Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

hệ thống trái phiếu châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.79 KB, 11 trang )

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG TRÁI PHIẾU CHÂU ÂU
EUROBONDS

Nhóm thực hiện: Nhóm 8
NỘI DUNG:
I. Khái niệm
II.Nguyên nhân hình thành và phát triển hệ thống trái phiếu
châu Âu
III. Đặc điểm của trái phiếu châu Âu
IV. Cơ chế kiểm soát và phát triển trái phiếu châu Âu của chính
phủ các nứơc trên thế giới và Việt Nam
V. Ảnh hưởng của trái phiếu châu Âu tới tài chính quốc tế
I. Khái niệm:
Trái phiếu nội địa là trái phiếu được phát hành bằng nội tệ, trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia do người cư trú phát hành.
Ví dụ: trái phiếu kho bạc Việt Nam có mệnh giá bằng đồng VND, phát
hành tại Việt Nam do kho bạc Việt Nam phát hành.
Trái phiếu nước ngoài là trái phiếu do người không cư trú phát hành, ghi
bằng đồng nội tệ, và được phát hành tại nước có đồng tiền ghi trên trái phiếu.
Ví dụ: công ty Mỹ phát hành trái phiếu bằng đồng VND tại Việt Nam
Trái phiếu châu Âu Eurobond là trái phiếu được phát hành bởi các chính
phủ, tổ chức tài chính, công ty bằng đồng tiền khác với đồng tiền tại nước
phát hành.
Ví dụ: Trái phiếu bằng USD do Việt Nam phát hành ngoài nước Mỹ
thì được gọi là trái phiếu Châu Âu.
II. Nguyên nhân hình thành và phát triển hệ thống trái phiếu châu Âu
Các Eurobonds đầu tiên được giao dịch trong năm 1963 và ban đầu
được phát hành bởi Autostrade, một công ty xây dựng đường cao tốc Ý, kết
hợp với SG Warburg & Co. Autostrade ban hành $15.000.000 Eurobonds
thông qua các tổ chức ngân hàng London. Và sau đó thị trường này phát
triển một cách nhanh chóng mặt, đặc biệt trong những năm 1980 và 1990.


Nguyên nhân chính làm phát sinh thị trường Eurobonds là do Chính phủ
Mỹ đánh thuế thu nhập lãi suất đối với công dân Mỹ nắm giữ trái phiếu USD
phát hành tại Mỹ. Chính phủ Mỹ đánh thuế thu nhập lãi suất vì họ lo lắng về
sự di chuyển vốn dài hạn ra nước ngoài làm cho cán cân thanh toán trở nên
xấu đi. Do bị đánh thuế nên các trái phiếu nước ngoài tại Mỹ trở nên kém
hấp dẫn nhà đầu tư Mỹ, điều này kích thích người nước ngoài phát hành trái
phiếu bằng USD bên ngoài nước Mỹ để hạn chế tác động của thuế thu nhập
lãi suất.

Một động lực nữa làm phát sinh và thúc đẩy sự phát triển của thị trường
trái phiếu châu Âu là việc Mỹ đánh thuế thu nhập lãi suất đối với người nước
ngoài mua trái phiếu nội địa của Mỹ, điều này đã khuyến khích người nước
ngoài (không phải công dân Mỹ) nắm giữ trái phiếu châu Âu, bởi vì trái
phiếu này được phát hành nước ngoài nước Mỹ nên không thuộc đối tượng
bị Mỹ đánh thuế.
III. Đặc điểm của trái phiếu châu Âu:
Trái phiếu châu Âu ghi bằng USD là hình thức phát hành phổ biến. Xu
hướng tỷ lệ phát hành trái phiếu châu Âu bằng USD giảm vì nhiều trái phiếu
châu Âu bằng đồng tiền khác ngày càng hấp dẫn.
1-Lãi suất:
Mức lãi suất của Eurobonds phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+điều kiện thị trường
+ hệ số tín nhiệm của nhà phát hành.
Tuy nhiên nếu cùng hệ số phát hành thì chính phủ phát hành Eurobonds
sẽ có lãi suất thấp hơn so với công ty.
So với lãi suất kho bạc Mỹ thì Eurobonds có mức lãi suất cao hơn và
phụ thuộc vào độ tín nhiệm như sau:
+AAA chính phủ trong khoảng 10-20 điểm
+AAA công ty trong khoảng 30-40 điểm
+AA chính phủ trong khoảng 30-50 điểm

+AA công ty trong khoảng 50-80 điểm
+A chính phủ trong khoảng 60-100 điểm
+A công ty trong khoảng 90-110 điểm
+BBB từ 120 trở lên
Phân loại trái phiếu châu Âu theo lãi suất:
+Trái phiếu có lãi suất cố định (straights), lãi và gốc được thanh toán
một lần tại thời điểm đến hạn
+Trái phiếu có lãi suất thả nổi (floating rate notes), là Eurobonds có
mức lãi suất điều chỉnh định kỳ 3 hay 6 tháng một lần trên cơ sở thay
đổi mức lãi suất cơ bản, ví dụ như lãi suất LIBOR
Các ngân hàng ưu tiên đầu tư vốn nhàn rỗi vào trái phiếu lãi suất thả
nổi do tài sản nợ của ngân hàng có đặc trưng kỳ hạn ngắn, cho nên
đầu tư vào loại trái phiếu này sẽ tránh được hầu hết rủi ro từ sự biến
động lãi suất.
+Trái phiếu chuyển đổi (convertible bond) cho phép người nắm giữ
trái phiếu quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường theo mức giá được
ấn định trước tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
Thông thường lãi suất của loại trái phiếu này thấp hơn lãi suất thị
trường. Đôi khi việc phát hành trái phiếu này còn đi kèm với quyền
mua cổ phiếu.
2 - Kỳ hạn:
Trị trường trái phiếu châu Âu chủ yếu là thị trường cho vay và đi vay
vốn trung dài hạn, chiếm 80% các đợt phát hành có kỳ hạn dưới 10 năm, chủ
yếu là 5-7 năm. Trái với trái phiếu nội địa đặc trưng là thị trường vốn dài
hạn, hầu hết có kỳ hạn 10-30 năm
3 - Người phát hành:
Chính phủ , tổ chức quốc tế như World Bank, ngân hàng đầu tư châu Âu,
ngân hàng và các công ty có hệ số tín nhiệm AAA và AA.
4 - Đặc điểm đặc biệt:
Trái phiếu châu Âu có thể là trái phiếu vô danh, do đó nó hấp dẫn nhà đầu

tư quốc tế không muốn bộc lộ bản thân mình.
Người sở hữu trái phiếu châu Âu không phải trả thuế thu nhập từ lãi suất.
Mệnh giá trái phiếu: 1000, 5000, 10000 USD (nếu là dollar Eurobonds)
Số lượng: 100 – 1000 triệu USD
IV. Cơ chế kiểm soát và phát triển thị trường Eurobond
1-Cơ chế kiểm soát:
Những quy tắc và quy chế điều chỉnh phát hành nội địa và trái
phiếu nước ngoài không được áp dụng đối với trái phiếu Châu Âu. Tuy
nhiên nó cũng phải đáp ứng những yêu cầu nhất định và tuân thủ những
quy tắc và tiêu chuẩn của Hiệp Hội những nhà Kinh doanh trái phiếu
quốc tế
Lý do các chính phủ sử dụng các biện pháp kiểm soát thị trường vốn nội
địa :
+ Chính phủ là người đi vay trên thị trường nhiều hơn ai hết .
+Chính phủ khuyến khích phát huy nội lực thông qua đầu tư nguồn vốn
nội địa khan hiếm vào các trái phiếu nội địa.
+ Chính phụ quan tâm đến những khả năng trốn thuế.
+ Chính phủ quan tâm đến sự biến động tỷ giá.
Những công cụ để chính phủ kiểm soát phát hành trái phiếu châu âu
bằng đồng tiền của nước mình:
+Ngân hàng TW cấm phát hành Eurobonds bằng đồng tiền của mình nếu
muốn.
+Gây áp lực lên các ngân hàng đầu tư nội địa và các ngân hàng đầu tư
nước ngoài bằng cách ngầm hăm dọa bằng ngưng sử dụng các dịch vụ
của ngân hàng hay rút giấy phép hoạt động khỏi lãnh thổ nước này 
các ngân hàng phải tham gia các đợt phát hành Eurobonds.
Ví dụ: Chính phủ Thụy Sỹ đã ngăn cản hiệu quả việc phát hành
Eurobonds bằng đồng franc Thụy Sỹ phải được thực hiện tại Thụy Sỹ.
Chính phủ Nhật cũng có những biện pháp cứng rắn đối với việc
phát hành Eurobonds bằng đồng yen.

Chính phủ Mỹ cũng quan tâm nhưng với quan điểm thả lỏng.
2-Quản lý phát hành Eurobond:
Gồm 3 nhóm:
a. Nhóm quản lý: ngân hàng quản lý đại diện cho khách hàng hoặc
nhà đồng quản lý (đợt phát hành lớn )  nhà quản lý chính cùng
nhà đồng quản lý tạo nên nhóm quản lý.
b. Nhóm bao tiêu : gồm 10 đến 200 ngân hàng và công ty chứng
khoán đứng ra bao tiêu đợt phát hành  người phát hành được bảo
đảm bán hết trái phiếu. Trợ giúp phân bổ đợt phát hành đến những
nhà đầu tư.
c. Nhóm bán trái phiếu: gồm nhóm quản lý; nhóm bao tiêu và những
ngân hàng khác.  bán trái phiếu cho nhà đầu tư.
Đợt phát hành :
+ Một phần ( ½) bán cho nhà đầu tư có tổ chức .
+ Một phần ( ½ ) bán cho nhà đầu tư tư nhân.
Các giai đoạn phát hành trái phiếu:
+ Cáo bạch (trước 1 hoặc vài tuần) : đặc điểm trái phiếu , “nhóm bán “
PR.
+ Điều chỉnh nội dung và điều kiện cho phù hợp tín hiệu của thị trường.
+ Nhóm bán cam kết mua toàn bộ mệnh giá đợt phát tại mức chiết khấu
của giá bán ra.
+ Bản cáo bạch cuối cùng được in ấn.
3-Sự phát triển của thị trường Eurobond:
- Eurobonds được phát hành dưới hình thức thả nổi chiếm tỷ trọng
khoảng 25%.
- Các đợt phát hành có mệnh giá ghi bằng EURO ngày càng tăng.
- Phát hành Eurobonds chuyển đổi  nhà đầu tư có quyền chuyển đổi
trái phiếu thành cổ phiếu tại 1 mức giá được ấn định tại 1 thời điểm nhất
định trong tương lai.
- Nhiều đợt phát hành bao gồm điều khoản cho phép người phát hành

mua lại trái phiếu trước hạn  điều khoản mua lại (call – back) hữu
ích cho nhà phát hành khi lãi suất giảm hay nhà phát hành dư thừa vốn.
- Eurobonds mở cửa cho những thị trường mới nổi như Argentina,
Mexico,Venezuela, South Korea, South Africa,China,Poland.
V. Ảnh hưởng của Eurobond đến thị trường tài chính quốc tế
Như chúng ta đều biết, trong mỗi quốc gia, thị trường tài chính tồn
tại nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc chuân chuyển vốn giữa những
đơn vị thặng dư ( những người cho vay ) đến những đơn vị thâm hụt
( những người đi vay ). Nhưng cùng với sự mở rộng giao lưu hợp tác
trên phạm vi quốc tế, các nước không những chỉ có thể tận dụng những
nguồn vốn từ trong nội địa-bản thân của nước mình mà còn có thể tận
dụng được nguồn vốn nhàn rỗi đến từ các nước bên ngoài thông qua thị
trường vốn quốc tế mà ở đây chúng ta đề cập đến thị trường trái phiếu
Châu Âu.
1. Nếu như ở phần trên chúng ta vừa biết đến thị trường
Eurocurrency như là một bộ phận của thị trường tiền tệ quốc tế, bao gồm
các hoạt động đi vay và cho vay với thời hạn ngắn –chỉ đến 1 năm, thì
thị trường trái phiếu Châu Âu đã trở thành một bộ phận của thị trường
vốn quốc tế, với các hoạt động đi vay và cho vay với thời hạn trên 1
năm. Điều nay giúp giải quyết vấn đề khát vốn trong dài hạn của một số
chính phủ, các tổ chức tài chính, hay các công ty đa quốc gia trong dài
hạn. Và thật sự, cho đến ngày hôm nay, thị trường trái phiếu Châu Âu
đóng một vai trò lớn và làm phong phú thêm về mặt hình thức cho thị
trường tài chính quốc tế. Các công ty không phải của Mỹ như Guinness
hay Volvo cũng sử dụng thị trường này như là một nguồn tài trợ cho
những hoạt động trong dài hạn của mình.
2. Đặc điểm của eurobonds làm giảm chi phí phát hành.
Khác với trái phiếu nước ngoài , lợi nhuận thu được từ trái phiếu Châu
Âu không phải chịu thuế. Hầu hết các Eurobonds thuộc loại vô danh,
điều này tạo nên nơi trú ẩn tốt cho việc chốn thuế. Mặt khác, nghĩa vụ

công bố bản cáo bạch đối với trái phiếu Châu Âu là không cần thiết. Đặc
tính này làm cho Eurobonds trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư. Đặc điểm
không công bố bản cáo bạch chi tiết, vô danh, ít chịu sự quản lý của
chính phủ, lợi nhuận không chiụ thuế góp phần vào việc tạo ra 1 nguồn
cung cấp vốn dài hạn cho thị trường tài chính quốc tế, trong trường hợp
chính phủ các nước đánh thuế vào thu nhập của trái phiếu nội địa ; hay
các nhà đầu tư e ngại việc công bố thông tin của công ty.
3. Tăng vị thế của nước phát hành đối với cộng đồng đầu tư toàn cầu.
Mức lãi suất của eurobonds thì phụ thuộc vào (1) điều kiện thị trường và
( 2) mức độ tín nhiệm của nước phát hành. Những nước có mức độ tín
càng cao thì càng dễ bán được eurobonds do nước đó phát hành. Vì vậy
mà nhà đầu tư luôn ưa chuộng eurobonds của những nước phát hành có
thị trường tài chính phát triển hay mức độ tiết kiệm cao. Hơn nữa, các
nhà đầu tư thường có xu hướng mua eurobonds phát hành bằng đồng
tiền nước họ để tránh rủi ro tỷ giá, các nhà đầu tư là các tổ chức tài chính
lớn. Do đó, phát hành eurobonds là tiền đề để các công ty nghiên cứu thị
trường tài chính, quy mô kinh tế nước phát hành. Không những tăng vị
thế quốc gia mà còn tạo cơ hội đầu tư, giao thương cho các tổ chức kinh
tế của nước phát hành.
4. Khích lệ đầu tư của nước ngoài vào nước phát hành:
Khi tỷ lệ phát hành eurobonds của nước phát hành cao, chứng tỏ nước
đó có thị trường tài chính liên kết chặt chẽ với thị trường tài chính quốc
tế. Các phương thức và thủ tục thanh toán được thực hiện 1 cách dễ
dàng. Mặt khác, nước phát hành eurobonds đều được xem xét về mức
độ tín nhiệm, tạo điều kiện để công ty lớn tìm kiếm cơ hội làm ăn kinh
doanh tại nước phát hành. Vai trò này đặc biệt quan trọng đối với những
thị trường tài chính còn non trẻ như Việt Nam. Phát hành eurobonds
như 1 cách thức để quảng bá tiềm năng kinh tế của Việt Nam cho toàn
thế giới.
5. Ngày nay với thị trường tài chính quốc tế đang ngày càng được

mở rộng, không chỉ những nước có nền tài chính lớn mạnh mới có thê
phát hành trái phiếu Châu Âu, mà những nước thuộc nhóm ‘ thị trường
mới nổi” như Argentina, Venezuela, China và South Korea cũng đã tận
dụng nguồn vốn thông qua thị trường này. Trong nhiều trường hợp, thị
trường trái phiếu Châu Âu có khả năng cung cấp những nguồn vốn giá
trị cho chính phủ các nước mới nổi, cho dù các nước này có thể bộc lộ
rủi ro lớn hơn so với những nhà phát hành có uy tín truyền thống.
6.Đối với một số nước, quá trình phát hành trái phiếu Châu Âu sẽ là
một cơ hội tốt giúp cho bản thân nước phát hành có thể tiếp cận với
những nghiệp vụ chuyên ngành thông qua những hoạt động bão lãnh
bởi một nhóm các tập đoàn hay ngân hàng có tiếng trên thị trường vốn
quốc tế.
7. Thêm vào đó, việc một số những doanh nghiệp công ty lớn tiến
hành phát hành trái phiếu Châu Âu sẽ góp phần vào quá trình cân bằng
cung cầu ngoại tệ khi cần thiết. Tuy nhiên đó chỉ là sự “ cân bằng mỏng
manh” giữa một bên là yếu tố mùa vụ, các khoản vay USD đáo hạn và
tâm lý thị trường với một bên là luồng vốn ngoại tệ cao hơn dự kiến từ
đầu tư gián tiếp nước ngoài, kiều hối và vốn ODA.

×