Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tiểu luận luật đất đai chuyên đề xung đột xã hội và xung đột trong pháp luật đất đai lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 26 trang )

LUẬT ĐẤT ĐAI
Chuyên đề: Xung đột xã hội và xung đột trong pháp
luật đất đai _ Lý luận và thực tiễn

GVGD: Vũ Văn Tuấn
Nhóm : 01



*
*I. Xung đột xã hội


I. Xung đột xã hội
1.1 Khái niệm xung đột xã hội

❖Xung đột

xã hội là sự biểu hiện của những mâu thuẫn xã hội
khách quan hoặc chủ quan phản ánh sự đối lập giữa những người
đại diện (các bên) của chúng.

❖Hay cũng có thể hiểu: Xung đột xã hội là tình huống hoặc q
trình xã hội, mà trong đó tồn tại các mâu thuẫn về lợi ích giữa các
cá nhân trong mỗi nhóm xã hội, giữa các nhóm xã hội và xã hội
nói chung, thể hiện bằng sự đối lập, sự bất đồng, sự tranh chấp do
khác nhau về nhận thức, thái độ, cảm xúc, nhu cầu, giá trị, mối
quan tâm về nguồn lực tài nguyên - xã hội và đôi lúc được thể
hiện bằng cả hành vi đụng độ, vũ trang.
(TS. Phan Tân, Viện nghiên cứu dư luận xã hội)



1.2 Nguyên nhân dẫn tới xung đột xã hội

❖ Nguyên nhân của tình hình xung đột có nhiều ngun
nhân nhưng thường tập trung chủ yếu tới 3 nguyên nhân
cơ bản mà trong mỗi cuộc xung đột xã hội đều biểu
hiện:

▪ Các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở tại một số
địa phương yếu kém, mất sức chiến đấu..

• Trong đó nghiêm trọng nhất là một số cán bộ trong tổ
chức Đảng, chính quyền quan liêu, tham nhũng, mất dân
chủ, làm sai chính sách, pháp luật gây thiệt hại đến
quyền lợi của nhân dân.


1.2 Nguyên nhân dẫn tới xung đột xã hội (tt)

❖ Một số chính sách pháp luật trong lĩnh vực đất đai, lao
động, an sinh xã hội, quản lý xã hội và bảo đảm quyền lợi
của người nông dân chưa được điều chỉnh đồng bộ, nhất
quán.

❖ Công

tác giải quyết khiếu nại tố cáo và tranh chấp
trong nội bộ nhân dân còn bị coi nhẹ, có nhiều sai sót, để
kéo dài, lại bị một số phần tử xấu lợi dụng, kích động làm
cho tình hình căng thẳng, phức tạp hơn.



1.3 Những mặt quan hệ của xung đột xã hội

• Xung đột xã hội là biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa
các chủ thể khi giải quyết quan hệ lợi ích mâu thuẫn
nhau.

• Trong

xung đột xã hội, hành động xã hội là để giải
quyết các mâu thuẫn xã hội, các vấn đề xã hội nảy sinh
của cá nhân, nhóm xã hội...


1.3 Những mặt quan hệ của xung đột xã hội (tt)

o Nếu mâu thuẫn xã hội là sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập của xã hội => XĐXH là sự đấu
tranh giữa các mặt đối lập của XH hoặc ở mặt nào đó,

• Xung đột xã

hội là một phương thức giải quyết mâu
thuẫn xã hội. (xem lại)

o XĐXH là một trong những động

lực cơ bản của sự
biến đổi xã hội bên cạnh xung đột, sự biến đổi xã hội

còn do nhiều tác động khác gây ra như: sự thích nghi,
sự đồng hố, sự cạnh tranh, sự thi đua lẫn nhau...

• Các yếu tố này cùng tồn tại, cùng làm nên sự vận động
của xã hội.


1.3 Những mặt quan hệ của xung đột xã hội (tt)

o Khi

xung đột xã hội trở
thành tiêu điểm, gây căng
thẳng cho xã hội thì nó sẽ trở
thành vấn đề xã hội và được
các cơ quan công quyền,
người dân quan tâm.


1.4 Một số đặc điểm của tình hình xung đột xã hội
ở Việt Nam hiện nay

▪Những

đặc điểm của tình hình xung đột xã hội khơng
tách rời tình hình chung của đất nước, chúng gắn liền
với các điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội, mang tính
chuyển đổi.

▪Xung đột xã hội hiện diện với những mức độ gam bậc

khác nhau trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội.


1.4 Một số đặc điểm của tình hình xung đột xã hội ở Việt Nam
hiện nay (tt)

❖ Các cuộc xung đột xuất phát và gắn
liền với những mâu thuẫn nội bộ dẫn
đến khiếu kiện, tranh chấp kéo dài,
gay gắt chủ yếu là về quyền và lợi ích
kinh tế - xã hội giữa các bộ phận dân
cư với nhau:

▪ Giữa dân cư với cán bộ trong tổ chức
Đảng, chính quyền

▪ Giữa

nhân dân địa phương với cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên
quan đến quyền lợi của cộng đồng
dân cư.


1.4 Một số đặc điểm của tình hình xung đột xã hội ở Việt
Nam hiện nay (tt)

➢ Những XĐXH có nội dung đấu tranh, địi hỏi vê dân
chủ, cơng khai, công bằng trong thực hiện các quyền,

nghĩa vụ và chống quan liêu, tham nhũng, làm sai
chính sách, pháp luật của một số cán bộ trong các tổ
chức Đảng, chính quyền có hướng tăng

➢ Các cuộc

XĐXH để lại những thiệt hại lớn về vật
chất, tinh thần cho nhân dân địa phương; xâm hại đến
an ninh, trật tự, kỷ cương pháp luật; các thế lực thù
địch trong và ngoài nước lợi dụng để tăng cường các
hoạt động chống phá


1.4 Một số đặc điểm của tình hình xung đột xã hội ở Việt
Nam hiện nay (tt)

▪ Xung đột xã hội rất phức tạp, gay gắt
▪ Tình hình xung đột xã hội ở nước ta có mối liên hệ
chặt chẽ với hiện tượng đồng thuận xã hội, có sự
chuyển đổi thuận nghịch lẫn nhau, gắn kết lẫn nhau

như hai mặt trong quá trình phát triển.


1.5 Các dạng xung đột xã hội theo chủ thể

❖Xung đột

xã hội xảy ra giữa các nhóm dân cư, các nhóm xã
hội với nhau:


▪ Thường là

xung đột giữa hai cộng đồng dân cư thuộc hai xã
hoăc hai thôn, …

▪ Xung đột do mâu thuẫn, tranh chấp lợi ích kinh tế là chủ yếu
❖Xung đột xã hội giữa các nhóm dân cư, những người lao động
với các doanh nghiệp.

❖Xung đột xã hội liên quan tới tôn giáo, dân tộc.


1.5 Các dạng xung đột xã hội theo chủ thể (tt)

*Xung đột xã hội giữa các nhóm dân cư,

các nhóm xã hội
với chính quyền địa phương: Là dạng XĐ xảy ra giữa 1 bên
là 1 bộ phận nhân dân, trong nhiều trường hợp có sự tham
gia của một số cán bộ, đảng viên cơ sở, với cơ quan công
quyền các cấp hoặc đồng thời với cơ quan công quyền và
DN

*Xung đột

về quan điểm: xung đột này bắt nguồn từ mâu
thuẫn đối kháng về ý thức hệ, về chuẩn giá trị và khi có
thời cơ sẽ bùn phát thành xung đột chính trị - xã hội.


Tuy nhiên hiện nay xung đột này còn trong giai đoạn
nhỏ lẻ nhưng lại là loại xung đột hết sức phức tạp, và khó
khăn trong việc giải quyết.


II. Xung đột trong quan hệ pháp luật đất đai
2.1 Khái niệm xung đột trong quan hệ pháp luật đất đai

❖ Xung đột trong quan hệ PLĐĐ là một biểu hiện cụ thể của
xung đột xã hội mà trong đó tồn tại các mâu thuẫn về lợi ích giữa
các cá nhân, giữa các nhóm xã hội liên quan đến lĩnh vực đất đai,
xung đột xã hội trong quan hệ pháp luật đất đai thể hiện bằng sự
đối lập, sự bất đồng, sự tranh chấp giữa các chủ thể thông qua
các dạng nhất định.
Các dạng cơ bản trong xung đọt xã hội về đất đai là: Tranh
chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai.


2.2 Nguyên nhân chủ yếu phát sinh tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về đất đai trong thời gian qua

* Do điều kiện lịch sử về đất đai cũng như điều kiện về
xã hội tác động mà việc tranh chấp, khiếu kiện ngày
càng nhiều với tính chất phức tạp và dai dẳng.

* Do chính sách, pháp luật về đất đai của Nhà nước còn
nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn vốn rất sinh
động

* Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện đất đai ở một

số nơi còn dựa vào cảm tính chủ quan, nể nang, chưa
đúng pháp luật và thiếu công bằng.


2.2 Nguyên nhân chủ yếu phát sinh tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo về đất đai trong thời gian qua (tt)

* Hệ thống

cơ quan quản lý nhà nước cũng
như cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp, khiếu nại hiện nay còn nhiều yếu kém.

* Luật Đất đai, Bộ Luật Tố tụng dân sự, Luật
Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tố tụng Hành
chính cịn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu
đồng nhất và nhiều bất cập.

* Do nhận thức của người dân về sở hữu đất
đai không đồng nhất với quy định của pháp
luật, còn tồn tại các phong tục, tập quán
truyền thống, hương ước, luật tục với những
quy định lạc hậu về sở hữu đất đai chưa
được loại bỏ


❖Xung đột đất đai là một hiện tượng xã hội với sự tham
gia (ít nhất) của 2 đối tượng, bắt nguồn từ những khác
biệt về lợi ích liên quan tới quyền (lợi) trên đất đai


• Quyền: sử

dụng, quản lý, thu lợi, loại trừ (các quyền
hoặc đối tượng khác), chuyển nhượng và bồi thường
trên (mảnh) đất (đai).

➢Xung

đột đất đai thường được hiểu là: Sử dụng sai
hoặc Hạn chế hoặc Tranh chấp về quyền sử dụng đất


III. Thực trạng xung đột đất đai ở
Việt Nam hiện nay (tt)

* Xung đột đất đai diễn ra trong quan hệ
xung đột giữa chính quyền và dân trong
lĩnh vực đất đai, ruộng đất trong các vụ
cưỡng chê đất kể cả giữa doanh nghiệp,
tổ chức với dân.

* Xung đột ruộng đất và bạo hành trong
các vụ cưỡng chế đất đai được cho là
một khuynh hướng phổ biến và khơng
ngừng nóng lên gần đây.


III. Thực trạng xung đột đất đai ở Việt Nam
hiện nay (tt)
• Theo số liệu thống kê năm 2005, nhiều năm qua ở Việt Nam các

tranh chấp, khiếu nại hành chính và tố cáo về đất đai chiếm tới
70% tổng các khiếu kiện của dân,

• Trong đó khiếu nại về giá đất lại chiếm 70% tranh chấp, khiếu
nại hành chính và tố cáo về đất đai

• Đến năm 2010, nhiều địa phương cho rằng lượng khiếu nại hành
chính về giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đang
chiếm tới 90% tổng số lượng khiếu kiện của dân.


III. Thực trạng xung đột đất đai ở
Việt Nam hiện nay (tt)


Năm 2005, Bộ Tài ngun và Mơi trường đã cho triển khai kiểm tra
việc thực thi Luật Đất đai tại tất cả các địa phương



Kết quả tổng hợp cho thấy
Các loại đơn

%

Khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước nước thu hồi đất

70


Tố cáo về vi phạm pháp luật của cơ quan và cán bộ quản lý
đất đai

10

Khiếu nại về quyết định hành chính đối với giải quyết tranh
chấp đất đai

9

Địi lại đất cũ mà người khác đang sử dụng

7

Các trường hợp khiếu nại, tố cáo khác

4


III. Thực trạng xung đột đất đai ở Việt Nam hiện nay (tt)
Trong số đơn khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất lại có:

%

Khiếu nại về giá đất tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thấp hơn giá
đất trên thị trường

70


Nhận bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật trước
đây, nay đòi thêm theo quy định hiện hành của pháp luật

20

Đòi bồi thường đối với đất bị Nhà nước thu hồi trong thời kỳ kinh tế
bao cấp (lúc đó khơng được bồi thường)

6

Khiếu nại về việc chưa được giải quyết tái định cư

3

Khiếu nại, tố cáo về tình trạng bất cơng trong giải quyết bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư.

1



1. Khiếu kiện về đất đai - thực trạng, nguyên nhân và giải
pháp
2. Nhận thức về xung đột xã hội và hoạt động thanh tra
3. Luận văn ‘‘Giải quyết tranh chấp đất đai ở Tây Nguyên và
Tây Nam Bộ_Phạm Hữu Nghị”
4.



×