Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

10 loại virus tàn phá khủng khiếp nhất lịch sử Internet docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.57 KB, 3 trang )

10 loại virus tàn phá khủng khiếp nhất lịch sử
Internet
Có một mặt trận đấu trí giữa các chuyên gia an ninh mạng và hacker phá hoại. Sức
ép về tiến độ, lợi nhuận càng để lại nhiều lỗ hổng trong phần mềm và điều đó tạo
nhiều "công ăn việc làm" cho cả 2 phe.

Cùng với thời gian, cuộc đấu trí ngày càng trở nên tinh vi và khắt khe hơn. Dân
hacker nhận ra rằng nếu chỉ khai thác những lỗi kỹ thuật đơn thuần thì "cửa" vào
máy tính sẽ hẹp hơn nhiều. Vì thế, chúng liên tục tìm cách dụ dỗ, lừa đảo để người
dùng tự mắc bẫy.

Lịch sử 20 năm của Internet có riêng một mảng đậm màu vì dấu ấn các vụ phá
hoại. Khi liên kết lại với nhau, chỉ một khe hở phần mềm bị khai thác, cả mạng
lưới hàng triệu máy tính rúng động và số tiền thiệt hại lên đến hàng tỉ USD. Dưới
đây là 10 loại sâu (worm) và virus gây ra những vụ phá hoại tồi tệ nhất trong lịch
sử Internet.

1. Jerusalem (tên khác: BlackBox)

Được phát hiện vào năm 1987, Jerusalem là một trong những virus máy tính đầu
tiên trên thế giới và được đặt tên theo thành phố mà nó bị phát hiện lần đầu tiên.

Virus Jerusalem nổi tiếng vì sự phá hoại tàn khốc lạnh lùng: Xóa sạch bách dữ liệu
và file chương trình nếu được thực thi vào Thứ Sáu ngày 13.

Đây là loại virus lây lan trên máy tính chạy hệ điều hành MS-DOS - hệ điều hành
phổ biến nhất trên PC trước khi Windows 95 trở thành một hệ điều hành thực thụ.
Khi bị lây nhiễm, tất cả các file chương trình (có phần mở rộng là .EXE hoặc
.COM) đều tăng kích thước file vì bị chèn thêm mã độc, trừ file
COMMAND.COM chứa tập lệnh nội trú của DOS.


Jerusalem sau đó còn "đẻ" ra thêm nhiều biến thể của nó như virus Suriv chuyên
xóa file dữ liệu trên máy vào những thời điểm nhất định trong năm (thường là
Ngày nói dối 1/4 hoặc Thứ Sáu ngày 13).

Bằng thuật toán lẩn trốn khôn khéo và sự "ngây thơ" của người dùng trước kiểu
tấn công này, "dòng họ" Jerusalem trở thành virus phổ biến nhất thời kỳ đó. Sự
phá hoại của chúng dần giảm xuống khi Windows dần dần phổ biến hơn.

2. Michelangelo

Năm 1991, hàng ngàn máy tính chạy MS-DOS ngừng hoạt động vì một loại virus
tự động kích hoạt vào đúng ngày sinh nhật của nhà điêu khắc lừng danh
Michelangelo - 6/3. Vào đúng ngày này, virus sẽ ghi đè dữ liệu lên toàn bộ ổ cứng,
đồng thời thay đổi cả Master Boot Record (MBR - vùng ghi dữ liệu để nhận dạng
và khởi động trên ổ cứng) để ổ cứng không thể phục hồi bằng những công cụ
thông thường như lệnh FDisk hay Format.

Sau ngày 6/3/1991, khoảng 10 - 20 nghìn máy tính được báo cáo dữ liệu bị phá
hủy. Tuy nhiên, con số thực tế cao gấp nhiều lần số đó. Nguyên nhân vì hệ thống
mạng thông tin tại thời điểm này chưa phổ biến như hiện nay.

Những tác hại do virus Michelangelo gây ra là lời cảnh báo hữu hiệu đối với
những người dùng máy tính. Một năm sau đó, ngày 6/3/1992, doanh số bán phần
mềm diệt virus tăng đột biến. Nhiều người lần đầu đặt mua loại phần mềm này chỉ
vì không muốn ổ cứng của mình trở thành "cục chặn giấy công nghệ cao".

3. Storm Worm

Sâu Storm là một trong những phần mềm độc hại "trẻ" nhất trong danh sách này vì
mới "chào đời" giữa tháng 1/2007. Tên của nó được đặt là Storm (cơn bão) vì

chúng lây lan qua bức email mang tiêu đề "230 người chết khi cơn bão đổ bộ vào
Châu Âu", đánh vào tậm lý người dùng máy tính bởi cơn bão Kyrill tồi tệ đang
hoành hành ở châu lục này.

Mặc dù bị phát hiện ngay sau khi phát tán 3 ngày, sâu Storm đã kịp kiểm soát 8%
số máy tính lây nhiễm. Tất cả bị "trói" vào một mạng máy tính ma (botnet), trở
thành công cụ để ăn trộm thông tin máy chủ, tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) các
website và liên tục gửi email tới các địa chỉ khác

×