th c pháp lu t c a TTN.ự ạ ậ ứ ậ ủ 12
2.1.2 Nh ng nhu c u ph bi n giáo d c pháp lu t cho các i t ng l TTNữ ầ ổ ế ụ ậ đố ượ à 14
2.2 Th c tr ng công tác ph bi n giáo d c pháp lu t qua môn Giáo d c công dân ự ạ ổ ế ụ ậ ụ ở
tr ng ph thông hi n nay:ườ ổ ệ 15
2.2.1 Ti u h c:ể ọ 15
2.2.2 C p Trung h c c s v Trung h c ph thông:ấ ọ ơ ở à ọ ổ 16
2.3 Nh ng thu n l i, khó kh n v kinh nghi m thu c trong vi c tri n khai côngữ ậ ợ ă à ệ đượ ệ ể
tác ph bi n giáo d c pháp lu t cho các i t ng l TTN.ổ ế ụ ậ đố ượ à 19
3 Khuy n Ngh V Hình th c, Bi n Pháp, n i dung V K Ho ch Nâng Cao Hi uế ị ề ứ ệ ộ à ế ạ để ệ
Qu công tác Ph Bi n Giáo D c Pháp Lu t Cho TTNả ổ ế ụ ậ 23
3.1 Quan i m chung:để 23
3.1.1 C n t ng c ng s th ng nh t chung trong vi c ch o h ng d n v th cầ ă ườ ự ố ấ ệ ỉ đạ ướ ẫ à ự
hi n vi c ph bi n giáo d c pháp lu t trong ph m vi to n qu c, t trung ng nệ ệ ổ ế ụ ậ ạ à ố ừ ươ đế
a ph ng c s .đị ươ ơ ở 23
3.1.2 C n ph i xây d ng v ho n thi n m t c ch h p lý nh m pháp huy cầ ả ự à à ệ ộ ơ ế ợ ằ đượ
s c m nh t ng h p c a to n xã h i cho vi c ph bi n v giáo d c pháp lu t, nângứ ạ ổ ợ ủ à ộ ệ ổ ế à ụ ậ
cao không ng ng nh n th c c a to n dân trong ó có TTN.ừ ậ ứ ủ à đ 23
3.1.3 C n ph i có s a d ng hoá các hình th c v bi n pháp ph bi n v giáoầ ả ự đ ạ ứ à ệ ổ ế à
d c pháp lu t i v i TTN.ụ ậ đố ớ 24
3.1.4 nâng cao nh n th c pháp lu t cho to n dân c ng nh cho TTN, ch b nĐể ậ ứ ậ à ũ ư ỉ ả
thân nh ng ho t ng ph bi n, giáo d c pháp lu t n thu n l ch a . Nh nữ ạ độ ổ ế ụ ậ đơ ầ à ư đủ ậ
th c v h nh vi chính tr , o c, v n hoá v i các chu n m c v các nh h ngứ à à ị đạ đứ ă ớ ẩ ự à đị ướ
v pháp lu t luôn luôn g n bó v i nh n th c v giá tr trong xã h i.ề ậ ắ ớ ậ ứ à ị ộ 24
3.1.5 C n ph i u t thích áng các ngu n l c c n thi t cho công tác ph bi nầ ả đầ ư đ ồ ự ầ ế ổ ế
v giáo d c pháp lu t, d nh nh ng i u ki n t i chính v v t ch t c n thi t choà ụ ậ à ữ đ ề ệ à à ậ ấ ầ ế
công tác quan tr ng n y.ọ à 24
1
3.2 V các hình th c phù h p th c hi n công tác ph bi n giáo d c pháp lu tề ứ ợ để ự ệ ổ ế ụ ậ
cho TTN 25
3.2.1 i v i TN:Đố ớ 25
3.2.2 Hình th c ph bi n giáo d c pháp lu t cho thi u nhiứ ổ ế ụ ậ ế 30
3.3 Nh ng bi n pháp ph bi n, giáo d c pháp lu t cho TTN:ữ ệ ổ ế ụ ậ 34
3.3.1 Biên so n sách, t i li u có n i dung giáo d c pháp lu t:ạ à ệ ộ ụ ậ 34
3.3.2 T ch c o t o, b i d ng, t p hu n cho các báo cáo viên, tuyên truy nổ ứ đà ạ ồ ưỡ ậ ấ ề
viên v nh ng ng i l m công tác ph bi n giáo d c pháp lu t , nh t l cán b tà ữ ườ à ổ ế ụ ậ ấ à ộ ư
t ng v n hoá . Chú ý c bi t i v ii i ng giáo viên d y o c công dânưở ă đặ ệ đố ớ độ ũ ạ đạ đứ
trong tr ng ph thông.ườ ổ 34
3.3.3 T ch c các hình th c sinh ho t, giao l u, ti p xúc gi a TTN v i cácổ ứ ứ ạ ư ế ữ ớ
chuyên gia v lu t pháp.ề ậ 35
3.3.4 M các chuuyên m c, gi i áp pháp lu t trên các ph ng ti n thông tin iở ụ ả đ ậ ươ ệ đạ
chúng c a o n, H i, i.ủ Đ à ộ Độ 35
3.4 N i dung ph bi n giáo d c pháp lu t cho TTNộ ổ ế ụ ậ 37
3.4.1 Ki n th c c b n v Nh n c v pháp lu t:ế ứ ơ ả ề à ướ à ậ 37
3.4.2 Pháp lu t v quy n tr em:ậ ề ề ẻ 38
3.4.3 Pháp lu t v giáo d c v o t o:ậ ề ụ àđà ạ 38
3.4.4 Lu t ngh a v quân s :ậ ĩ ụ ự 38
3.4.5 Pháp lu t v lao ng công ích:ậ ề độ 38
3.4.6 Pháp lu t v an to n giao thông:ậ ề à 38
3.4.7 Pháp lu t v môi tr ng:ậ ề ườ 39
3.4.8 Pháp lu t v phòng ch ng ma tuý v t n n xã h i:ậ ề ố à ệ ạ ộ 39
3.4.9 Pháp lu t v dân s , hình s , kinh t , h nh chính, i v i ng i th nh niênậ ề ự ự ế à đố ớ ườ à
v v th nh niên:à ị à 39
3.4.10 Pháp lu t v v n lao ng:ậ ề ấ đề độ 39
3.5 K ho ch ph bi n, giáo d c pháp lu t cho các i t ng l thanh thi u nhi.ế ạ ổ ế ụ ậ đố ượ à ế 40
3.5.1 K ho ch ng n h n: Giai o n t 2000 n 2003.ế ạ ắ ạ đ ạ ừ đế 40
3.5.2 K ho ch d i h n: Giai o n t 2003 n 2010.ế ạ à ạ đ ạ ừ đế 43
4 N m m i n i dung u tiên ph bi n, giáo d c pháp lu t cho các i t ng l ttnă ươ ộ ư ổ ế ụ ậ đố ượ à . .45
4.1 N i dung 1: Nh n c C ng ho xã h i ch ngh a Vi t Nam - Nh n c c aộ à ướ ộ à ộ ủ ĩ ệ à ướ ủ
dân, do dân v vì dân.à 45
4.2 N i dung 2 : T ch c b máy nh n c c ng ho xã h i ch ngh a Vi t Nam.ộ ổ ứ ộ à ướ ộ à ộ ủ ĩ ệ 47
4.3 N i dung 3: Pháp lu t l gì? Vai trò c a pháp lu t trong i s ng xã h i.ộ ậ à ủ ậ đờ ố ộ 49
4.4 N i dung 4: Vi ph m pháp lu t v trách nhi m pháp lý.ộ ạ ậ à ệ 51
4.5 N i dung5: Quy n, ngh a v c b n c a công dân theo Hi n pháp 1992.ộ ề ĩ ụ ơ ả ủ ế 53
4.6 N i dung 6: Các quy n tr em c quy nh trong Lu t B o v , ch m sóc vộ ề ẻ đượ đị ậ ả ệ ă à
giáo d c tr em n m 1991.ụ ẻ ă 55
4.7 N i dung 7: Các quy n tr em c quy nh trong Công c c a Liên h p qu cộ ề ẻ đượ đị ướ ủ ợ ố
n m 1990 v Quy n tr em.ă ề ề ẻ 57
4.8 N i dung 8: Quy n tr em v b o v quy n tr em trong l nh v c qu c t ch.ộ ề ẻ à ả ệ ề ẻ ĩ ự ố ị 60
4.9 N i dung 9: Quy n tr em v b o v quy n tr em trong l nh v c h t ch.ộ ề ẻ à ả ệ ề ẻ ĩ ự ộ ị 63
4.10 N i dung 10: V n nuôi con nuôi có y u t n c ngo i hi n nay v vi c b oộ ấ đề ế ố ướ à ệ à ệ ả
v quy n tr em.ệ ề ẻ 66
4.11 N i dung 11: V n lao ng tr em v vi c b o v quy n tr em trong l nhộ ấ đề độ ẻ à ệ ả ệ ề ẻ ĩ
v c lao ng.ự độ 68
4.12 N i dung12:. Pháp lu t dân s v n ng l c pháp lu t dân s ; n ng l c h nh viộ ậ ự à ă ự ậ ự ă ự à
dân s c a ng i th nh niên v ng i ch a th nh niên.ự ủ ườ à à ườ ư à 69
N ng l c h nh vi dân s c a ng i th nh niên l gì?ă ự à ự ủ ườ à à 70
4.13 N i dung 13: Quy n nh n, không nh n cha, m , con c pháp lu t xác nhộ ề ậ ậ ẹ đượ ậ đị
nh th n o ?ư ế à 71
a) Th m quy n ng ký vi c nh n cha, m , conẩ ề đă ệ ậ ẹ 73
b) Th t c ng ký vi c cha, m nh n conủ ụ đă ệ ẹ ậ 73
c) Th t c ng ký vi c con nh n cha, mủ ụ đă ệ ậ ẹ 74
d) Th i h n ng ký vi c nh n cha, m , conờ ạ đă ệ ậ ẹ 74
e) T ch i ng ký vi c nh n cha, m , con:ừ ố đă ệ ậ ẹ 75
4.14 N i dung 14: Giám h i v i ng i ch a th nh niên.ộ ộđố ớ ườ ư à 75
4.15 N i dung 15: Quy nh c a pháp lu t dân s v b i th ng thi t h iộ đị ủ ậ ự ề ồ ườ ệ ạ 81
4.16 N i dung 16: N i c trú c a ng i ch a th nh niên c pháp lu t quy nhộ ơ ư ủ ườ ư à đượ ậ đị
nh th n o?ư ế à 83
2
4.17 N i dung17: Quy nh c a pháp lu t v quy n s h u t i s n.ộ đị ủ ậ ề ề ở ữ à ả 84
4.18 N i dung 18: Nh ng v n c b n c a pháp lu t v th a kộ ữ ấ đề ơ ả ủ ậ ề ừ ế 86
4.19 N i dung 19: Trách nhi m hình s v tu i ch u trách nhi m hình s .ộ ệ ự à ổ ị ệ ự 88
4.20 N i dung 20: Các t i v che gi u, không t giác t i ph m theo quy nh c a Bộ ộ ề ấ ố ộ ạ đị ủ ộ
lu t hình s n m 1999ậ ự ă 89
4.21 N i dung 21: ng ph m l gì? c s pháp lý xác nh ng ph mộ Đồ ạ à ơ ở để đị đồ ạ 91
4.22 N i dung 22: Th i hi u truy c u trách nhi m hình s c quy nh nh thộ ờ ệ ứ ệ ự đượ đị ư ế
n o? trong tr ng h p n o thì không áp d ng th i hi u truy c u trách nhi m hìnhà ườ ợ à ụ ờ ệ ứ ệ
s ?ự 92
4.23 N i dung 23: Vi c x lý ng i ch a th nh niên ph m t i ph i tuân theo nh ngộ ệ ử ườ ư à ạ ộ ả ữ
nguyên t c gì?ắ 93
4.24 N i dung 24: Giáo d c ng i ch a th nh niên ph m t i b ng bi n pháp giáoộ ụ ườ ư à ạ ộ ằ ệ
d c t i xã, ph ng, th tr n v a v o tr ng giáo d ng.ụ ạ ườ ị ấ àđư à ườ ưỡ 94
4.25 N i dung 25: C u th nh t i ph m c a m t s t i ph m c thù xâm ph mộ ấ à ộ ạ ủ ộ ố ộ ạ đặ ạ
quy n tr em (các t i v buôn bán tr em v xâm ph m tình d c tr em)ề ẻ ộ ề ẻ à ạ ụ ẻ 96
4.26 N i dung 26: Vi ph m h nh chính v x lý vi ph m h nh chínhộ ạ à à ử ạ à 97
4.27 N i dung 27: Th m quy n v th t c x ph t vi ph m h nh chínhộ ẩ ề à ủ ụ ử ạ ạ à 99
4.28 N i dung 28: X ph t h nh chính i v i ng i ch a th nh niên gây r i tr t tộ ử ạ à đố ớ ườ ư à ố ậ ự
công c ngộ 101
4.29 N i dung 29: Quy n, ngh a v h c t p c a công dân v h th ng giáo d c qu cộ ề ĩ ụ ọ ậ ủ à ệ ố ụ ố
dân Vi t nam.ở ệ 103
4.30 N i dung 30: Quy nh v k t hôn theo Lu t Hôn nhân v gia ình n m 2000ộ đị ề ế ậ à đ ă
105
4.31 N i dung 31: Quy nh v k t hôn trái pháp lu t v hôn nhân th c t .ộ đị ề ế ậ à ự ế 107
4.32 N i dung 32: Ngh a v quân s v a l quy n, v a l ngh a v thiêng liêng caoộ ĩ ụ ự ừ à ề ừ à ĩ ụ
quý c a công dân Vi t nam trong tu i ngh a v quân s .ủ ệ độ ổ ĩ ụ ự 109
4.33 N i dung 33: Quy n l i c b n c a nh ng ng i ang th c hi n ngh a v quânộ ề ợ ơ ả ủ ữ ườ đ ự ệ ĩ ụ
s v sau khi h t h n ngh a v quân s .ự à ế ạ ĩ ụ ự 111
4.34 N i dung 34: Trách nhi m c a nh ng ng i vi ph m lu t ngh a v quân sộ ệ ủ ữ ườ ạ ậ ĩ ụ ự.112
4.35 N i dung 35: M t s quy nh c b n v h p ng lao ng v ch m d t h pộ ộ ố đị ơ ả ề ợ đồ độ à ấ ứ ợ
ng lao ng.đồ độ 114
4.36 N i dung 36: Quy n v ngh a v c b n c a ng i lao ng ch a th nh niên vộ ề à ĩ ụ ơ ả ủ ườ độ ư à à
trách nhi m c a c quan s d ng lao ng ch a th nh niên.ệ ủ ơ ử ụ độ ư à 115
4.37 N i dung 37: Vai trò c a công o n trong vi c b o v quy n l i ng i laoộ ủ đ à ệ ả ệ ề ợ ườ
ng.độ 117
4.38 N i dung 38: V n xu t kh u lao ngộ ấ đề ấ ẩ độ 118
4.39 N i dung 39: Quy n v ngh a v c a công dân trong vi c b o v môi tr ngộ ề à ĩ ụ ủ ệ ả ệ ườ
119
4.40 N i dung 40: X lý vi ph m i v i h nh vi vi ph m pháp lu t b o v môiộ ử ạ đố ớ à ạ ậ ả ệ
tr ngườ 120
4.41 N i dung 41: Quy n v ngh a v c a TN theo pháp l nh ngh a v lao ngộ ề à ĩ ụ ủ ệ ĩ ụ độ
công ích 122
4.42 N i dung 42: V n an to n giao thông v trách nhi m c a m i công dân, c aộ ấ đề à à ệ ủ ọ ủ
thanh thi u nhi khi tham gia giao thôngế 123
4.43 N i dung 43: Các quy nh c a pháp lu t v tr t t an to n giao thông ngộ đị ủ ậ ề ậ ự à đườ
b v tr t t an to n giao thông ô thộ à ậ ự à đ ị 124
4.44 N i dung 44: quy nh v x ph t các h nh vi vi ph m tr t t an to n giaoộ đị ề ử ạ à ạ ậ ự à
thông ng bđườ ộ 127
4.45 N i dung 45: quy nh v b o m tr t t an to n giao thông ng s tộ đị ề ả đả ậ ự à đườ ắ 129
4.46 N i dung 46: quy nh c a pháp lu t v tr t t an to n giao thông ng thuộ đị ủ ậ ề ậ ự à đườ ỷ
n i aộ đị 131
4.47 N i dung 47: Trách nhi m c a c a thanh thi u nhi trong vi c phòng ch ng tộ ệ ủ ủ ế ệ ố ệ
n n xã h iạ ộ 133
4.48 N i dung 48: Quy nh c a pháp lu t v phòng ch ng HIV/AIDSộ đị ủ ậ ề ố 134
4.49 N i dung 49: Quy nh c a pháp lu t v phòng ch ng t n n ma tuýộ đị ủ ậ ề ố ệ ạ 138
4.50 N i dung 50: Quy nh c a pháp lu t v phòng ch ng t n n m i dâmộ đị ủ ậ ề ố ệ ạ ạ 142
3
Tóm tắt những phát hiện và khuyến nghị chính của đề tài
Thanh thiếu nhi chiếm gần 60% dân số cả nước, là lực lượng chính của sự
nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước trong hiện tại và tương lai. Thanh
thiếu nhi còn là lực lượng nhạy cảm và dễ bị tổn thương trong các mối quan hệ
với pháp luật. Việc nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác giáo dục, phổ biến pháp luật cho thanh thiếu nhi trong điều kiện hiện
nay là một việc làm cần thiết và cấp bách.
i. Những phát hiện chính từ các kết quả nghiên cứu
1.Thanh thiếu nhi nước ta còn thiếu hiểu biết về pháp luật
Những kết quả nghiên cứu và điều tra xã hội học trong những năm gần đây
đã cho thấy sự hiểu biết về pháp luật của thanh thiếu nhi nước ta còn hết sức hạn
chế. Họ còn chưa nhận thức hết cả những kiến thức cơ bản nhất lẫn những
nguyên tắc và cơ chế thực hiện của luật pháp trong thực tiễn. Điều đó đã khiến
cho một bộ phận không nhỏ thanh thiếu nhi không biết tự bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp của mình, không tự giác chấp hành luật pháp, thậm chí vi phạm
pháp luật.
Cuộc khảo sát xã hội học gần 1000 đối tượng TN ở 7 tỉnh trong phạm vi cả 3
miền Bắc, Trung, Nam do đề tài KTN 95-02 tiến hành đã cho thấy có tới 49,2%
số người được hỏi cho rằng họ không hề có hiểu biết về pháp luật, 71,3% cho
rằng ý thức pháp luật của TN là bình thường và chưa tốt. Cuộc khảo sát 295
thiếu nhi tại Hà Nội cũng cho thấy có tới 18,6% số em được hỏi nói rằng các em
không hề biết gì về Luật "Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em" và 0,7% số em
trả lời không quan tâm đến bộ luật này. Cuộc khảo sát 230 lao động làm thuê tại
TP Hồ Chí Minh do Viện Nghiên cứu TN tiến hành năm 1999 đã cho thấy, có
tới 43,1% số các em được hỏi trả lời rằng các em không biết gì về quyền lợi và
nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong luật lao động.
Cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý tiến hành cuối năm 1999
tại 6 tỉnh thành đại diện cho các vùng thành thị, nông thôn miền núi cũng đã cho
thấy mức độ hiểu biết về những điều luật cơ bản nhất trong thanh thiếu nhi cũng
là rất thấp.
4
Sự thiếu hiểu biết về pháp luật đã khiến cho trong nhiều trường hợp thanh
thiếu nhi vừa trở thành thủ phạm lại vừa là nạn nhân của sự vi phạm pháp luật.
2. Nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thanh thiếu nhi
ngày càng khẩn thiết và cấp bách.
Các cuộc điều tra xã hội học cũng cho thấy hiện nay, nhu cầu được phổ biến,
giáo dục về pháp luật ở đối tượng thanh thiếu nhi là rất lớn. Khi được hỏi về ý
thức giáo dục công dân trong trường học, có tới từ 95,4% đến 98,4% thanh thiếu
nhi trong tổng số 1000 người được hỏi đã cho rằng họ cần thiết phải được học
tập về pháp luật và đồng ý đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường. Cũng theo đề
tài này, có tới 90,7% thanh thiếu nhi được hỏi yêu cầu nhà nước mở rộng các
hình thức tuyên truyền pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Tại cuộc khảo sát về sự hiểu biết pháp luật do Viện Nghiên cứu khoa học pháp
lý tiến hành cuối năm 1999, có tới 84,22% số người được hỏi cho rằng họ có
nhu cầu nâng cao sự hiểu biết pháp luật để ứng xử đúng đắn trong cuộc sống.
3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thanh thiếu nhi
hiện còn nhiều hạn chế, bất cập
Những nghiên cứu về thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho
thanh thiếu nhi đã cho thấy, hiện nay chúng ta vẫn còn rất nhiều hạn chế, bất cập
trong việc lựa chọn mục tiêu, nội dung, cơ chế và phương pháp phổ biến, giáo
dục pháp luật cho các đối tượng trẻ tuổi. Chúng ta cũng chưa phát huy được sức
mạnh tổng hợp của xã hội, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng và gia đình cho
công tác quan trọng này.
So với nhiều năm về trước, sự ra đời của bộ môn giáo dục công dân đã có ý
nghĩa to lớn đối với công tác giáo dục pháp luật tại các trường phổ thông. Tuy
nhiên so với yêu cầu hiện nay và những năm tới của công tác giáo dục, phổ biến
pháp luật thì chính chương trình và sách giáo khoa về giáo dục công dân đã bộc
lộ khá nhiều nhược điểm. Nhiều nội dung giáo dục pháp luật đã không còn phù
hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Những kiến thức pháp luật của công dân
theo yêu cầu của thời kỳ xây dựng nhà nước và pháp quyền mới còn chưa thực
5
đầy đủ. Các chương trình giáo dục còn mang nặng tính hàn lâm, lý thuyết mà
thiếu các bài tập thực hành, ứng dụng, thiếu sự giải thích, phân tích các nội
dung cụ thể và sát thực phù hợp với nhu cầu thực tiễn trong cuộc sống của
thanh thiếu nhi.
Ii. Những khuyến nghị chính
1. Tăng cường sự thống nhất chung trong việc chỉ đạo, hướng dẫn và thực
hiện trên phạm vi toàn quốc.
Để nâng cao hiệu quả của việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng
thanh thiếu nhi, chúng ta cần phải tăng cường sự thống nhất chung trong việc chỉ
đạo, hướng dẫn và thực hiện công tác này trên phạm vi toàn quốc. Phải xây
dựng và hoàn thiện một cơ chế hợp lý, sát thực nhằm phát huy được sức mạnh
của toàn xã hội cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật. Cần có sự phân công trách
nhiệm đối với các cơ quan chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội,
cộng đồng, nhà trường và gia đình trong việc phổ biến và giáo dục pháp luật cho
thanh thiếu nhi. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và những đặc trưng riêng của
mình trong công tác, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh thiếu nhi
phải trở thành lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức, phối hợp và thực hiện công
tác này.
2. Đa dạng hoá các hình thức và biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho
thanh thiếu nhi.
Cần phải có sự đa dạng hoá các hình thức và biện pháp phổ biến, giáo dục pháp
luật cho thanh thiếu nhi, kết hợp nhiều hình thức đa dạng, phong phú, từ những
hình thức phổ biến, giáo dục chính quy bắt buộc trong nhà trường đến những
hình thức truyền thông đa dạng như phát thanh, truyền hình, báo chí, sách vở.
Cải tiến và đổi mới các hình thức truyền thông, từ việc biên soạn nội dung tới
việc biểu đạt về hình thức, từ khâu chuẩn bị chương trình tới khâu phổ biến và
phát hành để các chương trình truyền thông pháp luật ngày càng phong phú đáp
ứng được những đòi hỏi thực tiễn của giới trẻ. Nâng cao năng lực và hiệu quả
hoạt động của các phương tiện truyền thông thuộc hệ thống Đoàn, Hội, Đội gắn
liền với những nét đặc thù của giới trẻ để công tác truyền thông pháp luật cho họ
ngày càng sát thực hơn.
6
Mở rộng các hoạt động truyền thông pháp luật thông qua các hình thức sinh
hoạt văn hoá, văn nghệ, đặc biệt là những hình thức truyền thông mới, hiện đại,
hấp dẫn như tin học, thư điện tử, intrẻ emrnet Tạo điều kiện để các chưong
trình truyền thông pháp luật có được những phương tiện kỹ thuật cần thiết,
những thời lượng truyền thông thích đáng trong hệ thống các kênh thông tin đại
chúng.
3. Phổ biến và giáo dục pháp luật cho thanh thiếu nhi theo những cách thức
riêng, đặc thù.
Do tính đặc thù trong nhận thức và tư duy, ngoài việc mở rộng các hình thức
truyền thông pháp luật như trên, thanh thiếu nhi còn cần được phổ biến và giáo
dục pháp luật theo những cách thức riêng, đặc thù. Cần sớm đầu tư, xây dựng
các trung tâm trợ giúp pháp lý tư vấn và dịch vụ pháp luật cho thanh thiếu nhi.
Những trung tâm này không chỉ là nơi giúp thanh thiếu nhi có được những nhận
thức và phương thức ứng xử đúng đắn khi đối mặt với những vấn đề pháp luật
mà còn là nơi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật có tính thực tiễn và cụ
thể. Các trung tâm này cần mở rộng trên phạm vi toàn quốc.
Cần sớm hình thành các tổ hoà giải của thanh thiếu nhi, giúp họ vừa có
những kiến thức cần thiết trong việc xử lý các mối quan hệ dân sự theo tinh thần
pháp luật vừa sớm xây dựng được những chuẩn mực mới trong cách ứng xử đạo
đức pháp luật. Cần có sự phối hợp hoạt động giữa các tổ hoà giải thanh thiếu nhi
với các trung tâm trợ giúp pháp lý thanh thiếu nhi để vừa tuyên truyền phổ biến,
giáo dục pháp luật, vừa xây dựng những giá trị đạo đức pháp luật mới, giúp
thanh thiếu nhi có được sự tự do, tự giác và làm chủ được bản thân trong mọi
hoạt động thực tiễn.
4. Tăng cường đổi mới các phương thức và biện pháp phổ biến, giáo dục
pháp luật cho thanh thiếu nhi.
Cần phải tăng cường đổi mới các phương thức và biện pháp phổ biến, giáo dục
pháp luật cho thanh thiếu nhi. Tăng cường hơn nữa việc biên soạn các loại sách,
tài liệu có nội dung phổ biến pháp luật. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta cần
7
phải tập trung vào việc biên soạn những nội dung pháp luật cần thiết nhất để
tuyên truyền, phổ biến cho thanh thiếu nhi. Những nội dung trên cần phải
được các chuyên gia pháp lý biên soạn, được hội đồng khoa học pháp lý thẩm
định, có thể được dùng làm cẩm nang pháp lý cho thanh thiếu nhi. Trên cơ sở 50
nội dung pháp luật cần thiết đã được biên soạn trong đề tài, chúng ta cần chỉnh
sửa, hoàn thiện, in ấn với hình thức đẹp và sớm có kế hoạch phát hành, phổ biến
rộng rãi trong thanh thiếu nhi.
Chúng ta cũng cần phải tổ chức các hình thức học tập, nghiên cứu, tập huấn
cho chính những cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.
Mở rộng mạng lưới tuyên truyền viên pháp luật với sự tham gia của các cấp bộ
Đoàn, Hội, Đội, tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt, giao lưu, tiếp xúc giữa thanh
thiếu nhi với những chuyên gia về pháp luật. Mời những luật sư, thẩm phán,
kiểm sát viên, những nhà hoạt động pháp luật có kinh nghiệm và tên tuổi trò
chuyện và trao đổi với thanh thiếu nhi về những vấn đề cụ thể trong việc xử lý
pháp luật. Cần tăng cường hơn nữa công tác giải đáp pháp luật trên các phương
tiện thông tin đại chúng của Đoàn, Hội, Đội.
Nhận thức và hành vi về pháp luật luôn gắn bó với nhận thức và hành vi
chính trị, đạo đức, văn hoá, với các chuẩn mực và định hướng giá trị xã hội. Do
vậy, cần phải lồng ghép công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác xây
dựng các quy chuẩn đạo đức mới, giáo dục pháp luật với phòng chống tệ nạn xã
hội, giáo dục pháp luật với giáo dục văn hoá, chuyên môn, giáo dục pháp luật
với giáo dục gia đình.
8
1 mở đầu
1.1 Sự cần thiết của đề tài và bối cảnh thực hiện trong khuôn khổ của Dự
án VIE/98-001
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng là
thanh thiếu nhi (TTN)
TTN là nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù có độ tuổi từ 6 đến 34 chiếm gần
60% tổng số dân cả nước, trong đó lứa tuổi thiếu nhi (6-14) chiếm 21,3% và lứa
tuổi TN chiếm 36% tổng số dân cả nước. Đây là lực lượng chính của sự nghiệp
đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai. ở
nhóm đối tượng thiếu nhi, nhất là các em từ 12-14 tuổi thường có tính tự tôn, tự
trọng cao, hay tò mò bắt chước người lớn, ảnh hưởng rất lớn từ bạn bè, từ “thần
tượng” mà mình tôn thờ. Tuy rất ham hiểu biết, ưa hoạt động, giàu trí tưởng
tượng, nhưng ở các em tính tự kiềm chế kém, hay mạo hiểm dễ tiếp thu cả cái
tốt lẫn cái xấu. ở nhóm đói tượng TN và vị thành niên là lớp người trẻ khoẻ,
năng động, dám nghĩ dám làm, thích vươn tới cái mới, song họ dễ mắc sự bồng
bột, chủ quan, tiếp nhận thông tin ít chọn lọc, vốn sống và vốn hiểu biết pháp
luật còn nhiều hạn chế rất dễ bị lôi kéo, lợi dụng. Đây là đối tượng được Đảng,
Nhà nước và xã hội Việt Nam quan tâm, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đặc biệt
trong mọi lĩnh vực, trong đó có việc giáo dục phổ biến pháp luật. Chỉ thị số
02/CT-TTg và Quyết định số 03/QĐ- TTg ngày 7/1/1998 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường phổ biến pháp luật giáo dục cho các đối tượng cán bộ và
nhân dân trong đó đã dành một số nội dung đáng kể cho các đối tượng là TTN.
Bởi đối với TTN, đây là giai đoạn quan trọng nhất trong việc hình thành tính
cách, nhân cách và tri thức của các công dân tương lai nhằm xây dựng một xã
hội công dân, một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. TTN còn là lực
lượng nhạy cảm, năng động và dễ bị tổn thương trong các mối quan hệ với luật
pháp. Trong nhiều trường hợp, TTN vừa là thủ phạm, lại vừa là nạn nhân của sự
vi phạm pháp luật do không am hiểu pháp luật. Công tác phổ biến giáo dục
pháp luật sẽ nâng cao tri thức, thói quen sống và làm việc theo pháp luật cho
9
TTN, đồng thời góp phần trực tiếp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước, quản lý xã hội, phát huy tính tích cực công dân của TTN, giúp TTN tự bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, do hai nhóm đối tượng là TN
và thiếu nhi có những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và nhu cầu hiểu biết pháp
luật khác nhau cho nên công tác phổ biến giáo dục ở mỗi đối tượng cần có
những nội dung và hình thức thực hiện khác nhau. Đây cũng là lý do chính để
Viện nghiên cứu TN tiến hành nghiên cứu đề tài phổ biến giáo dục pháp luật cho
các đối tượng là TTN.
1.1.2 Bối cảnh thực hiện đề tài.
Trước thực trạng phần lớn TTN còn thiếu hiểu biết những kiến thức sơ đẳng
về pháp luật dẫn đến không biết tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
mình, không tự giác chấp hành pháp luật, thậm chí vi phạm pháp luật, vì thế việc
phổ biến giáo dục pháp luật cho TTN là rất cần thiết. Kết quả thực hiện đề tài
phổ biến giáo dục pháp luật cho TTN là một việc làm thiết thực nhằm thực hiện
Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 7-1-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và
Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 7-1-1998 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ năm
1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục
pháp luật.
Đề tài được thực hiện trong thời gian 4 tháng (từ 10/4 đến 10/8/2000), triển
khai tại Hà Nội và một số tỉnh, thành khác. Đề tài còn là sự tiếp nối và kế thừa
các kết quả nghiên cứu trước đó trong khuôn khổ Dự án VIE/98/001 "Tăng
cường năng lực pháp luật tại Việt Nam giai đoạn II".
1.2 Mục đích, nội dung và phương pháp tổ chức nghiên cứu đề tài
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng, xác định nội dung,
hình thức, kế hoạch và biện pháp thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật đối với
các đối tượng là TTN.
10
1.2.2 Nội dung nghiên cứu
a) Đánh giá thực trạng tình hình thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật
đối với TTN ở trong nhà trường và ngoài xã hội;
b) Phân tích kết quả thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật đối với TTN để xác
định những thuận lợi, khó khăn và kinh nghiệm thu được trong việc triển khai
công tác phổ biến giáo dục pháp luật đối với các đối tượng này;
c) Nghiên cứu kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ năm
1998 đến năm 2002 được ban hành kèm theo Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg
ngày 7/1/1998, kết hợp với việc đánh giá nhu cầu, đặc thù của các đối tượng là
TTN để đề xuất kế hoạch ngắn hạn và dài hạn thực hiện công tác phổ biến giáo
dục pháp luật;
d) Xác định 50 nội dung ưu tiên phổ biến giáo dục pháp luật là TTN.
1.2.3 Phương pháp tổ chức nghiên cứu đề tài
• Thành lập nhóm nghiên cứu gồm các cán bộ lãnh đạo, nghiên cứu, chỉ đạo
giàu kinh nghiệm về công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho TTN theo yêu
cầu của Dự án, trong đó có 10 cán bộ thực hiện chính (gồm hai giáo sư, ba
tiến sỹ, một thạc sỹ, ba cử nhân Luật học và một cử nhân Xã hội học). Đây
là những cán bộ lâu năm, có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu, chỉ đạo và am
hiểu pháp luật cũng như kinh nghiệm công tác phổ biến giáo dục pháp luật
cho nhân dân trong đó có TTN. Nhóm nghiên cứu đã được chỉ đạo bởi một
Ban chủ nhiệm do ông Đào Ngọc Dung - Bí thư TƯ Đoàn, uỷ viên Hội đồng
phối hợp Phổ biến giáo dục Pháp luật TƯ làm chủ nhiệm. Ban chủ nhiệm có
trách nhiệm tổ chức các hoạt động nghiên cứu trên cơ sở các đầu vào và quản
lý các nguồn lực phục vụ Nhóm nghiên cứu và tạo ra kết quả theo yêu cầu
của Dự án.
• Toàn nhóm họp đã nghiên cứu và trao đổi kỹ về đề cương (TOR) và đề xuất
kỹ thuật để quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung nghiên cứu, phương pháp
tiếp cận, cách thức triển khai và đảm nhận những phần việc cụ thể. Trưởng
nhóm chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung trước Ban quản lý Dự án về chất
lượng và tiến độ của Dự án. Nhóm có một thư ký khoa học giúp Trưởng
11
nhóm trong việc ghi chép, theo dõi công việc, điều phối các mối quan hệ để
thực hiện Dự án.
• Cứ mỗi tiến trình công việc cụ thể, các thành viên và toàn nhóm đã lượng giá
cụ thể, đặc biệt chú trọng xây dựng các báo cáo chuyên đề, trên cơ sở đó xây
dựng Dự thảo 1, Dự thảo 2 của bản báo cáo phúc trình trước khi gửi bản báo
cáo chính thức cho Ban quản lý Dự án quốc gia.
1.3 Phạm vi và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhất là sản phẩm gồm 50 nội dung pháp luật
ưu tiên giáo dục phổ biến cho các đối tượng là TTN sẽ được xã hội hoá trong
phạm vi cả nước, được coi là tài liệu tuyên truyền giáo dục lưu hành chính thức
trong các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội, trong các trường phổ thông, đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Sản phẩm nghiên cứu của đề tài còn là
dữ liệu thông tin, tài liệu tham khảo cho các trung tâm tư vấn pháp luật TTN
hoặc câu lạc bộ pháp luật tuổi trẻ dùng để tư vấn về pháp luật cho các đối tượng
là TTN.
2 Đánh giá thực trạng tình hình thực hiện công tác phổ biến giáo dục
pháp luật đối với TTN
2.1 Thực trạng nhận thức pháp luật của TTN và nhu cầu phổ biến giáo dục
pháp luật cho các đối tượng là TTN
2.1.1 Thực trạng nhận thức pháp luật của TTN.
Trong mấy năm gấn đây số đối tượng phạm pháp và phạm tội trong TTN
thường chiếm từ 35 đến 38% và có chiều hướng ngày càng gia tăng, trong đó
70% phạm tội lần đầu (vị thành niên phạm tội chiếm khoảng 8-10% tổng số tội
phạm, trước năm 86 chỉ chiếm 4,1%). Trong số 130.000 người nghiện ma tuý thì
75-80% là TTN dưới 30 tuổi, TTN nhiễm HIV/AIDS chiếm 39,5% trong tổng số
16.507 người nhiễm HIV. Cả nước có trên 34.200 gái mãi dâm thì trên 80%
thuộc độ tuổi TN, khoảng 7% là độ tuổi vị thành niên. Qua khảo sát 360 cán bộ,
đoàn viên, TN tại 22 tỉnh thành trên cả 3 miên Bắc, Trung, Nam của Viện
Nghiên cứu TN trong năm 1999, cho thấy nguyên nhân tình trạng TTN vi phạm
12
pháp luật và tệ nạn xã hội là do thiếu hiểu biết phaps luật (46,4%), do nông nổi,
bột phát, đua đòi, không kiềm chế nổi bản thân trước các mối quan hệ với pháp
luật (75,55%).
Khảo sát gần 1000 đối tượng TN ở 7 tỉnh (Hà Nội, Nam Hà, Quảng Ninh,
Hà Tây, Khánh Hoà, Cà Mau, Bạc Liêu) kết quả cho thấy: 49,2% cho rằng TN
hiện nay thiếu hiểu biết về pháp luật; 71,3% cho rằng ý thức tôn trọng pháp luật
của TN hiện nay bình thường hoặc chưa tốt. (Đề tài KTN 95/02 của Trung ương
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh)
Tháng 11/1998, tại Hà Nội khi khảo sát 295 thiếu nhi (có 140 nữ) về "Luật
Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em" (là bộ luật thiết thân với trẻ em) thì cũng
có tới 18,6% số em được hỏi trả lời "không biết" và 0,7% số em trả lời "không
quan tâm đến bộ luật này" (Dự án khảo sát của Radda Barnen, Hội đồng Đội TƯ
và Viện Nghiên cứu TN 11/1998).
Tại thành phố Hồ Chí Minh khi khảo sát 230 lao động làm thuê là trẻ em và
người chưa thành niên thì có tới 43,1% số em được hỏi không hiểu biết về
quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong Luật
Lao động (Khảo sát của Viện nghiên cứu TN 12/1999).
Mới đây, cuộc khảo sát 126 TTN do Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý tiến
hành cuối năm 1999 tại 6 tỉnh thành đại diện cho ba khu vực thành thị, nông
thôn, miền núi đã cho chúng ta một kết quả đáng chú ý:
Khi được hỏi theo quy định của pháp luật thì công dân ở độ tuổi nào được
làm các công việc sau: vào học lớp 1, lấy vợ, lấy chồng, bầu cử, ký hợp đồng lao
động, làm nghĩa vụ quân sự, kết quả thu được như sau:
- ở câu hỏi công dân bao nhiêu tuổi được vào lớp 1 có 83/126 chiếm 65,8%
TTN đã trả lời đúng, 34,13% trả lời sai.
- ở câu hỏi công dân bao nhiêu tuổi có quyền được tham gia bầu cử thì
110/126 chiếm 87,3% TTN trả lời đúng, 12,7% trả lời sai. Điều đáng chú ý
là chính TTN ở các trường nội trú miền núi lại trả lời đúng nhiều hơn khu
vực thành thị và nông thôn.
Đáng chú ý là có 8/126 em chiếm 6,35% số em được hỏi chưa biết Luật Bảo
vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, 35/126 chiếm 27,87% số TTN được hỏi chỉ
13
mới được nghe nói đến chứ chưa được học tập, phổ biến hoặc chưa từng đọc văn
bản luật này.
Khi khảo sát nhận thức của TTN về 5 bộ luật và luật là: Luật Bảo vệ, Chăm
sóc và Giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Luật Lao động, Luật
Bảo vệ Môi trường, Luật dân sự ở ba mức độ nghe - đọc - hiểu, kết quả cho
thấy: chỉ mới có 50% số người được hỏi nói rằng mới chỉ được "nghe". Số đã
đọc và hiểu chiếm tỷ lệ rất ít (Đề tài KTN 95-02).
Những kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy thực trạng sự hiểu biết về pháp
luật, thói quen sống và làm việc theo pháp luật của một bộ phân TTN là rất hạn
chế. Nguyên nhân của thực trạng tình hình trên là do TTN không có hiểu biết
hoặc hiểu biết hạn chế về Hiến pháp, pháp luật, mặt khác do công tác phổ biến
giáo dục pháp luật cho TTN còn ít hoặc chưa được chú trọng. . .
2.1.2 Những nhu cầu phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng là TTN
Theo kết quả điều tra xã hội học của đề tài cấp bộ mang mã số KTN 95-02
của Trung ương Đoàn, khi được hỏi về giáo dục ý thức công dân trong trường
học, kết quả cho thấy có tới 95,4 đến 98,4% trong tổng số một nghìn TTN là học
sinh, sinh viên tại 7 tỉnh đại diện cho ba miền bắc, trung và nam cho rằng cần
thiết phải học pháp luật, phải có hiểu biết về pháp luật và đồng ý đưa chương
trình phổ biến giáo dục pháp luật vào nhà trường. Cũng theo đề tài này có
90,7% số người được hỏi đã yêu cầu nhà nước cần tuyên truyền phổ biến giáo
dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cuộc khảo sát về sự
hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân (trong đó có TTN) do
Viện nghiên cứu Khoa học Pháp lý tiến hành cuối năm 1999 đã cho thấy đa số
(758/900 chiếm 84,22%) người được hỏi cho rằng cần phải thường xuyên nâng
cao sự hiểu biết pháp luật của bản thân để hành động và ứng xử cho đúng
những đòi hỏi của pháp luật. Việc khảo sát những đối tượng TTN khác cũng
cho các kết quả tương tự. Như vậy có thể thấy đa số TTN hiện nay có nhu cầu
hiểu biết về pháp luật và mong muốn được phổ biến, giáo dục pháp luật để trên
cơ sở đó hình thành thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
14
2.2 Thực trạng công tác phổ biến giáo dục pháp luật qua môn Giáo dục
công dân ở trường phổ thông hiện nay:
2.2.1 Tiểu học:
Môn đạo đức ở tiểu học không có những bài riêng về pháp luật. Với học sinh
tiểu học không thể bắt các em nhớ điều luật vì mục tiêu chính của giáo dục pháp
luật trong nhà trường không chuyên luật, không phải là cung cấp kiến thức luật
mà chủ yếu là hình thành thái độ, hành vi, niềm tin tự giác tuân thủ pháp luật.
Chương trình môn đạo đức hiện hành đã thể hiện một số điều luật như Luật Giao
thông, Luật Bảo vệ môi trường.
Chương trình và nội dung môn đạo đức ở tiểu học năm 2000 là một chương
trình tích hợp nhuần nhuyễn yêu cầu giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật trên
cơ sở những giá trị nhân cách con người Việt Nam thế kỷ XXI. Riêng ở tiểu học
các giá trị nhân cách được cụ thể hóa thành hệ thống những chuẩn mực và hành
vi đạo đức và pháp luật thể hiện qua năm quan hệ của các em trong cuộc sống:
- Với bản thân
- Với thành viên trong gia đình
- Với đời sống học đường
- Với hàng xóm, láng giềng và một số quan hệ xã hội đặc biệt
- Với môi trường sống (môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa
xã hội).
Trong chương trình mới cũng như chương trình cũ không có bài pháp luật
riêng biệt nhưng hầu hết các bài môn đạo đức từ lớp 1 đến lớp 5 đã thể hiện khá
sinh động một số luật liên quan đến nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi các
em như: Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật Giao
thông, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Dân sự. . .
Chương trình đạo đức mỗi lớp ở tiểu học là 14 bài thì từ lớp 1 đến lớp 3 đã
có 8 bài yêu cầu giáo dục pháp luật được tích hợp ở các mức độ cần thiết. Lớp 4
và lớp 5 có 10 bài được tích hợp theo yêu cầu của giáo dục pháp luật.
15
2.2.2 Cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông:
ở cấp Trung học cơ sở cũng như Trung học phổ thông, do mục tiêu giáo dục
ở cấp học đòi hỏi, do tính chất của yêu cầu, nội dung giáo dục pháp luật, do
những đặc điểm của học sinh, do những đặc điểm của học sinh, mà môn Giáo
dục Công dân được phân thành hai phần: Giáo dục đạo đức và giáo dục pháp
luật.
ưu nhược điểm của chương trình sách giáo khoa hiện hành
Chương trình Giáo dục công dân được ban hành vào những năm 80 đến năm
1992 có sửa đổi với mục tiêu trang bị cho học sinh những chuẩn mực đạo đức và
những tri thức pháp luật cần thiết đáp ứng yêu cầu phát triển nhân cách, hình
thành ý thức công dân ở học sinh trung học.
Có thể nói việc xây dựng một môn học gồm kiến thức của hai lĩnh vực khoa
học (Đạo đức học và Pháp luật học) thay cho chương trình dạy một số bài về
chính trị, thời sự trước đó là quyết định đúng đắn, phù hợp với quy luật phát
triển giáo dục, đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của xã hội đặt ra trong thời
gian qua. Môn Giáo dục công dân đã có những đóng góp rất lớn vào việc giáo
dục đạo đức, tư tưởng chính trị cho học sinh trung học.
So với thực tế của 10 năm về trước sự ra đời chương trình và sách giáo khoa
môn Giáo dục công dân đã có ý nghĩa và vai trò lịch sử nhất định trong giáo dục
ở trường phổ thông.
Nếu so với yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay và những năm sắp tới,
chương trình và sách giáo khoa Giáo dục công dân đã bộc lộ những bất cập
(nhược điểm so với yêu cầu mới).
+ Nhiều nội dung (cả pháp luật và đạo đức) không còn phù hợp với yêu cầu
của sự nghiệp đổi mới. Còn thiếu những giá trị đạo đức tương ứng với đòi hỏi
của thời kỳ mới. Những giá trị đạo lý, truyền thống của dân tộc, truyền thống
gia đình, truyền thống giáo dục cũng còn chưa được coi trọng đúng mực.
Những kiến thức pháp luật của công dân theo yêu cầu của thời kỳ xây dựng Nhà
nước pháp quyền còn vắng bóng. Trong chương trình và sách giáo khoa có một
số kiến thức không thiết thực, vay mượn lý luận Pháp luật nước ngoài, nhiều
16
kiến thức không liên quan đến đời sống thường nhật, không phù hợp với lứa tuổi
và nhiệm vụ xã hội của các em.
+ Chương trình và sách giáo khoa còn mang nặng hình thức cung cấp kiến
thức, chưa quan tâm đúng mức tới việc giáo dục ý thức, hình thành thái độ, xúc
cảm và rèn luyện hành vi đạo đức pháp luật.
+ Việc cấu trúc chương trình hiện hành (lớp 6+7 học đạo đức, đến lớp 8+9
mới học pháp luật) còn chưa hợp lý, ở Trung học phổ thông học một số phạm trù
lý luận pháp luật, tổ chức Nhà nước tương tự như ở đại học, kiến thức khô khan,
thiếu kiến thức. Có thể nói một số nội dung không phù hợp với quy luật của quá
trình giáo dục nhân cách học sinh nói riêng, người công dân nói chung, vì từ nhỏ
đã phải giáo dục pháp luật, tách biệt như chương trình hiện hành sẽ không thấy
rõ mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. Không làm cho học sinh hiểu rõ
những việc nên làm (thuộc phạm trù đạo đức) và những việc cần phải làm (thuộc
phạm trù pháp luật).
Riêng chương trình và nội dung giáo dục pháp luật ở phổ thông trung học
còn nhiều điều bất cập so với cuộc sống thực tế và việc chuẩn bị cho học sinh
vào đời hoặc học lên.
Nhược điểm:
+ Chưa cân đối hợp lý nội dung của một số bài. Chương trình còn nặng tính
hàn lâm, lý thuyết mà quá ít những bài tập thực hành, ứng dụng, thiếu phần giải
thích, phân tích với những nội dung khó và với một số khái niệm thuộc phân
môn hẹp.
+ Chương trình chưa cân đối giữa học lý thuyết và thực hành vì chỉ có 8 tiết
thực hành trong tổng số 131 tiết học, 8 tiết đó lại chỉ tập trung vào phần pháp
luật của lớp 12. Các lớp 10 và 11 lại không có giờ thực hành.
+ Chương trình bố trí quá ít giờ ngoại khóa (2 giờ).
+ Chương trình đã chú ý tới đặc điểm học sinh của cả nước, nhưng chưa đáp
ứng được yêu cầu của địa phương vì chưa xây dựng được phần “mềm” giáo dục
những vấn đề của địa phương.
Nhìn chung bộ môn giáo dục công dân trong nhà trường vẫn thiếu chất
lượng, đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm nên chất lượng không đạt hiệu quả, ví dụ
17
Bộ luật hình sự chỉ giảng dạy trong 45 phút thì học sinh khó có thể nắm được,
thậm chí những nét cơ bản nhất. Nhiều nơi học sinh thắc mắc giáo viên cũng
nắm không rõ để có thể trả lời
2.2.3 Cấp trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng, đại học không
chuyên nghiệp
ở cấp học này pháp luật là môn học chính khoá, có kiểm tra, đánh gía, tổ chức
thi hết môn. Kết quả học tập môn học pháp luật được xem là một trong những
căn cứ quan trọng để đánh giá việc rèn luyện tư cách đạo đức của học sinh,
sinh viên. ở khối đại học, cao đẳng không chuyên luật, ngoài chương trình đại
cương hiện hành việc biên soạn, bổ sung, hoàn chỉnh các giáo trình cũng được
thực hiện, tuỳ thuộc yêu cầu nội dung của từng trường hoặc khối trường nhằm
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong học
sinh, sinh viên. ở đây, song song với việc đào tạo chuyên môn nghề nghiệp, các
trường đại học vừa trang bị các kiến thức pháp luật cơ bản cho học sinh, sinh
viên, vừa trang bị kiến thức pháp luật chuyên nghành để họ có thể hiểu đúng và
làm đúng pháp luật trong lĩnh vực họ công tác sau này. Một điểm nổi bật trong
chương trình giáo dục pháp luật ở loại hình trường này là việc giáo dục học sinh,
sinh viên hiểu và làm đúng nghĩa vụ cao quý của TN là bảo vệ Tổ quốc, thông
qua việc học luật nghĩa vụ quân sự, thực hành chương trình giáo dục quốc
phòng, chương trình bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn, xã hội, xây dựng
các Đội xung kích an ninh, ký túc xá an ninh, câu lạc bộ phòng chống tội phạm,
bản tin thời sự, ký cam kết ba “không ”(không tàng trữ, mua bán, không sử dụng
ma tuý ) hòm thư tố giác tội phạm v.v. Nhiều hoạt động thực tiễn của học sinh,
sinh viên mang tầm vĩ mô về phổ biến và giáo dục pháp luật như “Hội trại học
sinh sinh viên 8 tỉnh phía Bắc Trung bộ, phòng chống ma tuý tại Nghệ An năm
1998, “Hội trại Phòng chống ma tuý trong học sinh-sinh viên 12 tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long” tại Tiền Giang năm 1999. Tại Hà Nội, học sinh, sinh viên thủ
đô đã mở chiến dịch TN tình nguyện xoá tụ điểm ma tuý xóm liều Thanh Nhàn
để xây dựng Công viên Tuổi trẻ .v.v. Những hoạt động phổ biến giáo dục pháp
luật cho học sinh, sinh viên như trên góp phần thành ý thức công dân thành thói
quen sống, học tập và làm theo hiến pháp, pháp luật.
18
2.3 Những thuận lợi, khó khăn và kinh nghiệm thu được trong việc triển
khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng là TTN.
Nhiều năm qua hệ thống Nhà nước và các đoàn thể nhân dân trong đó có
Đoàn TN, Hội LHTN Việt Nam, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã
có nhiều nỗ lực thực hiện việc triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp
luật cho TTN về cả bề rộng lẫn chiều sâu. Nhiều mô hình, điển hình về
công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã xuất hiện và đem lại hiệu quả, nhất
là từ khi có Chỉ thị 02/TTg và Quyết định số 03/TTg của Thủ tướng Chính
phủ. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Định, Lào Cai, Hà
Nội Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền
Đoàn TN đã phối hợp với ngành Tư pháp, tận dụng các phương tiện, thế
mạnh của các ngành các cấp nhất là ngành văn hoá thông tin Uy ban bảo
vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam, Công an để lồng ghép nội dung, chương
trình phổ biến giáo dục pháp luật cho các thành viên của mình. Ngoài ra
Đoàn TN CSHCM, Hội LHTN Việt Nam, Đội thiếu niên TPHCM còn
tham gia quản lý, giáo dục cảm hoá TTN chậm tiến và vi phạm pháp luật.
Chương trình rèn luyện Đoàn viên (của Đoàn), Chương trình rèn luyện Đội
viên (của đội), Chương trình bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh (của
Hội LHTN Việt Nam) đã chú trọng việc tuyên truyền phổ biến giáo dục
pháp luật, nghĩa vụ công dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội cho Đoàn viên,
Hội viên, Đội viên của mình. Những năm qua lực lượng TN đã tham gia
trong 30 nghìn đội TNXK an ninh và 4 nghìn Câu lạc bộ Phòng chống tệ
nạn xã hội, Câu lạc bộ Pháp luật, Câu lạc bộ Phòng chống ma tuý, Câu lạc
bộ giáo dục đồng đẳng. Nét mới là nhiều tỉnh thành đã thành lập và tạo cơ
chế hoạt động cho các Chi đoàn, Chi hội, Chi đội TTN phổ biến giáo dục
pháp luật và phòng chống tệ nạn xã hội. Riêng Hội LHTN cùng Đoàn TN
đã cảm hoá trên 147 ngàn TN hư hỏng trở nên tiến bộ, tạo cho nhiều TN có
việc làm.
Hiện nay công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho TTN được tập trung vào
ba khâu rất thuận lợi, đó là:
19
- Thông qua các hoạt động thường xuyên tuyên truyền giáo dục về chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, tổ chức các phong trào hành
động cách mạng của tuổi trẻ, động viên tuổi trẻ đi đầu chống các hiện tượng tiêu
cực, các tệ nạn xã hội. . . , tổ chức Đoàn và các tổ chức TTN các cấp đã góp
phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về vai trò của pháp luật trong đời
sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong đông đảo TTN.
- Hệ thống thông tin đại chúng (báo chí, xuất bản) của Trung ương Đoàn, Trung
ương Hội LHTN Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương, hệ thống các bản tin nội
bộ của các tỉnh, thành Đoàn, Hội trong cả nước (hiện đã có trên 50 tỉnh, thành có
tờ tin này) đã thường xuyên đăng tải một khối lượng lớn các thông tin đa dạng
về các luật và các vấn đề của pháp luật (như trích giới thiệu nội dung những bộ
luật mới, cần thiết, chuyên mục hỏi đáp, giải đáp pháp luật, câu chuyện pháp
luật, chuyên mục tuổi trẻ và pháp luật. . . ). Thông qua kênh thông tin của Đoàn,
Hội, Đội các cấp, một bộ phận đoàn viên, đội viên, hội viên và TTN đã tiếp cận
được thường xuyên với một khối lượng không nhỏ những kiến thức pháp luật.
- Gắn việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với các đợt sinh hoạt chính
trị, các đợt hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đoàn, Hội, Đội là một
phương thức chủ yếu được nhiều cấp bộ và cơ sở thường xuyên thực hiện. Ví
dụ:
+ Gắn việc động viên TN lên đường nhập ngũ với việc phổ biến, giáo dục vào
học tập Luật nghĩa vụ quân sự.
+ Gắn việc phòng và chống tệ nạn xã hội với việc tuyên truyền phổ biến, giáo
dục Bộ luật hình sự.
+ Gắn các hoạt động về dân số - sức khỏe - môi trường với việc tuyên truyền về
Luật hôn nhân và gia đình, Luật môi trường.
Ngoài ra những cơ sở Đoàn, Hội còn tổ chức phổ biến giáo dục các chuyên
đề pháp luật phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng TN như: khối TN công
nhân, công chức được học tập, phổ biến về Luật Lao động, Pháp lệnh cán bộ
công chức, Pháp lệnh chống tham nhũng; khối TN nông thôn học tập về Luật
Đất đai, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình; khối TN trong lực lượng vũ
trang học tập về Luật Sỹ quan, Luật hình sự
20
Như vậy có thể thấy các tổ chức cơ sở của Đoàn, Hội, Đội trong công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật thường hướng vào việc tuyên truyền, phổ biến
những bộ luật cơ bản và thiết yếu nhất liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ
của TTN, xuất phát từ nhu cầu của TTN và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa
phương, đơn vị. Tuy nhiên qua thực tế công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho
TTN cho thấy phạm vi các luật được đề cập còn quá ít so với hệ thống pháp luật
hiện hành của nhà nước ta hiện nay. Nội dung được đề cập trong từng luật cũng
rất hạn hẹp, phần lớn TTN mới chỉ hiểu biết được vai trò ý nghĩa của luật, phạm
vi điều chỉnh của luật đối với TTN và một số điều cơ bản trong từng bộ luật.
Trong phạm vi thời gian một buổi hoặc một số buổi sinh hoạt về chủ đề này tác
dụng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật vì thế sẽ không sâu và thiếu vững
chắc.
Thông qua các cuộc thi và các hình thức thi, nhiều tổ chức Đoàn các cấp đã
giáo dục cho đông đảo đoàn viên, TTN về những bộ luật quan trọng và cơ bản.
Có thể nêu ví dụ về cuộc thi tìm hiểu về luật an toàn giao thông đã thu hút hàng
triệu em thiếu nhi tham gia. Gần đây nhằm giáo dục cho tuổi trẻ hiểu sâu sắc
thêm về chủ quyền biên giới, lãnh thổ, lãnh hải, về biên cương hải đảo của tổ
quốc, Trung ương Đoàn đã chủ động phối hợp với các ngành tổ chức cuộc thi
tìm hiểu “Biên giới hải đảo trong trái tim tôi” thu hút gần ba triệu TN tham gia.
Không chỉ dừng ở hình thức thi tìm hiểu, các hình thức sinh hoạt kiểu “SV96”,
"SV2000", “Khách mời”, "Thi vẻ đẹp đội viên", "Học sinh thanh lịch" . . . nhiều
cơ sở Đoàn, Hội, Đội đã tổ chức tuyên truyền kiến thức pháp luật cho các đối
tượng là TTN.
Ngoài ra, nhiều cơ sở Đoàn, Hội, Đội đã chủ động hình thành các tổ chức,
đội tuyên truyền chuyên sâu và ổn định nhằm giáo dục pháp luật cho TTN, như
Câu lạc bộ pháp luật; Đội TN xung kích; Đội TN tình nguyện; Đội tuyên truyền
Măng non; Câu lạc bộ pháp luật Tuổi trẻ; Trung tâm tư vấn pháp luật TN; hệ
thống báo cáo viên, tuyên truyền viên về pháp luật.
Thực tế nêu trên đã chứng tỏ rằng đối với TTN, các tổ chức Đoàn, Hội, Đội,
nhà trường, gia đình vẫn được xem là mắt xích quan trọng nhất trong việc giáo
dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho các đối tượng là TTN. Nhận định
nêu trên cho thấy sự nỗ lực và chủ động của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội song
21
cũng chỉ ra một thực tế là chúng ta còn quá ít lực lượng làm nhiệm vụ giáo dục
pháp luật cho TTN. Điều đó càng đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa vị trí và vai
trò, cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa Đoàn TN và ngành tư pháp cùng với
các tổ chức xã hội khác đối với việc thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng này.
22
3 Khuyến Nghị Về Hình thức, Biện Pháp, nội dung Và Kế Hoạch để Nâng
Cao Hiệu Quả công tác Phổ Biến Giáo Dục Pháp Luật Cho TTN
Những nghiên cứu về thực trạng việc nhận thức pháp luật hiện nay của TTN
cho thấy sự cần thíêt phải tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật đối với các đối tượng này. Dưới đây, chúng tôi xin manh dạn
đề xuất một số khuyến nghị về những hình thức,biện pháp, nội dung và kế hoạch
thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho TTN trong điều kiện hiện
nay.
3.1 Quan điểm chung:
Để nâng cao hiệu quả trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đối
tượng TTN trong điều kiện hiện nay, trước khi vào những hình thức biện pháp
và kế hoạch cụ thể, chúng ta cần phải thống nhất được những quan điểm chung.
Phải làm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trở thành một nhiệm vụ quan
trọng của toàn xã hội, hưóng tới việc xây dựng một xã hội mới, công bằng, văn
minh trong đó mỗi công dân đều có ý thức được quyền lợi và nghiãi vụ của
mình, sống và làm việc theo pháp luật.
3.1.1 Cần tăng cường sự thống nhất chung trong việc chỉ đạo hướng dẫn và
thực hiện việc phổ biến giáo dục pháp luật trong phạm vi toàn quốc, từ
trung ương đến địa phương cơ sở.
Sự thống nhất này cũng cần thể hiện rõ trong nội dung, hình thức và kế hoạch, là
cơ sở cho việc vừa cụ thể hoá, vừa nhạy bén, sáng tạo trong công tác giáo dục
pháp luật đối với mỗi nhóm đối tượng khác nhau trong đó có TTN.
3.1.2 Cần phải xây dựng và hoàn thiện một cơ chế hợp lý nhằm pháp huy được
sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội cho việc phổ biến và giáo dục pháp
luật, nâng cao không ngừng nhận thức của toàn dân trong đó có TTN.
Cần có sự phân công trách nhiệm đối với các cơ quan, chính quyền, đoàn thể,
các tổ chức chính trị, xã hội cộng đồng, nhà trường và gia đình trong việc phổ
biến và giáo dục pháp luật cho TTN. Xuất pháp từ chức năng, nhiệm vụ và
những dặc trưng riêng của mình trong công tác, Đoàn TN cộng sản Hồ Chí
Minh và các tổ chức TTN cần phải trở thành lượng nòng cốt và quan trọng nhất
23
trong việc tổ chức, phối hợp và thực hiện việc phổ biến và giáo dục pháp luật
cho thế hệ trẻ.
3.1.3 Cần phải có sự đa dạng hoá các hình thức và biện pháp phổ biến và giáo
dục pháp luật đối với TTN.
Do tính đa dạng của thực tiễn cuộc sống cũng như sự phong phú trong nhận
thức, hành vi và hoạt động của thế hệ trẻ mà việc phổ biến giáo dục pháp luật
không thể chỉ là một công việc giản đơn, cứng nhắc. Cần phải năng động, linh
hoạt, tìm tòi các phương thức mới mẻ, phù hợp và sát thực với từng đối tượng
TTN cụ thể, kết hợp việc đào tạo và xây dựng một đội ngũ những cán bộ có
chuyên môn cao làm nòng cốt hạt nhân với sự phát triển rộng khắp của phong
trào quần chúng tình nguyện trong việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp
luật. Phổ biến và giáo dục pháp luật là một công việc thường xuyên, lâu dài và
do đó luôn đòi hỏi chúng ta vừa phải có sự quyết tâm, kiên trì vượt qua mọi khó
khăn, vừa phải tìm tòi, phát hiện và sáng tạo ra những phương thức và biện pháp
hoạt động mới.
3.1.4 Để nâng cao nhận thức pháp luật cho toàn dân cũng như cho TTN, chỉ
bản thân những hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đơn thuần là
chưa đủ. Nhận thức và hành vi chính trị, đạo đức, văn hoá với các chuẩn
mực và các định hướng về pháp luật luôn luôn gắn bó với nhận thức và
giá trị trong xã hội.
Do vậy, hiệu quả trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật không thể tách rời với
hiệu quả của những công tác giáo dục khác. Đặc biệt là những công tác chính trị
tư tưởng và đạo ức. Cần phải lồng ghép công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
với công tác xây dựng các quy chuẩn đạo đức mới, giáo dục pháp luật với phòng
chống tệ nạn xã hội, giáo dục pháp luật với giáo dục văn hoá, chuyên môn, giáo
dục pháp luật với giáo dục gia đình v.v.
3.1.5 Cần phải đầu tư thích đáng các nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến
và giáo dục pháp luật, dành những điều kiện tài chính và vật chất cần
thiết cho công tác quan trọng này.
Cần phải có sự đầu tư và hỗ trợ đắc lực từ phía Nhà nước, các tổ chức chính
quyền, đoàn thể, cộng đồng và gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai
24
thác mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho hoạt động phổ biến và giáo dục
pháp luật. Xây dựng những cơ sở vật chất và phương tiện cần thiết, thiết bị nghe
nhìn, sách vở, báo chí, tài liệu đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo cho công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật có thể được thực hiện lâu dài và có hiệu quả ngày
càng cao.
3.2 Về các hình thức phù hợp để thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp
luật cho TTN
3.2.1 Đối với TN:
3.2.1. 1. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của Đoàn, Hội, Đội:
Truyền thông là một trong nước hình thức phổ biến giáo dục pháp luật tốt,
có hiệu quả thực tiễn cao đối với các đối tượng tuyền thông. Việc có tới 87,6%
số người được điều tra cho biết họ đã tìm hiểu pháp luật thông qua các phương
tiện truyền thông như truyền hình, phát thanh, sách báo đã cho thấy vai trò
quan trọng của hệ thống truyền thông đại chúng nói trên.
Vì thế cần phải tăng cường vận dụng sức mạnh của hệ thống các kênh
truyền thông như: báo viết, báo nói, báo hình của Đoàn TN Cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội LHPN Việt Nam và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh vào
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Cải tiến và đổi mới các hoạt động truyền
thông từ việc biên soạn nội dung tới việc biểu đạt về hình thức, từ khâu chuẩn bị
chương trình tới khâu phổ biến và phát hành chương trình để các chương trình
truyền thông pháp luật ngày càng phong phú, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn của giới
trẻ. Nâng cao năng lực và hiệu quả của các phương tiện thông tin báo chí, phát
thanh, truyền hình, xuất bản của Đoàn, Hội gắn liền với nét đặc thù trong nhận
thức và hành vi của lớp người trẻ tuổi để công tác truyền thông pháp luật cho họ
ngày càng sát thực hơn.
3.2.1. 2. Giáo dục pháp luật trong trường học:
Hiện nay, cả nước có khoảng 3 triệu thanh thiếu niên học sinh phổ thông
trung học, sinh viên đại học, cao đẳng. Cùng với việc truyền đạt các nội dung
giáo dục pháp luật theo các chương trình giáo dục "công dân phải kết hợp các
hình thức tổ chức giáo dục nội khoá" với các hoạt động ngoại khoá như: lên lớp,
thảo luận, tranh luận về những chủ đề pháp luật, nghe báo cáo thời sự pháp luật,
25