Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hệ lụy do uống thuốc dạ dày không đầy đủ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.3 KB, 3 trang )

Hệ lụy do uống thuốc dạ dày không đầy đủ
Viêm loét dạ dày vẫn là một trong các bệnh có tỷ lệ gặp cao trong cộng
đồng. Thế nhưng người bệnh lại thường chữa trị không đến nơi đến chốn để
tiền mất mà bệnh vẫn còn, thậm chí dẫn tới những biến chứng nặng nề…
Dùng thuốc tùy tiện
Bệnh nhân Đỗ Thị Th., 55 tuổi (Khoái Châu, Hưng Yên) bị bệnh viêm dạ
dày cách đây 3 năm. Ban đầu, bà thấy đau bụng lâm râm vùng sát mũi ức.
Khám ở bệnh viện đa khoa tỉnh, bà được bác sĩ kê thuốc và hướng dẫn uống
thuốc trong 7 ngày, rồi khám lại. Thế nhưng uống được 3 ngày, bà thấy hết
đau và tự ý bỏ thuốc. Vài tháng sau, bệnh tái phát. Bà không đi khám nữa
mà dùng theo đơn thuốc cũ. Và cũng như lần trước, uống thuốc thấy đỡ
tưởng là bệnh đã khỏi nên lại dừng thuốc. Đến lần thứ ba, bệnh lại tái phát,
bà lại mang “võ” cũ ra dùng nhưng không ổn. Đi khám và làm các xét
nghiệm tại Bệnh viện 103, bác sĩ kết luận bà bị ung thư dạ dày. Bác sĩ còn
cho biết đây có thể là hệ lụy từ việc uống thuốc không đầy đủ.
Việc không tuân thủ trong điều trị, hay dùng thuốc theo đơn cũ này cũng là
tình trạng phổ biến ở những người bệnh dạ dày.
Đến hệ lụy
Đối với các loại vitamin, uống vài ba ngày rồi dừng có thể sẽ không gây ra
những tác hại đáng kể nào, nhưng với thuốc điều trị viêm loét dạ dày thì lại
khác. Việc uống thuốc tùy tiện thực sự tai hại với khả năng điều trị khỏi của
bệnh. Chúng tôi muốn đề cập tới ở đây 3 khía cạnh của việc uống thuốc tùy
tiện, đó là tự uống thuốc, tự dừng thuốc và tự ý thay đổi thuốc. Những hành
động không đúng này có thể đưa bạn vào ba tình huống nguy hiểm sau đây:
Biến dễ khỏi thành khó khỏi
Sự cố đầu tiên đó là biến bệnh của bạn từ một ca bệnh dễ điều trị thành một
ca bệnh khó điều trị. Thường thì ban đầu chúng ta không bị loét dạ dày mà
có thể sẽ bị viêm dạ dày trước. Cần phải hiểu rằng, viêm dạ dày không đồng
nhất với loét dạ dày. Viêm dạ dày thì nhẹ hơn, điều trị đơn giản và nhanh
trong khi đó loét dạ dày thì nặng hơn, điều trị phức tạp và lâu hơn.
Khi bị viêm dạ dày nếu chịu khó dùng thuốc đúng theo bác sĩ chỉ định có thể


khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu không tuân thủ điều trị, uống thuốc nhát ngừng
có thể tự chúng ta biến viêm thành loét dạ dày.
Tăng độ kháng thuốc
Nguyên nhân của viêm loét dạ dày là có nhiều. Tổ hợp các yếu tố được cho
là có vai trò gây bệnh là rượu bia, thuốc lá, dùng thuốc nhiều tác dụng phụ,
dạ dày tăng toan (tiết nhiều axit), nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, dạ dày
giảm tiết nhày… Nhưng có một yếu tố cố định và gần như bao giờ cũng
được nhắc tới là axit (đây cũng là một yếu tố đáng kể nhất gây ra chứng
bệnh này). Người ta vẫn hay nói vui với nhau rằng, không có axit thì không
có loét. Việc không uống thuốc quy chuẩn sẽ gây ra tăng tiết axit.
Đó là vì trong phác đồ điều trị bao giờ người ta cũng dùng một loại thuốc
giảm tiết axit, được gọi tắt là thuốc giảm tiết như cimetidin, quamatel,
omeprazol, lanzoprazol… Dùng đúng thì chúng ức chế tiết axit rất hiệu quả.
Nhưng dùng nửa vời thì chúng lại gây ra một phản xạ ngược: tăng tiết axit.
Nghĩa là nếu đang dùng theo đà khỏi bệnh mà đột ngột dừng lại thì đồng loạt
các tế bào tiết axit sẽ tăng tiết chất này. Hậu quả là axit được tiết ra nhiều
hơn. Bệnh đi vào con đường nặng hơn, khó đáp ứng với điều trị hơn. Bệnh
có nguy cơ kháng thuốc đang sử dụng.

×