Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phan tich 8 cau dau bai que huong cua te hanh ngu van 8 hay nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.53 KB, 5 trang )

Đề bài: Phân tích 8 câu đầu bài “Quê hương” của Tế Hanh
Bài làm
Tế Hanh (1921-2009) là một bông hoa nở muộn trong phong trào thơ mới
giai đoạn 1932-1945. Trong khi các tác giả cùng thời vẫn đang mải quay cuồng
trong những nỗi sầu thương thế sự, đau đớn vì tình yêu, than tiếc cho tuổi xuân
thì Tế Hanh đã bước đến như một làn gió mới, trong sáng và giàu tình cảm, một
thứ tình cảm giản dị, chân chất. Quê hương là nguồn cảm hứng lớn nhất trong
đời thơ Tế Hanh, ơng có rất nhiều tác phẩm hay viết về quê hương Quảng Ngãi
của mình, một trong những bài thơ nổi tiếng nhất phải kể đến “Quê hương”. Bài
thơ thể hiện rất rõ hồn thơ tác giả trong những năm đầu sáng tác, dáng hình quê
hương đã hiện lên với những hình ảnh đẹp, trong sáng và giản dị, chan chứa
nhiều xúc cảm, bao gồm nỗi nhớ, tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với nơi
chơn rau cắt rốn của mình. Đặc biệt trong tám câu thơ đầu tiên, bức tranh thiên
nhiên và con người trong lao động đã được Tế Hanh phác họa một cách khéo
léo, tinh tế và đầy sáng tạo.
Tế Hanh đã mở đầu bài thơ bằng lời đề từ “Chim bay dọc biển mang tin
cá” – vốn là một câu thơ của thân phụ ơng. Có thể nói rằng đây là một lời đề từ
rất hay và hợp hồn cảnh, có ý nghĩa như một sự mở đầu, gợi ra khung cảnh
sông nước mênh mông, một miền biển bao la rộng lớn với cánh hải âu tung
hoành, với nguồn cá, nguồn tài nguyên thực dồi dào phong phú. Sự phóng
khống, rộng mở từ lời đề từ dường như đã mở ra cho người đọc nhiều xúc cảm,
những hình dung đầu tiên, khái quát nhất về nhan đề Quê hương – một miền quê
đượm mùi nắng, mùi gió, mùi muối và cả mùi cá.
“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”

1


Tế Hanh đã mở đầu bài thơ bằng hai câu thơ như một lời tự sự, lời giới thiệu
chân thành và mộc mạc. “Làng tôi vốn làm nghề chài lưới” đã khái quát về nghề


nghiệp chính của những con người miền biển, quanh năm gắn bó với sơng nước,
chài lưới, sống dựa vào việc đánh bắt hải sản, một công việc nhọc nhằn, lắm gian
lao. Bên cạnh đó câu thơ “Nước bao vây cách biển nửa ngày sông” cũng phác
thảo ra dáng hình của một làng quê nằm trên một cù lao nổi giữa biển, bốn bề
mênh mơng sóng nước. Cách nói khoảng cách “nửa ngày sơng” khơng chỉ gợi ra
vị trí địa lý trắc trở, xa xơi, nhiều khó khăn, mà còn thể hiện được cái mộc mạc
đậm chất dân miền biển khi ước lượng khoảng cách với biển khơi.
Có thể nói những nét văn hóa, cách ăn nói, sinh hoạt đã in sâu trong lịng
tác giả khơng thể phai mờ, và vào thơ một cách thật chân thực, tự nhiên, khiến
tác phẩm thêm phần giá trị và đặc sắc, khắc ghi ấn tượng trong lòng độc giả.
“Khi trời trong, nắng nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”
Bức tranh quê lại tiếp tục được phác họa qua cảnh ra khơi đầy lãng mạn, tráng lệ.
Dù là một công việc thường xuyên, quen thuộc và vẫn tiếp diễn hàng ngày, có
thể đối với nhiều người nó khơng phải là một cảnh tượng gì đắt giá và đáng chú
ý. Thế nhưng vào thơ Tế Hanh, chính sự mộc mạc, giản đơn trong khung cảnh
lao động đã làm nên giá trị của bài thơ, làm nên một bức tranh quê thật sinh động
và đẹp đẽ. Cảnh dong buồm ra khơi được tác giả thổi vào một luồng khơng khí
lãng mạn, trẻ trung với cảnh tượng “trời trong, nắng nhẹ, sớm mai hồng”, tất cả
đều là những điều kiện lý tưởng, tuyệt vời nhất cho một cơng cuộc ra khơi. Thêm
vào đó, trong khơng khí lãng mạn, êm đềm như thế, cảnh chuẩn bị ra khơi vốn dĩ
vất vả và mệt nhọc dường như cũng bị che lấp bớt đi, nhường chỗ cho vẻ đẹp của
2


sức trẻ, niềm tin và hy vọng về một chuyến đi bội thu và sn sẻ. Hình ảnh
những người ngư dân trong thơ của Tế Hanh cũng được Tế Hanh phác họa bằng
bút pháp lãng mạn. Nếu như trong thực tế người ngư dân thường mang dáng vẻ

lam lũ, vất vả, nước da đen sạm vì nắng gió, muối biển thì ở thơ của mình, Tế
Hanh đã khéo léo mang hình ảnh người ngư dân vào với một dáng vẻ lãng mạn
và tràn đầy sức sống bằng hình ảnh “dân trai tráng”. Câu thơ đã bộc lộ tầm vóc
to lớn, sức trẻ, khỏe, sự mạnh mẽ, vạm vỡ của những con người hàng ngày phải
đối mặt với biển khơi. Mà thực tế có lẽ cái Tế Hanh muốn thể hiện ấy chính là
tầm vóc và ý chí to lớn của con người trước mn trùng sóng dữ, để tìm kế sinh
nhai, chứ khơng hẳn chỉ nằm ở vẻ đẹp hình thể hay sự lãng mạn không thực tế.
Đồng thời cách nhìn nhận hình ảnh con người trong lao động ấy của Tế Hanh, từ
việc lãng mạn hóa, tơ điểm thêm cho vẻ đẹp của người ngư dân trong nhận thức
của độc giả cũng là một biểu hiện tinh tế của tình u sâu kín đối với những
người dân q mình.
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”
Chiếc thuyền chính là ẩn dụ cho những con người đang lèo lái con thuyền ra
khơi, bộc lộ sự đồn kết, đồng lịng của người ngư dân trong công cuộc đánh bắt
xa bờ. Lối so sánh “hăng như con tuấn mã”, thể hiện trạng thái mạnh mẽ, sung
sức nhất, mà những người ngư dân tựa như những chiến binh, còn con thuyền
lướt trên mặt nước với tốc độ nhanh chóng tựa như con tuấn mã đang tung vó
trên thảo ngun, mang sức mạnh to lớn mà khơng gì ngăn trở nổi. “Phăng mái
chèo mạnh mẽ vượt trường giang”, ở đây từ “trường giang” chính là ẩn dụ cho
những cơn sóng dữ, sự mênh mơng của biển cả, những khó khăn, hiểm nguy
đang rình rập người ngư dân. Thế nhưng với tâm thế hiên ngang, ổn định, mạnh
mẽ, sự đoàn kết họ vẫn vững tâm mạnh mẽ “phăng mái chèo” cắt ngang từng
3


cơn sóng để tiến ra khơi, nhằm thu được nguồn cá dồi dào. Cách sử dụng động
từ mạnh “hăng”, “phăng” của Tế Hanh nhằm bộc lộ được khí thế, sự mạnh mẽ,
tràn trề sức sống của con người trong lao động, cũng như tầm vóc to lớn của con
người trong trời đất, trong vũ trụ, sẵn sàng đối mặt, chiến đấu với sự dữ dội của

thiên nhiên để xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Ngoài ra việc dùng các
từ ngữ hán việt “tuấn mã” và “trường giang” còn tạo ra cho khung cảnh ra khơi
cảm giác lãng mạn, hùng tráng, bức tranh quê và con người lao động từ đó cũng
trở nên tươi đẹp và có hồn hơn cả.
“Cánh buồm trắng giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Hai câu thơ trên là những câu thơ đặc sắc và ấn tượng nhất cả về nghệ thuật lẫn ý
nghĩa. Tế Hanh đã có một sự sáng tạo độc đáo, khi lấy cái hữu hình để so sánh
với cái vơ hình, lấy hình ảnh “cánh buồm trắng” sạch sẽ, tinh tế, gắn với “mảnh
hồn làng” cao quý, thiêng liêng. Một hình ảnh so sánh khá trừu tượng thế nhưng
lại mang trong mình nhiều ý nghĩa thể hiện tài sự phong phú trong thơ ca của tác
giả. Có thể nói rằng cánh buồm chính là đại diện cho cả một làng quê, đại diện
cho tâm hồn của những người ngư dân, những con người sống tại miền biển.
Cánh buồm chính là biểu tượng đặc trưng cho cuộc sống và nghề nghiệp của họ,
gắn liền với cuộc đời của cả nhiều thế hệ con người tại nơi đây. “Cánh buồm
trắng giương to như mảnh hồn làng” cánh buồm đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ
của làng quê. Cảnh cánh buồm “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” cũng là
một hình ảnh đẹp, khơng chỉ đơn thuần tả cảnh cánh buồm căng phồng khi thuận
gió đẩy con thuyền ra khơi xa mà còn là ẩn ý của tác giả về sự hòa hợp giữa
thiên nhiên và con người. Trong đó cánh buồm dường như cũng có cảm nhận,
cũng cố gắng căng mình thật rộng đón được nhiều gió để hợp lực với người ngư
dân đưa thuyền ra khơi xa, đến với những vùng biển giàu sản vật.
4


“Quê hương” của Tế Hanh là một bài thơ hay, giàu tình cảm, ngơn ngữ
hồn nhiên trong sáng, Tế Hanh đã mang đến làn gió mới, làm vơi bớt đi cái ngột
ngạt ảo não, sầu bi, bế tắc trong diễn đàn thơ Mới lúc bấy giờ. Với sự chân
thành, giản dị, cùng tình yêu quê hương sâu sắc, tác giả đã vẽ lên bức tranh làng
quê miền biển sinh động, tràn đầy sức sống với những con người luôn hăng hái

trong lao động, nổi bật bởi sự cố gắng không ngừng nghỉ trước những điều kiện
khó khăn khắc nghiệt của biển cả.

5



×