Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Skkn kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa hướng dẫn pha chế nước rửa tay khô với chủ đề chung tay vì sức khỏe cộng đồng tại trường thpt nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.93 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu

2

1.1. Lý do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu

3

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

3

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến

3

2.1.1. Hoạt động ngoại khóa trong nhà trường THPT



3

2.1.2. Vai trị của hoạt động ngoại khóa trong dạy học Hóa học

5

2.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa pha chế nước rửa tay khô với
chủ đề “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” tại trường THPT Nga
Sơn.

6

2.2.1. Cơng tác chuẩn bị.

6

2.2.1. Công tác tổ chức (thực tế diễn ra).

7

2.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

14

3. Kết luận.

14

3.1. Những bài học kinh nghiệm.


14

3.2. Khả năng ứng dụng, triển khai của đề tài.

15

1

skkn


1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc (gọi tắt là
UNESCO) thế kỉ XXI mà ta đang sống là thế kỉ của tài năng và nhân cách đa
dạng, vì thế dạy học là phải dạy cả tri thức, kĩ năng và thái độ để khi ra đời
người học có thể học tập suốt đời, có thể thích nghi và tham gia một cách chủ
động, sáng tạo vào thế giới phong phú, luôn biến đổi và phụ thuộc lẫn nhau.
Điều 30.3 luật giáo dục Việt Nam năm 2019 đã chỉ rõ : “Phương pháp giáo
dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh
phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh;
bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư
duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.”
Hóa học là bộ mơn khoa học thực nghiệm có vai trị quan trọng trong nhà
trường, cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết
thực. Ngoài việc nâng cao hiệu quả dạy học bằng nhiều phương pháp khác nhau
như: phương pháp thực hành, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng
cơng nghệ thơng tin... thì việc tạo hứng thú say mê học tập mơn hóa học cũng là

một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do đó giáo viên bộ mơn cần hình thành ở các
em lịng u thích mơn học qua việc tìm hiểu, giải thích các hiện tượng hóa học
dựa trên cơ sở lí thuyết và thực nghệm.
Thơng qua hoạt động ngoại khóa, học sinh sẽ nhận ra kiến thức hóa học
khơng hề xa lạ mà hiện diện trong mọi ngõ ngách của xã hội: tham gia vào quá
trình sản xuất của hầu như tất cả những sản phẩm có trong đời sống, hóa học có
vai trị rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, là môn khoa học có giá trị
thực tiễn cao nhất.
Mặt khác, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covit-19 đang diễn biến phức
tạp như hiện nay thì việc nâng cao nhận thức cho học sinh về mối nguy hiểm của
dịch bệnh và trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng trong công tác phòng
chống dịch trở nên cấp thiết.
2

skkn


Xuất phát từ những lí do trên tơi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm:
“Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa Hướng dẫn pha chế nước rửa
tay khơ với chủ đề “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” tại trường THPT
Nga Sơn”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm nâng cao hiệu quả trong cơng tác giảng dạy mơn Hóa học ở trường
phổ thơng, đa dạng hóa các hình thức dạy học.
- Làm tăng hứng thú học tập mơn Hóa học của học sinh, giúp các em hiểu
được ý nghĩa to lớn khi vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tế.
- Tăng cường rèn luyện các kĩ năng mềm cho học sinh
- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho học sinh về đại dịch Covit-19.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu lí luận về các hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường phổ

thông
- Nghiên cứu hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp
- Nghiên cứu lí thuyết về công thức nước rửa tay khô theo khuyến nghị của
Tổ chức y tế thế giới WHO
- Nghiên cứu lí thuyết về dung dịch
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu các tài liệu và văn bản quy định, hướng dẫn việc thực hiện
các hoạt động trong nhà trường phổ thông của giáo viên.
- Nghiên cứu thực trạng giảng dạy mơn Hóa học trong nhà trường, rút ra
những bất cập và hạn chế để từ đó xây dựng giải pháp hiệu quả.
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá các thơng tin thời sự liên quan đến đại dịch
Covit-19.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Hoạt động ngoại khóa trong nhà trường THPT.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X I I I đã chỉ rõ: “ Phát triển giáo dục và
đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu
3

skkn


tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội”
Như vậy, Đại hội XIII đã gắn nội dung phát triển Giáo dục và đào tạo với
đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 và hội nhập quốc tế. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; từ học
chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý dạy và học trực
tuyến qua Internet, truyền hình, các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu

khoa học; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã
hội.
Nói về giáo dục tồn diện, Rabơle (1494 – 1553) nhà tư tưởng, nhà giáo
dục thời kỳ Phục Hưng đã từng nhấn mạnh “Việc giáo dục phải bao hàm
các nội dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ… ngồi việc học ở nhà, cịn
có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn,
các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trị về sống ở nơng thơn một
ngày.”
Makarenco – nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga đầu thế kỷ XX, cũng
đã nói: “Tơi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục
không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng khơng thể để cho q
trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải là trên mỗi mét
vng của đất nước ta… Nghĩa là trong bất kì hồn cảnh nào cũng khơng
được quan niệm rằng cơng tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp.”
Như vậy, việc tiến hành hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông
là rất cần thiết. Mục tiêu nhằm củng cố, khắc sâu những tri thức đã học qua
các môn học trên lớp, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh
vực đời sống xã hội, tăng vốn hoạt động thực tiễn.
Hoạt động ngoại khóa là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện
một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, được tiến hành xen kẽ với
chương trình dạy học và diễn ra trong suốt năm học kể cả thời gian nghỉ hè để
khép kín q trình giáo dục, làm cho q trình đó có thể được thực hiện mọi
4

skkn


nơi, mọi lúc. Hoạt động ngoại khóa giúp học sinh biết vận dụng những tri
thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra; biết điều
chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, biết nắm bắt những định

hướng chính trị, xã hội, biết được những truyền thống đấu tranh cách
mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hố tốt đẹp
của đất nước và những vấn đề nóng bỏng của thời đại như hồ bình, hữu
nghị, hợp tác, dân số, mơi trường... Từ đó, rèn luyện cho mình những kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử có văn hố, những thói quen trong học tập,
lao động; kỹ năng tự quản, tự tổ chức, điều khiển, nhận xét, đánh giá, hoà
nhập và thực hiện một số hoạt động tập thể có hiệu quả khác.
Như vậy, hoạt động ngoại khố là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình
thức hoạt động kết hợp dạy học với vui chơi ngoài lớp, nhằm mục đích
gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội.
2.1.2. Vai trò của hoạt động ngoại khố trong dạy học Hóa học .
Một u cầu lớn đặt ra trong việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu nói
riêng, dạy học đối với học sinh phổ thơng nói chung là ln phải ni dưỡng,
phát triển hứng thú của các em đối với môn học. Việc bồi dưỡng niềm say
mê hứng thú đối với mơn Hóa học, được thực hiện trước hết là thông qua các
hoạt động chính khố trên lớp, nhưng do những đặc trưng của bộ mơn, các
hoạt động ngoại khố Hóa học cũng đóng vai trị rất quan trọng.
Bất kỳ mơn học nào cũng cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và
thực hành. Đó là cách thức tốt nhất để học sinh tiếp thu các kiến thức, chuẩn bị
hành trang cho bậc học cao hơn hoặc bước vào đời một cách tự tin. Nếu chỉ học
lý thuyết suông trên lớp mà khơng thực hành thí nghiệm thì sẽ khó mang lại
cho người học điều gì bổ ích, thiết thực. Hoạt động ngoại khoá là một phương
thức thực hành hữu hiệu, thiết thực của mơn Hóa học. Đối với mơn Hóa học,
hoạt động ngoại khố có vai trị giúp học sinh:
- Tăng cường tính thực hành, học sinh vận dụng những kiến thức đã học
vào thực tiễn cuộc sống thông qua việc tìm hiểu và giải thích các hiện tượng.
- Rèn luyện khả năng quan sát cuộc sống, mọi vật xung quanh, có tư
5

skkn



duy, năng lực khái quát.
- Đưa lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống.
- Thơng qua các hoạt động ngoại khố để củng cố thêm những kiến
thức trên lớp, gắn liền giữa nhà trường và cuộc sống.
Mơn Hóa học mang một đặc thù riêng nên hoạt động ngoại khoá giữ một
vị trí khơng kém phần quan trọng trong vì khơng những khắc sâu, bổ sung
kiến thức mà còn tạo niềm say mê nghiên cứu khoa học cho các em học sinh.
Nếu chúng ta làm tốt cơng tác ngoại khố thì hiệu quả của việc giảng dạy và
học tập mơn Hóa học sẽ được nâng cao.
2.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa pha chế nước rửa tay khô với chủ đề
“Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” tại trường THPT Nga Sơn.
2.2.1. Công tác chuẩn bị.
Về nội dung:
Nội dung của hoạt động ngoại khóa gồm 4 phần như sau:
(1) Mở đầu: giới thiệu về chương trình ngoại khóa
(2) Thực hiện pha chế nước rửa tay khô
(3) Phần tương tác với khán giả
(4) Phần kết
Về thành phần tham gia:
(1) Về phía giáo viên:
- Chọn 1 giáo viên làm người dẫn chương trình
- Thảo luận và lên kế hoạch, xây dựng nội dung cụ thể cho chương trình
- Tìm hiểu, phát hiện năng khiếu, sở trường của học sinh để lựa chọn tham gia
chương trình cho phù hợp
- Chuẩn bị âm thanh, đạo cụ cho sân khấu
(2) Về phía học sinh:
- Chọn 2 học sinh làm người dẫn chương trình
- Chọn nhóm học sinh gồm 7 em để thực hiện tiết mục nhảy “Vũ điệu rửa tay”

- Chọn nhóm học sinh gồm 4 em để tham gia tiết mục pha chế nước rửa tay
6

skkn


- Chọn nhóm học sinh có năng khiếu văn nghệ để trình bày ca khúc “Việt Nam I
love”
2.2.2. Cơng tác tổ chức (thực tế diễn ra).
Chương trình hoạt động ngoại khố pha chế nước rửa tay khơ đã được tiến hành
tại trường THPT Nga Sơn vào ngày 07/12/2020, bắt đầu từ 07h15 và kết thúc
vào 08h05.
Trình tự chương trình được diễn ra cụ thể như sau:
(1) Mở đầu:
MC 1: Chào mừng quý thầy cô và các bạn đến với chương trình ngoại khóa của
Tổ Hóa học trường THPT Nga Sơn mang chủ đề: “CHUNG TAY VÌ SỨC
KHỎE CỘNG ĐỒNG”
MC 2: Hóa học có vai trị rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Là mơn
khoa học có giá trị thực tiễn cao nhất, hóa học hiện diện trong mọi ngõ ngách
của xã hội: tham gia vào quá trình sản xuất của hầu như tất cả những sản phẩm
có trong đời sống.
MC 1: Trong chương trình hóa học phổ thơng, mơn hóa học giúp HS có được
những tri thức cốt lõi về hóa học và ứng dụng được những tri thức này vào cuộc
sống để giải thích các hiện tượng thực tiễn
MC 2: Đồng thời mơn hóa học cũng giúp hình thành và phát triển ở HS thế giới
quan khoa học, hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực, thái độ tôn trọng
các qui luật của tự nhiên; ứng xử với thiên nhiên phù hợp yêu cầu của phát triển
bền vững.
MC 1: (nói với MC 2). Này bạn, khi nói đến hóa học bạn nghĩ đến điều gì?
MC 2: Tớ nghĩ ngay đến những phương dài loằng ngoằng mà cân bằng mãi

khơng tìm được hệ số. Tớ nghĩ đến cả những nguyên tử bé tí ti với những hạt
proton và electron khơng nhìn thấy được. Nói chung là khó và khơ khan
MC 1: Tớ thì nghĩ ngay đến những thí nghiệm thật là kì diệu, có thể biến chất
này thành chất khác chỉ trong nháy mắt. Rồi tất cả các vật dụng xung quanh
chúng ta như quần, áo,giày, dép… đều được làm từ những chất hóa học. Nói
chung Hóa học thật diệu kì và gắn liền với cuộc sống
7

skkn


MC 1: Cậu có muốn cùng tớ khám phá những điều thú vị của Hóa học khơng?
MC 2: Thế cậu cho tớ và các bạn ở đây cùng khám phá nhé
MC 1: Chúng mình cùng bắt đầu thơi!
(Lúc này, trong hậu trường): “Hãng hàng không Nga Sơn Airlines xin trân
trọng thông báo, Quý khách vừa đáp chuyến bay mang số hiệu THANH XUÂN
18 hãy đến trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra sức khỏe và tư vấn”
Ngoài sân khấu: (1 bác sĩ đo nhiệt độ, hành khách là thành viên đội nhảy)
BS đo nhiệt độ và dặn: Nhớ cách li tại nhà và rửa tay thường xuyên
Hành khách 1: BS ơi, em rửa tay thường xuyên nhưng con gái em bảo chưa
đúng cách
BS: Để tôi sẽ hướng dẫn chị rửa tay đúng cách nhé
Hành khách 1: (nói với con) Mẹ con mình hãy học cách rửa tay đúng cách thôi!
Hành khách 2: Con không rửa tay đâu, rửa tay có gì vui?
BS: Rửa tay cũng rất vui nhé. Chúng mình cùng rửa tay nào!
(Bài hát: Ghen covy, đội nhảy Vũ điệu rửa tay thực hiện)
(2) Thực hiện pha chế nước rửa tay khơ:
MC1: Kính thưa q thầy cơ và các bạn!
Trong bối cảnh chung sống an tồn với dịch bệnh Bộ y tế đã đưa ra khuyến cáo
về thơng điệp 5K, đó là: khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai

báo y tế. Do vậy, thực hiện rửa tay đúng cách, thường xuyên bằng xà phòng
hoặc các dung dịch sát khuẩn là rất cần thiết góp phần quan trọng để đẩy lùi
virut corona
MC2: Sau đây mời quý thầy cô và các bạn hãy đến với tiết thực hành mơn Hóa
học tại trường THPT Nga Sơn để cùng khám phá quá trình pha chế dung dịch
nước rửa tay khô. Tiết mục do cô giáo Phạm Thị Nga và các bạn học sinh lớp
12B thể hiện.

8

skkn


Tiểu phẩm của cô giáo và các bạn HS lớp 12B:
(Trên đường đi đên phịng thí nghiệm của nhóm học sinh lớp 12B)
Quỳnh: Thời gian trơi nhanh thật, mới đó mà thế giới đã trải qua 1 năm đại dịch
Covit-19 hoành hành rồi. Bây giờ đi đâu cũng chỉ thấy mọi người nói về dịch
bệnh thơi
Phương: hậu quả thảm khốc của đại dịch là không thể thống kê được cậu nhỉ?
Số người tử vong trên thế giới vì dịch bệnh khơng ngừng gia tăng
Phương: Cậu có nghe TV thơng báo về các ca mới mắc covit trong những ngày
vừa rồi khơng?
Quỳnh: Làn sóng covit-19 đã càn qt khắp các châu lục trên thế giới, tính đến
ngày hơm qua thì đã có tới 70 triệu người mắc bệnh và khoảng 6 triệu ca tử
vong. Có lẽ con số này sẽ tiếp tục gia tăng mạnh nếu như mọi người dân không
thực hiện nghiêm túc qui định về phòng dịch.
Quyết: Rất may là Việt Nam mình vẫn là ốc đảo an tồn của thế giới các cậu
nhỉ!
Minh: Đó là nhờ những chính sách kịp thời của Chính phủ và ý thức phịng
chống dịch bệnh của mỗi người dân Việt rất cao đấy.

Phương: Tớ rất muốn chúng ta hãy làm một việc gì đó thiết thực để góp phần
nhỏ bé vào cơng cuộc chống giặc Covit -19 này các cậu ạ. Vì thế tớ đã xin cô
giáo hướng dẫn cách pha chế dung dịch rửa tay khơ trong tiết thực hành mơn
hóa học hơm nay đấy. Nào, chúng ta hãy cùng đến phịng thí nghiệm thơi các
cậu!
(Trong phịng thí nghệm)
Cơ giáo: hơm nay cô sẽ hướng dẫn các em pha chế nước rửa tay khô nhé. Trước
hết các em theo dõi công thức pha chế nước rửa tay theo khuyến cáo của tổ chức
y tế thế giới WHO gồm:
etanol 96% (cồn 96˚) = 8333ml
Hiđro peoxit 3% (oxi già 3%) = 417 ml
Glicerol 98% = 145 ml
Nước cất = 1105 ml
9

skkn


Tổng dung dịch thu được là 10000 ml hay là 10 lít
Phương: Thưa cơ theo em được biết thì ở các nhà thuốc chỉ bán cồn 90˚ thôi ạ.
Vậy làm thế nào để pha chế nước rửa tay khô theo đúng công thức ở trên ạ?
Cô giáo: chúng ta sẽ quy đổi thể tích cồn cho phù hợp nhé. Chúng ta có cơng
thức sau:
V1. C1 = V2 . C2
8333.96 = V2 . 90
→ V2 = 8888 ml (cồn 90˚)
Vì cồn 90˚ chúng ta mua ở hiệu thuốc thường đựng trong chai có dung tích
500ml nên để đễ dàng pha chế thì chúng ta biến đổi như sau:
8888 ml cồn → 10000 ml dung dịch nước rửa tay
500 ml cồn → x ml dung dịch nước rửa tay

Vậy x = 562,5 ml (khi dùng 500 ml cồn 90˚ ta sẽ pha chế được tương ứng 562,5
ml nước rửa tay)
- Tính lượng oxi già (Hyđro peoxii 3%):
417 ml oxi già → 10000 ml dung dịch nước rửa tay
y ml oxi già → 562,5 ml dung dịch nước rửa tay
Vậy y = 23,5 ml
- Tính lượng glixerol:
145 ml glixerol → 10000 ml dung dịch nước rửa tay
z ml glixerol → 562,5 ml dung dịch nước rửa tay
Vậy z = 8,2 ml
Tóm lại : để pha chế 562,5 ml dung dịch nước rửa tay chúng ta cần dùng :
cồn 90˚ = 500 ml
Hyđro peoxit 3% = 23,5ml
Glicerol 98% = 8,2 ml
Nước cất = 562,5 - (500 + 23,5 + 8,2) = 30,8 ml
Tinh dầu bạc hà = 2 - 3 giọt
Minh: Thưa cô theo em được biết cồn có tác dụng diệt khuẩn, vậy glixerol có
tác dụng gì ạ?
10

skkn


Cơ giáo: glixerol có tác dụng làm mềm da tay, vì glixerol ít được bán trên thì
trường nên chúng ta có thể thay thế bằng gel lơ hội nhé.
Quyết: Thưa cơ oxi già cho vào cũng có tác dụng diệt khuẩn đúng không ạ?
Cô giáo: đúng rồi nhé
Phương: thưa cô tinh dầu bạc hà cho vào có tác dụng gì ạ?
Cơ giáo: tinh dầu bạc hà cho vào có tác dụng tạo mùi thơm cho nước rửa tay.
Các em có thể thay thế bằng các loại tinh dầu khác như tinh dầu tràm, tinh dầu

chanh…
Minh: thưa cô khi pha chế nước rửa tay khô chúng ta cần phải lưu ý những vấn
đề gì ạ?
Cơ giáo: các em cần lưu ý khi pha chế như sau:
- Đợi 72 giờ sau khi pha chế mới bắt đầu sử dụng để các mầm vi khuẩn (nếu có)
trong dung dịch được tiêu diệt hết
- Pha chế nơi thoáng mát, tránh nguồn nhiệt dễ gây cháy nổ
- Dung dịch cồn sát khuẩn luôn phải đậy kín để tránh bay hơi cồn
Cơ giáo: Và đây là nước rửa tay khô mà chúng ta đã pha chế thành công, cô
muốn gửi tới các bạn 2 thông điệp:
(1) Hãy tích cực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống để thấy hóa học
thật diệu kì
(2) Chúng ta hãy cùng chung tay đẩy lùi đại dịch Covit-19

11

skkn


Hình ảnh cơ giáo hướng dẫn pha nước rửa tay khô
(3) Phần tương tác với khán giả:
Cô giáo: Các bạn, chúng ta vừa theo dõi tiết thực hành pha chế nước rửa tay
khô, sau đây xin mời các bạn hãy trả lời các câu hỏi liên quan đến quá trình pha
chế, bạn nào trả lời chính xác sẽ nhận được phần thưởng là điểm 10 mơn hóa
học. Các bạn hãy chú ý lắng nghe câu hỏi và trả lời thật nhanh nhé!
Câu hỏi số 1: bạn hãy cho biết trong dung dịch rửa tay đã pha chế ở trên có chứa
cồn 90 độ. Thành phần chính của cồn 90 độ là etanol, vậy cơng thức hóa học của
etanol là gì?
A. CH3COOH


B. C2H5OH

C. C6H12O6

D. C6H5OH

Đáp án: B
Cô giáo: Câu hỏi số 2: bạn hãy cho biết trong dung dịch rửa tay đã pha chế ở
trên, cồn 90 độ có tác dụng gì
A. Sát khuẩn

B. dưỡng da
12

skkn


C. Làm dung môi

D. sát khuẩn và dưỡng da

Đáp án: A
Cô giáo: Sau đây xin mời các bạn đến câu hỏi số 3: bạn hãy cho biết trong dung
dịch rửa tay đã pha chế ở trên, glixerol có tác dụng gì
A. Làm dung mơi

B. tạo mùi thơm

C. dưỡng da


D. Sát khuẩn

Đáp án: C
Cô giáo: Câu hỏi số 4: Em hãy cho biết cơng thức hóa học của glixerol là gì?
A. C3H8O3

B. C2H4O2

C. C3H8O

D. C12H22O11

Đáp án: A
Cô giáo: Câu hỏi số 5: Em hãy cho biết để pha nước rửa tay khơ ở trên thì cần
phải dùng những chất nào?
Đáp án: cồn 90 độ, glixerol, oxi già 3%, nước cất, tinh dầu bạc hà

Hình ảnh trao quà cho các bạn trả lời đúng câu hỏi
13

skkn


(4) Phần kết:
MC 1: Kính thưa q thầy cơ và các bạn!
Đã hơn 1 năm kể từ khi đại dịch covid -19 bùng phát và hoành hành ở nhiều nơi
trên thế giới. Việt Nam nổi lên là một điểm sáng, đã thành công rực rỡ trong
việc ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh, được cộng đồng thế giới ghi nhận và ngợi
ca.
MC 2: Có được kết quả kì diệu đó, là sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời, quyết

liệt của của cả hệ thống chính trị, sự đồn kết đồng lòng của hơn 90 triệu người
dân Việt với tinh thần tụ hào dân tộc và lòng yêu nước nồng nàn.
Để cổ vũ tinh thần đồn kết, đồng lịng của dân tộc ta trong cuộc chiến với giặc
covit-19, các bạn lớp 11M xin được gửi tới quý thầy cô và các bạn bài hát “Việt
Nam I love”
2.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua tổ chức hoạt động ngoại khóa thu nhận được một số kết quả sau:
* Đối với học sinh:
- Đã tăng được hứng thú cho học sinh đối với mơn Hóa học, làm cho các em
hiểu kiến thức mơn Hóa thật gần gũi và gắn liền với đời sống.
- Giờ ngoại khóa đã rèn luyện cho các em học sinh nhiều kĩ năng mềm
như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, hoạt động nhóm, tự tin thể hiện năng
khiếu.
- Theo khảo sát sau chương trình, có đến trên 90% học sinh thích giờ ngoại
khố.
* Đối với giáo viên: hoạt động ngoại khoá sẽ giúp giáo viên nâng
cao chất lượng giảng dạy, dần thay đổi quan điểm về phương pháp dạy học,
đa dạng hóa hình thức dạy học, giờ dạy khơng cịn khơ khan, cứng nhắc.
3. Kết luận.
3.1. Những bài học kinh nghiệm.
Qua việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, bản thân tơi đã rút ra một số kinh
nghiệm như sau:
- Muốn tổ chức tốt hoạt động ngoại khố, tổ bộ mơn phải bàn bạc thảo
14

skkn


luận ở từng khối lớp để chọn hình thức tổ chức phù hợp.
- Phải đề ra được mục tiêu, lập kế hoạch rõ ràng, phân công cụ thể cho

giáo viên tham gia thực hiện.
- Phải có sự hỗ trợ của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự ủng hộ của
phụ huynh học sinh.
- Tránh biến giờ ngoại khoá thành giờ vui chơi giải trí đơn thuần.
- Sau hoạt động ngoại khố phải có bài viết thu hoạch của học sinh để từ
đó biết được hiệu quả hoạt động ở mức nào.
- Tổ chức giờ ngoại khố khơng q nhiều và q tốn kém.
- Hoạt động ngoại khoá phải được đại đa số học sinh tham gia một cách tự
nguyện.
3.2. Khả năng ứng dụng, triển khai của đề tài.
Dựa vào cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện và năng lực của giáo viên và học
sinh theo tơi đề tài này có khả năng triển khai được rộng rãi trong các nhà
trường.
Trên đây là một vài kinh nghiệm về tổ chức một hoạt động ngoại khoá cụ
thể cho học sinh THPT. Xin được trao đổi và rất mong nhận được sự góp ý của
các quý đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 19/ 05/ 2021
Tơi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.
Người viết

Lê Thu Hương

15

skkn



Tài liệu tham khảo
1. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
2. Luật Giáo dục Việt Nam năm 2019

16

skkn



×