Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường tiểu học minh tiến, huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.75 KB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶC

TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH TIẾN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG TIẾU HỌC MINH TIẾN,
HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HĨA

Người thực hiện: Hồng Đức Văn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Minh Tiến
SKKN thuộc môn: Giáo dục Thể chất

MINH TIẾN NĂM 2021
1

skkn


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU

Trang 3

1.1. Lý do chọn đề tài

Trang 3

1.2. Mục đích nghiên cứu


Trang 3

1.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Trang 4

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trang 4
Trang 4

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Trang 5

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Trang 14

3.1. Kết luận


Trang 14

3.2. Kiến Nghị

Trang 14

Trang 8

Trang 14

2

skkn


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hoạt động giáo dục thể chất bậc tiểu học là một bộ phận của nền giáo dục,
có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số kỹ năng đơn giản cần thiết góp phần
hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh, thông qua
việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, bảo vệ sức khỏe và thói quen rèn luyện hàng
ngày, giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành phát triển năng lực thể chất và
văn hố thể chất, giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của
bản thân, gia đình và cộng đồng; biết tham gia tập luyện TDTT, biết lựa chọn
môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của bản thân để luyện tập; rèn
luyện cho mình có một sức khỏe thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và
chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể chất, trong sáng về tinh
thần. Từ đó giúp các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Vì vậy hoạt động giáo
dục thể chất bậc tiểu học có vị thế hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho
học sinh có đầy đủ thể lực, sức khỏe để tham gia các hoạt động học tập và lao

động cũng như trong công cuộc bảo vệ tổ quốc.
Như chúng ta đã biết mục đích hoạt động giáo dục thể chất trong nhà
trường tiểu học trang bị cho các em những bài tập cơ bản, phù hợp với sự phát
triển sinh lý lứa tuổi của các em để các em luyện tập bảo vệ và nâng cao sức
khỏe, cung cấp những kiến thức cơ bản, hình thành thói quen tập luyện, biết
thực hiện một số bài tập và các trị chơi vận động tạo nên mơi trường phát triển
tự nhiên của trẻ em, mang lại khơng khí vui tươi lành mạnh, nhanh nhẹn, khéo
léo, linh hoạt, mạnh dạn, dũng cảm, ý thức tập thể, ý thức kỷ luật trong nhóm.
Đồng thời cịn góp phần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất
nước.
Là giáo viên dạy thể dục trong nhà trường nhiều năm, tôi thấy một số em
học mơn giáo dục thể chất cịn miễn cưỡng, chưa chủ động sãn sàng trong việc
học tập và rèn luyện. Một số phụ huynh và học sinh còn xem nhẹ mơn học, coi
đó là mơn học phụ chưa thực sự nhiệt tình chú trọng cho các em tham gia học
tập rèn luyện thường xuyên.
Ý thức được ý nghĩa và tác dụng của việc học tập và rèn luyện thể dục thể
thao thường xuyên mang đến sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần cho
các em, giúp các em phát triển tốt có một cơ thể khỏe mạnh đáp ứng được nhiệm
vụ học tập và sinh hoạt hàng ngày. Với mong muốn có một mơi trường giáo dục
thể chất tích cực trong nhà trường, tơi đã nghiên cứu, tìm hiểu, chọn đề tài “Một
số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường tiểu học Minh
Tiến, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa ”.
3

skkn


1.2.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lựa chọn “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục
thể chất ở trường tiểu học Minh Tiến, huyện Ngọc lặc, tỉnh Thanh Hóa” để:

- Tìm hiểu đặc điểm, tâm sinh lí lứa tuổi
- Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong mơn học
- Giáo viên làm mẫu và giải thích kĩ thuật động tác chính xác khi lên lớp
và giúp học sinh thực hiện đúng kĩ thuật động tác
- Tăng cường sử dụng trang thiết bị để đổi mới phương pháp dạy học
- Thay đổi một số phương tiện, dụng cụ trò chơi vận động phù hợp với
điều kiện thực tế ở nhà trường
- Tổ chức tốt các hoạt động thể dục thể thao cho học sinh.
Nghiên cứu đề tài này, mục đích của tơi là giúp học sinh tại đơn vị tơi
đang cơng tác có thức và trách nhiệm cao hơn trong việc tham gia học tập và
rèn luyện môn học giáo dục thể chất, Từ đó giúp các em có ý thức giữ gìn sức
khỏe, luyện tập để có một cơ thể khỏe mạnh, thân hình cân đối, thể chất tốt,
đảm bảo sức khỏe trong học tập và rèn luyện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
"Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường tiểu
học Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa".
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thứ nhất: Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến
vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học giáo
dục thể chất nói riêng.
* Phương pháp thứ hai: Điều tra thực trạng chất lượng môn học giáo dục
thể chất của học sinh trường Tiểu học Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc.
* Phương pháp thứ ba: Thống kê, xử lý số liệu.
* Phương pháp thứ tư: Luyện tập thực hành. Giáo viên lên kế hoạch, tổ
chức tập luyện, giáo viên hướng dẫn học sinh.
* Phương pháp thứ năm: Phương pháp phân tích – tổng hợp. Phân tích
các yếu tố và tổng hợp kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp thực hiện đề tài.
* Phương pháp thứ sáu: Phương pháp thực nghiệm. Nhằm đối chiếu kết
quả, áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh ở
trường Tiểu học Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

4

skkn


Xuất phát từ mục tiêu giáo dục hiện nay việc giáo dục thể chất cho học
sinh trong nhà trường phổ thơng là nhu cầu tất yếu. Vì hệ thống Giáo dục thể
chất gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người và được con người nghiên
cứu vận dụng vào trường học phổ thông nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Bảo vệ, củng cố và tăng cường sức khỏe nâng cao năng lực làm việc,
thúc đẩy quá trình phát triển cơ thể phù hợp với quy luật tâm sinh lý, tâm sinh lý
lứa tuổi.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản để rèn luyện kỹ năng thể
dục cần thiết phù hợp với lứa tuổi và giới tính để các em vân dụng trong cuộc
sống.
- Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, đặc biết các tố chất nhanh, mạnh,
năng lực phối hợp khéo léo chính xác.
- Thơng qua các bài tập giúp các em hình thành tính tổ chức kỷ kuật, tác
phong nhanh nhẹn, nếp sống lành mạnh, tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập,
lao động.
- Trang bị cho học sinh tố chất thể lực cần thiết để thích ứng với mơi
trường sống, sức chịu đựng với sự thay đổi của môi trường.
- Giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng vận động để các em vận dụng vào
học tập và vui chơi hàng ngày.
Ngoài ra giáo dục thể chất cùng với các mơn học khác, góp phần đào tạo
những con người phát triển tồn diện về các mặt Đạo đức - Trí tuệ - Thể chất Thẩm mỹ. Đặc biết việc giáo dục thể chất trong nhà trường tiểu học nhằm giúp
cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu

dài về các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục tiếp thu những kiến thức ở bậc
học Trung học cơ sở. Mặt khác trong khi luyện tập các em thường bộc lộ đầy đủ
cá tính của con người, qua đó ta có thể chỉ cho các em thấy được ưu, khuyết
điểm của mình giúp các em phát triển và hình thành nhân cách đúng. Giáo dục
thể chất mang lại cho học sinh sự phát triển hài hòa về tâm lý, sing lý cơ thể.
Sau khi luyện tập thể dục tinh thần vui vẻ sảng khối giúp cho học sinh nhanh
chóng nhận biết các hoàn cảnh xung quanh để lỉnh hội những tri thức mới.
Môn Giáo dục thể chất là môn học trang bị kiến thức, hình thành kĩ năng
vận động để các em học tập, đồng thời góp phần giáo dục cho học sinh nếp sống
lành mạnh, vui tươi có ý thức tổ chức kỉ luật và một số phẩm chất đạo đức khác,
tạo điều kiện hình thành nhân cách đúng cho các em. Cơ thể khỏe mạnh phát
triển bình thường thực sự là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả giáo
dục ở các môn học khác. Môn học có vai trị quan trọng như vậy nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh, tôi đã tìm hiểu được thực trạng của
việc dạy học mơn giáo dục thể chất như sau:
5

skkn


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường Tiểu học Minh Tiến có 32 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó
có 02 giáo viên dạy mơn Giáo dục thể chất .
Nhà trường có 03 điểm trường: Điểm chính Phúc Long và hai điểm lẻ
Thanh Sơn và Minh Thành, có 23 lớp với 452 học sinh. Các điểm trường đều có
đủ các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Năm học 2020 - 2021, tôi được phân công
dạy học môn Giáo dục thể chất ở điểm trường chính Phúc Long, có 10 lớp với
228 học sinh.
2.2.1. Thuận lơi:
Là một giáo viên có trình độ chun mơn vững vàng, có thời gian cơng

tác lâu năm, trong q trình cơng tác đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong
thực tế giảng dạy đó là một thuận lợi cho quá trình hướng dẫn, giúp đỡ học sinh
tập luyện.
- Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo về chuyên
môn, tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức những buổi học theo chuẩn kiến thức
kỹ năng cho học sinh tiểu học… cung cấp tương đối đủ tài liệu, phương tiện để
nghiên cứu, học tập, giảng dạy.
- Ban giám hiệu trường đã tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về
chuyên môn, dự giờ hàng tháng, hội thi giáo viên giỏi để rút ra những ý kiến
hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong công tác giảng dạy.
- Đội ngũ giáo viên nhà trường có tay nghề vững vàng, có nhiều kinh
nghiệm, có ý thức tốt trách nhiệm cao và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp.
- Đối với bản thân: Trong công tác đã rút ra được nhiều kinh nghiệm
trong thực tế giảng dạy đó là một thuận lợi cho quá trình hướng dẫn, giáo dục
học sinh trong học tập và rèn luyện thể dục thể thao.
- Về học sinh: Đa số các em đã có ý thức học tập và thực hiện được u
cầu mơn học ở mức hồn thành, một số học sinh đạt ở mức hoàn thành tốt.
2.2.2. Khó khăn:
- Nhà trường đã có sân tập nhưng sân chưa đáp ứng hết được các hoạt
động vui chơi, học tập, thiếu dụng cụ tập luyện riêng cho một số nội dung học
tập dẫn đến giảm hứng thú tham gia luyện tập của học sinh. Một phần nào đó
cũng ảnh hưởng tới chất lượng luyện tập của môn học.
- Đối với bản thân: Còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng khơi dậy tính tích cực
và tạo sự say mê hứng thú cho các em hứng thú tham gia học tập và rèn luyện,
chưa thực sự dành nhiều thời gian tạo các sân chơi tham gia tập luyện cùng các
em, tổ chức các hoạt động thể thao để các em tham gia rèn luyện thường xuyên.

6

skkn



- Trong cơng tác xã hội hóa giáo dục nói chung, đặc biệt là xã hội hóa thể
thao nói riêng, bản thân còn chưa biết vận dung linh hoạt các hoạt động thể dục
thể thao tập thể để thu hút đông đảo học sinh tham gia sinh hoạt và tập luyện.
- Đối với học sinh: Học sinh tiểu học nói chung, nhất là các lớp đầu cấp
(lớp 1, 2) có khuynh hướng ghi nhớ một cách máy móc, chưa có khả năng phân
tích tự giác, khả năng phân tích các hiện tượng trong tập luyện, lao động, sinh
hoạt còn thấp, nên dễ bị động khi bị nhắc nhở, dẫn đến không tự tin, khả năng
kiềm chế hành vi, thái độ chưa cao. Để hình thành kĩ năng vận động các em
thường bắt chước, cố gắng làm theo các động tác, điệu bộ, hành vi của giáo
viên.
- Trong mỗi lớp, trình độ học sinh không đồng đều, bên cạnh những em
học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, bé nhỏ hơn so với các
bạn kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến.
- Một số học sinh còn coi nhẹ môn học, chưa hiểu hết ý nghĩa và tác dụng
của môn học, xem môn học thể dục là môn học phụ không quan trọng, các em
tham gia học tập nhưng chưa thực sự nhiệt tình, và tích cực.
- Có nhiều gia đình có hồn cảnh khó khăn bố, mẹ đi làm xa các em ở với
ơng, bà ít được sự quan tâm chăm sóc phần nào cũng ảnh hưởng đến đến chất
lượng học tập.
2.2.3. Thực trạng của học sinh trường Tiểu học Minh Tiến:
Đầu năm học 2020 – 2021 tôi khảo sát chất lượng học sinh (khu chính 10
lớp) trường Tiểu học Minh Tiến, kết quả đạt được như sau:
Khối
lớp

Tổng
số HS


1
2
3
4
5
Tổng

48
44
40
47
49
228

Hoàn thành tốt
SL
12
13
13
17
20
75

TL
25,0%
29,5%
32,5%
36,2%
40,8%
32,9%


Hoàn thành
SL
27
27
24
27
26
131

TL
56,2%
61,4%
60,0%
57,4%
53,1%
57,5%

Chưa hoàn
thành
SL
TL
9
18,8%
4
9,1%
3
7,5%
3
6,4%

3
6,1%
22
9,6%

Một trong những lý do dễ thấy là vì các em cịn nhỏ, chưa ý thức tự giác,
cố gắng trong học tập các em chưa có thói quen luyện tập thể dục thể thao
thường xun. Vì vậy giáo viên phải biết được đặc điểm thể chất, tâm lý đặc biệt
là các kỹ năng vận động của từng đối tượng, khả năng tiếp thu của từng em để
phát huy tính tích cực ham học cho học sinh. Tổ chức tiết dạy sao cho các em
luôn cảm thấy nhẹ nhàng, vui tươi để các em đến với tiết học luôn được hứng
7

skkn


thú, xay mê trong học tập. Làm cho các em hiểu được ý nghĩa tác dụng của việc
rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển
của cơ thể. Đối với việc rèn luyện thể chất đem lại cho con người nhiều lợi ích
mang tính chất thiết thực cho người ập luyên, cải thiện tình trạng sức khỏe, trí
nhớ. Khơng chỉ vậy, việc luyện tập thường xun cịn đem lại nhiều lợi ích, hiệu
quả đối với việc ngăn ngừa các bệnh như tim mạch, tiểu đường, huyết áp. Việc
tạo cho các em có hứng thú say mê học tập và rèn luyện sẽ nâng cao chất lượng
giáo dục thể chất rong nhà trường Tiểu học Minh Tiến – Ngọc Lặc. Nhận thức
rõ được các khó khăn cơ bản về học sinh tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường tiểu học
Minh Tiến, huyện Ngọc lặc, tỉnh Thanh Hóa”.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.2.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm, tâm sinh lí lứa tuổi
- Đăc điểm chung của lứa tuổi 6 -11 tuổi là các em rất vui tươi, hồn nhiên,

hiếu động rất thích tham gia các hoạt động học tập nói chung và hoạt động thể
dục thể thao nói riêng, đó là yếu tố thuận lợi cho việc giáo dục nâng cao chất
lượng giáo dục thể chất trong nhà trường.
- Một đặc điểm khác là ở lứa tuổi này các em rất thích tham gia các hoạt
động thể thao mà có các thầy, cơ giáo tổ chức trong các ngày lễ, các em tham ra
rất nhiệt tình, hăng say. Các em rất thích tham gia các hoạt động thể thao như
bóng đá hay các trị chơi.
Như vậy ngồi việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy buổi chính khóa thì
người giáo viên dạy giáo dục thể chát phải luôn là cầu nối để các em đến với các
hoạt động thể thao trong trường học. Bản thân luôn học tập tạo các sân chơi cho
các em như thành lập đội bóng đá mini, đội điền kinh của nhà trường để các em
được tham gia học tập và rèn luyện, tổ chức các hoạt động thể thao nhân các
ngày lễ.
2.2.2. Biện pháp 2: Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học
Điều này rất quan trọng trong hoạt động thể dục thể thao cũng như để đạt
được hiệu quả cao nhất trong môn học, tránh những tác dụng xấu có thể ra. Tơi
đã làm những việc như sau trong quá trình giảng dạy:
- Căn cứ đặc điểm phát triển tố chất cơ thể: sức nhanh, sức mạnh, sức bền,
sự linh hoạt, khéo léo của từng học sinh để lên kế hoạch bài học, đưa ra lượng
vận động phù hợp cho từng đối tượng. Cụ thể tơi đã chia các em thành các nhóm
có thể lực, sức mạnh, sức nhanh và sự khéo léo tương đồng với nhau để luyện
tập. Việc chia nhóm như vậy đã giúp các em không bị áp lực, đồng thời tạo ra sự
đồng đều khi luyện tập. Do đó các em thấy hứng thú khi cùng thi đua học tập

8

skkn


với bạn có thể chất ngang mình. Điều đó làm cho các em thấy tự tin và phấn

chấn hơn trong các tiết học.
2.2.3. Biện pháp 3: Giáo viên làm mẫu và giải thích kỷ động tác chính
xác khi lên lớp và giúp học sinh thực hiện đúng kĩ thuật động tác
- Đối với giáo viên làm mẫu động tác chính xác là vơ cùng quan trọng vì
vậy trước khi lên lớp thì giáo viên phải luyện tập trước những động tác kĩ thuật
thành thạo, đúng, đẹp. Bởi có như vậy mới có thể hướng dẫn động tác chuẩn xác
cho các em luyện tập theo. Vì trẻ tiểu học có đặc điểm tâm lí là hay bắt chước,
khơng có phương pháp dạy học nào tốt hơn là sự làm mẫu chuẩn xác của giáo
viên. Nếu giáo viên truyền thụ kĩ thuật động tác khơng chính xác sẽ làm cho học
sinh tập sai. Khi làm mẫu giáo viên phải thể hiện đúng giúp học sinh nắm được
yếu lĩnh cơ bản của động tác, học sinh có thể làm theo. Khi giảng dạy những
động tác mới, phức tạp, giáo viên phải làm mâu 2 - 3 lần. Làm mẫu lần thứ nhất
cả động tác hồn chỉnh với tốc độ bình thường đúng nhịp động tác
Giúp học sinh hình thành khái niệm ban đầu về động tác. Khi làm mẫu lần hai
giáo viên thực hiện chậm kết hợp phân tích kỹ huật động tác, giáo viên cần lưu ý
học sinh những kỷ thuật quan trọng dễ dẫn đến kỷ thuật sai khi tập luyện. Làm
mẫu lầm thứ ba với tốc độ bình thường và hoàn chỉnh động tác để học sinh quan
sát. Khi giáo viên giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh điểm
then chốt của động tác.
Ví dụ: Khi dạy động tác tay của bài thể dục phát triển chung lớp 2, giáo
viên làm mẫu:
Nhịp 1 yêu cầu bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, hai tay đưa theo
chiều lườn lên cao ngang vai, bàn tay ngửa, mặt hướng trước.
Nhịp 2: Đưa hai tay lên cao, vỗ hai bàn tay vào nhau, mặt hơi ngửa, mắt
nhìn theo tay.
Ở nhịp 1 nếu giáo viên không chú ý và nghiên cứu kĩ hướng dẫn làm mẫu:
Đưa hai tay dang ngang, lòng bàn tay sấp sẽ làm học sinh tập không đúng kĩ
thuật. Và khi lòng bàn tay sấp chuyển sang nhịp 2 đòi hỏi các em phải xoay cánh
tay, bàn tay và cổ tay. Như vậy làm cho học sinh thực hiện bài tập khó khăn và
sai kĩ thuật động tác.

Khi học sinh thực hiện sai động tác tôi quan sát, chỉ dẫn cho học sinh biết
chỗ sai và yêu cầu học sinh thực hiện lại động tác đó. Ngồi ra tơi ln vận dụng
một số học sinh có kĩ thuật tốt làm mẫu và giúp đỡ các bạn luyện tập. Kết quả
tơi thấy học sinh tập luyện tích cực, nhanh thuộc bài. Do vậy giáo viên trước khi
truyền thụ kiến thức cho học sinh phải nghiên cứu thật kĩ nội dung bài học và
làm mẫu chuẩn xác, đồng thời chú ý uốn nắn sửa sai cho học sinh ngay bước
đầu thì mới thu được kết quả tốt.
9

skkn


- Việc vận dụng phương pháp giải thích kỷ thuật động tác giúp học sinh
Hiểu đươc động tác, nắm được kĩ thuật từng phần của động tác tạo điều kiện cho
học sinh tiếp nhận bài tập một cách chính xác.
- Lời giải thích của giáo viên cần ngắn gọn, trọng tâm, dễ hiểu. Việc giải
thích giúp học sinh nắm vững kỷ thuật động tác, thông qua tập luyện các em dần
hình thành kỷ năng, kỷ xảo vận động.
- Khi hướng dẫn một nội dung nào đó trong tiết dạy, người giáo viên phối
hợp tốt với cán sự lớp để cùng điều hành lớp. Giáo viên quan sát sửa sai, giúp đỡ
những học sinh chưa hoàn thành nội dung bài tập. Giáo viên cần chú trọng đến
phương pháp bảo hiểm đề phòng ngăn ngừa chấn thương cho học sinh.
2.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường sử dụng trang thiết bị để đổi mới
phương pháp dạy học
- Hiện tại đồ dùng dạy học ở nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ so với u
cầu mơn học điều đó đã ảnh hưởng q trình tập luyện của học sinh. Đề xuất với
nhà trường mua sắm một số thiết bị, đồ dùng học tập phục vụ cho tiết dạy thể
dục để tiết dạy đạt hiệu quả.
- Bản thân tự làm thêm một số đồ dùng giúp cho giờ học thêm sinh động.
Đồng thời tăng cường vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học;

Cho các em xem tranh, ảnh, băng hình, qua những hình ảnh giúp các em hình
thành kĩ thuật động tác và tạo hứng thú trong luyện tập.
- Trong quá trình áp dụng các tranh ảnh để dạy các kĩ thuật động tác, tơi
đã thực hiện bằng hình thức vừa cho học sinh xem hướng dẫn vừa giải thích và
nhấn mạnh trọng tâm của động tác hay kĩ thuật để các em nhanh chóng nắm bắt
được điểm then chốt của động tác. Từ đó giúp các em hình thành tư thế và kĩ
thuật đúng ngay từ đầu.
- Nhà trường chưa có nhà đa năng, những ngày mưa khơng thể tập ngồi
trời được tôi sử dụng tranh ảnh treo trong lớp để học sinh quan sát, hình thành
các kĩ thuật động tác và tập theo.

10

skkn


Giáo viên hướng dẫn học sinh tập trong lớp ngày mưa.

2.2.5. Biện pháp 5: Thay đổi một số phương tiện, dụng cụ trò chơi vận
động phù hợp với điều kiện thực tế ở nhà trường.
Trước khi chuẩn bị một tiết dạy thể dục, tôi nghiên cứu kĩ phần hướng dẫn
của sách giáo viên, tham khảo thêm các tài liệu có liên quan. Qua thực tế của
trường, của lớp để lựa chọn một số phương tiện, dụng cụ trò chơi phù hợp.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 54 lớp 2 có trị chơi “Tung vịng vào đích” u cầu
phải chuẩn bị các bảng gỗ nghiêng hình tam giác cân có gắn cọc vng góc với
mặt bảng để thực hiện trị chơi. Nhưng do khơng có dụng cụ tập luyện (bảng gỗ)
nên tôi dùng các thanh gỗ ghép thành hộp để học sinh tung vịng vào các dụng
cụ đó.

Tổ chức trị chơi “Tung vịng vào đích” bài 54 – Lớp 2.


Ví dụ 2: Bài 26 lớp 3 - Học trò chơi “Đua ngựa”. Nội dung bài học u
cầu có mơ hình đầu ngựa. Do khơng có mơ hình nên tơi đã dùng tấm bìa cát
tơng và vẽ hình đầu ngựa rồi cắt để làm đầu ngựa làm dụng cụ trò chơi.
11

skkn


Ví dụ 3: Khi dạy bài 10 ở lớp 2 có tổ chức trị chơi vận động “qua đường
lội”. Vì điều kiện thực tế sân trường tập luyện của tôi là sân đất, cỏ nên việc kẻ
sân bằng vạch vôi sẽ làm học sinh bị dính vơi khi chơi nên tơi quyết định lấy
dây đóng cọc căng ở hai đầu để học sinh thực hiện.
Ví dụ 4: Khi dạy bài 49 lớp 2 có trị chơi “nhảy đúng nhảy nhanh”. Nội
dung bài học yêu cầu kẻ sẵn các ô vuông để thực hiện trò chơi với nguyên tắc
nhảy tiếp sức. Song vấn đề chuẩn bị vẫn chưa phù hợp với thực tế địa điểm, sân
chơi nên tôi đã lựa chọn thay vào đó trị chơi “chạy tiếp sức” mà các em đã học
ở lớp 1. Khi thực hiện, để có vạch xuất phát tôi đã dùng đoạn dây thay cho việc
kẻ sân.
Khi áp dụng biện pháp này, học sinh học tập sôi nổi và hứng thú.
2.3.5. Biện pháp 6: Vận dụng âm nhạc tạo nên tâm lý hứng thú cho học
sinh trong giờ học
Ngồi những tiết dạy thể dục chính khóa, thể dục giữa giờ được dạy theo
sách hướng dẫn tơi đã tìm tịi và manh dạn vận dụng chương trình âm nhạc xen
kẽ trong tiết dạy để tạo hưng phấn giờ học. Đó là khi dạy cho các em đi đều tôi
nhận thấy các em thường bị sai chân, đi không đều nhau. Khi phải luyện tập
nhiều các em mệt và mau chán, uể oải không muốn tập. Thế là tơi nghĩ ra cách
chọn bài hát có tiết tấu nhanh, mạnh, vui tươi để các em dậm đều theo nhạc. Để
có nhạc cho các em tơi phải phối hợp với nhà trường mượn đầu đĩa, loa nhỏ để
mở cho các em nghe. Bài hát tôi chọn là bài “cùng nhau đi hùng binh “ và bài

“đội kèn tí hon”. Các em nghe nhạc rất thích thú và tập chăm chỉ hơn, tập đều
hơn.
Sau một thời gian áp dụng biện pháp với âm nhạc tôi thấy học sinh biết đi
đều, giậm chân đều hơn. Đặc biệt hơn là thái độ cũng như khơng khí học tập rất
rộn ràng, tràn đầy khí thế. Có em cịn chia sẻ “Con thấy như con được làm các
chú bộ đội đi duyệt binh ấy”. Điều đó làm cho tơi thấy tự tin khi áp dụng biện
pháp này.
2.2.7. Biện pháp7: Tổ chức tốt các hoạt động thể dục thể thao
- Phối hợp với Đội thiếu niên tổ chức tốt các hoạt động thể dục thể thao
nhân các ngày lễ lớn như ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11, ngày thành lập Đội
TNTP 15 - 5. Trong các hoạt động thể thao trong nhà trường tơi thường lựa chọn
tổ chức gải bóng đá mini cấp trường, các trò chơi dân gian như: Kéo co, nhảy
bao bố... Trao thưởng cho học sinh và lớp đạt thành tích cao.

12

skkn


Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “kéo co”, “nhảy bao bố”.

Được tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhà trường tổ chức, các em
học sinh rất vui và đã có tác động nhiều đến tâm lí các em, các em có hứng thú
khi tham gia học tập và rèn luyện.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau khi áp dụng các biện pháp thực nghiệm ở trường Tiểu học Minh Tiến
đã đạt được kết quả như sau:
- 100% học sinh tham gia học tập tích cực nhiệt tình và tiếp thu bài tập tốt
trong giờ học thể dục; thu hút được các em thường xuyên tham gia tập luyện các

môn thể thao tự chọn.
- Nhà trường có một đội bóng đá mini, một câu lạc bộ TDTT các em
thường xuyên sinh hoạt, tập luyện. Học sinh đã hiểu rõ hơn về tác dụng của việc
rèn luyện thể thao thường xuyên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người tập luyện
thể dục thể thao, tạo cho các em sự say mê, hứng thú môn học.
Kết quả đạt được sau khi thực nghiệm một số biện pháp trong năm học
2020 - 2021:
- 100% học sinh tham gia học tập tích cực nhiệt tình và tiếp thu bài tập tốt
say mê, hứng thú trong môn học trong giờ học thể dục.
- 100% học sinh hoàn thành u cầu mơn học trở lên, trong đó:
Khối
lớp

Tổng
số HS

1
2
3
4

48
44
40
47

Hồn thành tốt
SL
32
30

29
35

TL
66,7%
69,2%
72,5%
74,5%

Hoàn thành
SL
16
14
11
12

TL
33,3%
31,8%
27,5%
25,5%

Chưa hoàn
thành
SL
TL
0
0
0
0

0
0
0
0
13

skkn


5
Tổng

49
228

38
164

77,6%
71,9

11
64

%

22,4%
28,1
%


0

0

0

0

Qua kết quả trên, tôi nhận thấy áp dụng các biệp pháp dạy học của sáng
kiến kinh nghiệm phù hợp với đối tượng học sinh và mục tiêu của giáo dục tiểu
học, phát huy tính chủ động, tự tin, thỏa mái, tích cực, sáng tạo trong học tập
của học sinh. Chất lượng học tập của HS được nâng lên một cách rõ rệt. Kết quả
giáo dục đạt hiệu quả cao. Tôi thiết nghĩ: Sáng kiến kinh nghiệm này dễ áp
dụng, không tốn kém về thời gian, kinh tế, công sức, đồng nghiệp áp dụng hiệu
quả trong điều kiện có cùng đặc thù công tác.
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Qua việc đổi mới và áp dụng: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng
giáo dục thể chất ở trường tiểu học Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh
Hóa”, đã cho thấy một kết quả đáng ghi nhận:
- Khả năng hình thành kĩ thuật động tác ở học sinh có chất lượng tốt hơn,
chắc chắn hơn, kiến thức và khả năng thực hiện động tác được nâng lên rõ rệt.
Học sinh có ý thức hơn trong việc tự tập luyện, thích thú hơn khi đến giờ học,
tạo thói quen tốt cho việc rèn luyện thể dục thể thao.
- Điều đáng ghi nhận hơn cả là đa số học sinh hoàn thành tốt yêu cầu, nội
dung môn học. Chất lượng được so sánh giữa hai khoảng thời gian tăng lên đáng
kể, học sinh có sự hứng thú, say mê với môn học. Các em có ý thức trong tập
luyện thể dục thể thao, giữ gìn sức khỏe của bản thân, có nếp sống lành mạnh,
vui chơi có tổ chức và kỷ luật góp phần giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh,
hình thành nhân cách cho học sinh.

- Qua quá trình dạy học, qua thực tế giảng dạy của bản thân nhận thức
rằng; Để dạy tốt môn giáo dục thể chất người giáo viên cần thực hiện tốt những
điểm sau:
- Có lịng u nghề, mến trẻ, tận tâm với công việc, phải nhận thức đúng
đắn yêu cầu nhiệm vụ và tầm quan trọng của mơn học. Phải chịu khó tham khảo,
nghiên cứu, tìm tịi sáng tạo cho tiết dạy, biết tiếp thu cái mới trên cơ sở thừa kế
cái cũ, từ đó xây dựng thành một kĩ năng, thói quen luyện tập thể dục thể thao
cho học sinh một cách linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả.
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình và phương pháp
giảng dạy để thấy được mối liên hệ và nét đặc thù riêng của bộ môn từ đó lập kế
14

skkn


hoạch bài học cụ thể cho lớp mình giảng dạy; tăng cường sử dụng trang thiết bị
để đổi mới phương pháp dạy học; thay đổi một số phương tiện, dụng cụ trò chơi
vận động phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương;
3.2. Kiến nghị:
- Đề nghị nhà trường mua sắm thêm những đồ dùng, dụng cụ học tập cần
thiết để phục vụ cho dạy học môn thể dục.
- Đề nghị nhà trường tham mưu với địa phương, với cấp trên xây dựng
nhà đa năng để học sinh khi tập luyện được thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào
mùa đông.
Trên đây là một số biện pháp kinh nghiệm tơi đã áp dụng trong q trình
giảng dạy. Tơi kính mong được sự đóng góp bổ sung ý kiến của các cấp lãnh
đạo, của anh chị em đồng nghiệp để tơi thực hiện tốt hơn biện pháp này, đồng
thời có những biện pháp tốt hơn nâng cao chất lượng môn Giáo dục thể chất mà
mình phụ trách giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho
học sinh.

Minh Tiến, ngày 15 tháng 4 năm 2021
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này
là do tôi viết, không chép sao của người khác.

Người thực hiện

Vương Thị Hằng

Hoàng Đức Văn

15

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng - Tài liệu BGD
2. Tâm sinh lý lứa tuổi - Tài liệu Trường Đaị học Hồng Đức
3. Phương pháp giảng dạy GDTC - Tài liệu Trường Đại học Hồng Đức

16

skkn


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XÉP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giã: Hoàng Đức Văn
Cấp đánh giá
Kế quả
Năm học
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại (Phòng, đánh giá
đánh giá
Sở, Tỉnh...)
xếp loại (A, xếp loại
B hoặc C)
Một số biện pháp giúp
1
học sinh lớp 1 học tốt
Phòng GD
C
2014-2015
bài thể dục phát triển
chung
2

Một số bài tập bổ trợ
phòng tránh bệnh cong
vẹo cột sống

Phịng GD

B


2010-2020

Chức vụ và đơn vị cơng tác: Giáo viên trường tiểu học Minh Tiến

17

skkn



×