Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.5 KB, 31 trang )

MỞ ĐẨU
Từ những thập kỷ 70 của thế kỷ XX lại đây, toàn cầu hoá và khu vực hoá
trở thành xu thế tất yếu của thời đại dẫn đến “mở cửa” và “hội nhập” của mỗi
quốc gia vào cộng đồng quốc tế trong đó có xu thế phát triển của thị trường thế
giới. Xu thế này có liên quan đến sự phân công lao động quốc tế và việc vận
dụng lợi thế so sánh giữa các quốc gia trong thương mại giữa các nước với nhau.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước đặc biệt là từ 1988 đến nay nền kinh tế
nước ta đã có nhiều thành tựu to lớn. Với việc hội nhập kinh tế quốc tế, thương
mai quốc tế ngày càng phát triển và có đóng góp quan trọng trong phát triển
kinh tế.Qua hơn 18 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển và đã có những đóng góp quan trọng
vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác quản lý đầu tư
nước ngoài đã từng bước đi vào nền nếp. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam
qua một số lần sửa đổi, bổ sung đang được các nhà đầu tư đánh giá là tương đối
hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Đặc biệt là trong 5 năm qua, thực hiện
Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2001của Chính phủ và Chỉ
thị số 19/2001/CT-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai
đoạn 2001 - 2005,và những năm tiếp theo môi trường đầu tư tiếp tục được cải
thiện, hạn chế được đà suy giảm vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta và gần đây
có những dấu hiệu hồi phục.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một
số yếu kém và hạn chế chậm được khắc phục, nhất là trong các khâu quy hoạch,
xây dựng pháp luật chính sách, quản lý nhà nước, xúc tiến đầu tư…. Trong khi
đó, việc thực hiện Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP và Chỉ thị số 19/2001/CT-TTg
chưa thực sự triệt để và chưa đem lại hiệu quả cao.
Vì thế để đáp ứng vấn đề nêu trên em đã nghiên cứu đề tài: “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Việt Nam” nhằm hiểu rõ hơn và giải đáp một số vấn đề
còn tồn tại cần khắc phục. Qua đó em đã đề cập đến tình hình ĐTTTNN vào
Việt Nam từ 1988 đến nay, vai trò của nó và những kết qủa đạt được.Từ đó tìm
hiểu thêm về những vấn đề đang đặt ra, các hạn chế và đề xuất những định


hướng giải pháp khắc phục và tăng cường thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn vốn
FDI.
Để thực hiện được đề tài này em đã tham khảo nhiều tài liệu, tìm thông tin
trên mạng internet và nhờ sự hướng dẫn của cô :Nguyễn Thị Thanh Hiếu. Em
xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài. Trong quá trình thực
hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến
của thầy cô giáo.
1
PHẦN HAI
NỘI DUNG CHÍNH
I-LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1-Quan niệm và tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
1.1 Quan niệm về đầu tư trực tiếp .
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà quyền sở và quyền sử dụng quản
lý vốn của người đầu tư thống nhất với nhau, tức là người có vốn đầu tư trực
tiếp tham gia vào việc tổ chức ,, quản lý và điều hành dự án đầu tư, chịu trách
nhiệm về kết quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận.
Ngày nay, trong nền kinh tế thế giới ,hình thức đầu tư trực tiếp vốn là hình
thức chủ yếu của các nước phát triển có nền kinh tế phát triển và có xu hướng
ngày càng gia tăng, diễn ra ở cả nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Có
nhiều hình thức đầu tư trực tiếp như: người đầu tư tự lập xí nghiệp mới, mua
hoặc liên kết với xí nghiệp ở nước đầu tư, mua cổ phiếu…
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp chủ yếu là của doanh nghiệp và tư nhân. Số
vốn được coi là đầu tư trực tiếp không giống nhau ở mỗi nước. Có nước quy
định 10% cổ phần đã là đầu tư trực tiếp, có nước quy định 25%. Vốn đầu tư trực
tiếp thường đem lại hiệu quả cao, nhưng mà chủ nhà cũng dễ bị thua thiệt nếu
trình độ quản lý non kém. Các đối tác nước ngoài lợi dụng trình độ quản lý yếu
kém đó để nâng giá đầu vào những máy móc thiết bị, vật tư, qua đó nâng thị
phần vốn của họ trong thị phần vốn và góp vốn bằng những máy móc đã khấu

hao hết và lạc hậu ở nước họ: đồng thời hạ gía bán ở đầu ra, khai báo kinh doanh
lỗ để giảm nộp thuế. Quy mô của vốn và số lượng dự án đầu tư trực tiếp phụ
thuộc vào ý đồ đầu tư của các chủ đầu tư nước ngoài.
Đầu tư quốc tế trực tiếp được thực hiện dưới các hình thức:
-Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng. Hình thức này không cần thành
lập một pháp nhân mới.
-Xí nghiệp liên doanh mà vốn do hai bên cùng góp theo tỷ lệ nhất định để
hình thành xí nghiệp mới có hội đồng quản trị và ban điều hành chung.
-Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
-Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) .Hình thức này
đòi hỏi cần có vốn của bên ngoài và thường đầu tư cho các công trình kết cấu hạ
tầng .
Thông qua các hình thức trên mà các khu chế xuất, khu công nghiệp mới,
khu công nghệ cao… được hình thành và phát triển.
1.2 Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Xu hướng ĐTTTNN hình thành là do sự cần thiết và khả năng khách
quan, thể hiện ở một số điểm sau:
2
- Do sự gặp gỡ lợi ích giữa các bên trong hoạt dộng ĐTTTNN:
+ Đối với bên trong vốn đầu tư :do có nhiều vốn và cạnh tranh khốc liệt
tỷ suất lợi nhuận của vốn giảm, ĐTTTNN sẽ giúp họ tìm được nơi đầu tư có lợi
nhuận cao xâm chiếm thị trường và tránh được hàng rào thuế quan và phi thuế
quan(trong xu hướng bảo hộ mậu dịch). Từ đó hình thành nên những tập đoàn
lớn, đa quốc gia và xuyên quốc gia.
+ Đối với bên tiếp nhận vốn: Do thiếu vốn tích luỹ ,do nhu cầu tăng
trưởng, nhu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến…
để khai thác tài nguyên tạo việc làm cho dân cư, và đặc biệt đối với các nước
đang phát triển thu hút vốn ĐTTTNN còn đảm bảo cho nhu cầu tăng trưởng ,
chuyển dịch cơ cấu thoe hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
- Do nhu cầu giải quyết những nhiệm vụ đặc biệt như xây dựng công

trình có quy mô và cần hoạt động vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia đòi
hỏi phải có sự phối hợp của nhiều nước, chẳng hạn như việc xây dựng các
đường ống dẫn dầu và khí đốt, xây dựng hệ thống lưới điện xuyên Châu Âu, xây
dựng tuyến cáp quang nối liền nhiều nước Châu Á.
Những nguyên nhân cơ bản trên đây khiến cho hoạt động đầu tư quốc tế
hình thành và phát triển với quy mô ngày càng lớn. Tuy nhiên, khác với loại
hình đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp trong đầu tư quốc tế có xu hướng phát
triển mạnh mẽ hơn rất nhiều. Đó là do những đặc điểm riêng của loại hình đầu
tư này.
2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Dựa trên cơ sở phân biệt giữa đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp trong đầu
tư quốc tế, căn cứ vào thực tiễn hoạt động ĐTTTNN tên thế giới, có thể rút ra
một số đặc điểm nổi bật sau đây về ĐTTTNN:
- Các nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn
pháp định, tuỳ theo quy định của luật đầu tư mỗi nước .Vốn pháp định trong dự
án ĐTTTNN là vốn tự có của chủ đầu tư được quy định theo luật đầu tư. Sau khi
góp vốn hợp lệ, nhà đầu tư có quyền tham gia vào việc quản lý và điều hành dự
án đầu tư. Ở ViệtNam, Luật đầu tư nước ngoài quy định tỷ lệ góp vốn của bên
nước ngoài tối thiểu không dưới 30% vốn pháp định và không quy định giới hạn
vốn tối đa. Ở Mỹ tỷ lệ này được quy định là 10%, một số nước khác là 20%.
-Quyền quản lý dự án đầu tư phụ thuộc vào mức độ góp vốn của mỗi
bên ,và sự hoạt động dưói bất kì hình thưc nào của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài phải tuân thủ pháp luật ở nước sở tại .Chẳng hạn , nếu vốn góp của
nhà đầu tư là 100% thì nhà đâù tư nước ngoài co toàn quyền quản lý doang
nghiệp , và quyền này sẽ bị giảm đi nếu tỉ lệ góp vốn giảm xuống.
-Lợi nhuận mà chủ dầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh và được chia theo tỉ lệ góp vốn trong vốn pháp định .
3
Phần lơi nhuận này được các nhà đầu tư chuyển về nước sau khi đã nộp một
khoản thuế hoặc cũng có thể được sử dụng để tái đầu tư ở nước sở tại .

-Hoạt động ĐTTTNN được thực hiện thông qua việc xây dụng doang
nghiệp mới ,mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc
mua cổ phiếu để thôn tính hoăc xác nhập các doanh nghiệp vốn với nhau . Hoạt
động ĐTTTNN thực hiện ở nước sở tại ,nên toàn bộ quá trình từ đăng kí đến
triển khai , vận hành và kết thúc dự ans ĐTTTNN phải chịu sự điêu chỉng của
bộ luật tương ứng , thường là luật đàu tư nước ngoài . Ví dụ ở Việt Nam .hoạt
đông ĐTTTNN chịu sự điều chỉnh của luệt dàu tư nước ngoài ở Việt Nam ban
hành năm 1987 ,ngoài ra còn có trên 90 văn bản dưới luật do chính phủ và các
bộ ban hành nhằm quy định chi tiết viêc thi hành đấu tư tại Việt Nam ,chẳng hạn
như thông tư số 12/BKH của bộ kế hoạch -đầu tư và nghị định 24/CP của chính
phủ Việt Nam ban hành năm 2000.
3.Vai trò của hoạt động ĐTTTNN.
3.1 Vai trò của hoạt động ĐTTTNN.
Trong thời gian qua, ĐTTTNN co va trò hết sức quan trọng đối với sụ
phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta,cụ thể:
- Đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghệ : chiếm đến 36,4%
sản lượng công nghiệp; những ngành công nghiệp nhẹ như:dệt may chiếm
12,1%,gốm thuỷ tinh chiếm 9,75, thực phẩm đồ uống :22,5%...và phần lớn các
ngành công nghệ cao sử dụng sản phẩm điện tử máy tính, thiết bị văn phòng,
ôtô, xe máy đều do các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN sản xuất.
- ĐTTTNN góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế: đóng góp vào
GDP của khu vực ĐTTTNN ngày càng tăng. Bình quân trong giai đoạn
1995-2001 la 9,71%.
- Bổ sung vào nguồn vốn đầu tư phát triển: góp phần quan trọng tạo điều
kiện thuận lợi cho chiến lược CNN-HĐH đất nước. Bình quân giai đoạn
1995-2000: ĐTTTNN đóng góp 24,5% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động: giải quyết việc làm cho
645000 lao động trực tiếp và 1,3 triệu lao động gián tiếp trong đó có khoảng
6000 cán bộ quản lý, 25000 cán bộ kỹ thuật. Năm 2003, khu vực đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã giải quyết 45000 lao động.

- Thúc đẩy sản xuất hàng hoá, mở rộng thị trường, phát triển ngành dịch
vụ ,nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH-HĐH, tạo năng suất lao động cao ,từng bước đưa nền kinh tế
nước ta chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường hiện đại.
- Thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, góp phần đưa nước ta
tham gia hiệu quả vào phân công lao động quốc tế, thúc đẩy mở rộng quan hệ
đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.
4
-Đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng: cụ thể :Năm 1994:128
triệu USD, năm 1996:263 triệu USD, năm 1998:370 triệu USD, năm 2000: 280
triệu USD, năm 2002: 460 triệu USD, năm 2003: 500 triệu USD.
3.2 Một số hạn chế.
- Cơ cấu vốn đầu tư nhìn chung còn bất hợp lý so với định hướng phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thực tế hoạt động ĐTTTNN trong những
năm qua cho thấy, vốn đầu tư vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào những ngành
dễ thu lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn ngắn như: các ngành sản xuất chất tẩy
rửa, ngành gia công may mặc, giày dép, lăp ráp ô tô , xe máy, điện tử dân dụng,
sắt thép , xi măng, khách sạn, văn phòng cho thuê… Các dự án thuộc lĩnh vực
nông lâm, thuỷ sản, công nghiệp cơ khí và dịch vụ có giá trị lớn như giao thông
vận tải , bưu chính -viễn thông, tài chính ngân hàng, lĩnh vực công nghệ cao
chiếm tỷ lệ rất thấp cả về số lượng dự án lẫn số vốn đầu tư.
- Một số dự án hoạt động kém hiệu qủa, thua lỗ kéo dài dẫn đến tình trạng
phá sản, công nhân bị sa thải. Từ năm 1998 đến năm 2001, nhiều liên doanh đã
phải chuyển sang hình thức công ty 100% vốn nước ngoài để cải thiện hoạt động
sản xuất kinh doanh. Trong một số liên doanh, phần do đầu tư của phía Việt
Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn đầu tư (trung bình khoảng 30%
vốn pháp định, bằng khoảng 10% tổng vốn đầu tư, chủ yếu góp bằng quyền sử
dụng đất), lại yếu kém về trình độ chuyên môn, quản lý nên đã bị các chủ đầu tư
nước ngoài thao túng, gây thiệt hại cho phía Việt Nam. Nhiều công nghệ quá lạc
hậu, gây ô nhiễm môi trường.

- ĐTTTNN chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia chi phối , nên nếu
nền kinh tế không phát triển nhanh, bền vững sẽ phụ thuộc về vốn, kỹ tuật, thị
trường và mạng lưới tiêu thụ, phân phối của họ. Thông qua sự chi phối vệ kinh
tế , các công ty xuyên quốc gia có khả năng gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế
xã hội, tăng xu hướng phân hoá giàu ngheo trong xã hội.
II- THỰC TRẠNG ĐTTTNN TẠI VIỆT NAM.
1. Một số nhận xét về môi trường đầu tư ở Việt Nam từ 1988 đến nay.
Luật Đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã được Quốc Hội phê chuẩn tháng
12-1987. Luật có hiệu lực từ 01-01-1988 đã đánh dấu mốc quan trọng của thời
kỳ hội nhập và mở cửa của nền kinh tế Việt Nam, nhằm thu hút nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước ta, bổ sung nguồn vốn cho đầu tư và phát
triển. Bộ luật này ra đời đã tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất kinh doanh
và dich vụ. Trong quá trinh triển khai vào cuộc sống, 17 năm qua , bộ luật đã
được bổ sung ,sửa đổi nhiều lần vào tháng 6-1992, tháng 11-1996, tháng 6-2000
và năm 2003, nhằm “mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ sự
nghiệp CNH-HĐH, phát triển kinh tế quốc dân”. Về hình thức đầu tư, Điều 4,
5
chương II quy định có 3 hình thức : Hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Cùng với luật nay, Nhà nước đã có nhiều chủ trương , chính sách và cơ
chế để một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm
đầu tư làm ăn lâu dài ở Việt Nam, mặt khác giúp các đối tác trong nước, nhất là
cac doanh nghiệp triển khai các dự án liên doanh với nước ngoài có hiệu quả.
Trong qua trình thực hiện bộ luật này, bên cạnh các mặt tích cực , đã phát
sinh những vấn dề mới. Vì vậy, bộ luật đã được bổ sung , sửa đổi nhiều lần để
phù hợp với yêu cầu và diều kiện hội nhập và mở cửa của nền kinh tế. Trong
chương trình số 6 của kế hoạch 5 năm 1996-2000 về phát triển kinh tế đối ngoại,
Nghị quyết Đại hội VIII nhấn mạnh: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hướng
vào những lĩnh vực ,những sản phẩm và dịch vụ có công nghệ tiến, có tỷ lệ xuất

khẩu cao… cần có chính sách và biện pháp hữu hiệu để thu hút vào những nơi
có tiềm năng nhưng trước mắt còn khó khăn…Hình thức đầu tư cần đa dạng
hóa,chú ý các hình thức đầu tư mới như đầu tư tài chính, cần tăng cường hợp tác
với các công ty đa quốc gia để tranh thủ được công nghệ nguồn, tiếp cận quản lý
hiện đại và thâm nhập nhanh vào thị trường quốc tế, mở rộng thị trường mới.
Đại hội IX nhấn mạnh: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để cải thiện tốt hơn
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Trên cơ sở các quan điểm ,
định hướng và giải pháp đó, Chính phủ đã bổ sung ,sửa đổi nhiều chính sách
nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam so
với các nước khác trong khu vực. Nhiều ngành và địa phương đã tổ chức diễn
đàn thu hút vốn FDI ,trên cơ sở vận dụng các điều của Luật Đầu tư sửa đổi và
cơ chế chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Việc Việt Nam gia nhập AFTA, khu vực đầu tư ASEAN-AIA và ký kết
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là diểm sáng cho môi trường đầu tư Việt Nam
trong diều kiện hiện nay. Khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, các
nhà đầu tư sẽ đầu tư vào Việt Nam làm bàn đạp cho xuất khẩu hàng hoá sang
Mỹ để hưởng ưu đãi về thuế quan. Cũng như vậy, khi tham gia vào tổ chức Đầu
tư ASEAN (AIA) ,Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận được nguồn vốn
ĐTTTNN trên thế giới và trong khu vực do sự hoạt động của tổ chức này. Hơn
nữa , đầu tư nước ngoài luôn có mối quan hệ mật thiết với thương mại quốc tế,
vì vậy, khi Việt Nam tăng cường hội nhập khu vực và quốc tể thì chắc chắn kim
ngạch xuất nhập khẩu sẽ tăng và thúc đẩy hoạt động ĐTTTNN. Tuy nhiên, Việt
Nam cần tăng cường hơn nữa tỷ trọng xuất khẩu công nghiệp trong kim ngạch
xuất khẩu, vì thực tế ở các nước Thái Lan, Philippin, Malãiia cho thấy tỷ trọng
này chiếm tới 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vì vâỵ đã tạo động lực thu
hút đầu tư nước ngoài.
6
Như vậy, ĐTTTNN vào Việt Nam vẫn tiếp tục giảm và chưa có dấu hiệu
phục hồi trong thời kỳ 1994 – 1996 thì ở những năm gần đây đã dần phục hồi và
có bước phát triển đáng kể. Vấn đề đặt ra là phải đánh giá và xây dựng sự hấp

dẫn trong một môi trường động, luôn luôn thay đổi dưới tác động cạnh tranh của
các nước trong khu vực và sự thay đổi của chiến lược đầu tư nước ngoài. Qua
những đánh giá sơ lược trên đây cho thấy môi trường đầu tư ở Việt Nam tuy có
sức cạnh tranh song những nhân tố tạo động lực cho ĐTTTNN đã thay đổi đáng
kể trong giai đoạn hiện nay, vì vậy Việt Nam cần thay đổi để tạo môi trường đầu
tư cho phù hợp với xu hướng hiện nay. Trên đây là những đánh giá sơ lược về
môi trường đầu tư ở Việt Nam, điều đó sẽ phần nào lý giải được thực trạng đầu
tư ở Việt Nam từ 1988 đến nay.
2. Tình hình đầu tư trực tiếp ở Việt Nam từ 1988 đến nay.
2.1 Giai đoạn 1988 – 2004.
Từ khi Luật có hiệu lực 1988 đến 31-12-2003, cả nước đã thu hút 5441 dự
án FDI ,với số vốn đầu tư 45776,8 triệu USD và vốn pháp định là 22,291 triệu
USD. Đến 2003, khu vực FDI đã đóng góp 14,47% GDP , 16,8% vốn đầu tư
phát triển , tạo việc làm mới cho hàng triệu lao động. Sau một thời gian chững
lại và giảm sút , bắt đầu từ năm 2004 , đầu tư nước ngoài đã có dấu hiệu phục
hồi.
Dưới đây là những kết quả đạt được và xu hướng biến động qua các thời
kỳ.
Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực cho đến năm 2004, hoạt
động thu hút vốn FDI đã trải qua những bước thăng trầm khá rõ nét.
Trong 3 năm đầu triển khai Luật (1988-1990) được coi là thời kỳ thử
nghiệm, mò mẫm nên kết qủa đạt được không nhiều: 214 dự án, vốn đăng ký
1582,3 triệu USD và vốn pháp định1007,4 triệu USD. Bình quân 1 dự án 7,4
triệu USD vốn đăng ký và 4,7 triệu USD vốn pháp định. Các lĩnh vực thu hút
đầu tư chủ yếu là khách sạn, du lịch, khai thác thăm dò dầu khí, công nghiệp chế
biến nông – lâm - thuỷ hải sản, xây dựng. Đối tác đầu tư chủ yếu là các nước và
vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á như :Singapore, HôngKong, ĐaiLoan, Nhật
Bản và một số nước khác…
Thời kỳ 1991-1996: Làn sóng đầu tư nước ngoài trở nên sôi động tại Việt
Nam và kết qủ đạt được là mức cao nhất trong 17 năm qua. Trong 6 năm cả

nước đã thu hút 1784 dự án với số vốn đăng ký lên tới 25464 triệu USD , vốn
pháp lý đạt 11886 triệu USD. Bình quân 1 năm thu hút được trên 4,2 ty USD
vốn đăng ký và gần 2 tỷ USD vốn pháp định. Bình quân 1 dự án có 14,27 triệu
USD vốn đăng ký và 6,7 triệu USD vốn pháp định. Năm 1996 có số vốn đăng
ký đầu tư nhiều nhất: 8979 triệu USD , vốn pháp định 3280 triệu USD với 380
dự án ;quy mô bình quân 1 dự án là 25,5 triệu USD vốn đăng ký và 8,47 triệu
7
USD vốn pháp định, là mức cao nhất trong các năm qua. Bên cạnh các dự án
đầu tư mới, trong thời gian này còn có 222 dự án bổ sung thêm vốn đầu tư với
số vốn đăng ký là 2099 triệu USD. Nếu loại trừ 237 dứ án rút giấy phép với số
vốn đăng ký la 1269 triệu USD,và 16 dự án đã kết thúc với số vốn 310 triệu
USD thi tính từ năm 1988 đến hết năm 1996 cả nước 1998 dự án còn hiệu lực
với số vốn đăng ký 27406 triệu USD , vốn pháp định 12893 triệu USD. Các dự
án tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp với 1077 dự án và 11546,3 triệu
USD vốn đăng ký, kế đến là khách sạn du lịch 189 dự án và 3880,5 triệu USD ,
thứ ba là ngành xây dựng 221 dự án và 3677,1 triệu USD vốn đăng ký, thứ 4 là
giao thông vận tải và bưu điện 120 dự án và 2758 triệu USD vốn đăng ký. Khu
vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản có 316 dự án, nhưng chỉ có 1527 triệu USD
vốn đăng ký. Hoạt động cũng thu hút vốn FDI sôi động khắp các vùng và nhiều
địa phương trong đó tập trung vào các vùng: Đông nam bộ có 1262 dự án và
15986 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 50,8% tổng số vốn đăng ký cả nước; vùng
đồng bằng sông Hồng có 514 dự án và 9503 triệu USD; thứ ba là vùng đông bắc
97 dự án và 1442 triệu USD, thứ tư là vùng duyên hải miền trung 120 dự án và
1302 triệu USD, thứ năm là vùng đồng bằng sông Cửu Long có 128 dự án và
763 triện USD. Địa phương thu hút nhiều dự án và vốn FDI đến năm 1997 là
Thành phố Hồ Chí Minh với 697 dự án và 8857 triệu USD vốn đăng ký và 2803
triệu USD vốn pháp định. Đồng Nai có 249 dự án và 3259 triệu USD vốn đăng
ký và 1249 triệu USD vốn pháp định. Bà Rịa Vũng Tàu có 83 dự án và 2249
triệu USD vốn đăng ký và 1042 triệu USD vốn pháp định. Số lượng đối tác đầu
tư đã lên tới 63 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp các châu lục. Các quốc gia và

vùng lãnh thổ dẫn đầu về vốn đầu tư vào Việt Nam trong thời kỳ này là:
Singapỏe 185 dự án và 4846 triệu USD ; Đài Loan 354 dự án và 4168 triệu
USD; Hồng Kông 264 dự án và 3364 triệu USD; Nhật Bản 236 dự án và 3037
triệu USD và Hàn Quốc 223 dự án và 2916 triệu USD vốn đăng ký.
Đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế Việt
Nam ngày càng cao. Tỷ trọng khu vực FDI trong cơ cấu GDP từ 6,3% năm 1995
lên 7,27% năm 1996. Tỷ trọng công nghiệp FDI năm 1996 chiếm 26,49% giá trị
sản xuất công nghiệp cả nước. Nhờ có sự tham gia của khu vực FDI nên diện
mạo kinh tế đã có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ, nhất là trong sản xuất công
nghiệp, xây dựng, khách sạn, du lịch. Nhiều sản phẩm công nghiệp mới xuất
hiện như khai thác dầu thô, lắp ráp ô tô, xe gắn máy, điện tử, tin học, chế biến
nông lâm thuỷ sản chất lượng cao, da giày, may mặc xuất khẩu, hoá chất…Khu
vực FDI đã tạo việc làm cho trên 200 ngàn lao động xã hội và góp phần quan
trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động xã hội.
Nguyên nhân của những khởi sắc về thu hút vốn đầu tư FDI trong thời kỳ
1991- 1996 là: Luật đầu tư nước ngoài sau khi đã thử nghiệm trong 3 năm
8
1988-1990 đã được bổ sung hoàn thiện trong các năm 1992 và 1996 nên có sức
hấp dẫn đối tác đầu tư. Thêm vào đó các bộ luật khác có liên quan như Luật đất
đai năm 1993, Luật thuế, Luật lao động và nhiều cơ chế chính sách của Nhà
nước, của chính quyền các địa phương đã thông thoáng hơn, tạo điều kiện thu
hút đầu tư nước ngoài. Tình hình kinh tế thế giới và khu vực tăng trưởng ổn định
nên các công ty mẹ có đầy đủ các yếu tố cần thiết nhất là , thị trường , công
nghệ để mở rộng thị trường đầu tư vào Việt Nam.
Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1997 làn sóng đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam xuất hiện xu hướng chững lại và giảm sút. Vốn đăng ký bắt đầu giảm
mạnh, cuối năm 1997 với số vốn đăng ký cả năm là 4894,2 triệu USD, bằng
54,5% năm 1996. Năm 1998 có 285 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký là
4183 triệu USD, chỉ bằng 92,5% số dự án và 84,55% số vốn đăng ký của năm
1997. Năm 1999 chỉ còn 1568 triệu USD vốn đăng ký, bằng 38,7% vốn đăng ký

năm 1998 và mức thấp nhất kể từ năm 1991. Năm 2000 tuy có tăng lên 2018
triệu USD nhưng cũng chỉ bằng 48,7% năm 1998, tính chung 4 năm 1997-2000
cả nước chỉ thu hút 1343 dự án với số vốn đăng ký 12618 triệu USD và 6698
triệu USD vốn pháp định. Số vốn đăng ký bình quân 1 dự án chỉ có 9,39 triệu
USD so với 14,8 triệu USD của thời kỳ 1991-1996. Do số dự án và vốn đăng ký
giảm nên số lao động do khu vực này tạo ra trong thời kỳ này cũng giảm, chỉ
còn trên 140 nghìn người.
Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, về khách quan, cuộc khủng
hoảng tài chính khu vực Châu Á trong năm 1997-1998 đã tác động xấu đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của các công ty mẹ ở những nước này nên khả năng
đầu tư mới cũng như đầu tư bổ sung của các dự án rất hạn chế. Thị trường tiêu
thụ sản phẩm công nghiệp và dịch vụ thế giới bị thu hẹp nên khả năng xuất khẩu
của các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của các dự án FDI bị hạn chế. Một số
lợi thế ban đầu của Việt Nam như tài nguyên thiên nhiên phong phú, giá thuê
công nhân thấp… đang giảm dần do sự cạnh tranh của các nước trong khu vực,
nhất là Trung Quốc rất quyết liệt. Về chủ quan, luật đầu tư nước ngoài của Việt
Nam tuy đã bổ sung sửa đổi nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều cơ chế và
chính sách kinh tế tài chính vẫn chưa làm yên lòng các nhà đầu tư nước ngoài,
trong đó giá thuế đất cao; chính sách hai giá trong nhiều lĩnh vực vừa cao so với
các nước trong khu vực, vừa mang nặng tính chất phân biệt đối xử nhưng chậm
khắc phục (giá điện, cước điện thoại, vé máy bay…) Hệ thống cơ sở hạ tầng yếu
kém, nhất là đường giao thông, bến cảng, sân bay. Thủ tục hành chính rườm rà
nhưng khắc phục chậm làm nản lòng các nhà đầu tư.
Thời kỳ 2001-2004: trước tình trạng giảm sút đầu tư nước ngoài trong 4
năm 1997-2000, nhà nước đã có nhiều chủ trương và giải pháp khắc phục các
nguyên nhân chủ quan về cơ chế chính sách. Năm 2000 luật đầu tư nước ngoài
9
được bổ xung sửa đổi theo hướng thông thoáng hơn. Tiếp theo đó nhà nước đã
bao hành nhiều chính sách kinh tế tài chính mới nhằm tạo môi trường thuận lợi
để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn lâu dài. Chính phủ đã chỉ đạo

các bộ ngành và các địa phương triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư thông
qua nhiều hình thức và quy mô khác nhau, ở trong nước và ngoài nước. Cùng
với luật đất đai sửa đổi năm 2003, nhà nước đã bổ sung, hoàn thiện các bộ luật
khác để hỗ trợ luật đầu tư nước ngoài và bước đầu đã đạt kết quả khá so với
trước. Đáng chú ý là ngày 28/8/2001 chính phủ đã ban hành nghị quyết số
09/2001/NQ-CP về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài
thời kỳ 2001-2005. Tiếp đó ngày 17/5/2002 chính phủ ra quyết định số 62/2002/
QĐ-TTG ban hành danh mục quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài thực hiện
chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đầu năm
2003, chính phủ thành lập cơ quan xúc tiến đầu tư chuyên trách quốc gia ( cục
đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư) nhằm tập trung đầu mối chỉ
đạo và tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài có
hiệu quả hơn. Nhờ những cải tiến này, nhiều vấn đề về chính sách và cơ chế
nhằm thu hút vốn FDI đã có chuyển động tích cực. Tính ổn định và thông
thoáng của các chính sách cao hơn; thủ tục cấp phép đơn giản và thuận tiện hơn;
tính chất minh bạch, rõ ràng không chồng chéo về các loại thuế đã được thể
hiện; cơ chế hai giá đang được khắc phục từng bước nhằm tạo thế bình đẳng
giữa các nhà đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước. Tuy chưa phải là hoàn
hảo song những chuyển động tích cực của chính phủ và sự quan tâm của các Bộ,
ngành và chính quyền địa phương đã và đang tạo thêm sức hấp dẫn mới cho các
nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Kết quả là từ năm 2001 hoạt động đầu tư
nước ngoài đã có dấu hiện phục hồi dù còn chậm. Năm 2001 có 550 dự án đầu
tư mới với số vốn đăng ký 550 triệu USD; tăng 41% về số dự án và tăng 28,4%
về số vốn đăng ký so với năm 2000. Đến cuối năm 2002, đã có hơn 4.500 dự án
ĐTTTNN đã được cấp giấy phép, với tổng số vốn đăng ký và tăng vốn lên trên
50 tỷ USD. Trừ các dự án đã giải thể trước thời hạn hoặc hết thời hạn hoạt động,
hiện còn trên 3670 dự án đang có hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là trên 39 tỷ
USD. Trong số đó có gần 2000 dự án đang triển khai hoạt động kinh doanh, 980
dự án đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản và làm các thủ tục hành chính, gần
700 dự án chưa triển khai do nhiều nguyên nhân. Tổng số vốn đầu tư thực hiện

của các dự án đã cấp phép khoảng 24 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện của các dự
án còn hiệu lực là trên 21 tỷ USD. ĐTTTNN chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp
và xây dựng, với 66% dự án và 64,5% vốn thực hiện. Lĩnh vực này cũng thu hút
trên 70% lao động và tạo ra trên 90% giá trị xuất khẩu của khu vực ĐTTTNN.
Lĩnh vực dịch vụ chiếm 21% số dự án và 29,5% vốn thực hiện và lĩnh vực nông-
lâm ngư-nghiệp chiếm 13%số dự án và 6% vốn thực hiện.
10
Xét theo các hình thức đầu tư thì hình thức liên doanh chiếm tới 51% số
vốn đăng ký và 30% số dự án, đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm 36% vốn
đăng ký và 66% số dự án, ĐTTTNN theo hình thức hợp đồng, hợp tác kinh
doanh va BOT chiếm 13% vốn đăng ký và 4% số dự án.
Xét theo khu vực các nước đầu tư vào Việt Nam thì khu vực Đông - Bắc
Á (gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hông Kông) chiếm 55,4% về số dự án
và 40,8% về số vốn đăng ký của tất cẩ các dự án đang còn hiệu lực. Đầu tư của
các nước ASEAN vào Việt Nam từ năm 1997 đến 2002 có chiều hướng suy
giảm, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực và những
hạn chế về khả năng khôi phục kinh tế (Xingapo vẫn giữ vị trí đứng đầu với 263
dự án và 7,2 tỷ USD vốn đăng ký). Đầu tư của các nước Châu Âu như: Pháp ,Hà
Lan , Anh vẫn nằm trong số 10 nước đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, Hoa Ky đứng
ở vị trí 13, với hơn 1,1 tỷ USD vốn đăng ký.
Xét theo vùng và địa phương thì ĐTTTNN tập trung chủ yếu vào vùng
kinh tế trọng diểm miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm miền Nam. Trong số
các địa phương thu hút mạnh mẽ ĐTTTNN , thành phố Hồ Chí Minh giữ vị trí
đứng đầu với 1224 dự án và 10394 triệu USD vốn đăng ký còn hiệu lực ;tiếp
theo là Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương và Quảng Ninh, với tổng số 634 dự
án, 9625 triệu USD vốn đăng ký còn hiệu lực.
ĐTTTNN gia tăng liên tục trong nửa đầu thập niên 90. Sau khủng hoảng
tài chính - tiền tệ khu vực năm 1997, ĐTNN vào Việt Nam có suy giảm. Năm
2000 ĐTTTNN đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trong năm 2001, nhưng chưa
mạnh. Năm 2002 vốn ĐTTTNN thu hút mới lại suy giảm rõ rệt, chỉ bằng gần

60% so với cung kỳ năm 2001 (với 1,3 tỷ USD).
Năm 2002, FDI đã chiếm tỷ trọng 18,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, là
một nguồn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển và đẩy mạnh CNH-HĐH
đất nước.
Tính đến ngày 31-12-2003, cả nước nước đã thu hút khoảng 5236 dự án
đầu tư, trong đó có khoảng 4324 dự án đang hoạt động với số vốn đăng ký 40,8
tỷ USD ,vốn thực hiện khoảng 24,6 triệu USD. Riêng năm 2004 cả nước có thu
hút hơn 4,2 tỷ USD , đầu tư mới tăng 35% so với năm 2003. Đây là mức đăng
ký cao nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính khu vực diễn ra năm 1997. Tính
chung đến ngày 31-12-2004 vốn đăng ký là 45 tỷ USD, vốn thực hiện là 27,42
tỷ USD.
Hiện nay hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đều có dự án đầu tư nước
ngoài, nhưng tập trung chủ yếu vào một số địa phương có cơ sở hạ tầng tốt, điều
kiện thuận lợi như: TP Hồ Chí Minh (25%), Hà Nội (18%), Đồng Nai (16%),
Bình Dương (9%) và 59 tỉnh thành phố khác (27%). Đối với sự phân bổ ngành,
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam được phân bổ tương đối
11
rộng, nhưng chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Khu vực
nông – lâm – ngư nghiệp tuy có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư nhưng lượng
FDI còn thấp. Các dự án trong lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh bất động sảncó tỷ
trọng lớn, chiếm 1/3 tổng số vốn đăng ký, song vốn FDI vào một số ngành dịch
vụ hiện đại còn chưa đáng kể do thị trường dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn
pháp lý, tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ còn chậm phát triển. .
Đạt được con số 4,2 tỷ USD trong thu hút FDI của năm 2004 là một dấu
mốc quan trọng ghi nhận sự phục hồi FDI sau nhiều năm trì trệ.
Tuy số dự án cấp mới trong 4 năm 2001-2004 không nhiều nhưng kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực này vẫn tăng trưởng khá do nhiều dự
án đã đi vào sản xuất ổn định. Vì vậy đóng góp của khu vực kinh tế FDI cho nền
kinh tế tiếp tục tăng lên. Tỷ trọng kinh tế FDI trong GDP năm 2000 là 13,28%;
năm 2001 là 13,75%; năm 2002 là 13,76% và năm 2003 là 14,47%. Tỷ trọng

công nghiệp FDI trong giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 là 41,3%; năm
2001 là 41,5%; năm 2002 là 41,6% và năm 2003 chiếm 31,4%. Đóng góp của
khu vực FDI cho nguồn thu ngân sách nhà nước ngày càng lớn và năm nào cũng
vượt kế hoạch. Thu từ các doanh nghiệp có vốn FDI năm 2002 đạt 116,4% dự
toán năm và tăng 28,2% so với năm 2001; năm 2003 đạt 109,5% và tăng 30% so
với năm 2002; 8 tháng đầu năm 2004 thu từ doanh nghiệp FDI (không kể dầu
thô) đạt 67,1% dự toán năm, thu về dầu thô đạt 84,2% dự toán năm và ước cả
năm tăng trên 30% so với năm 2003. Một số tỉnh nghèo, kinh tế chủ yếu là thuần
nông trước đây, thì ngày nay nhờ thu hút nhiều dự án FDI đã trở thành tỉnh khá
và giàu, cơ cấu kinh tế và lao động chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp
hoá, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu ngân sách tăng nhanh. Đó là các tỉnh
Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Đà Nẵng, Quảng
Ninh. Do vậy, vai trò quan trọng và đóng góp của khu vực kinh tế FDI cho phát
triển kinh tế xã hội Việt Nam trong 17 năm qua là điều khẳng định đã được thực
tế cuộc sống chứng minh rõ ràng. Xu hướng phát triển theo chiều sâu, bền vững,
tăng hiệu quả kinh tế xã hội cho cả hai phía: đối tác đầu tư và Nhà nước Việt
Nam ngày càng trở thành phổ biến. Và xu hướng này đang được thực tế chứng
minh trong 4 năm đầu thế kỷ 21.
2.2 Giai đoạn 2005 đến nay.
Năm 2005: Quốc hội Việt Nam đã và sẽ thông qua 20 luật , là số lưọng
luật được thông qua nhiều nhẩttong 1 năm kể từ trước đến nay, trong đó có Lụât
đầu tư và Luật doanh nghiệp thống nhất.
Năm 2004 đến nay, tính chung Việt Nam đã thu hút được hơn 18 tỷ USD
vốn FDI đăng ký mới , 13,6 tỷ USD vốn FDI thực hiện. Ước tính khu vực kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện đóng góp hơn 14% GDP, hơn 20% tổng số vốn
đầu tư toàn xã hội, và hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong 5
12

×