Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Dự án áp dụng dụng biện pháp thủy canh trên diện rộng vào Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.95 KB, 20 trang )

DỰ ÁN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP THỦY CANH TRÊN DIỆN
RỘNG, CUNG CẤP THỰC PHẨM SẠCH CHO THỊ TRƯỜNG
Nhóm thuyết trình:
1. Vũ Tuấn Anh
2. Phạm Thị Mỹ Linh
3. Phạm Như Quỳnh
4. Phó Đức Hiển
5. Nguyễn Thị Yến
6. Nguyễn Thị Thanh Thủy
7. Nông Nguyễn Khánh Hường.
Nội dung:
Phần I: Giới thiệu chung về dự án
I. Thủy canh là gì
II. So sánh giữa trồng rau theo phương pháp thủy canh và trồng trong đất
III. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp thủy canh
IV. Tình hình Việt Nam và mục tiêu của phương pháp
Phần 2: Nội dung cụ thể của dự án
I. Những yếu tố đầu vào
II. Quy trình trồng rau bằng phương pháp thủy canh tuần hoàn có mái che
III. Đầu ra cho sản phẩm rau sạch trồng theo phương pháp thủy canh
IV. Yếu tố KH- KT được áp dụng
Phần 3: Một dự án cụ thể: Dự án trồng cà chua theo phương pháp thủy
canh
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
I, Thủy canh là gì?
Thủy canh thường được định nghĩa như là "Trồng cây trong nước". Tuy
nhiên, do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây, nên có thể
mở rộng định nghĩa thủy canh là " trồng cây không sử dụng đất". Cây được trồng
trên hoặc trong dung dịch dinh dưỡng, sử dụng dinh dưỡng hòa tan trong nước
dưới dạng dung dịch và tùy theo từng kỹ thuật mà toàn bộ hoặc một phần rễ cây
được ngâm trong dung dịch dinh dưỡng. Bí quyết của kỹ thuật này là cung cấp đủ


và đúng lúc cho cây trồng các nguyên tố khoáng cần thiết. Cung cấp đầy đủ cái ăn,
bảo đảm đủ ánh sáng, CO
2
cho quá trình quang hợp, O
2
cho quá trình hô hấp, cây
trồng có thể phát triển khỏe mạnh theo ý muốn của người trồng.
Từ nhiều thế kỷ trước ở vùng Amazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn
Độ, người xưa đã biết sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và
nhiều loại rau củ khác. Sau đó, các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng cây trên môi
trường dung dịch dinh dưỡng đặc biệt để thí nghiệm và gọi là "nuôi cấy dinh
dưỡng".
Năm 1929, William F. Goricke đã thành công trong việc trồng cây cà chua đạt
kích thước 7,5 m trong dịch dinh dưỡng. Ông gọi hệ thống mới này là "thủy canh"
("Hydroponic" - theo tiếng Hy Lạp, hydros là 'nước" và ponos là "làm việc"). Từ
đó, thủy canh được ứng dụng và phát triển rộng rãi, và mở rộng thành các phương
pháp trồng cây trên môi trường rắn trơ sử dụng dung dịch dinh dưỡng.


II. So sánh giữa sản xuất rau thủy canh và sản xuất trong đất
Thủy canh Trồng trong đất
Không có đất là bắt buộc. Lớp đất mặt tốt là bắt buộc.
Đất tốt = thoát nước tốt, phân trộn,
sạch bệnh.
Cây trồng được tưới tiêu tự động.
Không có căng thẳng về nước.
Cây cần được tưới tiêu để giảm
thiểu căng thẳng về nước
Chất dinh dưỡng có sẵn ở tất cả các
lần

Chỉ có phân bón hòa tan được sử
dụng.
Chất dinh dưỡng phải được bổ
sung vào đất
Trừ khi được thực hiện một phân
tích trong phòng thí nghiệm, chất dinh
dưỡng quá nhiều hay quá ít có thể
được thêm vào.
Công thức phân bón thủy canh có
chứa một nội dung cân bằng dinh
dưỡng
Bệnh trong đất phát sinh có thể
được loại bỏ
Truyền bệnh trong đất có thể xây
dựng trong đất.
Hydroponic sản xuất không phải là
hữu cơ bởi vì các chất dinh dưỡng
nhân tạo luôn luôn được sử dụng và
các nhà máy thường không được trồng
trên đất.
Có thể sản xuất rau hữu cơ trong
đất bởi vì người ta có thể sử dụng
phân bón hữu cơ như phân compost và
phân bón.
III. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật thủy canh
1 . Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh
- Kiểm soát dinh dưỡng cây trồng
- Không cần đất, chỉ cần không gian đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển
khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi, cũng như tại gia đình
trên sân thượng, ban công.

- Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ.
- Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.
- Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.
- Sản phẩm hoàn toàn sạch, giàu dinh dưỡng, đồng nhất và hoàn toàn tươi
ngon.
- Không tích lũy chất độc và gây ô nhiễm môi trường.
- Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già, trẻ em điều có thể tham gia
hiệu quả do không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tuới.
- Dễ dàng khử trùng.
- Dễ dàng tưới tiêu.
2. Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh
− Chỉ trồng các loại cây rau, quả ngắn ngày.
− Giá thành sản xuất còn cao.
− Vốn đầu tư ban đầu cao.
− Đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều
này gây cản trở cho việc mở rộng phương pháp thủy canh đại trà.
IV. Tình hình Việt Nam và mục tiêu của phương pháp
1. Tình hình rau quả ở Việt Nam
Thành phần tiêu thụ rau quả cũng thay đổi theo vùng. Đậu, su hào và cải bắp là
những loại rau được tiêu thụ rộng rãi hơn ở miền Bắc; trong khi cam, chuối, xoài
và quả khác lại được tiêu thụ phổ biến hơn ở miền Nam. Sự tương phản theo vùng
rõ nét nhất có thể thấy với trường hợp su hào với trên 90% số hộ nông thôn ở miền
núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng tiêu thụ, nhưng dưới 15% số hộ ở miền
Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long tiêu thụ. Ở các khu vực thành thị, tỷ
lệ hộ tiêu thụ đối với tất cả các sản phẩm đều cao.
Theo số liệu từ Sở NN & PTNT năm 2012 diện tích trồng rau cả nước ước đạt
khoảng 823.728 ha (tăng 103,7% so với năm 2011), năng suất ước đạt 170 tạ/ha
(tăng 102% so với năm 2011), sản lượng ước đạt 14,0 triệu tấn (tăng 106% so với
năm 2011); trong đó miền Bắc diện tích ước đạt 357,5 nghìn ha, năng suất ước đạt
160 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 5,7 triệu tấn; miền Nam diện tích ước đạt 466,2

nghìn ha, năng suất dự kiến đạt 178 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 8,3 triệu tấn.

Bảng 1: Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012Các tỉnh
Năm 2011 Ước năm 2012
Cả nước 794.243 823.728
Miền Bắc 302.808 357.551
ĐBSH 127.808 159.7690
Đông Bắc 90.293 94167
Tây Bắc 21.897 9.161
Bắc Trung Bộ 84.667 94.454
Miền Nam 491.435 466.177
DH Nam Trung Bộ 62.651 64.809
Tây Nguyên 123.859 87.361
Đông Nam Bộ 83.105 67.768
ĐBSCL 221.819 246.240

Nhu cầu về rau củ của người dân tăng đều qua các năm, nhu cầu rất lớn và
là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên chất lượng rau
hiện nay không được đảm bảo do sử dụng quá nhiều thuốc hóa học độc hại, gây ô
nhiễm cả nguồn đất và nguồn nước.
Diện tích trồng rau củ của cả nước tăng (từ 794.243 ha lên 823.728 ha),
tuy nhiên phân bố về nguồn cung có sự chênh lệch quá lớn. Nơi sản xuất tập trung
chủ yếu ở vùng nông thôn đã dẫn đến có sự chênh lệch giá thành rất lớn. Rau củ ở
các đô thị có giá rất cao. Biện pháp thủy canh sẽ góp phần hạn chế những khuyết
điểm trên.
3. Công nghệ thủy canh ở Việt Nam
Công nghệ hydroponis đã được nghiên cứu từ thế kỷ XVII. Ðến nay, công nghệ
này đã hoàn thiện, hướng đến những nông sản sạch, xanh, không ô nhiễm. Với quy
mô gia đình nhỏ lẻ, những chậu hoa hay rau xanh có thể phát triển mạnh mẽ không
cần đất nơi góc sân thượng, lan can, bậu cửa. Với quy mô thương mại, những nhà

kính trồng hoa, rau, củ, quả… phát triển sạch, năng suất cao, chủ động, đáp ứng
đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vì không bị ản h hưởng của những nguồn ô nhiễm từ
đất. Không những vậy, vì trồng không cần đất nên có thể chia không gian thành
nhiều tầng để nhân đôi, nhân ba diện tích sản xuất.


Việt Nam cũng đang dần dần ứng dụng thành tựu nông nghiệp của thế giới. Năm
1997 trường Ðại học Nông nghiệp I Hà Nội đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ
hydroponics “Việt hóa” cho phù hợp với điều kiện ở nước ta. Tại các kỳ hội chợ
Techmart ở Hải Phòng, TP. HCM, những thành công bước đầu của cây cà chua,
dưa leo, xà lách trồng theo công nghệ hydroponics Việt Nam đã được giới thiệu.
Trong số các hệ thống hydroponics thì hệ thống trồng rau thủy canh đang được áp
dụng hiệu quả và rộng rãi ở Việt Nam.
3. Yêu cầu của dự án
Dự án trồng rau theo phương pháp thủy canh phải đảm bảo làm theo đúng quy
trình công nghệ cao với sự giám sát chặt chẽ sự hoạt động của toàn bộ hệ thống
cùng với thời điểm gieo hạt, bón phân, thu hoạch và theo dõi sự sinh trưởng của
cây để đạt được hiệu quả cao nhất.
Ánh sáng cho cây quang hợp ít nhất 5-6 giờ trong một ngày.
Cần tránh nước mưa để dung dịch dinh dưỡng không bị pha loãng, có thể làm
mái che bằng ni lông trắng.
Cần phun nước 2-3 lần vào buổi trưa nắng gắt đối với rau ăn lá.
Cần tránh cho cây khỏi bị nghẹt thở: Không bao giờ cho dung dịch ngập hoàn
toàn bộ rễ, chừa phân nửa bộ rễ nằm trên mặt dung dịch.
4. Mục tiêu của dự án:
1, Sau khi thực hiện xong và đi vào hoạt động ổn định, dự án có thể đảm bảo
cung cấp rau củ sạch trên thị trường phường Đồng Tâm.
2, Nâng cao năng suất lên gấp 2-3 lần so với trồng rau củ trong đất, thời gian
chăm sóc được rút ngắn lại.
3, Sản xuất rau củ đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường.

3, Dự án phải đảm bảo làm theo đúng quy trình công nghệ cao.
4, Góp phần thúc đẩy biện pháp thủy canh rộng rãi trên diện rộng.
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ DỰ ÁN
I. Những yếu tố đầu vào
1. Với mục tiêu cung cấp rau sạch cho phường Đồng Tâm, giả sử với mức tiêu
thụ hiện tại, sau khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động tối đa có 10% dân số sử
dụng rau sạch theo phương pháp thủy canh, dự án đề xuất trên diện tích khoảng 2
ha, thí điểm mỗi gia đình 1000m2.
2. Hạt giống dùng cho dự án được cung cấp từ trường đại học Nông nghiệp Hà
Nội, bao gồm các loại rau củ ngắn ngày, sinh trưởng và phát triển mạnh khi gặp
nước, những loại rau mầm như rau muống, rau diếp, khoai lang (ăn lá), cà chua,
giá đỗ Sản phẩm thu hoạch được cung cấp rau ăn cung rau ăn và cây con cho các
hộ gia đình khác.
3. Máy bơm, giá thể, hệ thống ống nước
4. Hệ thống thủy canh (water culture):
Phương pháp thủy canh có tính kinh tế cao nên ở Việt Nam phương pháp này
được áp dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt là phương pháp trồng rau thủy canh hồi
lưu. Dự án của nhóm sẽ sử dụng phương pháp trồng rau thủy canh hồi lưu này, hay
còn gọi là hệ thống thủy canh tuần hoàn. Với hệ thống thủy canh hồi lưu, tuy chi
phí ban đầu hơi cao, khoảng 5 triệu đồng nhưng hệ thống được sử dụng lâu dài
(khoảng 10 năm). Với hệ thống này người trồng rau không mất nhiều thời gian cho
việc chăm sóc rau, chỉ cần đặt hạt rau vào giá thể, khoảng sau 1 tuần châm bổ sung
dung dịch dinh dưỡng một lần vào hệ thống là có thể thu hoạch rau sạch cho gia
đình dùng. Một giàn rau 10 ống (diện tích 2,0m x 0,5m x 2,1m) sẽ cho lượng rau
tương đương trồng trên 10m2 đất, cho năng suất hơn 15kg rau mỗi tháng. Trung
bình 2 ha rau có thể cho thu hoạch 1.5 – 1.7 tấn rau mỗi ngày, mỗi kg rau sạch
khoảng 20.000 VNĐ đem lại thu nhập đáng kể cho người dân.
Hệ thống thủy canh thường được lựa chọn cho nuôi cấy rau diếp, loại cây phát
triển mạnh khi gặp nước. Phương pháp thủy canh giúp cây phát triển tương đối tốt,
độ đồng đều cao, tỷ lệ cây sống đạt trên 90%. Đồng thời, cây phát triển nhanh hơn

so với trồng ngoài đất, thời gian thu hoạch nhanh (giảm 10-15 ngày so với trồng
bình thường). Sau 23 ngày cấy luống là có thể thu hoạch rau sạch. Đặc biệt, rau
trồng trong nhà kính, thêm hệ thống lưới phủ bên trên nên không bị các loại côn
trùng gây hại.
→ Nguồn lực:
- Nhân lực: Phương pháp thủy canh là một phương pháp dễ thực hiện, yêu cầu
về nhân lực thấp tuy nhiên cần thường xuyên do trồng gối vụ. Vì vậy, cần tập
trung nhân lực trong thời gian đầu khi gieo hạt, thêm phân bón trong nước mỗi
tuần 1 lần, nhân công cắt tỉa rau và vận chuyển rau tới nơi tiêu thụ hàng ngày. Để
thực hiện trồng theo phương pháp thủy canh trên diện tích 2 ha, mỗi hộ gia đình
1000 m2, đề nghị: khoảng 1- 2 người/ hộ gia đình.
- Tài lực: Chi phí cho 1 giàn rau 100m2 (2000 lít nước) khoảng 80 triệu đồng,
để đầu tư 20.000 m2 cần một số tiền khoảng: 80.000.000* 20.000/100 =
16.000.000.000 (đồng), tức mỗi hộ gia đình cần khoảng 800.000.000 VNĐ cho
1000m2, mỗi ngày thu hoạch 100 kg rau, giá thị trường 15.000 – 20.000 VNĐ/1
kg rau, thu lời khoảng 1 triệu đồng/ ngày, thời gian hoàn vốn 2 – 4 năm. Tuy
nhiên, vốn ban đầu cần có sự hỗ trợ của nhà nước và vay vốn ưu đãi của ngân hàng
dành cho phát triển kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ.
- Khoa học – kĩ thuật: Trồng theo phương pháp thủy canh tuần hoàn, chất lượng
sản phẩm đảm bảo theo tiêu chuẩn Vietgap do thực hiện đúng quy trình sản xuất.
- Thời gian thực hiện toàn bộ dự án khoảng 10 năm (đến khi hệ thống xuất hiện
hỏng hóc không thể sửa chữa, do khấu hao trung bình cho hệ thống thủy canh này
là khoảng 10 năm). Thời gian hoàn vốn khoảng 2 – 4 năm, thời gian cho mỗi một
vụ rau khoảng 20 – 25 ngày. Tuy nhiên do thực hiện gối vụ nên đã giảm đáng kể
tính thời vụ của nông nghiệp khi trồng thủy canh nên thời gian lao động là liên tục.
II. Quy trình trồng rau bằng phương pháp thủy canh tuần hoàn có mái che
1. Điều kiện che chắn: Sản xuất rau trong dung dịch tuần hoàn phải thực hiện
trong nhà có mái che; vừa hạn chế thời tiết bất thuận, vừa cách ly côn trùng, hạn
chế sâu bệnh hại.
Nguyên tắc chung của nhà có mái che: khung nhà được làm bằng sắt (thép)

hoặc bằng bê tông hoặc bằng tre đảm bảo chắc chắn, không bị ảnh hưởng bởi gió
bão. Mái nhà lợp bằng tấm lợp plastic hoặc tấm lợp compozit hoặc màng
UROZHAI. Xung quanh chắn lưới cách ly côn trùng (có thể dùng lưới nilon hoặc
lưới kim loại). Nền nhà cứng, phẳng và sạch. Tốt nhất nên lát nền bằng xi măng +
cát + sỏi.
Các dạng nhà lưới hiện đã xây dựng ở các vùng trồng rau có thể sử dụng để sản
xuất rau thuỷ canh, song phải cải tạo phần mái để tránh mưa và cải tạo nền cho
phù hợp.
2. Lắp đặt hệ thống thuỷ canh tuần hoàn
- Giá sắt để đặt các ống nhựa: Giá sắt được hàn chắc chắn, cao khoảng 70-80
cm, dốc về phía bể thu hồi dung dịch 3 độ. Chiều rộng của giá sắt tuỳ thuộc vào
quy mô sản xuất, chiều dài giá sắt 20m.
- Bể cấp dung dịch dinh dưỡng: Xây bể hoặc dùng téc nhựa đựng dung dịch
dinh dưỡng, thể tích của bể cấp tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất, song cứ 100 m2
diện tích sản xuất tương ứng với 1 m3. Bể cấp phải đặt cao 1,2-1,4 m.
- Bể thu hồi dung dịch: Tốt nhất là xây bể chìm dưới đất, thể tích bể chứa cũng
tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất và tương đương thể tích bể cấp.
- Ống dẫn dung dịch: Dùng ống nhựa dẫn nước đường kính 11 cm, dài 20 m.
Trên ống đục các lỗ thẳng hàng, cách nhau 5-6 cm để đưa rọ cây vào đó (đường
kính lỗ tuỳ thuộc vào đường kính rọ nhựa). Các ống được đặt trên các giá sắt, tạo
thành mặt phẳng nghiêng 3 độ về phía bể thu.
- Máy bơm nước 2 chiều được gắn với phao để khi dung dịch trong bể cấp còn
1/4 thì bơm 2 chiều đóng, dung dịch được đẩy ngược trở lại từ bể chứa lên bể cấp.
Tất cả tạo thành hệ thống thuỷ canh tuần hoàn.
3. Chuẩn bị nguyên liệu
- Rọ nhựa ươm cây con và đỡ cây trong quá trình sinh trưởng phát triển
- Giá thể ươm cây con: Dùng giá thể ươm cây con của Trung tâm Nghiên cứu
phân bón và dinh dưỡng cây trồng cùng với 20-30% mụn xơ dừa.
- Dung dịch dinh dưỡng: Dung dịch dinh dưỡng để sản xuất rau hiện có bán
phổ biến trên thị trường. Đó là dung dịch mẹ, khi sử dụng, pha 1 lít dung dịch A và

1 lít dung dịch B trong 1 m3 nước.
- Giống rau: Hệ thống sản xuất rau thuỷ canh tuần hoàn có thể sản xuất được
tất cả các loại rau ăn lá. Những giống rau cho sản xuất trái vụ là các giống chịu
nhiệt, có thể sử dụng các loại giống sau: xà lách, rau cải ăn lá các loại (cải xanh,
cải mơ, cải chít), cần tây, rau muống.
4. Ươm cây con:
- Xử lý hạt giống trước khi gieo: Ngâm hạt 1-2 giờ trong nước nóng 45-50 độ C
hoặc ngâm trong dung dịch thuốc tím 0,1% hoặc dung dịch BenlatC 0,1% hoặc
dung dịch Ridomil 0,1%; để ráo nước.
- Cho giá thể vào cốc nhựa, lắc nhẹ, tưới nước đủ ẩm rồi gieo hạt, mỗi ngày
tưới ẩm 1-2 lần tuỳ thuộc vào thời tiết. Sau 4-6 ngày, cây mọc, tiếp tục tưới ẩm
cho cây sinh trưởng 1-2 lần/ngày. Khi cây được 2-3 lá thật thì đưa cây lên hệ thống
thuỷ canh tuần hoàn (đặt cả cốc vào trong các lỗ đã đục sẵn trên ống dẫn dung
dịch).
5. Chăm sóc
Trước khi đưa cây lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn, phải bơm nước vào bể
chứa (cứ 100 m2 diện tích sản xuất tương ứng với 1 m3 nước), đổ 1 lít dung dịch
A và 1 lít dung dịch B vào 1 m3 nước. Dùng máy bơm 2 chiều đẩy dung dịch lên
bể cấp. Dung dịch từ bể cấp, chảy qua hệ thống ống dẫn và cung cấp dinh dưỡng
cho cây. Khi dung dịch trong bể cấp cạn, bơm 2 chiều lại đẩy dung dịch từ bể chứa
lên bể cấp. Cứ như vậy dung dịch chảy tuần hoàn trong ống dẫn và nuôi cấy.
Định kỳ bổ sung dinh dưỡng: Trong một vụ sản xuất xà lách, cải xanh và cần
tây, cần bổ sung dinh dưỡng 3 lần: 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày sau khi đưa cây vào
dung dịch, với lượng 0,4-0,5 lít dung dịch mẹ trong 1 m3 dung dịch trồng cây.
Trước khi thu hoạch 10 ngày, không bổ sung dinh dưỡng. Đối với cây rau muống,
sau khi hái lứa đầu mới bổ sung dinh dưỡng cho lứa hái sau; cứ như vậy, chỉ bổ
sung dinh dưỡng sau mỗi đợt thu hái.
Tỉa định cây: Sau khi đưa cây lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn 4-5 ngày, tiến
hành tỉa định cây. Tỉa bổ những cây xấu, còi cọc, chỉ để lại 2 cây/hốc.
Thường xuyên nhổ sạch cỏ và theo dõi sự phát sinh sâu bệnh trong khu sản

xuất để phòng trừ kịp thời.
6. Thu hoạch
• Với rau cải ăn lá các loại: Thu hoạch sau khi đưa cây con lên hệ thống thuỷ
canh tuần hoàn 23-25 ngày. Dùng dao cắt sát gốc, tỉa bỏ lá gốc, cho vào túi nilon
khối lượng 0,5 kg/túi rồi đưa đi tiêu thụ.
• Với cây xà lách, cần tây: Thu hoạch sau khi đưa rọ cây lên hệ thống thuỷ
canh tuần hoàn 25-30 ngày. Dùng dao cắt sát gốc, tỉa bỏ lá gốc, cho vào túi nilon
khối lượng 0,2 kg/túi rồi đưa đi tiêu thụ.
• Với cây rau muống: Cứ 10 ngày hái 1 lứa. Thời gian thu hoạch kéo
dài khoảng 3 tháng. Hái bằng tay những ngọn đủ tiêu chuẩn (tránh không làm ảnh
hưởng đến những ngọn nhỏ cho lứa sau), cho vào túi nilon khối lượng 0,5 kg/túi
rồi đưa đi tiêu thụ.
Lưu ý: Sau khi kết thúc thu hoạch, cần vệ sinh đường ống bể chứa và thay
dung dịch để trồng rau khác hoặc trồng lứa mới.
III. Đầu ra cho sản phẩm rau sạch trồng theo phương pháp thủy canh
Như chúng ta đã biết từ các kênh thông tin đại chúng, ở nước ta tình hình
sản xuất và thương mại rau quả còn khá nhiều điều bất cập về chất lượng sản
phẩm, vấn đề là do thiếu trách nhiệm và chỉ biết chạy theo lợi nhuận mà một bộ
phận không nhỏ người sản xuất rau quả họ sẵn sàng sử dụng bất kỳ loại nông dược
nào mà không cần quan tâm đến mức độ độc hại của nó; bên cạnh đó, tình trạng
người kinh doanh khi thu mua hay nhập khẩu rau quả cũng bất chấp nguồn gốc và
chất lượng sản phẩm (lo ngại hơn là đã có một lượng lớn thực phẩm, rau quả,
các hóa chất BVTV độc hại không rõ nguồn gốc được nhập về tiêu thụ ở nước ta),
trong khi các ngành chức năng rất quan tâm thực trạng này nhưng vẫn chưa có
biện pháp nào hữu hiệu để xử lý, và sau cùng là người tiêu dùng phải gánh chịu
toàn bộ những hậu quả khó lường về sức khỏe bởi nguyên nhân đã sử dụng
những sản phẩm không đảm bảo an toàn.
Do nhu cầu cấp thiết về sản phẩm rau an toàn này mà rau sạch sản xuất theo
phương pháp thủy canh có đầu ra rất ổn định. Rau thủy canh có hàm lượng chất
dinh dưỡng cao, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vât, có hình thức đep nên

rất được ưa chuộng. Các cửa hàng rau an toàn hay các siêu thị là nơi tiêu thụ lớn
của các cơ sở sản xuất rau sạch.
IV. Yếu tố KH-KT được áp dụng
- Mọi việc chăm sóc đều có hệ thống tưới và bón phân tự động, được che chắn
trong tấm cách nhiệt để luôn giữ nhiệt độ ổn định và tránh côn trùng gây hại.
- Những ống nước chưa chất dịch thuỷ canh được dẫn bên dưới tới từng luống
rau. Đây là loại dung dịch đặc biệt, bao gồm các nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca,
Mg) và vi lượng (Fe, Zn, Cu, B, Mn, Mo) với thành phần phù hợp với các quy
trình hiện nay trên thế giới, trong đó hoàn toàn không có chất kích thích sinh
trưởng hay thuốc trừ sâu bệnh.
PHẦN 3: DỰ ÁN CỤ THỂ: TRỒNG CÀ CHUA THEO PHƯƠNG PHÁP
THỦY CANH
I. Giới thiệu dự án
Trồng cà chua theo phương pháp thủy canh
Cà chua thủy canh: Đó là loại cà chua của nông dân Nguyễn Văn Đẹp, 52 tuổi,
ở ấp Bến Liễu, Phú An, Bến Cát, tỉnh Bình Dương trồng trên diện tích 2.000 m2
theo phương pháp thủy canh
Những thân cây cà chua thẳng, ít cành ngang, được định hướng chạy xiên
nghiêng một góc khoảng 40 độ so với mặt đất. Khác hẳn cà chua thông thường,
những chùm cà trồng theo phương pháp thủy canh ấy có độ bóng sáng và tùy theo
mỗi giống cà chua khác nhau mà trái cà chua có những kích cỡ lớn nhỏ, hình dáng
tròn dẹp hoặc phân khía thành các múi khác nhau
II.Quy trình trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh
1.Nguồn lực :
- Nhân lực : Với 2.000m2 cà chua, chỉ cần một nhân công lao động
- Tài lực :Đầu tư 400 triệu đồng xây dựng nhà lưới với hệ thống chăm sóc cây
hoàn toàn tự động.
- Khoa học- Kĩ thuật :
+Sự hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia Công ty Chuyển giao công nghệ Star Drip
Irrigation (Australia). Mọi việc trao đổi thông tin, dữ liệu, hình ảnh về sự phát triển

của cà chua với các chuyên gia đều thông qua internet.Hai ngày một lần, ông chụp
hình cây cà chua gửi qua Úc, nhìn những hình ảnh của ông những người làm kỹ
thuật ở Úc sẽ hiểu là cây đang cần chất gì, bao nhiêu phần trăm để có những điều
chỉnh giúp ông tìm ra công thức chăm bón hiệu quả nhất
+ Hệ thống nước tưới của vườn hoàn toàn tự động theo hình thức ống dẫn
“tiêm” trực tiếp xuống gốc cây.
- Thời gian thực hiện: 6-8 tháng
2.Sự cách li với môi trường:
Yếu tố quyết định sự thành bại của phương pháp trồng cà chua mới này chính
là sự cách ly tuyệt đối với môi trường bên ngoài. Vật dụng cách ly phía trên mái là
tấm bạt nhựa màu trong suốt, hoàn toàn kín. Bốn bên được vây quanh bởi lớp lưới
dày, bảo đảm không một loại côn trùng nào có thể lọt vào.Tạo môi trường trồng
rau sạch ở mức tuyệt đối này là nguyên tắc hoàn toàn khác biệt để cho ra đời sản
phẩm cà chua sạch và an toàn. Một điều đặc biệt nữa là ngay tại cửa ra vào vườn
cũng được thiết kế có một phòng trống hình chữ nhật có diện tích hẹp, để lỡ khi có
côn trùng theo người lọt vào thì vẫn chưa “lạc” thẳng vào vườn rau gây hại mà sẽ
dừng lại để bị “xử lý” ngay tại phòng này.
Quá trình thí nghiệm của ông với cây cà chua không thể kể hết những gian nan!
Những sai sót nhỏ nhặt nhất, như lần ông sơ ý để một con bướm bay vào vườn đã
gây hậu quả là phải phá bỏ toàn bộ vườn cà chua đang cho thu hoạch. Bởi trong
môi trường cách ly, những con sâu được sản sinh từ con bướm này phát tán nhanh
đến độ chỉ sau một - hai ngày, lượng sâu đã đan kín mặt đất khiến ông buộc phải
cho tiêu hủy toàn bộ khu vườn. Sau sự cố đó, vườn ông Đẹp còn thêm hai lần nữa
phải tiêu hủy hoàn toàn do sự phát sinh bệnh nấm và đốm lá nguyên nhân là do
mấy cơn bão lốc đã hất tung mái che làm mưa gió đổ xuống khu vườn.
Bởi vậy, khi áp dụng phương pháp thủy canh, cần chú ý đến yếu tố cách ly.
Đây là bước quan trọng nhất quyết định đến chất lượng giống cây trồng.
3.Hệ thống tưới nước:
Ngoài ra, hệ thống nước tưới của vườn hoàn toàn tự động theo hình thức ống
dẫn “tiêm” trực tiếp xuống gốc cây. Điều đáng lưu ý là kèm với nước chính là

lượng phân bón đã được hòa tan với nồng độ thích hợp. Đây là phương pháp giúp
vườn rau không có mùi của phân bón mà thay vào đó toàn khu vườn toát lên mùi
thơm dịu mát của những trái cà chua chín, mùi ngai ngái nồng của lá cà chua xanh
mởn
4.Thu hoạch, đầu ra sản phẩm:
-Tính đến thời điểm này, việc bán trái cà chua của ông vẫn chỉ mang tính chất
chào hàng và thăm dò thị trường chứ không nhằm mục đích thu hồi vốn. Ông Đẹp
cho biết thêm hiện vườn cà chua của ông đang cho thu hoạch mỗi ngày hơn 200
kg. Giá bán tại chợ khoảng 8.000 đồng/kg chính vụ và khoảng 18.000 – 20.000
đồng/kg trái vụ, cao gấp đôi cà chua Đà Lạt nhưng vẫn được người tiêu dùng ưa
chuộng chọn mua vì sự nổi trội về hình thức và chất lượng.Mục tiêu phấn đấu đạt
năng suất chuẩn của vườn hơn 400 tấn/ha, hiện tại mới chỉ là “bước khởi đầu”, cần
có thêm thời gian để tiếp tục thử nghiệm, tiếp tục nghiên cứu.
Đặc biệt, trong quá trình thí nghiệm hiện tại ông vẫn quan tâm đến việc “sáng
chế” những công cụ vật dụng có thể thay thế việc nhập thiết bị nhằm giảm thiểu
những chi phí đầu tư ban đầu. Chẳng hạn, ông đã chế tác thành công những bình
tưới nước nhỏ giọt thay cho hệ thống ống dẫn nước tiêm xuống gốc cà chua vốn là
một yếu tố đầu vào chiếm nhiều vốn nhất. Rồi ông cũng khuyến khích việc sử
dụng hệ thống khung vườn bằng cây tre, gỗ thay vì khung sắt
5. Yếu tố KH-KT được áp dụng
- Ông Đẹp rất rành rọt về các ứng dụng của khoa học công nghệ thông tin vào
việc trồng cà chua và “độc chiêu” là ông cũng rành rẽ cả việc thông thương mua
bán, trao đổi thông tin về giống qua mạng Internet. Hai ngày một lần, ông chụp
hình cây cà chua gửi qua Úc, nhìn những hình ảnh của ông những người làm kỹ
thuật ở Úc sẽ hiểu là cây đang cần chất gì, bao nhiêu phần trăm để có những điều
chỉnh giúp ông tìm ra công thức chăm bón hiệu quả nhất
- Hệ thống nước tưới của vườn hoàn toàn tự động theo hình thức ống dẫn
“tiêm” trực tiếp xuống gốc cây. Điều đáng lưu ý là kèm với nước chính là lượng
phân bón đã được hòa tan với nồng độ thích hợp. Đây là phương pháp giúp vườn
rau không có mùi của phân bón mà thay vào đó toàn khu vườn toát lên mùi thơm

dịu mát của những trái cà chua chín, mùi ngai ngái nồng của lá cà chua xanh mởn
*Tiêu chí quan trọng nhất của dự án này là sự cách li tuyệt đối với môi trường
bên ngoài,sau đó là sự áp dụng linh hoạt,chính xác các ứng dụng khoa học kĩ
thuật,bên cạnh đó là sự mạnh dạn dám nghĩ dám làm,dám đầu tư và bắt tay vào
thực hiện nghiêm túc của ông Đẹp,thực hiện đúng thời gian và quy trình cũng là
các yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công của dự án.
* Bài học kinh nghiệm : “Tạo môi trường trồng rau sạch ở mức tuyệt đối này
chính là nguyên tắc hoàn toàn khác biệt để cho ra đời sản phẩm cà chua sạch và an
toàn tuyệt đối”,kinh nghiệm của ông Đẹp cho thấy chỉ cần 1 lỗi nhỏ trong cả quá
trình cũng có thể khiến phải phá bỏ hết cả vườn.Để thực hiện dự án có hiệu quả tốt
nhất,cần chăm chút và cẩn thận trong từng khâu thực hiện,đặc biệt là việc áp dụng
khoa học kĩ thuật sẽ góp phần không nhỏ cho thành quả đạt được.

×