Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Những yếu tố có vai trò làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm và giải pháp để giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.63 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
NỘI DUNG ............................................................................................................1
I.

Khái niệm nạn nhân của tội phạm........................................................................... 1
1.

Khái niệm nạn nhân của tội phạm theo nghĩa hẹp ...............................................1

2.

Khái niệm nạn nhân của tội phạm theo nghĩa rộng .............................................1

II.

Phân tích những yếu tố có vai trị làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân

của tội phạm ................................................................................................................................. 1
1.

Các yếu tố thuộc về cá nhân con người trong việc thúc đẩy nguy cơ trở

thành nạn nhân của tội phạm .....................................................................................................1
2.

Vai trò của các nhân tố khách quan trong việc thúc đẩy làm gia tăng

nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm ..........................................................................4
a.


Thời gian và địa điểm .............................................................................................................4

b.

Yếu tố nghề nghiệp ..................................................................................................................5

c.

Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội .....................................................5

III. Kiến nghị những giải pháp để giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân
của tội phạm ................................................................................................................................. 6
1.

Hạn chế hay loại trừ các yếu tố thuộc về cá nhân con người .........................6

2.

Hạn chế và loại trừ các nguyên nhân khách quan ...............................................7

KẾT LUẬN............................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................10


MỞ ĐẦU
Trong cơ chế hành vi phạm tội, nạn nhân có thể có vai trị rất quan trọng làm gia
tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Tội phạm học ln đặt ra nhiệm vụ tìm
hiểu, giải thích vai trò của những yếu tố thúc đẩy một người trở thành nạn nhân của tội
phạm để từ đó xây dựng các định hướng, các biện pháp phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn
nhân, tránh rủi ro cho con người. Có nhiều yếu tố có vai trị quan trọng làm gia tăng nguy

cơ trở thành nạn nhân của tội phạm, trong đó có các yếu tố thuộc về cá nhân của nạn nhân
và cả các yếu tố thuộc về khách quan (mơi trường sống) của nạn nhân .
Để tìm hiểu về vấn đề này, em xin chọn đề bài số 08: “Trình bày những yếu tố
có vai trị làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Theo anh/chị cần phải
thực hiện những giải pháp nào để giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân của tội
phạm” để làm bài tập của mình.
NỘI DUNG
I.
Khái niệm nạn nhân của tội phạm
1.
Khái niệm nạn nhân của tội phạm theo nghĩa hẹp
Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân đã chịu thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ,
tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hành vi phạm tội
trực tiếp gây ra. Nạn nhân của tội phạm theo nghĩa hẹp bao gồm hai đặc điểm cơ bản sau
đây:
- Nạn nhân của tội phạm là con người tự nhiên (thể nhân).
- Đã chịu thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, tình cảm hay tài sản là hậu
quả trực tiếp của tội phạm1.
2.
Khái niệm nạn nhân của tội phạm theo nghĩa rộng
Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức đã chịu thiệt hại về tính mạng,
sức khoẻ, tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hành vi
phạm tội gây ra2.
II.
Phân tích những yếu tố có vai trị làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của
tội phạm
1.
Các yếu tố thuộc về cá nhân con người trong việc thúc đẩy nguy cơ trở thành
nạn nhân của tội phạm
Trong các yếu tố thuộc về cá nhân con người có vai trị tác động, thúc đẩy làm gia

tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm, trước hết phải kể đến những đặc điểm tâm,
sinh lí của nạn nhân. Các đặc điểm tâm, sinh lí của con người đóng vai trị đáng kể trong
việc tạo điều kiện thúc đẩy quá trình trở thành nạn nhân của tội phạm. Các đặc điểm tâm,
sinh lý của con người trước hết tác động đến việc thực hiện hành vi của họ thể hiện thơng
qua lời nói, cử chỉ hay hành động. Chính những lời nói, cử chỉ hay hành động này trong
1
2

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, nxb. CAND, 2016, Tr. 164
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, nxb. CAND, 2016, Tr. 167 - 168
1


những tình huống cụ thể đã góp phần kích thích, thúc đẩy làm phát sinh hành vi phạm tội.
Các đặc điểm tâm, sinh lí có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát sinh tội
phạm hết phải kể đến những đặc điểm sinh học đi truyền như khí chất nóng nảy, cục cằn,
thơ lỗ hay sự dâm đãng, háo sắc... Do khí chất nóng nảy, cục cằn, thô lỗ, khả năng tự
kiềm chế kém nên một số người trong các mối quan hệ xã hội, nhất là khi gặp các tình
huống khơng thuận lợi trong cuộc sống đã có các hành vi, xử sự khơng chỉ khơng làm hài
lòng người khác mà còn làm nảy sinh những sự phản kháng ở họ. Trong những tình
huống nhạy cảm như khi bị tắc đường, khi bị va chạm trong giao thông, khi phải xếp hàng
chờ một dịch vụ nào đó... chỉ cần những lời nói, cử chỉ khơng đúng mực, văng tục, chửi
thề... sẽ làm kích động người khác và nếu những người này cũng là những người nóng
nảy, thiếu kiềm chế thì tất yếu sẽ làm phát sinh hành vi phạm tội.
Bên cạnh đó, những phẩm chất tâm lí lệch lạc như lịng tham, sự ích kỉ thậm chí
coi thường các chuẩn mực xã hội, các giá trị đạo đức, quá đề cao giá trị đồng tiền, coi
thường tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác, thậm chí cả thói quen
hưởng thụ, lười nhác, sự háo sắc... đặt trong những tình huống tiêu cực cụ thể cũng dễ
làm phát sinh các hành vi, cử chỉ, lời nói thúc đẩy sự hình thành ý định phạm tội cũng như
thúc đẩy việc thực hiện tội phạm ở những người khác. Một số người do quá hám lợi đã dễ

dàng bị những người khác thực hiện các hành vi lừa đảo như dụ mua hàng giả với giá rẻ,
rủ đi làm ăn ở thành phố, biên giới rồi lừa bán cho các ổ mại dâm... Hành vi lén lút quan
hệ bất chính có thể bị những người khác lợi dụng để cường đoạt, trộm cắp hay cướp tài
sản. Một số đặc điểm tâm lí khác như tâm lí tự tin, quá dễ dãi đối với sự an toàn của bản
thân cũng như tâm lí thiếu sự đề cao cảnh giác đối với việc bảo vệ tài sản của mình hay
tâm lí thích phơ trương tài sản... cũng đóng vai trị đáng kể trong q trình phát sinh tội
phạm. Những đặc điểm tâm lí này dẫn đến các hành vi, xử sự mất cảnh giác như: không
gửi phương tiện giao thơng tại các điểm trơng giữ, khơng khố cửa nhà, khơng khố các
phương tiện giao thơng cẩn thận, vận chuyển nhiều tiền, vàng bằng xe máy mà khơng có
người bảo vệ, vừa tham gia giao thông vừa nghe điện thoại hoặc phụ nữ đi một mình ở
những nơi vắng vẻ, phụ nữ đeo nhiều đồ trang sức khi đi ngoài đường, cho trẻ em trang
sức đắt tiền, sử dụng những phương tiện, đồ đạc như xe đạp, điện thoại đắt tiền... Tất cả
những hành vi, xử sự như vậy chính là các ngun nhân thúc đẩy sự hình thành ý định
phạm tội cũng như thúc đẩy việc thực hiện tội phạm ở những người khác. Nói cách khác,
những hành vi, xử sự như vậy làm gia tăng đáng kể nguy cơ trở thành nạn nhân của tội
phạm ở những nhóm người này.
Ngồi yếu tố tâm lí, yếu tố sinh học cũng có vai trị thúc đẩy việc phát sinh và thực
hiện hành vi phạm tội. Đó là các đặc điểm đặc thù như độ tuổi, giới tính hay sức khoẻ.
Nạn nhân học xác định một số nhóm người có những đặc điểm hạn chế về khả năng tự
bảo vệ, do đó đã kích thích sự hình thành ý định phạm tội mà điển hình là các nhóm phụ
nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật hay người mắc bệnh tâm thần.

2


Lối sống của một người hay nhóm người trong nhiều trường hợp cũng là nguyên
nhân quan trọng thúc đẩy quá trình trở thành nạn nhân của tội phạm. Lối sống (Lifestyle)
là cách mà các cá nhân sắp đặt thời gian của họ cho các hoạt động lao động, nghề nghiệp
cũng như các hoạt động vui chơi giải trí trong thời gian rảnh rỗi.
Lối sống được hình thành từ sự tổng hợp ảnh hưởng của tất cả các yếu tố và hình

thành một nếp sinh hoạt ở mỗi người hay một nhóm người. Lối sống được thể hiện trong
cuộc sống hàng ngày thông qua các hành vi, xử sự như cách đi lại, ăn nói, đối xử, phong
cách làm việc, vui chơi giải trí, thú tiêu khiển... Mỗi nhóm người trong xã hội có lối sống
đặc trưng của mình. Có rất nhiều lối sống tưởng chừng vô hại nhưng trong sự kết hợp với
những điều kiện khác như động cơ, mục đích của người phạm tội cũng như đặt trong
những hồn cảnh và khả năng tự bảo vệ là những yếu tố rất quan trọng làm tăng nguy cơ
bị hành vi phạm tội xâm hại. Trong những điều kiện thời gian và không gian nhất định và
trong các mối quan hệ nhất định với những người có nhiều khả năng phạm tội, những lối
sống và những thói quen nhất định là những yếu tố quan trọng trong cơ chế hành vi phạm
tội. Ví dụ, lối sống khép mình khiến nhiều người khơng có đủ kinh nghiệm sống cũng như
những hiểu biết xã hội , kinh nghiệm giao tiếp cần thiết. Điều này làm cho họ dễ bị lợi
dụng và trở thành nhóm người có nguy cơ cao bị tội phạm xâm hại.
Lối sống cịn được thể hiện thơng qua thói quen xử sự hằng ngày của con người
(rountine activities). Đó là những hoạt động tái diễn, lặp đi, lặp lại hằng ngày trong đời
sống thường nhật hay cách hành xử thịnh hành hàng ngày trong công việc, nghỉ ngơi, vui
chơi giải trí, quan hệ xã hội... Theo nghiên cứu của Cohen và Felson (1979), một số thói
quen trong cuộc sống hoặc một số hành vi thịnh hành do những đặc điểm riêng của nó đã
tạo ra những yếu tố rất thuận lợi làm phát sinh tội phạm. Điều tra nạn nhân của Walklate
năm 1992 cho thấy hầu hết các hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ đều xảy
ra ở nơi cơng cộng, rất ít các hành vi phạm tội xảy ra tại nơi ở của cá nhân. Điều đó cho
thấy những thói quen vui chơi giải trí cuối tuần ở những nơi công cộng như quán bar, nhà
hàng, quán karaoke, sàn nhảy... cùng với thói quen uống nhiều rượu bia đã làm gia tăng
đáng kể nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Mỗi nhóm, loại tội thường được đặc
trưng bởi những lối sống đặc thù của nạn nhân. Các vụ án hiếp dâm thưởng được đặc
trung bởi ngoại hình và thói quen ăn mặc khêu gợi, hành vi, lời nói thể hiện sự dễ dãi,
khiêu khích, sự thiếu thận trọng đối với an toàn cá nhân của nạn nhân như đi một mình ở
nơi vắng vẻ, đi chơi một mình cùng những người khơng quen biết đến những nơi xa lạ...
Các vụ án về các tội xâm phạm sở hữu thường đặc trưrng bởi tính khoe khoang, thích phơ
trương tài sản hay sự thiếu thận trọng, mất cảnh giác trong việc bảo vệ tài sản, nhất là
những tài sản nhỏ gọn, có giá trị cao và dễ trộm cắp, cướp như tiền, vàng, kim khí quý, đá

quý hoặc những loại tài sản dễ lấy như xe ô tô, xe máy, máy tính xách tay... Các tội phạm
vi phạm an tồn giao thơng thường đặc trưng bởi sự câu thả, thói quen ít kiểm tra, quan
sát hồn cảnh xung quanh hoặc thói quen khơng tn thủ các quy định bão đảm an tồn
giao thơng của nạn nhân.
3


Lối sống và thói quen xử sự của con người luôn chịu ành hưởng sâu sắc bởi sự
biển đoi của nền kinh tế-xã hội. Ở nước ta những năm gần đây, do tác động của nên kinh
tế thị trường, con người ngày càng tách khỏi gia đinh vi việc hoc tập cũng như làm ăn
sinh sống. Sự tách bạch đó tuy tạo cho con người sự độc lập trong cuộc sống nhưng nó
cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và khả năng thúc đẩy nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm.
Những rủi ro này không chỉ xảy ra đối với những người xa gia đình mà cả đối với những
người cịn lại trong gia đình, nhất là khi gia đình chỉ cịn lại trẻ em và người già thì khả
năng tự bảo vệ khỏi sự xâm hại của hành vi phạm tội là rất thấp. Đời sống công nghiệp
với những thay đổi nhanh chóng, cộng với sự phát triển của ngành cơng nghiệp giải trí đã
tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống xã hội. Nhiều lối sống và thói quen mới được hình
thành trong các tầng lớp dân cư. Đáng chú ý là xuất hiện ngày càng nhiều những lối sống
và thói quen là những yếu tố vô cùng thuận lợi tạo ra nguy cơ trở thành nạn nhân của tội
phạm. Thói quen và lối sống thịnh hành nhất trong đời sống hiện đại ngày nay là lối sống
ít quan tâm đến cơng việc cũng như sinh hoạt của người khác theo kiểu “đèn nhà ai nhà
nấy rạng”. Đây chính là lối sống chịu ảnh hưởng khá lớn của đời sống công nghiệp khi
mà mọi người đều phải vật lộn với cuộc sống thường nhật nên không còn nhiều thời gian
cho cộng đồng. Vi vậy sự gắn kết trong cộng đồng dân cư nhất là hàng xóm, láng giềng bị
giảm đi đáng kể so với trước đây. Chính sự thờ ơ, thiếu quan tâm đến nhau của hàng xóm,
láng giềng làm cho khả năng bảo vệ trước sự xâm hại của hành vi phạm tội giảm đi đáng
kể. Rất nhiều trường hợp, các hành vi phạm tội như giết người, cướp, trộm cắp xảy ra mà
hàng xóm, láng giềng, thậm chí là nhà ngay bên cạnh hồn tồn khơng biết là do lối sống
cơ lập, khép kín của một bộ phận dân cư. Nhiều người khơng thích nghi kịp với lối sống
hiện đại hay một số người gặp những điều kiện không thuận lợi trong công việc thậm chí

nhiều người gặp khó khăn trong giao tiếp dã tự cơ lập mình với xã hội, bạn bè. Những lối
sống kể trên là những nhân tố vô cùng thuận lợi thúc đẩy nguy cơ trở thành nạn nhân của
tội phạm.
2.
Vai trò của các nhân tố khách quan trong việc thúc đẩy làm gia tăng nguy cơ
trở thành nạn nhân của tội phạm
Ngoài những yêu tố thuộc về cá nhân con người, những yếu tô khách quan thuộc
vê môi trường sống cũng đóng vai trị đáng kể trong việc làm gia tăng nguy cơ trở thành
nạn nhân của tội phạm. Đó là các yếu tố như thời gian, địa điểm cũng như mỗi quan hệ
giữa nạn nhân và người phạm tội.
a.
Thời gian và địa điểm
Thời gian và địa điểm luôn đóng vai trị quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội.
Người phạm tội luôn luôn biết tận dụng khoảng thời gian và những địa điểm thuận lợi cho
quá trình thực hiện hành vi phạm tội của mình. Thời gian, địa điểm thuận lợi thường là
những lúc, những nơi vắng vẻ, ít người. Ví dụ, thời gian buổi trưa, buổi tối, đêm khuya,
những nơi xa dân cư như cánh đồng, bãi tha ma hay những đoạn đường vắng người qua
lại, thậm chí trong nhà nhưng ở những thời điểm người lớn đi vắng hết chỉ còn người già
4


và trẻ em. Mỗi loại tội phạm có những khoảng thời gian và địa điểm thích hợp cho việc
thực hiện hành vi phạm tội. Những người có các hoạt động phù hợp với thời gian và địa
điểm đặc trưng của các tội phạm này sẽ rất dễ trở thành nạn nhân của toi phạm. Tội hiếp
dâm thường xảy ra ở những nơi và trong những khoảng thời gian vắng vẻ. Tội cướp giật
thường xay ra trên các đoạn đường lớn, có nhiều nhánh đường cắt ngang và có mật độ
người không quá đông. Một số tội phạm như cố ý gây thương tích, trộm cắp, cướp thường
xảy ra cuối tuần, ở những nơi xa nhà và thường vào ban đêm.
b.
Yếu tố nghề nghiệp

Yếu tố nghề nghiệp cũng là yếu tố có vai trị khá quan trọng trong cơ chế hành vi
phạm tội. Một số người do đặc thù nghề nghiệp nên thường là mục tiêu nhắm đến cua
nhiều loại tội phạm. Trong số những nghề nghiệp có nguy cơ dễ bị tội phạm xâm hại,
trước hết phải kể đến nhóm người làm nghề lái xe ôm, lái xe taxi, kinh doanh vàng bạc,
kinh doanh hàng hoá đất tiền, cho thuê xe ô tô... Đây là những người dễ trở thành nạn
nhân của các tội cướp tài sản hay giết người và cướp tài sản, nhất là khi những người này
làm nghề trong những điều kiện thời gian và địa điểm thuận lợi cho hành vi phạm tội như
đi xe vào những nơi vắng vẻ, vào đêm khuya, cửa hàng vàng bạc nằm ở những nơi vắng
vẻ, có ít người... Nhóm người khác là người làm trong các cơ quan bảo vệ pháp luật như
cảnh sát giao thông, công an, kiểm lâm... do việc thi hành công vụ tác động đến lợi ích
của người khác nên họ dễ trở thành nạn nhân của các tội chống người thi hành công vụ.
c.
Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội
Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội cũng có vai trị vơ cùng quan trọng
trong cơ chế hành vi phạm tội. Các mối quan hệ xã hội có thể được chia thành các nhóm
sau: Các mối quan hệ gần gũi (gia đình, bạn tình); các mối quan hệ bạn bè thân thiết; các
mối quan hệ quen biết (bạn bè, hàng xóm, láng giềng, cơng tác, hành chính, cộng đồng);
các mối quan hệ mới thiết lập và các mối quan hệ khơng quen biết (các mối quan hệ hồn
tồn xa lạ).
Ở một số loại tội phạm, người phạm tội thường lợi dụng các mối tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm doạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay các tội xâm phạm tình dục trẻ
em. Đó là vì ở những tội phạm này, các mốii quan hệ quen biết là yêu tố vô cùng thuận
lợi giúp người phạm tội dễ dàng tiếp cận nạn nhân để thực hiện hành vi phạm tội. Ngược
lại, ở một số loại tội khác, người phạm tội lại thường tìm đến những người không quen
biết để thực hiện hành vi phạm tội như các tội cướp, cướp giật tài sản hay trộm cấp tài
sản. Đó là do việc thực hiện hành vi phạm tội với những người xa lạ có khả năng che giấu
tội phạm cao hơn. Đối với các tội phạm liên quan đến tình dục đối với trẻ em thì mối quan
hệ quen biết giữa nạn nhân và người phạm tội khơng chỉ là điều kiện giúp người phạm tội
có thể dễ dàng tiếp cận nạn nhân trẻ em để thực hiện hành vi phạm tội mà cũng chính nhờ
các mối quan hệ quen biết này mà người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội có

thể đe doạ, khống chế, mua chuộc nạn nhân để họ không dám tố cáo và đề có thể tiếp tục
thực hiện hành vi phạm tội.
5


Tóm lại, nạn nhân đóng vai trị rất quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội. Các
đặc điểm tâm, sinh lí, thói quen, lối sống cũng như các điều kiện về thời gian, địa điểm,
môi quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với quá
trình phát sinh và thực hiện hành vi phạm tội. Những yếu tố này có vai trị khác nhau đối
với việc thúc đẩy sự hình thành ý định phạm toi cũng như thúc đẩy việc thực hiện hành vi
phạm tội. Ở những nhóm, loại toi khác nhau thì ành hưởng của những yếu tố này cũng
khơng giống nhau.
III. Kiến nghị những giải pháp để giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân của tội
phạm
Phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm là áp dụng các biện pháp
nhăm hạn chế hay loại trừ các yếu tố có vai trị thúc đẩy làm gia tăng nguy cơ trở thành
nạn nhân của tội phạm, làm giảm đến mức thấp nhất nguy cơ bị hành vi phạm tội xâm hại.
1.
Hạn chế hay loại trừ các yếu tố thuộc về cá nhân con người
Như đã phân tích, các đặc điểm bên trong của nạn nhân như tâm, sinh lí, sức khoẻ,
thể chất cùng với những đặc điểm thuộc về mơi trường bên ngồi như thời gian, địa điểm,
nghề nghiệp hay mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội có vai trị rất quan trọng
làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Biện pháp đầu tiên của phòng ngừa
nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm là cần phải tác động làm thay đổi căn bản những
đặc điểm tâm lí, tính cách, lối sống, thói quen tạo thuận lợi thúc đẩy khả năng trở thành
nạn nhân của tội phạm. Đó trước hết là tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức
pháp luật, tăng cường nếp sống văn minh trong giao tiếp, ứng xử, loại bỏ những hành vi,
xử sự không đúng chuẩn mực đạo đức, pháp luật, những thói quen xấu cũng như các
phẩm chất tâm lí tiêu cực trong mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.
Hoạt động tuyên truyền giáo dục của chúng ta đã được tiến hành nhưng cịn yếu cả

về hình thức, nội dung, phương pháp và cơ chế tiến hành. Vì thế hoạt động này cần phải
được thay đổi một cách cơ bản, toàn diện. Phương pháp tiến hành là phải tiến hành
thường xuyên, liên tục với các phương pháp sinh động và hấp dẫn, phù hợp với từng
nhóm tuổi, từng nhóm dân cư nhất định.
Một mặt phải xây dựng được nội dung tuyên truyền, giáo dục phù hợp mặt khác
phải huy động sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng trong xã hội tham gia bao gồm
cá nhân, gia đình, nhà trường, các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư. Nội dung của
tuyên truyền giáo dục là hướng đến việc xây dựng con người mới, phong cách ứng xử và
làm việc văn minh, loại bỏ những đặc điểm tâm lý tiêu cực như thói quen hưởng thụ, lười
nhác, đua địi, ăn chơi, sự nóng nảy, cực cằn, thơ lỗ, lịng tham, sự ích kỉ hay sự dâm
đãng, háo sắc, sự coi thường các chuẩn mực xã hội, các giá trị đạo đức, sự quá để cao giá
trị đồng tiền, sự coi thường tính mạng, sức khoė, danh dự nhân phẩm của người khác,
thậm chí cả những đặc điểm tâm lí như sự tự tin, quá dễ dãi đối với sự an tồn của bản
thân cũng như tâm lí thiếu sự đề cao cảnh giác đối với việc bảo vệ tính mạng, tài sản của
mình hay tâm lí thích phơ trương tài sản... loại bỏ thói quen ăn mặc khêu gợi, hành vi, lời
6


nói thể hiện sự dễ dãi, khiêu khích, sự thiếu thận trọng đối với an toàn cá nhân của nạn
nhân...
Để thực hiện tuyên truyền, giáo dục có hiệu quả cần phải đào tạo bài bản đội ngũ
tuyên truyền viên chuyên nghiệp để họ khơng chi có kĩ năng tun truyền mà cịn phải có
kiến thức tâm lí, thái độ phù hợp nhằm đảm bảo có thể truyền tải nội dung tuyên truyền,
giáo dục được tốt nhất. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến sự tuyên truyền, giáo dục của gia
đình, của nhà trường. Vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục cho bậc cha mẹ nhất là cha mẹ
trẻ phương pháp nuôi dạy con cái là vô cùng cần thiết. Nhà trường cũng có vai trị vơ
cùng quan trọng trong việc này. Thời gian qua, các trường học tuy đã đua vào chương
trình giảng dạy mơn giáo dục cơng dân nhưng mơn học này cịn chưa đáp ứng được u
cầu cả về nội dung và hình thức tổ chức dạy học. Một số nhà trường đã đưa môn học “kỹ
năng sống” vào giảng dạy trong chương trình và đã có kết quả tốt. Môn học này cần phải

được nghiên cứu hoàn thiện về nội dung và cần được đưa vào giảng dạy ở tất cả các
trường hoc, các bậc học phổ thông để trang bị các kĩ năng sống cần thiết cho trẻ em và
người chưa thành niên. Muốn tăng cường hiệu quá hoạt động tuyên truyền, giáo dục thì
tất cả các cơ quan, tổ chức phải xác định nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục là nhiệm vụ
quan trọng của cơ quan, chức mình. Trước hết cần phải nâng cao tuyên truyền, giáo dục
cho các thành viên trong tổ chức của mình trong việc xây dựng nếp sống và làm việc văn
minh. Tiếp đó, các cơ quan, tổ chức phải phối kết hợp với nhau trong đó Chính phủ và uỷ
ban nhân dân các cấp phải đứng ra huy động sức mạnh đồng thời tiến hành phân công
nhiệm vụ cho các cơ quan, ban ngành thực hiện và phối hợp hoạt động với nhau trong
việc tuyên truyền, giáo dục nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Các cơ quan thông tấn báo
chí có vai trị đặc biệt quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục. Do vậy, cần phải có biện
pháp tăng cường hơn nữa hoạt động của các cơ quan này nhằm phát huy sức mạnh của
truyền thông trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục. Tổ dân phố, cộng đồng dân cư hay
các dịng tộc có vai trị rất quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục. Do vậy, cũng cần phải
có các biện pháp nhằm huy động sức mạnh triệt để của cộng đồng dân cư và dòng tộc vào
hoạt động tuyên truyền, giáo dục để hoạt động này có thể lan truyền và ảnh hưởng sâu
rộng trong mọi tầng lớp dân cư.
Thực hiện tốt hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao cảnh giác, tăng
cường khả năng tự bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, tổ chức, đặc biệt là những nhóm
có nguy cơ cao, dễ trở thành nạn nhân của tội phạm, xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự,
tơn trọng lợi ích nhà nước, lợi ích tập thế và lợi ích của cá nhân sẽ góp phần làm giảm
đáng kê nguy cơ trở thành nạn nhân của rất nhiêu nhóm người trong xã hội.
2.
Hạn chế và loại trừ các nguyên nhân khách quan
Bên cạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, một biện pháp vô cùng quan trọng
là tăng cường sự gắn kết của gia đình, hàng xóm và cộng đồng dân cư. Do ảnh hưởng của
kinh tế thị trường và đời sống công nghiệp dẫn đến lối “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, truyền
thống tốt đẹp “tối lửa tất đèn có nhau” đang ngày một mất đi, mối quan hệ gia đình, bạn
7



bè, hàng xóm và cộng đồng dân cư đang ngày càng trở nên thiếu gắn bó. Đây chính là
ngun nhân làm giảm đáng kế khả năng bảo vệ, chống lại su xâm hại của các hành vi
phạm tội, nhất là các loại tội phạm như trộm cắp, cướp, cổ ý gây thương tích, tội phạm
tình dục, thậm chí là nạn bạo hành gia đinh. Một cộng đồng dân cư đoàn kết, gắn bó, quan
tâm giúp đo lẫn nhau sẽ làm tăng rất nhiều khả năng bảo vệ khỏi sự xâm hại của các hành
vi phạm tội.
Thời gian và địa điểm trong nhiều trường hợp đóng vai trị rất quan trọng trong q
trình nạn nhân hố. Việc tun truyển giáo dục để mọi người nhận thức rõ và có những
biện pháp phòng ngừa hữu hiệu tại những nơi, những thời điểm mà nguy cơ bị hành vi
phạm tội xâm hại rất cao là vơ cùng cần thiết. Để phịng tránh rủi ro, biện pháp tốt nhất là
tăng cường khả năng tự bảo vệ như tránh đi một mình ở những nơi vång vẻ, khơng đeo
nhiều đồ trang sức khi đi ngồi đường, khi vận chuyền tien, vàng với số lượng lớn thì nên
sử dụng xe chuyên dụng, thuê người bảo vệ, tránh cho trẻ em deo đổ trang sức khi đi học,
đi chơi một mình... Đối với những người hạn chế về khả năng tự bảo vệ thì nên đi thành
những nhóm đơng, tránh đi một mình, tránh đeo nhiều đồ trang sức khi đi ngoài đường...
Những người hoạt đong nghề nghiệp trong những lĩnh vực có nguy cơ dễ trở thành nạn
nhân của tội phạm như lái xe taxi, xe ôm thì không nên hành nghề quá khuya, không đi
vào những đoạn đường, hay khu vực vắng vẻ. Những hiệu kinh doanh vàng bạc, hàng hố
đắt tiền khơng nên mở quá khuya, những lúc vắng khách vẫn phải có bảo vệ trực và
khơng nên bố trí phụ nữ bán hàng những lúc vắng khách. Những người kinh doanh trong
các nhóm này cần phải được thường xuyên tập huấn các kĩ năng phòng ngừa tội phạm,
thường xuyên được tuyên truyền về các phương pháp, thủ đoạn của tội phạm để có thể đề
cao cảnh giác, phối hợp với các đồng nghiệp hay với các cơ quan chức năng, các lực
lượng bảo vệ để tăng cường hoạt động phòng chống tội phạm.
Cần phải có những hiệp hội nghề nghiệp để kết hợp với lực lượng công an kịp thời
triển khai các biện pháp phòng, chống tội phạm, thường xuyên cảnh báo về những
phương thức thủ đoạn phạm tội mới để mọi người cùng kịp thời phòng tránh. Thời gian
và địa điểm là những nhân tố khách quan nhưng nếu ý thức của mọi người tốt và luôn
cảnh giác, thực hiện nhiều biện pháp phịng ngừa trong các khoảng thời gian, khơng gian

có rúi ro cao thì vẫn có thể tránh được các nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm.
Mối quan hệ gia đình và xã hội trong nhiều trường hợp cũng đóng vai trị vơ cùng
quan trọng thúc đây nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Cần phải đặc biệt chú ý
đến các mối quan hệ không lành mạnh giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, hàng
xóm hay bạn bè. Những mối quan hệ khơng lành mạnh rất dễ bị lợi dụng để thực hiện các
hành vi phạm tội, nhất là các tội phạm liên quan đến tình dục, lừa đảo hay lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản. Kinh tế phát triển, các mối quan hệ xã hội được mở rộng là điều
kiện tốt để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nhiều mỗi quan hệ xã hội cũng làm gia tăng rủi
ro và nguy cơ dễ bị hành vi phạm tội xâm hại. Đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ
thông tin đã làm cho mọi người có thể dễ dàng liên hệ, kết nối với nhau. Điều đó càng
8


làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm đối với những người cả tin, thích kết
bạn qua mạng, thích phiêu lưu mạo hiểm. Trong các mối quan hệ cũng cần kế đến mối
quan hệ công tác giữa nạn nhân và người phạm tội. Do ảnh hưởng của thói quen hách
dịch, cửa quyền, thiếu tơn trọng người dân hay do đặc điểm nghề nghiệp có ảnh hưởng
đến lợi ích của một số người mà một số cán bộ, viên chức với các hành vi, xử sự của mình
đã tác động làm phát sinh và thúc đẩy việc thực hiện tội phạm. Do đó, loại trừ các thói
quen xấu, xây dựng văn hố cơng sở, nâng cao kĩ năng giao tiếp, ứng xử cũng là biện
pháp quan trọng, hạn chế đáng kê nguy cơ trở thành nạn nhân của nhóm người này. Cần
phải có những cảnh báo liên tục về sự phức tạp và nguy cơ trở thành nạn nhân của tội
phạm trong các môi quan hệ này để giúp các cá nhân có thể nâng cao hiểu biết, tăng
cường khả năng tự bảo vệ dê phòng ngừa rủi ro và nguy cơ trở thành nạn nhân của tội
phạm.
Một giải pháp rất quan trọng đó là xây dựng các chương trình và thành lập các tổ
chức bảo vệ những người có nguy cơ nạn nhân hố cao. Như trên đã phân tích, một số
nhóm người do những đặc điểm tâm, sinh lí mà khả năng tự bảo vệ rất hạn chế. Đó là
nhóm phụ nữ, trẻ em, ngưoi già, ngưoi khuyết tật, người mắc bệnh tâm thần. Những nhóm
người này đang ngày càng được các đối tượng phạm tội hướng đến. Chính vì vậy thiết lập

cơ chế bảo vệ những nhóm người này đang là yêu cầu cấp bách. Mơ hình tự quản hay dân
phịng đang phát huy tác dụng nhưng vẫn chưa thể bảo vệ tốt quyền và lợi ích chính đáng
của cá nhân, tổ chức, nhất là đối với những nhóm người yếu thế trong xã hội. Cần phải có
những tổ chức đặc thù để trợ giúp và bảo vệ những nhóm người này. Những tổ chức này
phải có mối liên hệ mật thiết với các đối tượng được trợ giúp và bảo vệ. Lực lượng này
phải ln có mặt kịp thời khi nguy cơ bị hành vi phạm tội xâm hại sắp xảy đến hay khi
các đối tượng này có nhu cầu cần được trợ giúp hay bảo vệ. Muốn vậy các tổ chức này
phải được tổ chức sâu rộng trong từng cụm dân cư và phải có mối quan hệ thật sự gần gũi
với các thành viên để có thể bảo vệ tốt nhất các thành viên của mình.
Việc phịng ngừa, hạn chế các rủi ro cũng như nguy cơ trở thành nạn nhân của tội
phạm chỉ phát huy hiệu quả trên cơ sở kết hợp nhiều biện pháp và huy động được sức
mạnh của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia.
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu tội phạm học, vấn đề nghiên cứu nạn nhân là một vấn đề rất
quan trọng. Nghiên cứu nạn nhân không chỉ giúp cho việc đánh giá đúng tính chất, mức
độ nguy hiểm của tình hình tội phạm mà qua nghiên cứu mối liên hệ giữa các nạn nhân
với tội phạm có thể tìn hiểu được ngun nhân và điều kiện của một số loại tội phạm cũng
như cho phép chúng ta dự đốn được tình hình tội phạm ẩn. Đây là vấn đề quan trọng
giúp cho q trình đấu tranh phịng chống tội phạm.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, nxb. ĐHQGHN, 2019

2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, nxb. CAND, 2016, Tr. 164
3. Đại học Luật TPHCM, Giáo trình Tội phạm học, nxb Hồng Đức – hiệp hội Luật sư

Việt Nam
4. PGS, TS Dương Tuyết Miên, Tội phạm học đương đại, nxb Chính trị Hành chính
5. TS Dương Tuyết Miên, Tội phạm học nhập môn, nxb CAND
6. Báo pháp luật
7. Báo Công an nhân dân.

10



×