Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Thực trạng tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.41 KB, 62 trang )

Lời nói đầu.
Theo đánh giá của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX về định hướng
phát triển các thành phần và các vùng kinh tế ở nước ta 2001 – 2010, Đảng ta
khẳng định cần tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt
vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan
trọng và là công cụ quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền
kinh tế; tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và một số cơ sở công
nghiệp quan trọng. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế,
đi đầu ứng dụng tiến bộ KHCN, nêu gương về năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật. Phát triển doanh nghiệp nhà nước trong
những ngành sản xuất và dịch vụ quan trọng, xây dựng các công ty nhà nước đủ
mạnh để làm nòng cốt trong những tập đoàn kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh
trên thị trường trong nước và quốc tế.
Với vị trí của các doanh nghiệp đang ngày càng được khẳng định trong nền kinh
tế quốc dân, mà đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước thì nội dung đầu tư phát triển
đã trở thành 1 vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu. Trong thời gian qua đầu tư
phát triển trong doanh nghiệp đã đạt được những kết quả to lớn, đã đưa nền kinh
tế tiến thêm những bước thêm vững chắc hơn trên con đường công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên công tác thực hiện đầu tư phát triển có hiệu quả
hay không cũng vẫn tồn tại nhiều vướng mắc trong các doanh nghiệp. Vì vậy,
trong khuôn khổ buổi thảo luận ngày hôm nay chúng tôi xin được đưa ra những
nhìn nhận về nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và những
đánh giá tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Từ đó
chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm để nâng cao hiệu quả đầu tư phát
triển trong doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước ta
hiện nay.
1
Nội dung.
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
I _ Các vấn đề cơ bản của đầu tư phát triển trong nền kinh tế nói chung và
trong doanh nghiệp nói riêng.


1- Các khái niệm .
1.1 Đầu tư , đầu tư phát triển.
Đầu tư theo nghĩa chung nhất là sự bỏ ra hay sự hi sinh các nguồn lực ở hiện
tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đạt các kết quả ,thực hiện được các
mục tiêu nhất định trong tương lai.
Tuy nhiên đứng dưới các góc độ khác nhau thì nó cụ thể như sau:
-Theo quan điểm tài chính : Đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ
đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn sinh lời.
-Theo góc độ tiêu dùng : Đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại để thu
về một mức độ tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai.
Để có thể hiểu rõ bản chất của hoạt động đầu tư chúng ta cần làm rõ những
yếu tố như :Nguồn lực đầu tư,hoạt động đầu tư , đối tượng của hoạt động đầu tư .
-Nguồn lực đầu tư:Theo nghĩa hẹp được hiểu là bao gồm tiền vốn ,còn theo
nghĩa rộng nó bao gồm vốn bằng tiền , đất đai,máy móc,lao động.
Mục tiêu của hoạt động đầu tư :bao gồm những lợi ích về mặt tài chính gắn liền
với doanh nghiệpchủ đầu tư ;những lợi ích về mặt kinh tế và những lợi ích về mặt
xã hội mà do hoạt động đầu tư tạo nên.
Đối tượng của hoạt động đầu tư : Đầu tư vào tài sản hữư hình (tài sản vật
chất), đầu tư vào tài sản vô hình (nghiên cứu và phát triển,dịch vuh,quảng cáo,
thương hiệu), đầu tư vào tài sản sản xuất hay đầu tư vào tài sản lâu bền.
1.2; Đầu tư phát triển .
2
-Khái niệm: Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng cácc nguồn lực tài
chính,nguồn lực vật chất,nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng ,sửa chữa nhà
cửa và kiến trúc hạ tầng,mua sắm trang thiét bị và lắp đặt chúng trên nền bệ
và,bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực,thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với
hoạt động của các tài sản này nhăm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang
tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế-xã hội,tạo ra việc làm và nâng cao đời
ssống của mọi thành viên trong xã hội.
Đầu tư phát triển làm gian tăng tài sản cho nền kinh tế mà không phải là sự

chu chuyển giữa đơn vị này sang đơn vị kia của nền kinh tế.
1.3;Vốn đầu tư:Căn cứ theo nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng:Vốn đầu tư
được hiểu là tiền tích lũy của xã hội của các cơ sở sản xuất,kinh doanh dịch vụ là
tiền tiết kiệm của dân cư và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào trong
quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở sẵn có
và tạo ra tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội.
1.4; Nguồn vốn đầu tư: Là thuật ngữ dung để chỉ các nguồn tập trung và phân
phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và
của xã hội.Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn
vốn đầu tư nước ngoài.
2;Vai trò của ĐTPT.
2.1; Trên gác độ vĩ mô
2.1.1. Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đên tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Về mặt lý luận,hầu hết các tư tưởng,mô hình và lý thuyêt về tăng trưởng kinh tế
đều trực tiếp hoặc gián thiếp thừa nhận đầu tư và việc tích luỹ vốn cho đầu tư là
một nhân tố quan trọng cho việc gia tăng năng lực sản xuất,cung ứng dịch vụ cho
nền kinh tế.Từ các nhà kinh tế học cổ đỉên như Adam smith trong cúôn “của cải
của các dân tộc” đã cho rằng vốn đầu tư là yếu tố qưuyết địng chủ yếu của số lao
động hữư dụng và hiệu quả .V iệc gia tăng quy mô vốn đầu tư sẽ góp phân quan
3
trọng ttrong việc gia tăng sản lượng quốc gia và sản lượng bình quân mỗi lao
động.Theo mô hình của Harrod-domar,mức tăng trưởng của nền kinhtế phụ thuộc
trực tiếp vào mức gia tăng vốn đầu tư thuần.
g =∆Y/Y =∆Y/y*∆K/∆K=∆Y/∆K*∆K/Y=1/ICOR*I/Y
Từ đó cỏ thể suy ra:
∆Y=1/ICOR*I
Trong đó :
∆Y :mức gia tăng sản lượng
∆K:Mức gai tăng vốn đầu tư
I:Mức đầu tư thuần

K:Tổng quy mô vốn của nền kinh tế
Y:Tổng sản lượng của nền kinh tế
ICOR:Là hệ số gia tăng vốn-sản lượng.
Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thể hiện cũng rất rõ nét trong tiến trình
đổi mới của nền kinh tế nước ta thời gian qua.Với chính sách đổi mới,các nguồn
vốn đầu tư cả trong nước và nưứoc ngoài ngày càng được đa dạng hoá và gia
tăng về quy mô,tốc độ tăng truởng của nền kinhtế đạt được cũng rất thoả
đáng.Cuộc sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận dân cư ngày cang được cải
thiện
2.1.1; Đầu tư tác động đến chuyển dich cơ cấu kinh t ế.
Đầu tư có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua nhuqngx chính
sách tác động đến cơ cấu đầu tư.Trong điều hành chính sách đầu tư,nhà nước có
thể can thiệp trực tếp như thưc hiện chính sách phân bổ vốn,kế hoạch hoá,xây
dựng cơ chế quản lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp qua các công cụ chính sách
như thuế.tín dụng,lãi xuất để xác lập và định hướng một cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự
dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý hơn.
4
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy nếu có chính sách đầu tue hợp lý sẽ tạo
đà cho sự tăng trưởng và chuyển dioch cơ cấu kinh tế .Tỷ trọng phân bổ vôn cho
các ngành khác nhau sẽ mang lại kết quả và hiệu quả khác nhau.Vốn đầu tư cũng
như tỷ trọng vốn đầu tư cho các ngành và các vùng kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự chuyển dịcg cơ cấu kinh tế ngành,cơ cấu kinh t ế vùng và cũng đồng thời
ảnh hưởng đến tốc đọ tăng trưởng chuing của cả nền kinh t ế.Không những thế,
giữa dầu tư và tăng trưởng kinhtế cũng như dịch chuyển cơ cấu kinh tế có mối
quan hệ khăng khít vớid nhau.Việc đầu tư vốn nhằm mục đích mang lại hiệu quả
kinh tế cao,tăng trưởng nhanh trtên phạm vi toàn bộ nền kinh tế cũng sẽ dẫn đến
hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý.Ngựoc lại tăng trưởng kinh tế cao kết hợp với
việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo nguồn vốn đầu tư dồi dào, định
hướng đầu tư vào các ngành hiệu quả hơn.
2.1.3; Đầu tư tác động làm tăng năng lực khoa học công nghê của đất nưứoc

Đầu tư và đặc biệt là ĐTPT trực tiếp tạo mới và cải tạo chất lượng và năng lục
sản xuất,phục vụ của nền kinhtế và các đơn vị cơ sở.Chính vì vậy, đâu tư cũng là
điều kiện tiên quyết cho quá trình đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ của
quốc gia theo cơ cấu kĩ thuệt của đầu tư,trong giai đoạn vừa qua,tỷ trọng giá trị
máy móc thiết bị trong tổng vốn đầu tư của VN chiếm khoảng 28%(xây duẹng
chiếm khaỏng 57%)
Cơ cấu này chưa phản ánh đúng yêu cầu CNH-HĐH,tuy nhiên nó cũng là con ssố
không nhỏ tạo ra năng lực công nghê cho toàn bộ nền kinh tế. Đối với đầu tư
nứoc ngoài,hoạt động của doanh nghiệp FDI thường gắn với các chương trình
chuyển gioa công nghệ trong đó nước nhận vốn cũng có thể là điểm đến của một
số công nghệ và phương thức dản xuất mới. Đối với chi đầu tư của nhà nươc cho
nghiên cứu khoa học và phát triên công nghệ mới mặc dù vẫn còn nhỏ về quy
mô,thấp về tỷ trọng (giai đoạn 2001-2005là 7,6 nghìn tỷ đồng chiếm 0.9% vốn
đầu tư toàn xã hội) nhưng ở đây cũng là một ttrong những biểu hiệ n của đầu tư
5
và ở mức độ nhận định nó cũng có tạo ra và tăng cường năng lực khoa học công
nghệ nước ta (đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực nông nghiệp:
giống mới, công nghệ ren…)
2.1.4; Đầu tư vừa tác động đến tông cung vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh
tế.
Đầu tư (i)là một trong những bộ phận quan ttrọng của tổng cầu (AD=C+I+G-
M).Vì vậy khi quy mô đầu tư thay đổi cũng sẽ xó tác động trực tiếp đến quy mô
tổng cầu.Tuy nhiên tác động của đầu tu đến tổng ccầu là ngắn hạn.Khi tông cung
chưa kịp thay đổi,sự tăng lên của đầu tư sẽ làm cho tổng cầu tăng kéo theo sự gia
tăng của sản lượng và giá cả các yếu tố đầu vào.Trong dìa hạn khi các thành qủa
của dầu tư đã được huy động và phát huy tác dụng,năng lực sản xuất và cung
ưúng dịch vụ gia tăng thì tông cung cũng sẽ tăng lên.Khi đó sản lượng tiềm năng
sẽ tăng và đạt mức cân bằng ttrong khi giá cả của sản phẩm sẽ có xu hướng đi
xuống.Sản lượng tăng ttrong khi giá cả giảm sẽ kchs thích tiêu dùng và hoạt động
sản xcuất cung ứng dịch vụ của nền kinh tế.

2.2;Trên góc độ vi mô
Trên goc độ vi mô thì đầu tư là nhân tố quyết định sự ra đời,tồn tại và phát triển
của các cơ sở sản xuát cung ưng dịch vụ và của cả các dơn vị vô vị lợi. Để tạo
dựng cơ sở vật chất ,kỹ thuật cho sự ra đời của bất kì cơ sở đơn vị sản xuất và
cung ứng dịch vụ nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng,cấu trúc hạ tầng,mua
săm.lắp đặt máy móc thiêt bị tiến hành các công tác xây dựn cơ bản khác và
thuẹc hiện các chi phí gắn liền với hoạt động trong một chu ki chua các cơ sở vật
chất kỹ thuât vừa được tạo ra. Đây chính là biểu hiện cụ thể của hoạt động đầu tư
đối với các đơn vị đang hoạt động,khi cơ sở vật chất kyc thuật của các cơ sở này
hao mòn hư hỏng ccần phải tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới cac cơ sở vật
chất kỹ thuật đã hư hỏng hao mònnày hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện
hoạt động mới của sự phát triên khoa học kỹ thwtj và nhu cầu tiêu dùng của nền
6
sản xuất xã hội.phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho cac trang thiết bị
cũ đã lôic thời. Đó chính là hoạt động đầu tư.
3) Nguồn hình thành và cách phân chia vốn đầu tư phát triển:
Vốn đầu tư là một nguồn lực quan trọng cho hoạt động đầu tư .Đứng trên góc độ
vĩ mô ,nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển bao gồm nguồn vốn trong nước va
nguồn vốn nước ngoài .
Nguồn vốn đầu tư trong nước được hình thành từ phần tích lũy của nội bộ nền
kinh tế .Nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn khu
vực dân doanh:
a,Nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước,nguồn
vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư của doanh
nghiệp nhà nước.Đầy là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa quan trọng
cho họat động đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam thời gian qua.
_Nguồn vốn ngân sách nhà nuớc :Đây là nguồn đầu tư chủ yếu,quyết định sự
phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội.Là nền tảng để thực hiện
CNH-HĐH đất nước.Nhà nước của bất kỳ quốc gia nào cũng quan tâm đến hoạt
động đầu tư này.Đặc biệt là ở các nước đang phát triển như nước ta là yếu tố vật

chất có ỹ nghĩa quyết định để thực hiện tốt nhất các chủ trương,chính sách phát
triển KTXH của đất nước.Ở VN đây là điều kiện vật chất để ổn định và củng cố
chế độ chính trị ,nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước cũng như không
ngừng cải thiện đời sống nhân dân.
Vốn ngân sách đầu tư hiện nay chia làm hai loại:
-Vốn ngân sách TW dung để đầu tư xây dựng các dự án(trồng rừng đầu
nguồn,rừng phòng hộ,các công trình chủ yếu của nền kinh tế…)
-Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các địa phương đầu tư vào những vấn
đề quan trọng của địa phương.
7
Trong những năm gần đây,quy mo vốn đầu tư nhà nước không ngừng gia tăng
nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau.Trong những năm 2001-2004 đầu tư cho
lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm khoảng 25%,công nghiệp 7,9,GTVT và
bưu chính viễn thông28,7%.
Tuy nhiên nguồn vốn này có một số hạn chế như hiệu quả sử dụng thấp tỷ lệ
thất thoát cao,vốn đầu tư thường giàn trải,không trọng tâm trọng điểm,hệ thống
các cơ quan quản lý vốn ngân sách chồng chéo,chức nang không rõ giữa quản lý
nhà nước và quản lý kinh doanh.Do vậy chúng ta cần có một số giải pháp như
làm thế nào để tăng nền kinh tế cao và liên tục,tận thu chống thất thu thuế,phân
bổ NS cho chi đầu tư và chi thường xuyên cho hợp lý
-Nguồn vốn tín dụngđầu tư phát triển :
Tín dụng đầu tư là quan hệ tín dụng trong đó nhà nước là người đi vay để đảm
bảo các khảon chi của ngân sách đồng thời nhà nước cũng là người cho vay để
đảm bảo các chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế.Là nguồn vốn tín
dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể
sự bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước .Ngoài ra nó còn có tác dụng khuyến khích
các doanh nghiệp quan tâm hơn đến hiệu quả đầu tư vì với cơ chế tín dụng các
doanh nghiệp vay vốn phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay.Do có yếu tố ưu
đãi nên khuyến khích các DN đầu tư theo định hướng của nhà nước
Trong những năm gần dây đã sử dụng nguồn vốn này hỗ trợ cho các chương

trình đầu tư lớn.Đầu tư cho các dự án thuộc các ngành công nghiệp và xây dựng
chiếm 51,6%,vào các ngành nông lâm thủy sản chiếm 16,2%,GTVT chiếm
28,8%,các dự án khác chiếm 4,2%.Qúa trình này góp phần tích cực trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HDH.
-Nguồn vốn tự huy động của các DNNN:Là thành phần giữ vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế,các DNNN vẫn nắm giữ một khối lượng vốn nhà nước khá
lớn.Trong những năm 2001-2004 vốn này chiếm 32,3% so với tổng vốn đầu tư
8
nhà nước,trong đó chủ yếu là vốn khấu hao cơ bản của các doanh nghiệp,trích lợi
nhuận sau thuế cho ĐTPT và một phần vay từ các tổ chức tín dụng.Nguồn vốn
đầu tư cho doanh nghiệp dùng để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh nâng
cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Theo đánh giá nguồn vốn nguồn vốn khu vực nhà nước trong nhiều năm nay
chiếm tỷ trọng trên 56,6%tổng số vốn đầt tư
b,-Nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư,phần tích
lũy của các doanh nghiệp dân doanh,của hợp tác xã.Theo đánh giá sơ bộ khu vực
kinh tế ngaòi nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa
được huy động triệt để.Việc phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu của một
số ngân hàng thương mại quốc doanh cho thấy chỉ trong thời gian ngắn đã huy
động được hàng ngàn tỷ đồng và hàng chục tỷ đồng từ khu vực dân cư.Cụ thể
năm 2004 đạt 69,5 tỷ đồng ,ngoài ra tính đến cuối năm 2004 tổng số doanh
nghiệp dân doanh đăng kí hoạt động lên tới 160000 doanh nghiệp với xấp xỉ qui
mô vốn là 140-150 nghìn tỷ đồng .
-Vốn của hộ gia đình:Là phần thu nhập của hộ gia đình không bị tiêu dùng
được tiết kiệm để đầu tư và tiền tích luỹ từ các hoạt động kinh doanh mà không
phải là công ty.
c,-Thị trường vốn:
Là nơi diễn ra các hoạt động mua,bán chứng khoán và các giấy ghi nợ trung
hạn và dài hạn.Đây không phải là các sự việc mua đi bán lại hay chuyển đổi các

giấy tờ có giá từ tay của một chủ thể này sang tay một chủ thể khác một cách đơn
thuần nếu nhìn nhận từ bên ngoài.Về thực chất,đây là quá trình vận động tư bản ở
hình thái tiền tệ -là quá trình chuyển tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh.Thị
trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi
nguồn tiết kiệm của từng hộ dân cư,thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các
9
doanh nghiệp,các tổ chức tài chính,chính phủ TW và chính quyền địa phương tạo
ra một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế.Đây được coi là một lợi thế mà không
một phương thức huy động nào có thể làm được.Gần đây việc phát hành trái
phiếu doanh nghiệp ra công chúng đã huy động được một nguồn vốn đáng
kể.Kênh huy động này ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia.Tính đến cuối
tháng 11-2005 tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đạt trên 2000 tỷ đồng.Trong
đó hầu hết hầu hết các dơn vị phát hành đều là những tổn công ty lớn như tổng
công ty dầu khí phát hành 300 tỷ đồng,xây dựng song đà 200 tỷ đồng,điện lực
VN 200 tỷ đồng công nghiệp tàu thủy VN 1000tỷ đồng.
2.2:-Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng
lưu chuyển vốn quốc tế đó là quá trình chuyển giao nguồn lựuc tài chính giữa các
quốc gia trên thế giới .Theo tính chất lưư chuyển của vốn ,có thể phân loại các
nguồn vốn nước ngoài chính như sau:
-Tài trợ phát triển chính thức ODF:nguồn vốn này bao gồm viện trợ phát triển
chính thức ODA và các hình thức tái trợ phát triển khác .Dòng vốn này phải qua
chính phủ quốc gia tiếp nhận hoặc được bảo lãnh chính thức,dòng vốn phải đáp
ứng cho đầu tư phát triển,duy trì và tạo mới để đảm bảo sự hoạt động của nền
kinh tế và các cơ sở,nó không bao hàm các nguồn vốn mang tính chất nhân đạo
như cứu nạn thiên tai…mà nó mang tính chất dài hạn,trong đó ODA chiếm phần
lớn trong ODF .
Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính
phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển.So với
các hình thức tài trợ khác ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF

nào khác .Nguồn vốn này thường lớn nên có tác dụng nhanh và mạnh đối với
việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư.Tuy
nhiên tiếp nhận vốn này thường gắn với sự trả giá về mặt chính trị và tình trạng
10
nợ nần chồng chất nếu sử dụng không hiệu qủa vốn vay và nếu thực hiện không
nghiêm ngặt việc trả nợ vay.
Thời gian qua,việc thu hút ODA phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH ở VN đã
diễn ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi.Kể từ năm 1993
cho đến hết năm 2000 VN đã tổ chức được 8 hội nghị các nhà tài trợ với tổng số
vốn cam kết là 17,54 tỷ usd.Với quy mô tài trợ khác nhau,hiện nay VN có45 đối
tác hợp tác phat triển song phương và hơn 350 tổ chức quốc tế và phi chính phủ
đang hoạt động.
Mặc dù có tính ưu đãi cao song sự ưu đãi của loại vốn này thường đi kềm với các
điều kiện ràng buộc tương đối khắt khe(tính hiệu quả của dự án ,thủ tục chuyển
giao vốn và thị trường…)Vì vậy chúng ta cần xem xét kỹ khi tiếp nhận viện trợ
và cần có nghệ thuật thỏa thuận để có thể nhận vốn ,vừa bảo tồn được các mụa
tiêu có tính nguyên tắc.
-Nguồn vốn tín dụng từ các NHTM: Điều kiện huy động loại vốn này không
dễ dàng như nguồn vốn ODA .Tuy nhiên nó lại có ưu điểm rõ ràng là không gắn
liền với các ràng buộc về chính trị xã hội.Mặc dù vậy thủ tục vay tương đối khắt
khe,thời gian trả nợ nghiêm ngặt,mức lãi xuất cao là những trở ngại không nhỏ
đối với các nước nghèo.
Do được đánh giá là mức lãi xuất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong
kinh doanh ngân hàng ,nguồn vốn tín dụng của các NHTM thường được sự dụng
chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu và thường là ngắn hạn.Một bộ phận
của nguồn vốn này có thể dung để đầu tư phát triển.Tỷ trọng của nó có thể gia
tăng nếu triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế là lâu dài,đặc biệt là tăng trưởng
xuất khẩu của nước đi vay là sang sủa.Đối với VN việc tiếp cận với các nguồn
vốn này vẫn còn khá hạn chế.
-Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI).Đây là nguồn vốn quan trọng

cho đâu tư và phát triểnb không chỉ đối với các nước nghèo mà cả đối với các
11
nước phát triển.Nguồn vốn này khác cơ bản với các nguồn vốn nước ngoài khác
là việc tiếp nhận này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận.Thay vì nhận lãi
xuất trên vốn đầu tư,nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án
đầu tư hoạt động có hiệu quả.Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài
nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành
nghề mới,đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật,công nghiệp hay cần
nhiều vốn.Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình
CNH,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước nhận đầu
tư.Do vậy để sử dụng hiệu quả vốn đầu FDI tùy thuộc chủ yếu vào cách thức huy
động và quản lý sử dụng nó tại nước tiếp nhận đầu tư chứ không phải ở ý đồ của
người đầu tư.
Không những là nguồn bổ sung vốn quan trọng,nguồn vốn FDI còn đóng góp
vào bù dắp thâm hụt tài khoản vãng lai và cải thiện cán cân thanh toán quốc
tế.Theo đánh giá,tỷ trọng đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nứớc ngoài vào GDP
có xu hướng tăng dần qua các năm.Năm 1992 la 2% htì năm 1996 là 7,9% và đến
năm 1999 là 10,3%.Bên cạnh đó nó còn đóng góp vào ngân sách một phần đáng
kể .Đặc biệt nó góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnh ngày càng đầy đủ và tốt
hơn hệ thống cơ sở hạ tầng giao thong vận tải,bưu chính viễn thông …dần dần
hình thành khu công nghiệp,khu chế xuất,khu công nghiệp cao góp phần thực
hiện CNH-HDH và đô thị hóa các khu vực phát triển,hình thành các khu dân cư
mới,tạo việc làm cho ngừoi lao động tại các địa phương.
-Thị trường vốn quốc tế: Với xu hướng toàn cầu hóa ,mối lien kết ngày càng
tăng của của các thị trường vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc gia đã tạo ra
vẻ đa dạng của các nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu
chuyển trên phạm vi toàn cầu.Thực tế cho thấy,mặc dù tất cả các nguồn vốn đều
có sự gia tăng về khối lượng nhưng luồng vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán
có mức tăng nhanh hơn các luồng vốn khác.
12

Đây là phần tích luỹ từ các đối tượng kinh tế ở nước ngoài được chính phủ và
DN Việt Nam huy động trong hoạt động đầu tư phát triển của mình thông qua
hình thức phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty(ra nước ngoài hoặc
phát hành trên nội bộ VN nhưng cho phép người nưosc ngoài mua).
Đối với VN,đây là một hình thức huy động vốn vốn khá mới mẻ và còn phức
tạp.Tuy nhiên nguồn vốn này có thể huy động với số lượng lớn trong thời gian
dài để đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế mà không bị ràng buộc về điều
kiện tín dụng,tạo cho VN tiếp cận với thị trường vốn quốc tế… bên cạnh đó hệ
số tín nhiệm của VN thấp nen nếu phát hành thì trái phiếu của VN sẽ chịu lãi xuất
ở mức cao và viêt nam vẫn còn qúa ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Bởi vậy đối với hình thức huy động này chúng ta cần phải nghiên cứu,lựa chọn
loại hình trái phiếu phát hành,thời gian đáo hạn thị trường phát hành và nhà bao
tiêu phù hợp với điều kiện của VN .
2.2,Sự phân chia sử dụng vốn đầu tư phát triển:Để tạo thuận lợi cho quản lý việc
sử dụng vốn đầu tư nhằm đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao,có thể phân chia
vốn đầu tư thành các khoản mục sau:
-Trên giác độ quản lý vĩ mô vvốn đầu tư được phân thành 4 khoản mục lớn
như sau:
+Những chi phí tạo ra tài sản cố định(mà sự biểu hiện bằng tiền là vốn cố
định).
+Những chi phí tạo ra tài sản lưu động (mà sự biểu hiện bằng tiềnlà vốn lưu
động) và các chi phí thường xuyêngắn với một chu kỳ hoạt động của tài sản cố
định vừa được tạo ra.
+Những chi phí chuẩn bị đầu tưchiếm khoảng 0,3-15%vốn đầu tư.
+Chi phí dự phòng.
-Trên giác độ quản lý vi mô tại các cơ sở,những khoản mục trên đây lại được
tách thành những khoản chi tiết hơn:
13
+Những chi phí tạo ra tài sản cố định bao gồm:
.Chi phí ban đầu cho đất đai.

.Chi phí xây dựng,sửa chữa nhà cửa ,cấu trúc hạ tầng.
.Chi phí mua sắm,lắp đặt thiết bị ,dụng cụ mua sắm phương tiện vạn chuyển
.Chi phí khác.
+Những chi phí tạo ra tài sản lưu động bao gồm :
.Chi phí nằm trong giai đoạn sản xuất như chi phí mua nguyên vật liệu,trả
luơng người lao động,chi phí điện nước …
.Chi phí nằm trong giai đoạn lưu thông gồm có sản phẩm dở dang tồn
kho,hàng hóa bán chịu,vốn bằng tiền.
+Chi phí chuản bị đầu tư bao gồm chi phí nghiên cứucơ hội đầu tư,chi phí
nghiên cưu tiền khả thi,chi phí nghiên cứu khả thi và thẩm định dự án đầu tư.
+Chi phí dự phòng.
+Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Qua phân tích trên ta thấy tăng
số lượng vốn là rất quan trọng nhưng thường có giới hạn về nguồn còn nâng cao
hiệu quả đầu tư quan trọng hơn nhiều vì vừa hết ít vốn vừa gần như không có giới
hạn.
Để nâng cao hiệu quả đầu tư trên cơ sở giảm suất đầu tư xuống là nhiệm vụ rất
khó khăn bởi.Muốn vậy ,cần có giải pháp quyết liệt ở tất cả các khâu của quá
trình đầu tư và đặc biệt quan tâm đến khu vực vốn đầu tư nhà nước.
Trước hết ở khâu quy hoạch chúng ta phải quy hoạch đồng bộ,phải kết hợp
quy hoạch theo ngành và theo cùng lãnh thổ tránh trùng chéo,dàn trải,đồng thời
phải có tầm nhìn để tránh việc vay vốn đầu tư xây dựng đưa vào hoạt động chưa
được mấy năm,chưa trả đựợc nợ đã phải di chuyển khỏi khu vực đông dân hoặc
không gần nguồn nguyên liệu ...
Khắc phục tình trạng công trình dự án chưa có kế hoạch,thiết kế chưa được
duyệt,chưa có vốn đã thi công gây ra nợ đọng triền mien,rồi cũng lại đến tay nhà
14
nước!Ngay cả nguồn huy động trái phiếu các địa phương cũng phải thiết kế trả
nợ,tránh dồn vào ngân sách trung ương.
Khắc phục tình trạng thất thoát trong đầu tư xây dựng hiện đang ở mức rất lơn
mà báo chí,chính phủ.quốc hội đac đề cập rất nhiều.Khắc phục tình trạng khép

kín để đảm bảo tính minh bạch công khai.
Khắc phục tình trạng thi công kéo dài làm cho công trình vừa chậm đi vào hoạt
động,vừa lỡ thời cơ,trong khi lãi chồng lên vốn vay.
Giảm thiểu chi phí giải phóng mặt bằng hiện đang quá lớn,ở những công trình
còn lớn hơn cả vốn đầu tư cho công trình chính.
Một điều quan trọng hàng đầu là đổi mới cơ chế đầu tư,chuyển việc cấp phát
vốn ngân sách sang tín dụng,giảm thiểu tín dụng ưu đãi để giảm thiểu cơ chế
“xin-cho”,vì đây là kẽ hở cho thất thoát,tham nhũng.
4) Đặc điểm của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
Đầu tư phát triển: là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính,nguồn lực vật
chất.nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng ,sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ
tầng ,mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ,bồi dưỡng đào tạo
nguồn nhân lực ,thực hện chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài
sản này nhằm duy trì tiềm lực mới cho nền kinh tế -xã hội,tạo ra việc làm và nâng
cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội .
Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia
,là một lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật
chất ,kỹ thuật của nền kinh tế.Đối với cơ sở sản xuất ,kinh doanh dịch vụ ,hoạt
động đầu tư là một bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm
cơ sở vật chất kỹ thuật mới ,duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất ,kỹ thuật
hiện có.và vì thế ,là điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của các
doanh nghiệp.
15
Hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư
khác ,đó là:
a, Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và để nằm khê đọng trong
suốt quá trình thực hiện đầu tư.Đây là cái giá phải trả khá lớn của hoạt động đầu
tư phát triển
Bởi trong suốt quá trình đầu tư nó vẫn nằm dưới dạng các công trình dở
dang .Do vốn lớn nên các nhà đầu tư cần phải cân nhắc lựa chọn đầu tư vào đâu

cho có hiệu quả cao nhất,phải nghiên cứu thị trường…
Vốn lớn nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư nên ảnh hưởng đến chi phí
sử dụng ,quản lý vốn (thời gian,chi phí ,kết quả,chất lượng) và khả năng cạnh
tranh trên thị trường nếu vốn nằm khê đọng quá dài thì sẽ bỏ lỡ thời cơ và cơ hội
cạnh tranh.
b,Hoạt động đầu tư phát triển mang tính chất lâu dài :
-Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khia các thành quả của
nó phát huy tác dụng thường kéo dài trong nhiều năm tháng.Nó phụ thuộc vào
giai đoạn thực hiện đầu tư.
-Thời gian vận hành các kết quả đầu tư cho đến khi thu hồi đủ vốn hoặn thanh
lý tài sản cũng kéo dài .Điều này chịu tác động của cung cầu thị trường ,của các
yếu tố đầu vào hay đầu ra của dự án.
-Thời gian thực hiện đầu tư dài còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố không dự
đoán ảnh hưởng đến quá trình thực hiện :môi trường ,điều kiện tự nhiên .pháp
lý.kinh tế ,chính trị.Điều này có thể thany đổi kết quả và hiệu quả của đầu tư.
c,Hơn nữa thời gian của hoạt động đầu tư phát triển kéo dài nên mang tính rủi ro
cao.Vì vậy cần phải phân tích kỹ để loại trừ hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro
như:-Trong trường hợp rủi ro nhất thì hiệu quả của dự án là bao nhiêu;những rủi
ro nào có thể xảy ra nhất.
16
-Trong trường hợp thuận lợi nhất thì hiệu quả đạt được bao nhiêu để bù lại
trong trường hợp rủi ro.
Tuy nhiên đối với những yéu tố rủi ro bất định ,bất khả kháng thì chúng ta phải
chấp nhận
d,Các thành quả của các hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài
nhiều năm,có khi hang năm ,hang ngàn năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn như
các công trình nổi tiếng thế giới (Kim tự tháp cổ Aicập,Nhà thờ La Mã ở
Rôm,Vạn lý thường thành ở Trung Quốc,Ăngcovat của Cămpuchia…)Điều này
nói lên giá trị lớn của các thành quả hoạt động đầu tư phát triển .
e,Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng sẽ

hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên.
Do đó các điều kiện về địa lý ,địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình
thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư.
Thí dụ :qui mô đầu tư để xây dựng nhà máy sang tuyển than ở khu vực có mỏ
than tùy thuộc rất nhiều vào trữ lượng của mỏ than.Nếu trữ lượng than của mỏ ít
thì qui mô của nhà máy cũng không nên lớn để đảm bảo cho nhà máy hang năm
hoạt động hết công suất với số năm tồn tại của nhà máy theo dự kiến trong dự án.
Vì thế cần có chủ trương đầu tư ,quyết định đầu tư đúng đắn và đầu tư phải
theo quy hoạch ,kế hoạch ,cần phải có cơ sở khoa học để lựa chọn địa điệm thực
hiện dự án để có thể khai thác tối đa lợi thế của địa diểm mà doanh nghiệp hoạt
động trên đó.Nếu công trình không tiến hành cẩn thận có thể ảnh hưởng đến toàn
bộ nền kinh tế không chỉ một hai năm mà lâu dài.
e, Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao đòi
hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị .
Sự chuẩn bị này đựoc thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư(lập dự án
đầu tư)có nghĩa là phải thực hiện đầu tư theo dự án dược soạn thảo với chất
lượng tốt.Đó là quá trình thực hiện đầu tư và quá trình vận hành khai thác .
17
-Qúa trình thực hiện đầu tư ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm ,đến giá
thành chi phí xây dựng (giá đất) như chọn những nơi địa hình bằng phẳng sẽ
giảm đựoc chi phí san bằng ..
-Qúa trình vận hành khai thác ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn cao nếu địa
lý thuận lợi.Phải cân đối giữa giá thành xây dựng công trình ,chi ohí vận chuyển
và chi phí cung cấp sản phẩm với khả năng tiêu thụ yếu tố đầu ra.
-Ngoài ra việc lựa chọn địa điểm còn ảnh hưởng đến dân cư,địa bàn,môi trường
sống .
5;Phân biệt ĐTPT với các loại hình đầu tư khác.
Từ sự phân tích trên đây ,xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư
mang lại chúng ta có thể phân biệt các loại đầu tư sau đây:
a, Đầu tư tài chính:là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư bỏ tiền ra để cho vay hoặc

mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi xuất định trước hoặc cổ tức tuỳ thuộc vào
kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị sử dụng vốn.
Đặc điểm của đầu tư tài chính :
+Làm tăng tài sản tài chính của chủ đầu tư.tái sản đó là tiền,cổ phiếu mà sau
thơì gian kinh doanh sẽ thu được tiền.
+Không trực tiếp làm tăng tài sản hữư hình của nền kinh tế.
+Hiện tượng đầu tư đựoc xem là hiện tượng đầu tu chuyển dịch cụ thể làm
chuyển quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng .
+Đầu tư tài chính là một kênh huy động vốn rất quan trọng của ĐTPT.
b., Đầu tư thương mại: Là loại đầu tư trong đó chủ đầu tư bỏ tiền ra để mua hàng
sau đó bán lại với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận.
Đặc điểm của đầu tư thương mại:
+Không trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (Trừ hoạt động ngoại
thương).Và thương mại làm tăng giá trị của tài sản.
+Trong đầu tư thương mại có sự chuyển giao quyền sở hữu.
18
+Đầu tư thương mai làm tăng tài sản tài chính của chủ đầu tư.
+Đầu tư thương mại là điều kiện quan trọng và là cầu nối để thúc đẩy ĐTPT.
Kết luận: Qua tìm hiểu những dặc điểm và nội dung của đầu tư thương mại và
đầu tư tài chính ta thấy được điểm khacs nhau cơ bản và quan trọng của hai loại
hình đầu tư này với ĐTPT, đó là chỉ có ĐTPT mới trực tiếp làm tăng tài sản cho
nền kinh tế quốc dân.
II- Các vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhà nước:
1) Đặc điểm của DNNN trong nền kinh tế thị thường.
-Hoạt động kém hiệu quả của các DNNN.
DNNN là các cơ sở kinh doanh do nhà nứoc sở hữư hoàn toàn hoặc một
phần.Quyền sở hữu thuộc về nhà nước là dặc trưng cơ bản nhất ,phân biệt DNNN
với các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân. Đặc trưng này quy định sự kiểm
soát của chính phủ bao gômd quyền chủ đạo và quyền can thiệp vào hoạt động
kinh doanh.

Do vậy,người quản lý DNNN không có quyền linh hoạt đối phó với những
điều kiện thay đổi của thị trướng so vơi doanh nghiệp tư nhân.Cụ thể:Bị chính
phủ yêu cầu phải mua hàng hoá sản xuất trong nước,do vậy làm tăng chí phí đầu
vào,do công viên chức trong nhà nước nhân số,luôn ổn định cố định nên khó có
khả năng thay thế đầu vào về nguồn lao động của mình cho phù hợp với hoàn
cảnh bên ngoài.
Mặt khác do quyền sở hữu thuộc về nhà nước ,là tổ cức không rõ ràng của
nhiệm vụ được giao cho các DNNN,trong khi các công ty của khu vực tư nhân
lấy lợi nhuận làm mục đích bao trùm thì các DNNN phải hướng vào các mục tiêu
khác nhằm đảm bảo lợi ích xã hội, đôi khi không làm tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Có thể là các DNNN buộc phải thoả mãn yêu cầu tiêu dùng trong nước với giá
ưu đãi ,phải đáp ứng các tiêu chuẩn dịch vụ nào đó ở bất kỳ đâu do nhà nước yêu
19
cầu,cũng có thể bị yêu cầu chỉ được vay vốn từ một số định chế cho vay nào đó
hoặc từ những nguồn cho vay trong nước nào đó.Do đó cũng có thể phải đầu tư
phù hợp với kế hoạch quốc gia hoặc phải hy sinh lợi nhuận để thực hiện những
mục tiêu xã hội.
Bên cạnh đó,sự kiểm soát lỏng lẻo trong khu vực DNNN do sở hữu nhà nước
(đôi lúc mang nghĩa vô chủ),vì thế mỗi công nhân,người lao động thường không
có mối liên hệ lợi ích đối với DNNN,vì không thấy sự ảnh hưởng nhiều vì thế
không có cá nhân nào thấy cần phải có sự giám sát, điều hành,quản lý.
2) Sự cần thiết của DNNN trong nền kinh tế thị trường .
Theo sự phân tích trên,DNNN gần như hoạt động kém hiệu quả so với hoạt động
của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường.Tuy vậy ,nó vẫn tồn tại và
vận động,phát triển trong nền kinh tế.
Ngoài lý do tạo cho chính phủ “một quả đấm mạnh” để giả quyết các vấn đề
kinh tế xã hội to lớn trong những giai đoạn dặc biệt như cạnh tranh,khủng hoảng
kinh tế…sự tồn tại và phát triển các DNNN chủ yếu còn do các mục tiêu phi
thương mại của chính phủ nhằm điều tiết đời sống kinh tế xã hội . Đó là mục tiêu

ngăn chặn ngăn chặn độc quyền của khu vực tư nhân trong một ngành công
nghiệp nào đó có khả năng gây thiêt hại chung cho xã hội. Đó là mục tiêu phân
phối lại thu nhập quốc dân,tạo công ăn việc làm và cung cấp hàng hoá cho những
thiệt hại kinh tế.
Sản xuất những hàng hoá và dịch vụ mà sản phẩm của chúng được tiêu dùng
mang tính xã hội không thương mại hoá như giao thông đường thuỷ,những công
thình kiến trúc mang tính lịch sử,bảo vệ phong cảnh thiên nhiên…Những sản
phẩm náy được coi là thuộc về cộng đồng ,chính phủ phải chi phí đảm bảo giao
thông đường thuỷ,bảo tồn các di tích lịch sử và phong canh thiên nhiên,khu vực
tư nhân không thể cung cấp vì nó không có quyền sở hữu chúng ,vì vậy DNNN
phải đảm nhiệm.
20
Chính phủ phải luôn có trách nhiệm trước những ngành thuộc kết cấu hạ
tầng ,tạo cơ sở cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tếb trong đó có khu vực tư
nhân,sản xuất những hàng hoá này đòi hỏi cũng lớn,vốn thu hồi chậm nên không
hấp dânc các khu vực tư nhân.Chính vì phái đảm nhận việc cung cấp những loại
hàng hoá này nên thu nhập tài chính của DNNN thường được đánh giá thấp hơn
thu nhập thực tế,vì không tính đến những lợi ích bên ngoài doanh nghiệp.
3) Cơ chế kích thích các DNNN .
So với doanh nghiệp tư nhân,DNNN nhiều khi là gánh nặng đối với một nền
kinh tế thị thường,vì một mặt chúng sử dụng các nguồn lực một các kém hiệu
qủa,gây lãng phí cho đất nước,và mặt khác,chúng rút cạn ngân sách của chính
phủ dẫn đến những hậu qủa xấu nhiều mặt đối với kinh tế vĩ mô.
Về cơ chế kích thích để nâng cao hiệu quả của các DNNN:
-Trong các doanh nghiệp tư nhân với mục tiêu ưư tiên là lợi nhuận dài hạn thì
việc tìm ra được cơ chế kích thích không có bằng trong DNNN.Lợi nhuận cao
thường gắn với lợi ích,thành tích mà cán bộ quản lý,công nhân được hưởng.Bởi
vậy do cạnh tranh khốc liwtj và quyền lợi được hưởng trực tiêp do lợi nhuận
đem lại khiến cho doanh nghiệp tư nhân coi đó là cơ chế kích thich trực thiếp và
có hiệu quả.

Song, đối với DNNN thì cơ chế kích thích đấy đoi khi không rã ràng so với
doanh nghiệp tư nhân.Bởi do,ngoài mục tiêu lợi nhuận thì những mục tiêu phi
thương mại,mục tiêu xã hội làm cho DNNN xác định coe chế kích thích trực tiếp
là gì? Vd: một DNNN có thể có mục tiêu kép là làm ra lợi nhuận cao nhất, đồng
thời làị bảo đảm số việclàm cao nhất.Mặt khác,cơ chể canh tranh giữa các DNNN
không khốc liệt như giữa khu vực tư nhân.Do đó hạn chế tính sáng tạo trách
nhiệm của các nhà quản lý,làm cho họ ỉ lại,thụ động.kém năng lực quản lý.
Bên cạnh đó do quyền sở hữư trong doanh nghiệp nằm trong tay họ(họ chỉ
nắm quyền quản lý mà thôi) cho nên việc làm giàu cho bản thân các nhà quản lý
21
không hấp dẫn so với tham vọng chính trị của họ.Do đó cơ chế kích thích của
DNNN còn hạn chế rất nhiều.
4) Chế độ trách nhiệm.
Chế độ trách nhiệm của DNNN ít nhất gồm hai khâu:
Thứ nhất: là sự phân quyền và trách nhiệm giữa các ngành của chính phủ có
thẩm quyền . đối với DNNN (sự phân quyền).
Thứ hai: Đó là hệ thống thông tin tỏng hệ thống tồn tại mỗi thành viên phải có
trách nhiệm báo cáo một cách độc lập và thích hợp,chính xác.
Hệ thống trách nhiệm bao gồm 3 loại thành phần:
-Ban quản trị của DNNN-những người chuyên điều hành hạot động của doanh
nghiệp.là những người am hiểu những vấn đề và những yêu cầu của sự điều hành
trongkhu vực riêng của họ.
-Là chính phủ-quyết định các mục tiêu dài hạn và mục tiêu phi thương mại.
Thứ 3:là quốc hội-đại diện cho quyền lợi của công nhân quyết định toứi hậu về
ngân sách và chi ngân sách.
Do vây,3 hệ thống này hoạt động theo đúng quyền hạn,trách nhiệm của nó,tránh
sự hoạt động quá quyền hạn và bộ phận của nó.Hoạt động do quyền hạn chồng
chéo đẫn đến sự rối loạn trong điều hành.
III- Nội dung của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
1 _ Đầu tư vào hàng dự trữ và tạo ra tài sản cố định.

a) Hàng dự trữ
Ta thường có thể nói một cách đơn giản hàng dự trữ của doanh nghiệp bao gồm
tồn kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Tuy nhiên trên thực tế
để nghiên cứu kỹ về vấn đề này cần phải tiếp cận nó ở những góc độ khác nhau
và đặt trong những mối quan hệ cụ thể.
Nguyên nhân cần thiết phải đầu tư vào dự trữ:
22
Xuất phát từ vai trò của hàng dự trữ đối với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, ta có thể nó được sử dụng để đảm bảo sự ổn định cho sản xuất vcà đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy đàu tư vào hàng dự trữ lag việc không thể
thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp: Dựa trên cơ sở lý
luận, vai trò của hàng dự trữ có bốn mặt chủ yếu, biểu hiện cụ thể ở bốn loại hàng
tồn kho cơ bản:
- Quay vòng tồn kho: mỗi khi sản xuất và đặt hàng là một lần đặt ra số lượng lô
nhất định, mà không phải là mỗi lần một lô, kiểu tồn kho được hình thành từ tính
chu kỳ của số lượng lô được gọi là quay vòng tồn kho.
- Lượng tồ kho dự phòng: hay còn gọi là lượng tồn kho bảo hiểm, là lượng tồn
kho nhất định mà nhà sản xuất chuẩn bị để ứng phó với tính không ổn định của
nhu cầu và tính không ổn định của cung ứng, nhằm tránh sự tổn thất do thiếu
hàng gây nên. Nếu như nhà sản xuất có thể dự toán được về sự thay đổi về nhu
cầu trong tương lai hoặc có thể xác định được số lượng và thời gian hàng tương
ứng, thì không cần phải thiết lập lượng tồn kho dự phòng. Số lượng tồn kho dự
phòng ngoài việc chịu ảnh hưởng của sự bất ổn định về nhu cầu và cung ứng, còn
liên quan đến việc doanh nghiệp hy vọng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách
hàng. Đây là nhân tố xem xét chính khi đưa ra quyết sách cề lượng tồn kho dự
phòng.
- Tồn kho vận chuyển: là sự tồn kho giữa hai đơn vị công tác hoặc hai tổ chức
tiêu thụ gần nhau, bao gồm lượng tồn kho trong quá trình vận chuyển và lượng
tồn kho tạm dừng giữa hai nơi. Tồn kho vận chuyển được quyết định bởi số
lượng lô vận chuyển và thời gian vận chuyển.

- Lượng tồn kho dự định theo thời kỳ: do đặc điểm mang tính thời vụ của nhu cầu
hoặc tính thời vụ của việc mua sắm, nên doanh nghiệp buộc phải sản xuất, tích
trữ và bán hàng vào mùa bán ế đẻ duy trì và tăng cường phục vụ khách hàng vào
mùa bán hàng chạy, hoặc tăng cường lượng tồn kho của mùa thu hoạch , ví dụ
23
như nông sản, để dự trù sản xuất cho cả năm còn gọi là tồn kho theo thời kỳ. Sự
cần thiết của tồn kho theo thời kỳ ngoài nguyên nhân về mùa vụ còn xuất phát từ
việc bảo đảm sự ổn định cho sản xuất. Do vậy, nguyên nhân quyết định lượng tôn
kho dự định theo thời kỳ, ngoài chi phí mang tính cơ hội của việc khan hàng hết
hàng, còn phải xét đến chi phí tăng thêm khi sản xuất ổn định (chi phí khấu hao,
khi thiết bị sản xuất ngừng nghỉ, lương công nhân rảnh rỗi và các chi phí phát
sinh khác…).
Dựa trên cơ sở thực tiễn, vai trò của hàng dự trữ được biểu hiện trong mối quan
hệ giữa việc khống chế lượng hàng dự trữ trong kho và hai loại nhu cầu: nhu cầu
độc lập và nhu cầu phụ thuộc:
-Nhucầu độc lập: là nhucầu do thị trường quyết định .Ví dụ như : nhucầu đối với
các thành phẩm như xe ô tô, máy giặt gia dụng và linh kiện dễ hỏng nhưu tấm
phanh xe, vòng đệm cao su. Những nhu cầu này lúc nào thì sẽ nảy sinh? mỗi lần
bao nhiêu? Không theo kế hoạch sắp xếp của doanh nghiệp, nó được gọi là nhu
cầu độc lập. Tuy nhiên với phạm vi xao động và xu hướng thay đổi nhất định
trong một khoảng thời gian cùng những đặc trưng thay đổi, nhu cầu này có thể dự
đoán thông qua những số liệu lịch sử và các nhân tố tương quan khác.
- Nhu cầu phụ thuộc:Là nhu cầu do nhu cầu của sản phẩm cuối cùng hoặc hạng
mục khác quyết định, nó có thể đoán trước và có thể khống chế được. Ví dụ như:
với một số lượng máy giặt cần sản xuất cho trước, thì số lượng nhu cầu của
nguyên vật liệu hoặc linh kiện như thùng giặt, máy định giời, động cơ điện, hoàn
toàn có thể được quyết định căn cứ vào linh kiện, vì vậy nó được gọi là nhu cầu
phụ thuộc.
Tóm lại: Nhu cầu xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp hay từ thị trường là nhu
cầu độc lập, còn gọi là nhu cầu khách hàng, những nhu cầu này nảy sinh từ yêu

cầu sản xuất bên trong doanh nghiệp gội là nhu cầu phụ thuộc, hay còn gọi là
nhu cầu sản xuất. Nhu cầu độc lập có tính tuỳ cơ ứng biến cho nên chỉ có thể dựa
24
trên dự đoán để tính toán. Nhu cầu phụ thuộc có tính xá định, đặc trưng thay đổi
theo thời gian đã được biết trước, vì vậy không cần dự đoán mà chỉ cần xác định
theo kế hoạch sản xuất. Đáp ứng sự khác nhau về mặt tính tồn kho của hai loại
nhu cầu. Tức là do tính chất tuỳ cơ của nhu cầu độc lập mà ta cần phải thiết lập
lượng tồn kho dự phòng nhằm tránh tổn thất do thiếu hàng. Do tính xác định của
nhu cầu phụ thuộc, về mặt lý thuyết thì không cần thiết lập lượng tồn kho dự
phòng, hơn nữa lý tưởng nhất là tất cả những lượng tồn kho sản xuất đều nên ơe
dạng bán thành phẩm. Chính sự khác nhau này đã quy định số lượng từng loại
hàng dự trữ ở những thời điểm khác nhau của chu kỳ kinh doanh của doanh
nghiệp. Đồng thời khẳng định lại vai trò rất quan trọng của hàng dự trữ và vấn đề
khống chế hàng dự trữ trong việc quay vòng vốn, tiết kiệm chi phí, ổn định sản
xuất và đáp ứng nhu cầu luôn biến đổi của khách hàng.
Đầu tư vào hàng dự trữ có thể có thể được phân thành 2 loại chi phí chủ yếu sau:
- Chi phí bảo tồn hàng được tạo bởi:
+ Chi phí cơ hội sử dụng vốn: thông thường được xác định dựa trên tỷ lệ lãi suất
đầu tư, trong tình huống đơn giản hoá, có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất với kỳ hạn
tương ứng để thay thế.
+ Chi phí bảo hiểm và chi phí hao mòn cơ sở hạ tầng kho bãi…
+ Chi phí mất mát, hư hỏng và không có hiệu quả của hàng tồn. Chi phí về mặt
này sữ có sự chênh lệch rất lớn dựa trên tính chất khác nhau của hàng tồn, ví dụ
như lỗi của hàng điện tử tương đối cao, mà chi phí tổn thất của thực phẩm lại còn
cao hơn.
Do chi phí cơ hội của vốn và chi phí hỏng hóc, mất hiệu quả luôn chiếm đa số tỷ
lệ của phí bảo tồn. Vi vậy các doanh nghiệp thường theo thói quen, đem chi phí
bảo tồn thể hiện là hình thức tỷ lệ thuận với giá cả mua bán của đơn vị hàng tồn.
- Chi phí đặt hàng:
25

×