Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

10 điểm quan trọng khi chọn mua LCD và những điều cần biết pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.03 KB, 4 trang )

10 điểm quan trọng khi chọn mua LCD và những điều
cần biết
Chúng có những nhược điểm mà không phải ai cũng chấp nhận được, những game
thủ chuyên nghiệp hay các nhà thiết kế đồ họa có thể sẽ muốn ở lại với dòng màn
hình CRT truyền thống do yêu cầu về màu sắc và tốc độ đáp ứng; giá màn hình
CRT cũng rẻ hơn nhiều so với LCD. Tuy nhiên, LCD sẽ đem lại nhiều thứ đáng
giá hơn như tiết kiệm điện, diện tích, không gây hại cho mắt, màn hình sáng
hơn

Tuy nhiên việc chọn mua một “con” LCD vừa ý và chất lượng tốt không đơn giản,
nhất là khi khái niệm về loại màn hình này còn khá mới mẻ với mọi người. Bài
viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn sơ lược về việc chọn mua và sử dụng LCD
sao cho hợp lý.

I- CHỌN MUA LCD

1. Kích thước màn hình (screen size):

Không giống với màn hình CRT thường có vùng làm việc (viewable area) nhỏ hơn
kích thước thực, màn hình LCD có vùng làm việc chính xác bằng kích thước thực
(đường chéo), do vậy màn hình LCD 17” sẽ có vùng làm việc đúng bằng 17”. Khi
so sánh tầm nhìn của hai loại màn hình LCD và CRT, người ta thường “độ chừng”
như sau:
- Màn hình 17” CRT ~ 15” LCD.

- Màn hình 19” CRT ~ 17” LCD.

- Màn hình 21” CRT ~ 19”-20” LCD.

Dĩ nhiên những thông số này cũng chỉ mang tính tương đối, màn hình 19” CRT
cho bạn tầm nhìn khoảng 18” và dĩ nhiên sẽ to hơn màn hình LCD 17” một chút.


Một số loại màn hình LCD được chế tạo đặc biệt cho nhu cầu xem phim thường
được gọi là wide screen (màn ảnh rộng), thường có chiều ngang dài hơn và chiều
dọc hẹp hơn màn hình thông thường. Đối với những loại này, cách tính kích thước
theo đường chéo vẫn đúng nhưng độ phân giải chuẩn cũng như diện tích hiển thị
hơi khác một chút.

2. Độ phân giải (resolution):

Khác với CRT, mỗi loại LCD đều có một độ phân giải tối ưu tương ứng (do số
lượng điểm ảnh định sẵn trên mỗi tấm LCD được sản xuất ra). Vì vậy, bạn sẽ
không bao giờ thiết lập được độ phân giải cao hơn độ phân giải tối ưu. Dĩ nhiên
bạn có thể bắt LCD hiển thị ở độ phân giải thấp hơn, tuy nhiên chất lượng hình sẽ
tồi hơn. Để giải thích điều này, bạn phải biết rằng LCD hiển thị mỗi điểm ảnh mà
chương trình yêu cầu bằng một điểm ảnh vật lý, với độ phân giải tối ưu, mỗi điểm
ảnh ảo sẽ được biểu hiện bằng một điểm ảnh thực và chất lượng hình ảnh sẽ rất
đẹp. Tuy nhiên nếu bạn thiết lập độ phân giải thấp hơn, một điểm ảnh ảo sẽ được
biểu hiện bằng nhiều điểm ảnh thực và kích thước một điểm ảnh sẽ to hơn, như
vậy hình ảnh sẽ bị nhòe và xấu hơn. Ví dụ, với LCD 17” (thường có độ phân giải
tối ưu là 1280x1024) nếu bạn thiết lập ở độ phân giải 1024x768, một điểm ảnh ảo
sẽ được biểu thị trên màn hình bằng bốn điểm ảnh thực. Vì một điểm ảnh thực khá
bé nên bạn sẽ không nhận thấy sự khác biệt nhiều, nhưng nếu để ở độ phân giải
800x600, mọi thứ trông sẽ khá tồi tệ. Tóm lại, chúng ta sẽ có độ phân giải chuẩn
của các loại màn hình LCD như sau:

Dựa vào đây, bạn nên chọn lựa loại màn hình sao cho phù hợp với card đồ họa của
mình, nhất là khi bạn thường giải trí bằng các trò chơi máy tính. Nếu bạn mua màn
hình 17” mà card đồ họa không thể “cân” nổi game ở độ phân giải 1280x1024 thì
kết quả sẽ không được như ý.

3. Tốc độ làm tươi (refresh rate):

Điều đầu tiên bạn nên biết là màn hình LCD không bị nhấp nháy khi để tần số
refresh quá thấp như màn hình CRT. Mặc dù tất cả các nhà sản xuất màn hình
LCD thường khuyến cáo người dùng rằng sản phẩm của họ có refresh rate tối ưu
là 60Hz (con số này sẽ làm cho bạn nhức mắt và đau đầu trong vài phút nếu dùng
màn hình CRT) nhưng đa số màn hình LCD đều hỗ trợ tần số 75Hz. Việc thiết lập
tốc độ làm tươi ở 75Hz có thể không tạo ra sự khác biệt nào trên màn hình
Desktop cũng như khi sử dụng ứng dụng văn phòng, tuy nhiên khi bạn sử dụng
các ứng dụng đồ họa 3D hoặc xem phim, hình ảnh sẽ mượt hơn rất nhiều. Nếu để
refresh rate khác với 60Hz, một số màn hình có thể bị mờ, bạn hãy tìm tính năng
Auto Adjust để màn hình tự động chỉnh lại nét (nhiều màn hình LCD đều có tùy
chọn này).

4. Tần số đáp ứng (response rate):

Tần số đáp ứng của màn hình LCD được tính bằng tổng thời gian một điểm ảnh
sáng lên và sau đó tắt đi. Thường thì thời gian bật (rising time) nhanh hơn thời
gian tắt (falling time). Bật tắt ở đây không có nghĩa như từ on/off thông thường mà
là thời gian để một màu hiện lên trên 1 điểm ảnh (pixel) và thời gian để màu đó
hoàn toàn biến mất. Do thời gian tắt thường chậm hơn thời gian bật nên mới có
hiện tượng bóng ma (ghosting), tức là màu cũ chồng lên màu mới, hay nói cách
khác là hình cũ chồng lên hình mới - do màu cũ chưa kịp nhạt thì điểm ảnh đã phải
theo lệnh của card đồ họa hiển thị một màu mới. Trong khi chơi game hay coi
phim hành động, có những khoảnh khắc nào đó card màn hình yêu cầu hiển thị
màu quá nhanh, điểm ảnh có thể phản ứng không kịp, rơi vào trạng thái hiển thị 2
màu cùng lúc. Do đó khi bạn lựa chọn màn hình theo response time thì phải cộng
hai thông số đó lại mới được con số chính xác. Ví dụ một màn hình LCD có
response time theo nhà sản xuất thông báo là 25ms thường có nghĩa là 9ms (rising)
+ 16ms (falling), hay 16ms = 4ms + 12ms (các con số này không nhất thiết).
Nhiều nhà sản xuất hay cửa hàng khi ghi bảng mô tả sản phẩm thường cố tình chỉ
liệt kê 1 con số, rising hoặc falling để làm rối khách hàng. Bạn nên chú ý các kí

hiệu như rise time (tr) và fall time (tf) vì thực tế có trường hợp sau khi đọc hết tài
liệu hướng dẫn, tôi mới phát hiện một màn hình LCD có tần số đáp ứng thực là
40ms thay vì 25ms như ghi trên vỏ. Bạn nên lưu ý hai loại 16ms và 20ms có hiệu
năng khác biệt nhau không nhiều.

×