Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cách trả lời phỏng vấn khi bạn lớn tuổi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.69 KB, 3 trang )

Cách trả lời phỏng vấn khi bạn lớn tuổi
Là một người lớn tuổi bạn có thể lo lắng về sự phân biệt tuổi tác,
nhất là khi bạn đã gặp trường hợp như vậy trước đây. Nhưng đừng
để điều đó làm bạn lúng túng. Dưới đây là vài bí quyết và chiến
lược giúp bạn toả sáng và chứng tỏ mình là ứng cử viên phù hợp
với công việc ở buổi phỏng vấn.
Chuẩn bị
Chuẩn bị trước là chìa khoá cho một cuộc phỏng vấn thành công. Điều
quan trọng là bạn nên tìm hiểu về công ty sẽ phỏng vấn bạn để có thể trả
lời những câu hỏi họ đưa ra, từ việc am hiểu và dự đoán đúng hình ảnh
công ty đến chỗ hiểu văn hoá của họ và vị trí bạn đang dự tuyển.
Nghiên cứu kỹ những câu hỏi người phỏng vấn có thể đưa ra và chuẩn bị
câu trả lời bằng các ví dụ cụ thể từ kinh nghiệm của mình. Đừng quên lặp
lại và trau chuốt những điểm mạnh nổi bật của mình trong hồ sơ và thư
xin việc. Bạn càng chuẩn bị kỹ bạn càng cảm thấy nhẹ nhõm vào ngày
phỏng vấn.
Thực tập
Thực tập trả lời phỏng vấn bằng cách nói lớn và nói với gia đình và bạn
bè. Bạn sẽ không ngờ rằng việc này sẽ giúp bạn ăn nói lưu loát như thế
nào khi bạn ở trong một buổi phỏng vấn thực sự.
Và bạn đừng quên là mỗi cuộc phỏng vấn sẽ cho bạn những kinh nghiệm
quý giá. Cái gì cũng vậy, luyện tập và trải nghiệm là vô cùng quan trọng.
Ấn tượng ban đầu
Ấn tượng ban đầu không nên khoa trương quá mức. Nghĩa là bạn phải chú
ý đến cách ăn mặc – bởi vì dù bạn thích hay không thì người ta cũng nhìn
vào diện mạo của bạn để nhận xét. Bạn phải ăn mặc sao cho thấy được
sự chuyên nghiệp, ấn tượng, gọn gàng, tóc sạch, móng tay sạch và giày
được đánh bóng.
Ngoài ra, với những công việc đòi hỏi sự năng động, sáng tạo, hãy phục
sức sao cho ở bạn toát lên được điều đó. Người ta sẽ nhận xét từ những
chi tiết nhỏ này đấy.


Bạn phải đến đúng giờ và chuẩn bị một bản sao bộ hồ sơ xin việc cùng
những tài liệu, và bằng cấp liên quan. Cũng đừng quên tắt điện thoại
trước khi vào phỏng vấn.
Ngay cả khi bạn cảm thấy bất lợi về tuổi tác thì cũng đừng thể hiện ra.
Hãy đi vào cuộc phỏng vấn với một nụ cười tự tin, lưng thẳng, bắt chặt
tay, thể hiện sự quả quyết, tràn đầy năng lực để mọi người có thể thấy
bạn tự tin, giỏi giang, ham muốn học hỏi, chấp nhận thay đổi và có thể
làm việc cùng với những người khác, kể cả đồng nghiệp trẻ.
Ông Phil Hatchard ở trang Adage, một trang web phục vụ cho người lao
động lớn tuổi và những nhà tuyển dụng thân thiện cảnh báo, “Khi bạn vào
buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể thấy được sự nản lòng, mất tự tin
của bạn từ xa”. Một khi bạn bước vào cửa thì ngoại hình, tâm thế là rất
quan trọng, vì vậy bạn phải giữ cho mình trạng thái khỏe mạnh, tươi trẻ
và tràn đầy sức sống.
Quảng bá bản thân
Nếu bạn chưa bao giờ dùng từ này thì sẽ thấy nó lạ lẫm. Nhưng hạ thấp
mình và khiêm tốn thái quá sẽ làm bạn không dành được thiện cảm. Bạn
có thể quảng bá kỹ năng và sự phù hợp của bạn cho vị trí đó, và thể hiện
điểm mạnh của bạn với sự tự tin.
Bí quyết phỏng vấn
- Nhắc đến những điểm mạnh và thành tích của bạn trong hồ sơ và thư
xin việc, nối kết nó như là thành quả kinh doanh làm cho nó nổi bật.
- Kể lại thành tích của bạn trước đây và giải thích bạn có thể áp dụng
những điều đó vào vị trí mới như thế nào. Quan trọng là bạn phải nhấn
mạnh khả năng có thể vận dụng kinh nghiệm cũ vào công việc mới nếu
trước đây bạn chỉ làm một việc trong thời gian dài.
- Đừng quên đề cập đến những kỹ năng bạn có được từ cuộc sống, như
cách quản lý thời gian, lên kế hoạch nếu những điều đó có thể áp dụng
vào công việc.
- Nhấn mạnh những điểm làm bạn khác biệt với những người khác, những

điều bạn có thể đem lại cho công ty và nâng cao giá trị của công ty. Đề
cập những điều này bằng ví dụ từ những gì bạn đã trải qua.
Hãy nhớ là bạn có thể thêm những kinh nghiệm này vào lợi thế của bạn
bằng cách nhấn mạnh bề rộng và bề sâu kinh nghiệm và khả năng thích
ứng với những môi trường khác nhau, đặc biệt khi bạn phải cạnh tranh với
những người trẻ và có ít kinh nghiệm hơn.
- Đừng ngại đề cập đến những năng lực mà có thể không liên quan gì đến
công việc – nó có thể là phần thêm vào giúp bạn có cơ hội được tuyển
dụng.
- Bạn cũng nên dùng những ví dụ cụ thể từ những công việc trước để
chứng tỏ bạn có thể kiểm soát được tình huống hay giải quyết vấn đề nếu
có xảy ra trong tương lai nếu bạn được tuyển dụng.
- Nhấn mạnh mong muốn học hỏi và đảm nhận trách nhiệm mới, cũng
như rất linh động, sẵn sàng tiếp nhận cái mới.
- Nghĩ về những câu hỏi bạn muốn hỏi người phỏng vấn. Nên nhớ, không
phải chỉ họ mà bạn cũng phải quyết định công ty này có phù hợp với bạn
hay không.
- Mặc dù người phỏng vấn không cố tình hỏi về tuổi tác, hãy sẵn sàng
chặn những câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến tuổi tác, bạn có
thể phải lịch sự và nhã nhặn từ chối câu trả lời hoặc chuyển câu hỏi sang
những ưu điểm của mình bằng cách giải thích những kinh nghiệm của
mình đáng giá như thế nào.
Theo dõi kết quả
Luôn luôn giữ mối liên lạc để hỏi thêm thông tin sau buổi phỏng vấn
nhằm biết kết quả, cám ơn người phỏng vấn đã dành thời gian để gặp
mình.
Ngay cả khi bạn không được tuyển dụng cũng cố gắng lấy phản hồi và
những lời góp ý. Nó sẽ có ích cho bạn ở những cuộc phỏng vấn sau.
Và bạn sẽ chẳng bao giờ biết – cho dù đó không phải là công việc thích
hợp cho bạn, công ty có thể nhớ đến bạn cho vị trí khác sau này nếu bạn

để lại cho họ một ấn tượng tốt.
ONLINEJOBS.VN (Nguồn: Carreer FAQs)

×