Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.94 KB, 19 trang )

GIÁO
ĐÀO TẠO
SỞ GIÁO DỤCSỞ

ĐÀODỤC
TẠOVÀ
THANH
HĨATHANH HĨA

DỤCHỐ
VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HỐ
PHỊNGPHỊNG
GD&ĐTGIÁO
HOẰNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIÁO
VIÊNPHÁP
TRƯỜNG
TIỂU
HỌC
ỨNG U CẦU
MỘT
SỐ BIỆN
QUẢN
LÝ,
CHỈĐÁP
ĐẠO


CHƯƠNG
TRÌNH
GIÁO
DỤCDỤC
PHỔĐẠO
THƠNG
2018
NÂNG CAO
CHẤT
LƯỢNG
GIÁO
ĐỨC

HỌC SINH TIỂU HỌC *************
*************

Người thực hiện: Mai Trọng Thái
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoằng Trạch
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí
Người thực hiện: Mai Trọng Thái
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoằng Trạch
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí

THANH HỐ NĂM 2021
MỤC LỤC

skkn


1


Trang
1. MỞ ĐẦU

3

1.1. Lí do chọn đề tài

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu

4

1.4. Phương pháp nghiên cứu

4

1.5. Những điểm mới của SKKN

5

2. NỘI DUNG


5

2.1. Cơ sở lí luận

5

2.2. Thực trạng của vấn đề

6

2.3. Các giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề

8

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

15

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

17

3.1. Kết luận

17

3.2. Kiến nghị, đề xuất

18


1. MỞ ĐẦU

skkn

2


1.1. Lí do chọn đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức,
đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Cũng trong khoảng thời gian
trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu
sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp
nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc,
đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các
quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu,
tình trạng cạn kiệt tài ngun, ơ nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và
những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính tồn cầu.
Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục
để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng
văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên
và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính tồn
cầu. Xu thế phát triển chương trình giáo dục và SGK của thế giới thay đổi rất
nhanh; có nhiều thành tựu mới của khoa học giáo dục cần được bổ sung kịp thời
vào chương trình giáo dục. Đầu thế kỉ XXI nhiều nước có nền giáo dục phát triển
đã chuyển hướng từ chương trình giáo dục coi trọng nội dung giáo dục sang
chương trình giáo dục coi trọng phát triển năng lực người học. Theo đó, chương
trình giáo dục Việt Nam cần đổi mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam (khố XI) đã thơng qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4
tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u

cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thơng, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định:
“Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng nhằm tạo chuyển biến
căn bản, tồn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ,
dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về
truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và
năng lực, hài hồ đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học
sinh.”
Trong văn kiện Đại hội XIII lần này, kế thừa quan điểm của nhiệm kỳ trước,
đảng ta đưa ra chủ trương “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực”. Xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm
của sự phát triển, mang tính đột phá, khai phá con đường phát triển nguồn nhân lực
nước ta trong thế kỉ XXI. Đồng thời còn chỉ ra rằng: “Vấn đề lớn nhất trong giáo

skkn

3


dục của ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở
thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách để làm trịn sứ mạng của mình”.
Phải xây dựng được một nền giáo dục rèn luyện nên những con người Việt
Nam kiên cường, giàu trí tuệ và nghị lực sáng tạo mà sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
đất nước thời hội nhập ngày nay đang đòi hỏi ở những người thầy.
Như vậy, từ trước đến nay việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan

trọng, có vị trí chiến lược lâu dài. Ngày nay, trong điều kiện khoa học và công nghệ
phát triển, những người làm công tác quản lý trường học chúng tôi hiểu một cách
sâu sắc hơn ai hết về tầm quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục nói
chung và trong sự tồn tại và phát triển của trường mình nói riêng. Đặc biệt là trong
giai đoạn đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Vì vậy việc bồi dưỡng
giáo viên là nhiệm vụ then chốt của các cán bộ quản lý trường học.
Là người làm công tác quản lý, đứng trước công cuộc đổi mới giáo dục, tôi
thấy việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng bậc nhất
để nâng cao chất lượng về Kiến thức - Kĩ năng và bồi dưỡng năng lực, phẩm chất
của học sinh. Vì thế tơi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lương đội
ngũ giáo viên trường tiểu học, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng 2018”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong sáng kiến này, tơi đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học. Vận dụng vào thực tế đơn
vị mình để chủ động tạo điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ, đón đầu và thực
hiện chương trình “Đổi mới giáo dục phổ thơng 2018”. Giáo viên có phương pháp
dạy tốt hơn, phù hợp với đối tượng học sinh, với các điều kiện dạy và học của
trường mình.Tạo được khơng khí lớp học vui vẻ, thoải mái và hứng thú cho học
sinh khi học bài, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Hoằng Trạch Huyện Hoằng Hóa.
- Phân tích các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của giáo viên.
- Tìm hiểu các kỹ năng tổ chức lớp học, cách vận dụng của giáo viên.
- Tìm hiểu cách tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên trong trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, so sánh.
- Phương pháp phân tích thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê.
1.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm:


skkn

4


- Chỉ đạo sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn ở trường tiểu học.
- Tạo động lực làm việc, phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân
viên, cán bộ quản lý trong trường tiểu học.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Để nâng cao chất lương đội ngũ giáo viên trường tiểu học, đáp ứng chương
trình giáo dục phổ thơng 2018, cần:
- Phải có đủ số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo qui
định.
- Giáo viên và cán bộ quản lý phải có năng lực thực hiện đáp ứng yêu cầu và
có động lực thực hiện sự thay đổi
- Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là những người trực tiếp thực hiện
cơng cuộc đổi mới GDPT. Chương trình GDPT 2018 chỉ thành cơng khi đội ngũ
này có năng lực và có động lực đổi mới.
Do đó cần chuẩn bị đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ
thơng 2018; phối hợp thực hiện tốt công tác bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương
trình và sách giáo khoa mới. Với việc thay đổi tư duy của người thầy từ truyền thụ
kiến thức sang giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực của người học thì cần phải
bồi dưỡng, tập huấn toàn bộ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục
một cách toàn diện về mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy, giáo dục
nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học. Qua đó, giúp mỗi người trong
cuộc đổi mới giáo dục phổ thơng khơng chỉ làm mới mình trong tư duy giáo dục
mà còn trong cả hành vi giáo dục, khơng chỉ làm mới mình trong phương pháp giáo
dục mà còn trong cả cách thức lựa chọn phương pháp giáo dục.
Để có đủ đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng

mới, phải tiến hành song song việc bồi dưỡng với đào tạo giáo viên. 
Để tạo ra động lực cho đội ngũ trong khi Nhà nước chưa có đủ điều kiện để
thay đổi chính sách đãi ngộ, nâng cao thu nhập cho giáo viên và cán bộ quản lý,
trước hết, cần trao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục, quyền quyết định về nội dung,
phương pháp giáo dục cho giáo viên và bảo đảm điều kiện làm việc cho cơ sở giáo
dục, giáo viên.
Giáo viên cần được chủ động, sáng tạo trong dạy học, giáo dục không phải
bám theo từng ý, từng chữ trong sách giáo khoa như cách chỉ đạo phổ biến hiện
nay. Sĩ số các lớp học ít nhất phải bảo đảm quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
tối đa 35 học sinh/lớp ở cấp tiểu học. Nhà nước cũng cần bổ sung các chính sách
khuyến khích phát triển giáo dục ngồi cơng lập để vừa san sẻ gánh nặng cho ngân
sách nhà nước và các trường công lập, vừa tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo
dục.
Là người cán bộ quản lý, chỉ đạo các hoạt động, nhất là hoạt động chuyên
môn trong nhà trường, tơi thấy mình phải có trách nhiệm cao trong việc đào tạo bồi

skkn

5


dưỡng, nâng cao chất lượng giáo dục của giáo viên, đảm bảo trình độ giảng dạy
ngày càng cao, phấn đấu trở thành những con người mới “Mỗi thầy cô giáo là một
tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo" cho học sinh noi theo.
Để trở thành một giáo viên dạy giỏi, trước hết người đó phải có tâm đối với
nghề, có tư cách đạo đức, tác phong mẫu mực. Có bằng cấp ít nhất là đủ theo tiêu
chuẩn của Bộ GD&ĐT qui định, nếu có bằng cấp cao càng tốt. Điều đó trước hết
khẳng định năng lực của người giáo viên trong việc học của mình. Từ đó mới có
thể dạy cho học sinh, sau đó là uy tín của mình trước đồng nghiệp, trước phụ huynh
và nhân dân.

Người giáo viên dạy giỏi phải không ngừng trau dồi chun mơn nghiệp vụ,
có ý thức học hỏi đồng nghiệp để tiến bộ. Điều quan trọng nhất của giáo viên dạy
giỏi là đạt được những thành tích cao trong quá trình dạy học: Đó là chất lượng đại
trà phải ngày một nâng cao, số lượng học sinh đạt giải qua các kỳ thi và giao lưu
các cấp ngày càng nhiều.
Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, trách nhiệm của mỗi nhà
trường là phải tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của trường mình mà có biện pháp hữu
hiệu để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trong đó phải tạo ra được đội
ngũ giáo viên giỏi làm hạt nhân, nòng cốt cho phong trào thi đua “Dạy tốt - Học
tốt” của nhà trường.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Thực trạng số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý
của nhà trường năm học 2020-2021
- Số lượng lớp học: 13 lớp
- Số lượng học sinh: 393 em
- Sĩ số học sinh/lớp: 30,23
- Số lượng tổ/khối chuyên môn: 2 tổ
- Số lượng giáo viên: 17 GV; Tỷ lệ giáo viên/lớp: 1,3
- Số lượng nhân viên: 2 đ/c
- Số lượng cán bộ quản lí: 2 đ/c
Thực trạng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý theo yêu cầu thực hiện
chương trình giáo dục phổ thơng 2018
Điểm mạnh:
- Đội ngũ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn là 100%; có 2
giáo viên là cốt cán cấp huyện; 4 GVG cấp tỉnh, còn lại đều là GVG cấp huyện.
- Giáo viên tận tâm, trách nhiệm, yêu nghề, say mê công việc; tích cực, chủ
động học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

skkn


6


- 100% giáo viên sử dụng phương pháp,hình thức tổ chứcdạy học tích cực và
giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh hiệu quả;Tổ trưởng,
khối trưởng chắc tay nghề, có kinh nghiệm và uy tín trong tập thể và có ý thức,
trách nhiệm trong xây dựng khối, kèm cặp các giáo viên mới, giáo viên trẻ.
- 85% tư vấn và hỗ trợ tốt học sinh trong dạy học và giáo dục
- 100% phối hợp tốt với gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học, giáo
dục cho học sinh
- 85% giáo viên sử dụng công nghệ thông tin thành thạo trong dạy học, giáo
dục, quản lý.
Điểm tồn tại, hạn chế:
- Tỉ lệ 1.3 GV/lớp chưa đảm bảo theo quy định; Những môn học chưa đảm bảo
số lượng, cơ cấu: Tin học (0.5 GV), TPTĐ (1 GV), Mỹ thuật (0.5 GV)
- Sử dụng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên tuổi cao, việc ứng
dụng cơng nghệ thơng tin cịn chưa thành thạo 10%.
Thực trạng cán bộ quản lý
Điểm mạnh:
- Số lượng BGH đủ theo quy định, có trình độ chun mơn cao, có uy tín, kinh
nghiệm quản lý, được sự ủng hộ của GVNV nhà trường.
- BGH đoàn kết, phối hợp trong các hoạt động chỉ đạo; phân công nhiệm vụ rõ
ràng, tích cực, chủ động trong cơng việc; tổ chức các hoạt động nhà trường; Phát
huy sức mạnh của đội ngũ giáo viên cốt cán, đội ngũ khối trưởng, giáo viên trẻ và
những giáo viên có năng lực.
- Đổi mới, sáng tạo trong quản trị, quản lý nhà trường; Quản trị tốt các nguồn
lực trong nhà trường đáp ứng CTGDPT 2020
- Phối hợp hiệu quả giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục học sinh;
huy động và sử dụng tốt các nguồn lực để phát triển nhà trường.
- Ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào quản trị, quản lí nhà trường đạt hiệu quả.

Điểm tồn tại, hạn chế:
- Sử dụng ngoại ngữ chưa thành thạo.
Thơng tin chi tiết

T
T

1
2

Giới
tính

Trình độ
đào tạo

Độ tuổi

Đối tượng
đánh giá

Số
lượn
g

Nam

Cán bộ quản

Hiệu trưởng

Phó
hiệu
trưởng

1

1

1

1

1

1

Nữ

Dưới
25

skkn

Từ
25
đến
dưới
35

Từ

35
đến
dưới
45

Tr
ên
45

Cao
đẳng

Đại
họ
c

Sa
u
đại
họ
c

7


Giáo viên
3
4

T

T

Giáo viên dạy
mơn văn hóa
Giáo viên dạy
mơn đặc thù

Đối tượng
đánh giá

17

2

15

13

1

12

2

6

4

1


3

1

3

Số
lượn
g

Giới
tính
Nam

5

5
6

Ngoại ngữ 1
2
Giáo dục thể 1
chất

7

Âm nhạc

1


1

8
9

Nhân viên
Kế tốn
Văn thư

2
1
1

2
1
1

Dưới
25

2

1
5

2

11
4


Trình độ
đào tạo

Độ tuổi

Nữ

2

Từ
25
đến
dưới
35

Từ
35
đến
dưới
45

1

1

2

1

1


1

1

1
1

2
1
1

1

1

Trê
n
45

Cao
đẳn
g

Sa
u
đại
họ
c


Đại
học

1

2.3. Các giải pháp chủ yếu.
2.3.1. Tham mưu cho cơ quan quản lý về bổ sung đội ngũ đáp ứng u cầu
chương trình giáo dục phổ thơng 2018.(Theo lộ trình sau)
Năm học

Số lượng
hiện có

 Đội ngũ

Số lượng dự báo theo các năm
20212022

20222023

20232024

20242025

Ghi
chú

Cán bộ quản lý

2


2

2

2

2

 

Hiệu trưởng

1

1

1

1

1

 

Phó hiệu trưởng

1

1


1

1

1

 

Giáo viên

17

21.5

22.5

22.5

22.5

 

Giáo viên dạy mơn
văn hóa

13

14


15

15

15

Giáo viên dạy mơn
đặc thù

4

7

7

7

7

skkn

8


Ngoại ngữ 1

2

2


2

2

2

Tin học

0

1

1

1

1

Giáo dục thể chất

1

1,5

1,5

1,5

1,5


Âm nhạc

1

1

1

1

1

Mỹ thuật

0

1

1

1

1

Công tác Đồn/Đội

0

1


1

1

1

Nhân viên

2

3

3

3

3

Thư viện, thiết bị

0

0.5

0.5

0.5

0.5


Cơng nghệ thơng tin

0

0.5

0.5

0.5

0.5

Kế tốn, văn thư

2

2

2

2

2

Y tế, thủ quỹ

0

0


0

0

0

2.3.2. Sử dụng, bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho giáo viên, nhân
viên, CBQL phù hợp đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
cấp tiểu học
- Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã ra Quyết định phân công nhiệm vụ
cho CBGV, NV đảm bảo đúng người, đứng việc, sử dụng hiệu quả đội ngũ, đảm
bảo nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích.
- Phân cơng 3 giáo viên có kinh nghiệm, năng lực chun mơn tốt (đã hồn
thành chương trình bồi dưỡng được cấp chứng chỉ) thực hiện dạy lớp 1 trong năm
học đầu tiên thực hiện CTGDPT 2018 (năm học 2020-2021). Số giáo viên còn lại,
căn cứ vào năng lự để phân công dạy các lớp 2,3,4,5
2.3.3. Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV, NV,
CBQL đáp ứng CT GDPT 2018
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về phương pháp dạy học, hình
thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh; dạy học tích hợp; xử lý đúng mối quan hệ giữa các yêu cầu đầu vào
(kiến thức, kỹ năng) và các yếu tố đầu ra (yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực).
- Phân công các giáo viên cốt cán, các giáo viên có năng lực triển khai
chương trình giáo dục phổ thông 2018 kèm cặp, hướng dẫn các giáo viên có năng
lực yếu hơn để giáo viên tự thực hiện giờ dạy theo yêu cầu CTGDPT 2018.
- Mời giảng viên về bồi dưỡng cho giáo viên ngay tại trường nhằm nâng cao
hiệu quả các giờ dạy cho học sinh.

skkn


9


2.3.4. Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, nề nếp sinh hoạt chun mơn,
đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn đáp ứng yêu cầu
thực hiện chương trình GDPT 2018
- Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học
theo Thông tư 1315/BGDĐT – GDTH ngày 16 tháng 4 năm 2020.
- Thực hiện tốt nề nếp sinh hoạt chuyên môn để đảm bảo đồng hành, hỗ trợ
thường xuyên đối với các giáo viên thực hiện CTGDPT 2018.
- Xây dựng các nội dung chuyên đề phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu
phát triển chuyên môn của giáo viên. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên
môn, những cán bộ quản lý phải xây dựng một nề nếp sinh hoạt cụ thể. Ở trường
tôi, Ban giám hiệu quy định tổ chuyên môn sinh hoạt: 2 tuần / lần vào chiều thứ tư
của các tuần chẵn. Mỗi tháng Ban giám hiệu họp trước với các tổ trưởng chuyên
môn để phổ biến những nội dung cơ bản của buổi họp tổ.
- Ban giám hiệu cần chọn người tổ trưởng chuyên môn là người giỏi về
chun mơn, có uy tín với đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng
việc và có khả năng lãnh đạo tổ của mình. Những vấn đề gì ngoài khả năng giải
quyết của tổ, tổ trưởng sẽ kiến nghị với Ban giám hiệu để tìm biện pháp giải quyết
kịp thời.
- Các đồng chí giáo viên thơng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ bàn
bạc với nhau việc thực hiện chương trình, việc giảng dạy những bài khó, cách sử
dụng đồ dùng dạy học sao cho hiệu quả nhất.
- Chính vì thế, từ nhiều năm nay, chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn
đã được nâng cao rõ rệt. Khi các tổ sinh hoạt chuyên môn, Ban giám hiệu thường
xuyên đi kiểm tra. Có khi trực tiếp dự các buổi sinh hoạt hoặc kiểm tra buổi sinh
hoạt thông qua sổ ghi chép của khối. Đặc biệt là các buổi sinh hoạt chuyên môn
không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tiến độ chương trình, trao đổi bài dạy khó, mà
các đồng chí giáo viên cịn trao đổi với nhau cách hướng dẫn học sinh giải bài toán

theo cách ngắn gọn, hợp lý...
2.3.5. Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường tạo môi trường phát
triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng CT GDPT 2018
- Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường, tạo môi trường để GV, NV,
CBQL bồi dưỡng, học hỏi, trau dồi chuyên môn và nâng cao nhận thức về thực
hiện CT GDPT 2018.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình sách giáo khoa lớp 1 năm học
2020-2021, lấy kinh nghiệm để triển khai các lớp tiếp theo thông qua các hoạt động
như: tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục về
đổi mới dạy học theo tiếp cận năng lực, về phương pháp và công cụ kiểm tra đánh
giá năng lực người học…

skkn

10


- Kết hợp cộng đồng học tập giữa các trường trong huyện để hỗ trợ nhau phát
triển chuyên môn thông qua hình thức sinh hoạt chun mơn theo cụm.
2.3.6. Kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên đảm bảo khách quan, công bằng, làm cơ sở thực hiện hiệu quả công
tác thi đua khen thưởng.
- Hàng năm, nhà trường tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ
CBGV, NV thơng qua hình thức dự giờ, thăm lớp, kiểm tra đột xuất… từ đó xác
định được nhân sự nào cần được đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng ở lĩnh vực nào để
phát huy tối đa tiềm năng của cá nhân và đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của
nhà trường.
- Hàng tháng, nhà trường họp đánh giá xếp loại CBGV, NV trên cơ sở đánh
giá chất lượng hồn thành cơng việc được giao và kịp thời xử lý vi phạm (nếu có).
- Thực hiện phân cấp, phân quyền, tạo quyền tự chủ và nâng cao năng lực

cho tổ, nhóm chun mơn, giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy
học. Dân chủ hóa nhà trường. Cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, tạo động lực làm
việc, đổi mới cho GV, NV, CBQL.
2.3.7. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán:
Muốn đẩy mạnh phong trào dạy tốt, điểu quan trọng là phải xây dựng được
đội ngũ giáo viên cốt cán làm nòng cốt cho các phong trào. Muốn có giáo viên giỏi,
cần khuyến khích, động viên các đồng chí giáo viên đăng ký thi giáo viên dạy giỏi
và có kế hoạch bồi dưỡng để họ có hướng phấn đấu đi lên.
Việc chọn thầy cơ có năng lực, trình độ, có phẩm chất, có trách nhiệm cao để
bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ học sinh giỏi là rất cần thiết. Ngạn ngữ xưa có câu:
“Khơng thầy đố mày làm nên” cũng là để khẳng định tầm quan trọng của người
thầy trong sự nghiệp giáo dục.
Muốn có trị giỏi, trước hết phải có thầy giỏi. Thầy giỏi ở đây khơng phải chỉ
giỏi về chuyên môn mà trước hết phải là người có tâm huyết với nghề nghiệp, có
trách nhiệm cao với học sinh và mẫu mực về đạo đức, tác phong, lối sống. Có như
vậy mới được học sinh kính trọng, mới là: “Tấm gương sáng để học sinh noi theo".
Vào đầu năm học, khi các đồng chí giáo viên ở từng khối lớp đã đăng ký các
danh hiệu thi đua, Ban giám hiệu cần có kế hoạch giúp đỡ để đồng chí đó được bồi
dưỡng thêm về chun mơn như: Dự giờ của giáo viên giỏi, tổ chức các tiết dạy ở
trường để đồng nghiệp và Ban giám hiệu góp ý; hoặc cho đi dự các chun đề mà
Phịng giáo dục tổ chức để nâng cao tay nghề...
Thông thường giáo viên rất ngại đăng ký giáo viên dạy giỏi nhưng Ban giám
hiệu đã động viên, giúp đỡ bằng nhiều cách như cùng soạn bài để giáo viên dạy
thử, rút kinh nghiệm thật tỉ mỉ và trao đổi chân tình để giáo viên có bài giảng sâu
sắc, phong phú. Ban giám hiệu chúng tơi thường nói với các đồng chí giáo viên:

skkn

11



“Mỗi lần các đồng chí dự thi giáo viên dạy giỏi là các đồng chí lại giàu có thêm về
kinh nghiệm sư phạm”.
Kết quả là: Với sự nỗ lực hết mình của các đồng chí giáo viên dự thi, được
sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường nên các đồng chí tham gia thi
giáo viên dạy giỏi của trường dự thi Huyện, tỉnh đã đạt kết quả cao.
2.3.8. Tích cực tổ chức các chun đề:
Một cơng việc không kém phần quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục
là: Ban giám hiệu khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên đi dự các chuyên đề về
đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ mơn do Phịng giáo dục tổ chức ở các
trường trong Huyện và tại trường mình. Các đồng chí giáo viên đều nhận thức
được: Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cấp thiết nhưng đổi mới như thế nào
thì cịn lúng túng. Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp, hàng năm Phòng
giáo dục - Đào tạo cũng như Ban giám hiệu nhà trường đều có kế hoạch triển khai
một số chuyên đề cần thiết, phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở
một số mơn nhất định.
Mỗi khi Phịng giáo dục tổ chức chuyên đề ở trường nào, Ban giám hiệu nhà
trường đều tạo điểu kiện để các đồng chí khối trưởng và các đồng chí giáo viên dự
kiến sẽ tham dự giáo viên dạy giỏi mơn đó đi dự để nắm phương pháp. Sau đó có
kế hoạch triển khai chun đề đó ở trường mình, mời tất cả giáo viên dự, trao đổi ý
kiến và rút ra phương pháp giảng dạy hợp lý nhất của mơn đó để các giáo viên học
tập và làm theo. Sau mỗi lần tổ chức chuyên đề, các đồng chí giáo viên nắm được
sâu hơn về phương pháp giảng dạy cũng như yêu cầu cơ bản của bộ mơn đó.
Để thực hiện có hiệu quả việc tổ chức dạy chuyên đề, Ban giám hiệu cần làm
những bước sau:
- Nghiên cứu thực trạng việc dạy của giáo viên và sự tiếp thu của học sinh về
bộ mơn đó bằng cách dự giờ, khảo sát chất lượng học sinh cuối giờ học.
- Qua tiết dạy, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn nhận xét.
Với biện pháp này, tơi muốn tìm thấy những học sinh giỏi, kích thích tư duy
của học sinh, đồng thời cũng chỉ cho giáo viên thấy bài giảng của họ đã thành công

hay vẫn cịn thiếu sót trong việc chưa chú ý nhiều đến đối tượng học sinh.
Đưa ra tổ chuyên môn trao đổi về những khó khăn mà giáo viên gặp trong
từng bài của mơn học.
Mỗi bài dạy có một nội dung khác, một cách truyền thụ khác nhau và có
những bài thật khó tiếp cận đối với học sinh. Chính việc đưa ra trao đổi như vậy đã
một phần nào giúp cho sự nâng cao chuyên môn của giáo viên.

skkn

12


Trị chuyện với học sinh về kiến thức bộ mơn để phát hiện những cái được,
cái chưa được trong hiểu biết của học sinh, từ đó mà giảng dạy cho phù hợp.
Đối với 1 chuyên đề, Ban giám hiệu thường tổ chức theo các bước sau:
+ Tổ chức 1 tiết để giáo viên dạy.
+ Rút kinh nghiệm, thống nhất qui trình dạy.
+ Triển khai dạy đại trà ở tất cả các lớp, Ban giám hiệu và giáo viên trong tổ
cùng dự.
+ Rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy để giảng dạy tốt hơn.
+ Tổng kết chuyên đề, so sánh rút ra cái được và chưa được để giáo viên học
tập và áp dụng trong giảng dạy.
2.3.9. Đẩy mạnh công tác viết sáng kiến kinh nghiệm và làm ĐDDH:
Người cán bộ quản lý cần hiểu: Viết sáng kiên kinh nghiệm là hình thức tự
bồi dưỡng có hiệu quả đối với mỗi giáo viên cũng như cán bộ quản lý. Hàng năm,
Ban giám hiệu nhà trường và tất cả giáo viên trong trường đều tham gia viết sáng
kiến kinh nghiệm theo công việc hoặc chun mơn của mình.
Để động viên các đồng chí giáo viên tham gia nhiều, Ban giám hiệu cần giải
thích để giáo viên hiểu: Viết sáng kiến kinh nghiệm là việc nên làm để tích luỹ kinh
nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý cũng như chất lượng giảng

dạy của mỗi giáo viên.
2.3.10. Tạo động lực làm việc, phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo
viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong trường tiểu học, Nêu gương "Người tốt Việc tốt"; động viên, khen thưởng kịp thời.
Cuối cùng, một yếu tố không thể thiếu được là Tạo động lực làm việc, phát
triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Bản thân tôi đã thực hiện bước sau:
Một là: Cải thiện điều kiện làm việc: Kêu gọi các nguồn lực đầu tư cơ sở vật
chất, cải tạo khuôn viên cảnh quan nhà trường đảm bảo “Sáng – xanh – sạch – đẹp
– thân thiện” kể cả bên trong các phịng học và bên ngồi khn viên nhà trường.
Nhằm bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần, tạo niềm vui và động lực trong
công việc.
Hai là: Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý phát triển
và thăng tiến nghề nghiệp: Huấn luyện, bồi dưỡng tại chỗ hoặc cử đi học để họ có
đủ kỹ năng năng lực phục vụ cho yêu cầu mới của cơng việc. Khuyến khích và tạo
điều kiện cho giáo viên tham gia các khóa đào tạo. Giao cho họ những nhiệm vụ
mang tính thách thức và khích lệ, động viên giúp đỡ họ hồn thành cơng việc này.
Quy hoạch vào nguồn và hướng dẫn, hỗ trợ phát triển.

skkn

13


Ba là: Đánh giá công bằng, khách quan: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu
để duy trì động lực làm việc của giáo viên, nhân viên và cũng là yếu tố hàng đầu
triệt tiêu động lực làm việc nếu như thực hiên không tốt. Muốn tạo được sự công
bằng, khách quan trong đánh giá, cần: Xây dựng được các tiêu chí đánh giá rõ ràng
và có thể định lượng được. Hệ thống tiêu chí đánh giá phải được phổ biến cho mọi
người trong nhà trường biết và nhận được sự tiếp nhận của họ. Quy trình đánh giá
phải rõ ràng, công khai, minh bạch và mọi người đều được tham gia vào quy trình
đánh giá đó. Loại bỏ những đánh giá như: định kiến, chủ quan, cào bằng san phẳng

trong đánh giá. Sử dụng kết quả đánh giá để xác định mức thưởng; làm cơ sở để
nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn; làm cơ sở để đề bạt, bổ
nhiệm hoặc cử đi tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng.
Bốn là: Khuyến khích sáng tạo: Mọi giáo viên, nhân viên, CBQL sẽ cảm
thấy có động lực hơn nếu họ làm việc trong môi trường, nơi họ được thử thách và
có cơ hội để đổi mới. Đặc biệt, đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục, chúng tơi đã
khuyến khích cán bộ, giáo viên có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn cho cách làm việc,
môi trường làm việc để chính bản thân họ hài lịng với những suy nghĩ của mình,
khiến tinh thần làm việc phấn chấn, hứng khởi hơn. Đồng thời cũng tạo cơ hội và
hỗ trợ mọi điều kiện để họ có thể vận dụng những sáng kiến vào thực tiễn công
việc.
Năm là: Xây dựng bầu khơng khí làm việc thân thiện: Bầu khơng khí, tâm
lý thuận lợi là môi trường làm việc với những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với
người trong tập thể. Đó là mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau, thông cảm, trao đổi tâm
tư nguyện vọng, sẵn sàng tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Để xây dựng bầu không khí
thân thiện, thuận lợi, Bản thân tơi thường xun tìm hiểu quan điểm của mỗi cá
nhân, chia sẻ suy nghĩ và mục tiêu của họ thông qua quan sát, điều tra hoặc đàm
thoại trực tiếp. Lắng nghe những vấn đề riêng của giáo viên, tạo điều kiện sắp xếp
công việc hợp lý, giúp cân bằng cuộc sống và công việc, tạo điều kiện cho giáo
viên được nghỉ ngơi theo đúng quy định của pháp luật.

skkn

14


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
Công tác chỉ đạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là công việc phức tạp, yêu
cầu người cán bộ quản lý phải có biện pháp quản lý và tổ chức phù hợp. Để nhà
trường ngày càng có nhiều giáo viên dạy giỏi, học sinh hồn thành tốt các năng lực

và phẩm chất, phát huy được năng khiếu là cả quá trình chỉ đạo và phấn đấu của
các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường, là sự cố gắng liên tục của tập thể
giáo viên trong trường. Qua một số biện pháp về quản lý nhà nước đối với chất
lượng giảng dạy của giáo viên trong trường tiểu học Hoằng Trạch đã nêu ở trên,
trường đã từng bước đưa chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của
học sinh ngày một nâng cao.
Năm học 2020-2021 trường tiểu học Hoằng Trạch đã đạt được một số thành
tích sau (So sánh với năm học 2019 – 2020):
Công tác Xây dựng đội ngũ.
GV dạy giỏi
Ghi chú
Số
GV đạt
(SL)
Năm học
cán bộ
chuẩn
Quốc Số CB, GV
GV, NV
%)
Trường Tỉnh
gia
đang được đi
học
nâng
2019-2020
20
100
11
2

0
chuẩn,
trên
chuẩn:
2020-2021
21
100
12
3
0
So sánh

+1

0

+1

+1

0

Chất lượng học sinh tham gia cuộc thi và giao lưu:
Số học sinh giỏi
Năm học
Cấp Huyện
Cấp Tỉnh
Cấp Quốc gia
2019 – 2020


36

2

skkn

+2

Ghi chú

2

15


2020 - 2021
So sánh

49

2

+ 13

0

Chưa có
kết quả

Chất lượng học sinh đại trà

Lớp 1: Thực hiện theo chương trình GDPT 2018
Tổng
số
học
sinh

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL


85

66

77,65

19

22,35

0

-

51

60,00

33

38,82

1

1,18

Tổng
số
học
sinh

85
Tổng
số
học
sinh
85

TỐN
HTT

HT

C

HTT

HT

C

NĂNG LỰC CỐT LÕI
Năng lực chung
Tự chủ và tự học

Tự chủ và tự học

Tự chủ và tự học

Tốt


Đạt

CCG

Tốt

Đạt CCG Tốt

Đạt

CCG

59

25

1

56

28

25

1

1

59


NĂNG LỰC CỐT LÕI
Năng lực đặc thù
Ngơn ngữ

Tính tốn

Thẩm mĩ

Thể chất

Tốt

Đạt

CCG

Tốt

Đạt CCG Tốt

Đạt

CCG

Tốt

Đạt CCG

61


23

1

61

23

21

1

64

20

Tổng
số
Yêu nước
học
sinh Tốt Đạt CCG
85

TIẾNG VIỆT

65

2

1


63

1

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Nhân ái

Chăm chỉ

Trung thực

Trách nhiệm

Tốt

Đạt CCG Tốt

Đạt

CCG

Tốt

Đạt CCG Tốt Đạt

63

22


22

0

68

17

0

0

63

0

56

29

Khối 2,3,4,5:
Kiến thức- kỹ năng
Tổng
số HS

Toán
HTT

Tiếng Việt


HT

C

HTT

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

189

61.17

117

37.86

3


0.97

184

TL

HT
SL

C
TL

SL

TL

40.13

1

0.32

309

skkn

59.55 124

16


CCG
0


Năng lực (%)
Tổng
số HS
309

Phục vụ - Tự quản

Hợp tác

Tự học – GQVĐ

T

Đ

C

T

Đ

C

T

Đ


C

250

58

0

217

91

0

199

107

2

Phẩm chất (%)
Tổng
số HS

309

Chăm học –
Chăm làm


Tự tin –
Trách nhiệm

Trung thực –
Kỉ luật

Đồn kết –
u thương

T

Đ

C

T

Đ

C

T

Đ

C

T

Đ


C

217

91

0

207

101

0

257

51

0

289

19

0

Cơng tác viết “Sáng kiến kinh nghiệm”
Số SKKN được công nhận
Ngành GD

Cấp
Tỉ lệ CB, GV, nhân
Trường
cấp Huyện
tỉnh
Năm học
viên tham gia
Tỉ lệ
viết SKKN
SL
Tỉ lệ xếp
xếp
SL
SL
loại
loại
2019-2020
50%
10
10
6
60
0
2020-2021
50%
11
10
7
70
1

So sánh
0
+1
+0
+1
+10
+1
Khen thưởng của nhà trường trong 2 năm qua
Hình thức
Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen
Năm học
khen thưởng
thưởng, cơ quan ban hành quyết định
2019-2020

2020-2021

Bằng khen
của
Thủ tướng
Chính phủ
Cơ quan,
đơn vị
kiểu mẫu

QĐ số 1529/QĐ-TTg ngày 05/11/2020 của Thủ
tướng Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
QĐ số 5429/QĐ-UBND ngày 21/12/2020 của Chủ
tịch UBND Tỉnh.


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

skkn

17


Qua một số năm làm công tác quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tôi đã
rút ra được những kinh nghiệm và kết quả như sau:
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, chúng ta không thể làm
trong ngày một, ngày hai mà phải có sự nỗ lực và nỗ lực hết mình của các thầy cơ,
của cán bộ quản lý trong cả q trình giáo dục.
Sở dĩ có được những thành tích đáng kể trên là do nội dung cơng tác chỉ đạo
có một hệ thống biện pháp khá hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện chặt chẽ.
Công tác chỉ đạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là công việc phức tạp, nhất
là trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện việc đổi mới chương trình GDPT 2018,
yêu cầu người cán bộ quản lý phải có biện pháp quản lý và kế hoạch phù hợp.
Ban giám hiệu phải có năng lực chun mơn thật vững vàng. Có như vậy
mới đẩy mạnh cơng tác trí dục – Nhiệm vụ trung tâm của mỗi nhà trường.
Ban giám hiệu cần có quan niệm đúng đắn về xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên và bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi
là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi nhà trường vì “Không thầy đố mày làm nên”. Ban
giám hiệu phải thường xun kiểm tra, đơn đốc, có khen thưởng, động viên kịp thời
để ngày càng có nhiều giáo viên dạy giỏi. Lấy việc sinh hoạt tổ chuyên môn và
tăng cường việc thăm lớp, dự giờ là phương tiện hữu hiệu nhất để nâng cao năng
lực chuyên môn của các thầy cô giáo. Đây cũng là phương pháp tốt nhất để xây
dựng đội ngũ giáo viên.
Nhà trường và giáo viên có vai trò quan trọng trong việc tổ chức chặt chẽ để
hợp nhất các yếu tố chủ quan, khách quan (học sinh, nhà trường, gia đình), tạo ra

mơi trường sư phạm với điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh để có thể phát huy
hết nội lực của bản thân đạt hiệu quả cao nhất trong việc học tập.
Trong công tác bồi dưỡng đội ngũ, hiệu trưởng nhà trường giữ vai trò chủ
đạo và quyết định thông qua việc tổ chức thực hiện kế hoạch; là nhân tố quy tụ các
yếu tố hợp thành thể thống nhất, phát huy tổng hợp sức mạnh từng thành tố để đạt
hiệu quả, chất lượng.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Tổ chuyên môn cần tăng cường nâng cao chất lượng sinh hoạt chun mơn,
trong đó thường xun bàn sâu về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học,
chú ý nâng cao chất lượng giờ lên lớp. Mỗi giáo viên luôn tự học, tự bồi dưỡng, nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của bản thân. Trên cơ sở đó có đủ năng lực để
nghiên cứu, tìm tịi, vận dụng sáng tạo phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đáp
ứng việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

skkn

18


Phòng Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát huy việc tổ chức các chuyên đề theo
cụm trường để cán bộ quản lí và giáo viên có cơ hội trao đổi, thảo luận và học tập kinh
nghiệm lẫn nhau.
Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu
học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà tôi đã rút ra trong q trình quản
lý, chắc chắn khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng
góp chân tình của các q đồng nghiệp. Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Phó Hiệu trưởng
Hoằng Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan SKKN này của mình viết,
khơng sao chép của người khác.

Người viết
Lê Đình Thơ
Mai Trọng Thái

skkn

19



×