Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn một số giải pháp giáo dục giới tính cho trẻ 4 5 b2 tuổi tại trường mầm non ngọc sơn, ngọc lặc năm học 2020 – 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 22 trang )

0
Mục lục
STT
1

Mở đầu

1.1
1.2
1.3
1.4
2

Lý do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung

1-2
2
2
2
3

2.1
2.2

3-4
4


3

Cơ sở lý luận
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
Thuận lợi.
Khó khăn
Mợt sớ giải pháp giáo dục giới tính cho trẻ lớp mẫu
giáo 4-5 B2 trường mần non Ngọc Sơn, Ngọc Lặc
năm học 2020-2021
Giải pháp 1:Giáo dục giới tính cho trẻ thông qua
hoạt động học
Giải pháp 2: Giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua
hoạt động vui chơi
Giải pháp 3: Giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua
các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày
Giải pháp 4: Giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua
tun truyền và phối hợp với phụ huynh.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt
động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà
trường.
Kết luận, kiến nghị

3.1
3.2

Kết luận
Kiến nghị

2.2.1

2.2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.4

Nội dung

Trang
1

4
4-5
5
5-9
9-12
12-15
15-16
16-17
18
18
18-19

skkn


1
1. Mở đầu

1.1. Lý do chọn đề tài:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính u khơng chỉ lo lắng, đấu tranh
cho dân tộc, cho đời sống của đồng bào trong cảnh nước mất nhà tan cũng như
khi đất nước thống nhất, mà Người còn quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm
sóc giáo dục trẻ em. Đây ln ln là một trong những mối quan tâm hàng đầu
của Người và trong cuộc đời cách mạng, Người đã hết lòng chăm sóc và dạy dỗ
lớp mầm non cho Tổ quốc. Những lời dạy của Người với các cô giáo hay với
các cháu nhỏ đều ngắn gọn, dễ nhớ, giản dị, gần gũi nhưng hết sức sâu sắc:
“Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ. Các
cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới ni dạy được các cháu. Dạy trẻ
cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ
tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần
luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo…”.
Bác cịn ví các cháu như “Búp trên cành”, đang tuổi ăn tuổi ngủ nên bác
căn dặn:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Búp trên cành mơn mởn, tươi non, đẹp đẽ, lá cành xum xuê trong tương
lai nhưng dễ bị gãy, dễ bị tổn thương nên phải nâng niu, chăm sóc. Bác khẳng
định: “Nhờ sự chăm sóc như thế, trẻ lớn lên tươi đẹp như hoa hồng mùa xuân”.
[1]
Thấm nhuần lời dạy của Bác, là một giáo viên mầm non đã nhiều năm
công tác trong nhà trường, đã nâng niu chăm sóc giáo dục bao thế hệ măng non
cho đất nước, bản thân luôn cố gắng học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để
mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các cháu, nhằm giúp các cháu phát triển
một cách toàn diện về thể chất lẫn tinh thần và nhân cách. Một trong nội dung
bản thân quan tâm đó chính là giáo dục giới tính cho trẻ.
Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại, xã hội văn minh. Vấn đề
về giới tính ln nhận được rất nhiều sự quan tâm từ mọi người, mọi nhà, toàn
xã hội, đặc biệt là giáo dục giới tính ở trẻ em Mầm non. Ở độ tuổi này, tức giai

đoạn từ 3-5 tuổi, bé đã sẵn sàng về mặt thể chất và tâm thần vận động để học
hỏi, hòa nhập với thế giới xung quanh. Tuy nhiên, đi kèm với việc giúp các con
phát triển kỹ năng, kiến thức thì chúng ta cũng cần phải sẵn sàng để giáo dục
giới tính cho các con ngay ở giai đoạn này và giải tỏa những thắc mắc nhạy cảm,
ngây ngô của con trẻ về sự khác biệt giới tính.
Với bậc học mầm non thì chun đề “Giáo dục giới tính cho trẻ” đã được
lồng ghép vào một số hoạt động trong ngày tuy nhiên chuyên đề triển khai vẫn
chưa thực sự hiệu quả nên việc giáo dục giới tính chưa thực sự bài bản, chính
xác. Ngồi ra việc giáo dục giới tính ở Việt Nam chúng ta vẫn là một vấn đề
được “né tránh” và được xem là “Tế nhị”, thậm chí suy nghĩ này còn tồn tại ở
ngay cả các trường mầm non nơi trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục cho
trẻ. Việc học và dạy vẫn còn nặng về lý thuyết và không mang lại hiệu quả cao.
Điều này buộc chúng ta phải đặt ra một câu hỏi rằng: “Liệu trẻ đã được hưởng

skkn


2
một sự giáo dục toàn diện và trọn vẹn”. Giáo dục giới tính cũng là một đề tài
được rất nhiều các nhà khoa học lựa chọn và nghiên cứu, tuy nhiên vẫn chưa có
một nghiên cứu nào về việc giáo dục giới tính cho trẻ cụ thể ở một độ tuổi.
Ngồi ra trong xã hội hiện nay cịn một số hệ lụy về phát triển giới tính
đối với trẻ nhỏ cũng như một số trẻ ở vị thành niên, đó là do ý thức giáo dục của
gia đình và nhà trường cịn xem nhẹ vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ ngay từ
khi còn nhỏ.Trẻ nhận thức lệch lạc về giới dẫn đến vấn đề giới tính thứ 3 xuất
hiện, trẻ gái thích làm con trai và ngược lại con trai thích làm con gái. Vậy trước
khi chờ đợi sự ra đời của một môn học mới, một nghiên cứu mới chúng ta nên
trang bị cho mình những kiến thức nền về giáo dục giới tính cho lứa tuổi mầm
non để bảo vệ, giúp trẻ được sống trong môi trường an tồn, biết tự bảo vệ mình
và phát triển một cách tồn diện.

Xuất phát từ những lí do trên, bản thân mạnh dạn lựa chọn nội dung: “Một
số giải pháp giáo dục giới tính cho trẻ 4-5 tuổi B2 tại Trường mầm non Ngọc
Sơn, Ngọc Lặc năm học 2020-2021” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm đưa ra một số giải pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
B2 tại trường mầm non Ngọc Sơn, Ngọc Lặc và giúp giáo viên có một số giải
pháp linh hoạt sáng tạo, hiệu quả hơn trong việc giáo dục giới tính cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp giáo dục giới tính cho trẻ 4-5 B2 tuổi tại Trường mầm
non Ngọc Sơn, Ngọc Lặc năm học 2020 – 2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, sách báo thông tin đại chúng về vấn
đề liên quan đến giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, lựa chọn những
khái niệm tư tưởng cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài.
2. Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Khảo sát thực tế trên trẻ tại lớp 4-5 tuổi B2 trường mầm non Ngọc Sơn,
Ngọc Lặc thu thập thông tin cần thiết khi điều tra trên trẻ.
3. Phương pháp thống kê sử lý số liệu:
Điều tra và khảo sát được số liệu sau đó thống kê lại để sử lý số liệu phù
hợp trong sáng kiến.

skkn


3
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận.
Như chúng ta đã biết “Giới tính” là khái niệm chỉ các đặc điểm sinh học
của nam và nữ. “Giới” là khái niệm chỉ đặc điểm chỉ vị trí, vai trị của nam và

nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.[2]
Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện
khác biệt, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi (Trừ trường hợp có
sự can thiệp của y học). Ở góc độ Tâm lý học, giới tính là tổng thể những đặc
điểm tâm lý, hành vi của từng giới, là toàn bộ những biểu hiện mà ta quan sát
được (cách ứng xử, nói năng, ăn mặc, sở thích), nó chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ
của mơi trường sống, hồn cảnh xã hội, nền văn hóa của mơi trường đó, thay đổi
theo thời gian, theo sự phát triển của xã hội.[2]
Ngày nay, Đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam coi giáo dục
giới tính là nhiệm vụ thuộc “Chiến lược con Người”. Ngày 24/12/1984, Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng kí chỉ thị 17A, trong đó có đoạn viết “Bộ
giáo dục… xây dựng chương trình chính khóa về giáo dục giớ tính…”. Từ năm
1988, giáo dục giới tính và đời sống gia đình đã được thực hiện ở nhiều tỉnh và
thành phố. [3]. Việc giáo dục giới tính cho các bậc cha mẹ có con đi học ở độ
tuổi mẫu giáo cũng được tiến hành. Sau đó, một số nhà tâm lý học tiếp tục đi sâu
nghiên cứu vấn đề về giới tính và đề xuất đưa giáo dục giới tính vào bậc tiểu
học, mầm non của các tác giả:Trần Trọng Thủy, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị
Đoan, Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Thành Thống,..và có một số cán bộ chuyên
nghành giáo dục mầm non đề cập nội dung giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo
và chương trình giáo dục giới tính cho các cơ mẫu giáo mầm non tương lai trong
luận án tiến sỹ, thạc sỹ của họ.
Các định nghĩa về giáo dục giới tính của A.G.Khricova và D.B.Kêlêxơp.
“Bách khoa tồn thư y học phổ thơng” do Pêrtrơpxki chủ biên, “Từ điển bách
khoa về giáo dục”, D.N.Ixaev và V.E.Kagan. A.X.Makarenco, Trần Trọng
Thủy, giáo dục giới tính là một bộ phận quan trọng của phức hợp các vấn đề
giáo dục con người phát triển tồn diện. Giáo dục giới tính nhằm chuẩn bị và
giáo dục cho thế hệ trẻ những hiểu biết cần thiết về giới tính, những phẩm chất
giới tính của giới mình để từ đó có thái độ và kỹ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp,
văn minh trong quan hệ với những người xung quanh, đặc biệt là với người khác
giới.

Trẻ ở lứa tuổi 4-5 tuổi thì cùng với sự biến đổi về sinh lý, đời sống tâm lý
của trẻ cũng có biến đổi sâu sắc, trẻ quan tâm đến giới tính của mình (Nguyễn
Khắc Viện). Giới tính của trẻ thể hiện rõ ở cách vận động, đi đứng, ăn mặc, nói
năng, giao tiếp,… Làm thế nào để không né tránh những câu hỏi của trẻ mà vẫn
thỏa mãn trí tị mị, lịng ham hiểu biết của chúng? Chúng ta hiểu rằng giới tính
chính là những nét phẩm chất cần thiết phải chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo, làm nền
tảng cơ bản cho việc hình thành nhân cách toàn diện sau này. Vấn đề là ở chỗ
lựa chọn mục đích, nhiệm vụ, nội dung và biện pháp giáo dục giới tính thích hợp
đối với lứa tuổi này.

skkn


4
Nếu trẻ khơng được giáo dục giới tính thì thực sự là một thiệt thòi, trẻ
thiếu đi các kiến thức, kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tạo
thành một lỗ hổng kiến thức tiềm ẩn đầy nguy cơ, dẫn đến những hậu quả khó
lường, trẻ khơng biết cách tự bảo vệ mình và yêu quý cơ thể mình cũng như
người khác. Vì thế việc giáo dục giới tính cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng
đối với người giáo viên mầm non, việc giáo dục giới tính cho trẻ nên tiến hành
càng sớm cho trẻ càng tốt và không khi nào là muộn. Phải làm tốt nhiệm vụ này
thì sẽ giúp trẻ được hưởng một sự giáo dục toàn diện và trọn vẹn: Về thể chất,
tình cảm, trí tuệ thẩm mĩ và các kỳ năng về giới tính. Là hành trang được chuẩn
bị đầy đủ nhất để các con phát triển toàn diện, giúp các con tự tin, mạnh mẽ
vững bước trong cuộc sống hiện đại.
2.2. Thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi B2 tại
trường mầm non Ngọc Sơn, Ngọc Lặc trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
Năm học 2020- 2021, tôi được phân công giảng dạy tại lớp 4-5 tuổi B2khu trung tâm. Trong qua trình nghiên cứu: “Mợt sớ giải pháp giáo dục giới tính cho
trẻ lớp 4-5 tuổi B2 trường mần non Ngọc Sơn, Ngọc Lặc. Năm học 2020-2021”. Bản

thân đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2.1.Thuận lợi:
Được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện
cho giáo viên tham gia vào các lớp tập huấn chuyên đề “Giáo dục giới tính cho
trẻ” tại Phịng giáo dục tổ chức.
Được sự chỉ đạo sát sao của chuyên môn nhà trường tạo điều kiện cho
giáo viên áp dụng chuyên đề giáo dục giới tính lồng ghép vào các hoạt động
giáo dục hàng ngày tại nhóm lớp
Trẻ lớp tơi trong cùng độ tuổi , đã được học qua lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi nên cũng
thuận lợi cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Bản thân có trình độ trên chuẩn nên thuận lợi cho việc phát triển chuyên
môn, học hỏi kinh nghiệm tự học tự bồi dưỡng để giáo dục trẻ hàng ngày. Luôn
nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ luôn gương mẫu trong cách giao tiếp, ứng xử hàng
ngày đới với trẻ và được phụ huynh tin tưởng.
2.2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì bản thân cịn gặp khơng ít những khó
khăn trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ và đặc biệt là việc giáo dục giới tính
cho trẻ, cụ thể như sau:
Cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị dạy còn đơn điệu, chưa bền và
đẹp, chưa thực sự thu hút được cảm hứng từ trẻ. Chính vì thế mà chưa đáp ứng
được yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ ở giai đoạn hiện nay.
Trẻ đa phần là con em dân tộc. Một số trẻ còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự
tin. Phụ huynh đa số là những gia đình nông dân hồn cảnh khó khăn, bố mẹ
thường đi làm ăn xa, phần lớn trẻ ở nhà với ơng bà đang cịn chịu ảnh hưởng nặng
nề của tư tưởng truyền thống nên việc giáo dục giới tính cho trẻ hạn chế trong
những lời răn dạy về đạo đức.

skkn



5
Một số gia đình chưa quan tâm sâu sắc đến giáo dục giới tính cho trẻ, các
phụ huynh ln cho rằng trẻ 4-5 tuổi vẫn là cái tuổi quá nhỏ để hiểu về giới tính,
với một số bậc phụ huynh giáo dục giới tính cho trẻ hầu như chưa bao giờ được
đặt ra, họ né tránh vì nỗi lo: “Vẽ đường cho hưu chạy”. Tạo cho trẻ thiếu hụt
mất đi một kỹ năng cần có về giới tính rất quan trọng trong cuộc đời của trẻ, sẽ
gây khó khăn cho các cô khi tổ chức các hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ ở
trường mầm non.
Qua q trình điều tra, khảo sát thực trạng về giáo dục giới tính cho trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi lớp B2 thông qua tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ. Bản thân nhận thấy được kết quả thực trạng qua bảng khảo sát ban đầu cụ
thể như sau:
* Biểu 1:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung
Trẻ biết được giới tính của mình và của người
khác
Trẻ biết lựa chọn trong phục phù hợp với giới
tính
Trẻ biết lựa chọn những trò chơi, vai chơi, đồ
dùng, phù hợp với giới tính của mình

Trẻ biết một vài sự khác biệt giữa mình và bạn
khác giới (Ngoại hình, trang phục, tính cách…)
Trẻ biết phân biệt nơi sinh hoạt đúng với giới
tính của mình.
Trẻ có những sở thích, ước mơ phù hợp với giới
tính của mình
Trẻ có những ứng xử phù hợp với bạn khác giới
Trẻ biết vệ sinh, chăm sóc bảo vệ những bộ
phận của cơ thể

TS

Đạt
SL
%

Chưa đạt
SL %

28

22

78% 6

22%

28

22


78% 6

22%

28

19

68% 9

32%

28

19

68% 9

32%

28

19

68% 9

32%

28


20

72% 8

28%

28

19

68% 9

32%

28

18

65% 10

35%

Từ kết quả thực tế cho thấy khả năng về nhận biết giới tính của trẻ tại lớp
chưa cao. Vì vậy bản thân đã nhận thấy cần phải có giải pháp giáo dục giới tính
cho trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B2, đó là một việc làm hết sức quan trọng và rất
cấp bách. Vì thế mà bản thân đã nghiên cứu và đưa ra một vài giải pháp của
mình, hy vọng rằng qua những giải pháp này sẽ giúp trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi
B2 trường Mầm non Ngọc Sơn, huyện Ngọc Lặc có đủ tư tin, khơng những về
thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, một nhân cách tốt mà còn được trang bị đầy

đủ kỹ năng xã hội và nhận thức đúng đắn về giới tính, tạo cơ sở vững chắc để trẻ
bước vào cuộc sống cũng như những lớp học tiếp theo.
2.3. Một số giải pháp giáo dục giới tính cho lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B2
trong Trường Mầm Non Ngọc Sơn, Ngọc Lặc. Năm học 2020-2021
2.3.1. Giải pháp 1: Giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua hoạt động học
Như chúng ta đã biết hoạt động học là quá trình tiếp thu tri thức và kỹ
năng. Người học tiến hành hoạt động học nhằm lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã
hội biến thành năng lực của bản thân tạo nên một cấu trúc tâm lý mới, năng lực
mới. Hoạt động học của trẻ mẫu giáo chính là q trình giáo viên tổ chức hướng

skkn


6
dẫn tạo điều kiện để trẻ lĩnh hội khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh. Cịn trẻ
là người tích cực chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc học tập sau
này của trẻ.[2] Thông qua hoạt động học, giáo dục giới tính cho trẻ là con đường
giải quyết tập trung nhất những vấn đề nhận thức của trẻ. Việc giáo dục giới tính
cho trẻ mẫu giáo thơng qua hoạt động học được tiến hành thông qua hai hình
thức: Hoạt động học trên tiết học và hoạt hoạt động học ở mọi lúc, mọi nơi.
Hoạt động học trên tiết học để giáo dục giới tính cho trẻ là cách tiến hành
thơng qua các tiết học có chủ đích, cô giáo là người hướng dẫn, gợi mở và điều
khiển, trẻ là chủ thể tiếp nhận tích cực kiến thức học tập. Hoạt động học có kế
hoạch theo chủ định của cơ giáo sẽ giúp trẻ hệ thống và chính xác hóa dần
những biểu tượng mà trẻ đã lĩnh hội được trong cuộc sống hàng ngày. Giáo viên
giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua tiết học là tổ chức nhằm cung cấp một cách
có hệ thống, chính xác, rõ ràng những kiến thức về giới tính mà giáo viên xác
định mang đến cho trẻ. Giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua hình thức tiết học,
cơ giáo có thể xây dựng tiết học giáo dục giới tính chuyên biệt hoặc là lồng ghép
nội dung giáo dục giới tính trong tất cả các tiết học khác. Việc giáo viên xây

dựng tiết học giáo dục giới tính chuyên biệt cho trẻ là xây dựng một tiết học có
nội dung trọng tâm là giáo dục giới tính cho trẻ, trong tiết học này cô sẽ cung
cấp cho trẻ những kiến thức và kỹ năng về giới tính: Đặc điểm bạn trai, đặc
điểm bạn gái, nhận biết giới tính của mình, nhận biết giới tính của người khác,
sự khác biệt của bạn trai của bạn gái, cách chăm sóc giữ gìn vệ sinh thân thể,…
Giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua các tiết học là hình thức quan trọng để
mang đến những kiến thức chính xác và phong phú về giới tính cho trẻ.
Ví dụ 1: Giờ học “Nhận biết bạn trai, bạn gái” Ở chủ đề: Bản thân
Bằng các thủ thuật gây hứng thú giáo viên dẫn dắt trẻ vào nội dung chính
của giờ học, trẻ được quan sát nhận xét, đàm thoại như:
Đây là ai?
Bạn Hoàng là bạn trai hay bạn gái?
Tại sao con biết đây là bạn trai ?
Tại sao con biết bạn là bạn gái?...
Cô gợi ý giúp trẻ trả lời các câu hỏi (Bạn trai thường để tóc ngắn, hay mặc
quần áo có hình siêu nhân, quần áo thể thao, tính cách mạnh mẽ hơn các bạn gái.
Cịn bạn gái thường có tóc dài, buộc nơ tóc, thường mặc áo váy…
Các con nhìn xem lớp chúng mình có bạn nào là bạn trai nào?
Cơ giúp trẻ kể tên các bạn trai, bạn gái trong lớp và nói lại những điểm
khác biệt giữa bạn trai với bạn gái và chơi trị chơi “Tìm bạn thân” để củng cố
giờ học và khắc sâu kiến thức.

skkn


7

(Hình ảnh: Hoạt động học KPKH “Trị chuyện về bạn trai, bạn gái”

Ví dụ 2: Giờ học Tạo hình: Trang trí trang phục của bé.

Mục đích của tiết học này là giúp trẻ phân biệt được trang phục của bé
trai, bé gái, biết lựa chọn trang phục phù hợp với giới tính. Trẻ biết lựa chọn và
sử dụng  các nguyên vật liệu khác nhau để trang trí cho mẫu trang phục mà trẻ
thích.
Cơ tạo hứng thú cho trẻ bằng thủ thuật giới thiệu chương trình biểu diễn
thời trang cho 1 số trẻ lần lượt lên trình diễn theo nhạc. Cơ cho trẻ quan sát và
đàm thoại:
- Các con thấy những bộ trang phục của các bạn như thế nào?
(Cô gọi 2-3 trẻ nhận xét)
- Bây giờ chúng ta sẽ phỏng vấn 1 bạn người mẫu và nghe bạn ấy giới
thiệu về bộ trang phục của mình nhé.
(Xin chào các bạn mình tên là Ngọc Lam. Mình rất thích nghe truyện cổ
tích về các nàng cơng chúa nên mình đã lựa chọn trang phục được đính nhiều
hạt kim sa lấp lánh để được được giống như công chúa  đấy. Các bạn thấy bộ
trang phục của mình là trang phục của bạn trai hay bạn gái?)
Tương tự cơ cho 1 trẻ đóng vai người mẫu bạn trai để giới thiệu về trang
phục của mình và kể tên các nguyên vật liệu cô đã chuẩn bị cho giờ học.
Bây giờ cô muốn nghe các nhà thiết kế hãy nói lên ý tưởng trang trí trang
phục của mình nào? Khi trẻ thực hiện cô bao quát, gợi ý giúp trẻ thể hiện đúng ý
tưởng và phát triển khả năng sang tạo. Qua đó giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm
mình làm ra, biết mặc những bộ quần áo phù hợp với giới tính của mình…

skkn


8

(Hình ảnh: Giờ học tạo hình “Trang trí trang phục của bé”

Ngồi ra việc giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua tiết học cịn giúp giáo

viên giáo dục trẻ về các bộ phận trên cơ thể, những đặc điểm về giới tính của
mình, điểm khác biệt giữa bé trai và bé gái, những ứng xử phù hợp với bạn khác
giới, phân biệt những nơi sinh hoạt phù hợp với giới tính của mình...Những nội
dung này được giáo viên thực hiện thông qua việc xây dựng các chủ đề giáo dục
giới tính và lồng ghép vào các chủ đề khác cho trẻ luyện tập thêm ở các các thời
điểm trong ngày.
Tiếp theo là thơng qua hình thức học tập mọi lúc mọi nơi để giáo dục giới
tính cho trẻ. Đây là hình thức trẻ được học một cách ngẫu nhiên ở mọi lúc mọi
nơi và thông qua tất cả các hoạt động khác nhau như: Hoạt động hàng ngày, hoạt
động vui chơi, hoạt động ngày hội ngày lễ…Và qua giao tiếp, qua kỹ năng chơi,
qua trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh trẻ sẽ tiếp thu được kiến thức
giáo dục.
Ví dụ: Trong hoạt động vệ sinh cá nhân của trẻ, khi trẻ đi vệ sinh thì bản
thân ln giáo dục trẻ phải đi vệ sinh đúng nơi và đúng với giới tính của mình:
Nhà vệ sinh dành cho các bạn nam có ký hiệu là bạn trai. Nhà vệ sinh dành cho
các bạn nữ có ký hiệu là bạn gái. Nếu đi lộn xộn sẽ không tốt và bị các bạn cười
chê.

skkn


9

( Hình ảnh nhà vệ sinh chia thành hai khu cho bé trai, bé gái có ký hiệu)

Như vậy có thể khẳng định rằng: Có rất nhiều giải pháp để giáo dục giới
tính cho trẻ nhưng khi tiến hành giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua hoạt động
học, bản thân nhận thấy đây là giải pháp mang lại hiệu quả nhất vì hoạt động
học là hoạt động giải quyết tập trung nhất những vấn đề về nhận thức cho trẻ
nên qua một thời gian thực hiện giải pháp học sinh tại lớp các cháu đã tiến bộ rất

nhiều, trẻ nhận thức rõ hơn về giới tính và mong muốn tìm hiểu thêm. Điều này
tiếp thêm cho tơi động lực để bản thân tiếp tục áp dụng trong quá trình giảng
dạy của mình và tìm tịi sáng tạo thêm nhiều cánh hướng dẫn thu hút trẻ hơn.
2.3.2. Giải pháp 2: Giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua hoạt động vui
chơi.
Tại sao giáo dục giới tính cho trẻ lại thơng qua hoạt động vui chơi bởi vì
vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non: “Học mà chơi, chơi bằng học”.
Qua vui chơi khơng những hình thành cho trẻ óc tưởng tượng sáng tạo, phát
triển ngơn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức, giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ
năng, tình cảm nguyện vọng và mối liên hệ với những người xung quanh mà còn
giúp trẻ lĩnh hội và rèn luyện những kỹ năng sống một cách tự nhiên và đầy
hứng thú, nhờ vậy hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn các hình thức khác.
Như vậy hoạt đông vui chơi sẽ là phương tiện và giải pháp để giáo dục giới
tính cho trẻ mẫu giáo. Hoạt động vui chơi là phương tiện mở rộng, củng cố
chính xác hóa biểu tượng về giới tính, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức mới về giới
tính. Khi thực hiện các hành động chơi, thao tác chơi trẻ nhận ra được một vài
đặc tính quen thuộc, một vài kiến thức về giới tính và luyện tập những kiến thức
trẻ đã được học. Tơi tiến hành giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua việc tổ chức
các trị chơi như: Trị chơi đóng vai theo chủ đề; trò chơi vận động; trò chơi học
tập; trò chơi xây dựng; trò chơi dân gian…
* Giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề:
Nói đến hoạt động vui chơi trước tiên phải nói đến trị chơi mà trung tâm là
trị chơi đóng vai theo chủ đề: Ở đó mơ tả lại xã hội của người lớn và các mối
quan hệ có giới nam và giới nữ. Giải pháp giáo dục giới tính cho trẻ qua hoạt
động vui chơi là giải pháp lồng ghép giáo dục giới tính vào các trị chơi đóng vai
theo chủ đề. Trong trị chơi này khi tham gia chơi là trẻ hóa thân vào các vai
chơi. Mỗi vai chơi có thể mang những đặc điểm phẩm chất, nhân cách riêng

skkn



10
hoặc chung trong đó bao gồm cả giới tính nam và nữ. Trẻ hoạt động, thao tác
chơi phù hợp với vai và mối quan hệ giữa các vai. Theo đó, trẻ được tập luyện,
trải nghiệm bằng các vai chơi với các đặc điểm hành vi tính nam, tính nữ. Trẻ
hiểu được đặc điểm chung và cả những nét riêng của mỗi giới. Thông qua các
vai chơi trẻ dễ dàng hướng tới cái đẹp trong hành vi của các bạn mình nhất, dễ
tiếp thu cái đẹp trong mối quan hệ với các bạn. Như vậy vai chơi đã thực sự trở
thành “Cầu nối” giữa trẻ và các “Chuẩn mực” giới tính, giúp cho quá trình hình
thành các hành vi, thái độ, ứng xử trong quan hệ giới tính giữa hai giới thêm tình
cảm, thiện chí dễ dàng hơn. Việc ln đổi vai chơi sẽ làm thay đổi vị thế, nội
dung giao tiếp, giúp trẻ được trải nghiệm và thực hành nhiều đặc điểm giới tính
của mình và các bạn khác giới, trẻ dễ dàng hiểu mình, hiểu bạn và càng thêm tự
tin, tự hào với giới tính của mình. Trẻ biết đặt mình vào người khác, từ đó trẻ
biết tự điều chỉnh, bổ xung để dần dần hồn thiện mình hơn. Vì vậy khi sử dụng
các trị chơi đóng vai theo chủ đề mang nội dung giáo dục giới tính cho trẻ chơi
chính là giúp trẻ tạo ra những tình huống mang sắc thái giới tính rất tự nhiên và
dễ dàng tiếp thu nội dung giáo dục giới tính hơn.
Tham gia vào trị chơi đóng vai theo chủ đề là trẻ được nhập vào rất nhiều
các vai khác nhau, tùy theo chủ đề, trẻ có thể vào vai: Ơng bà, bố mẹ, anh trai,
chị gái, em trai, em gái, cơ dì chú bác, cô bán hàng, chú cảnh sát…trẻ được trải
nghiệm những vai chơi thông qua những giao tiếp, những ứng xử, những đồ
dùng đồ chơi phù hợp với giới tính của mình. Khi trải nghiệm các vai chơi trẻ
nhận biết được giới tính của vai chơi mình đang đảm nhận, trẻ nhận biết được
giới tính của các vai chơi khác từ đó trẻ biết lựa chọn đồ dùng đồ chơi phù hợp,
có những hành động chơi phù hợp với giới tính của vai chơi đó và có những ứng
sử phù hợp với những vai chơi khác. Qua đó hình thành ở trẻ những biểu tượng
rõ ràng về giới tính của mình.
Ví dụ: Trong giờ chơi hoạt động góc trẻ được tự nhận vai chơi phù hợp với
khả năng và giới tính của mình như các bạn gái có thể lựa chọn góc phân vai là

các cơ bán hàng, các mẹ nội trợ, chơi mẹ con, … còn các bạn trai có thể chơi
xây dựng, bác sỹ,… Nếu trẻ cịn lúng túng trong việc nhận vai chơi thì bản thân
hướng cho trẻ nhận đúng vai chơi của mình sao cho phù hợp với giới tính, cá
tính của trẻ để phát huy tốt khả năng của trẻ.

(Hình ảnh: Trẻ chơi hoạt động góc: Trẻ tự nhận vai chơi theo sở thích và cá tính của mình)

skkn


11
* Giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua trị chơi vận động: Đối với trị
chơi vận động tơi giáo dục giới tính cho trẻ bằng những cách tổ chức như: Chia
lớp thành hai đội chơi đội bạn trai và đội bạn gái với cách này giáo dục trẻ khả
năng nhận biết giới tính của mình và của bạn. Khi cơ tổ chức cho trẻ thực hiện
nhiệm vụ chơi đó là cách để trẻ sống đúng với giới tính của mình.
Ví dụ: Trong trị chơi vận động bật xa hái quả: Cô yêu cầu bạn trai bật qua
con suối màu xanh lên lấy quả mùa xanh, bạn gái bật qua con suối màu đỏ lên
hái quả màu đỏ.
Thông qua các hành động chơi mà trẻ thực hiện để thực hiện nhiệm vụ
cũng là cách để cô lồng ghép giáo dục cho trẻ biết sống hịa nhập, đồn kết với
bạn cùng giới và khác giới.
Ví dụ: Cho trẻ tham gia trị chơi bánh xe quay: Các con muốn chơi được
thì các bạn nam phải nắm tay chạy thành vòng tròn làm bánh xe to bên ngoài,
các bạn gái phải nắm tay nhau tạo thành bánh xe nhỏ bên trong, cả hai nhóm bạn
trai và bạn gái cùng phối hợp với nhau thì mới điều khiển được cho hai bánh xe
quay đều.
Qua các trị chơi vận động khác cơ cũng có nhiều cơ hội để giáo dục cho
trẻ. Điều này chứng tỏ trò chơi vận động là một trong những cách hay cơ nên
giáo dục giới tính cho trẻ.

* Giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua trị chơi học tập: Với trị chơi
học tập tơi tổ chức cho trẻ chơi trong các giờ học và thông qua nhiệm vụ yêu cầu
của trị chơi cơ giáo dục giới tính cho trẻ. Mỗi trị chơi học tập cơ sẽ có cách
giáo dục cho trẻ khác nhau.
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi tìm đúng loại thực phẩm bé thích. Chia lớp
thành 2 nhóm: Bạn trai và bạn gái. Cô phân công nhiệm vụ cho nhóm bạn gái
tìm loại thực phẩm cung cấp chất vitamin, nhóm bạn trai tìm thực phẩm cung
cấp chất đạm. Khi tham gia chơi trẻ sẽ chơi đúng luật và biết phân biệt đội của
mình và đội của bạn. Trẻ vừa cố gắng thi đua chơi cũng vừa phân biệt được giới
tính của mình và của bạn.
Như vậy khi trẻ thực hiện nhiệm vụ chơi sẽ giáo dục cho trẻ khả năng nhận
biết giới tính của mình và của bạn.
Như vậy có thể nói rằng thơng qua hoạt động vui chơi trẻ được lĩnh hội
nhiều kiến thức về giới tính, trẻ biết mình thuộc giới tính nào và cách thể hiện
giới tính ấy trong cuộc sống thơng qua các hành vi được coi là thích hợp.
* Giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua các trị chơi dân gian: Các trị
chơi dân gian là những trị chơi có luật, ngắn gọn, dễ chơi, có sức hấp dẫn mạnh
mẽ. Thơng qua các trò chơi dân gian trẻ tập cách ứng xử của người lớn trong xã
hội với những mối quan hệ giữa con người với nhau, giữa nam và nữ. Qua đó
giáo dục nhân cách mang đặc trưng riêng của giới tính nam, giới tính nữ với nét
văn hóa Việt Nam. Đặc điểm nổi trội và mang nét đặc trưng rất ưu thế của trò
chơi dân gian đối với giáo dục giới tính cho trẻ đó là tính bình đẳng, đồn kết,
thân ái, hợp tác và thi đua giữa trẻ trai và trẻ gái. Bởi lẽ khi chơi trò chơi dân
gian người chơi không bao giờ phân biệt là trai hay gái, mọi người chơi đều phải
chơi đúng luật và thực hiện luật chơi như nhau. Kết quả của trò chơi chính là do

skkn


12

luật chơi quyết định. Khi chơi các trò chơi mang tính bình đẳng thì cả trẻ trai và
trẻ gái đều phải thể hiện về thể chất nhanh, mạnh, khỏe,…và về trí tuệ khơn,
khéo, chính xác,… Chính từ đây trẻ được giáo dục những phẩm chất giới tính
cần thiết chung cho cả hai giới.
Khi chơi những trị chơi có thiên hướng riêng cho trẻ trai hoặc trẻ gái thì ở
đó giúp trẻ học được những mặt mạnh, ưu việt, nét đẹp riêng của các bạn khác
giới. Vì thế trẻ có cơ hội hiểu thêm về các bạn của mình, thấy được những điểm
mạnh, nét đẹp của bạn và dần dần hình thành ở trẻ lịng tơn trọng bạn khác giới
và thêm quý mến bạn hơn. Hơn nữa ưu thế của trò chơi dân gian là phát huy
được tính đồn kết, thân ái. Trẻ hòa chung cả hai giới cùng chơi với nhau, là cơ
hội để giáo dục tình cảm thiện chí giữa bạn trai và bạn gái với mối quan hệ chan
hịa, xóa nhịa sự phân biệt: Con trai chỉ chơi với con trai, con gái chỉ chơi với
con gái.
Giải pháp này ứng dụng được yêu cầu giáo dục giới tính cho trẻ đạt hiệu
quả và rất khả thi cho mọi đối tượng trẻ với mọi hoàn cảnh, điều kiện khác nhau.
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi trị chơi “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt
dê”, “Thả đỉa ba ba” trong các giờ chơi ngoài trời, các giờ chơi cuối buổi chiều,


(Hình ảnh: Cơ và trẻ chơi các trị chơi dân gian trong việc GDGT cho trẻ)

Như vậy, việc đưa giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua hoạt động vui
chơi sẽ tạo điều kiện cho trẻ có được khả năng nhận thức giới tính một cách rõ
ràng và thuận lợi nhất, giúp trẻ nhận biết và phân biệt được giới tính của mình
và của bạn, biết ứng xử phù hợp với bạn cùng giới và khác giới, biết phát huy
những khả năng về giới của bản thân mình để đạt được hiệu quả cao nhất trong
mọi lĩnh vực. Đây là giải pháp rất hay và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ trong việc giáo dục giới tính cho trẻ.
2.3.3. Giải pháp 3: Giáo dục giới tính cho trẻ thông qua một số thời
điểm trong sinh hoạt hàng ngày.

Giáo dục giới tính cho trẻ qua sinh hoạt hàng ngày ở trường là một giải
pháp rất hợp lý và có ý nghĩa . Bới vì các hoạt động trong ngày thường xuyên
lặp đi lặp lại và diễn ra trong khoảng thời gian nhất định, khi lồng ghép giáo dục
giới tính vào các hoạt động hàng ngày sẽ giúp trẻ dễ dàng nắm được những kiến
thức, kỹ năng về giới tính. Thơng qua sinh hoạt hàng ngày của trẻ tơi đã giáo
dục giới tính cho trẻ qua các thời điểm như sau:

skkn


13
* Giáo dục giới tính thơng qua giờ đón trẻ và trả trẻ: Đây là thời điểm
rất dễ để cô giáo dục giới tính cho trẻ một cách tự nhiên và thường xuyên nhất vì
mỗi buổi sáng trẻ được phụ huynh đưa đến lớp và các buổi chiều đón các con về
nhà đây là thời điểm này phụ huynh thường trao đổi với cơ giáo về tình hình sức
khỏe của trẻ ở nhà, rồi trao đổi một số thông tin cần thiết giữa nhà trường, lớp
học và gia đình trẻ. Đây cũng là lúc để cơ giáo trị chuyện với phụ huynh về việc
giáo dục giới tính cho trẻ, trị chuyện với trẻ về các vấn đề giới tính qua trang
phục ngày hơm đó các con mặc, qua thái độ các con đến lớp, qua nội dung trong
hoạt động đón trẻ - trả trẻ cô cho trẻ đọc thơ, hát và chơi các trị chơi.
Ví dụ: Giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua trang phục trẻ mặc. Khi đón
trẻ cô thấy bạn Nam mặc bộ quần áo siêu nhân đến lớp thì đầu tiên cơ sẽ khen
trẻ: Hơm nay con có bộ quần áo đẹp thế! Quần áo con có hình ảnh gì đấy? Con
có biết siêu nhân là một người như thế nào?...Cơ sẽ nói: Siêu nhân là một anh
hùng rất dũng cảm, mạnh mẽ, giỏi, biết giúp đỡ mọi người. Các bạn nam lớp
mình hơm nay hãy là chú siêu nhân tự tin, manh mẽ, dũng cảm nhé. Còn bạn gái
nào mà mặc một chiếc váy đẹp cơ sẽ giáo dục giới tính cho trẻ qua cách như:
Chiếc váy rất đẹp, con mặc vào như công chúa vậy, con là một cô công chúa
xinh đẹp, dịu dàng phải không nào. Từ cách này cô đã giáo dục cho trẻ biết được
giới tính của mình và của bạn, để trẻ sống đúng giới tính của mình.

* Giáo dục giới tính thơng qua thời điểm thể dục sáng: Cơ giáo sẽ có
cánh giáo dục giới tính cho trẻ rất tốt thời điểm này thông qua việc xếp hàng cho
trẻ, thông qua việc cho trẻ tập thể dục sáng với lời bài hát có chứa nội dung giáo
dục giới tính.
Ví dụ: Chuẩn bị tập thể dục tôi yêu cầu trẻ xếp thành hai hàng: Một hàng
nam và một hàng nữ để thực hiện các bước tập thể dục sáng. Chọn bài hát có
chứa nội dung giáo dục giới tính như: Bạn trai, bạn gái… Theo cách này trẻ sẽ
phân biệt được giới tính của mình và của bạn, biết chơi phù hợp với khả năng
giới tính của mình.
* Giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua thời điểm hoạt động ngồi trời:
Thời điểm này cơ giáo có thể lồng giáo dục giới tính cho trẻ vào việc lựa chọn
nội dung quan sát có mục đích ở những chủ đề dễ lồng ghép như: Chủ đề bản
thân, chủ đề trường mầm non, gia đình… qua chọn các trị chơi vận động như:
Nhảy qua suối nhỏ, thả đỉa ba ba, rồng rắn lên mây, tìm bạn thân, về đúng nhà…
Cịn nhiều các trị chơi vận động khác để cơ có thể lồng ghép giáo dục giới tính
cho trẻ, thơng qua việc chơi trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận kiến thức mà cô giáo dục.
Ví dụ: Ở trị chơi vận động: Tìm bạn thân
Cơ cho cả lớp vỗ tay đi vịng trịn vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh tìm
bạn thân thì hai bạn một tìm và nắm tay nhau thành một đơi nhưng khi tìm nhau
thì phải là cùng bạn gái với nhau hoặc cùng bạn trai với nhau không được một
bạn trai một bạn gái. Luật chơi là nếu bạn nào chưa tìm đúng bạn cùng giới tính
với mình thì bạn đó phải nhảy lị cị. Cho trẻ chơi 4-5 lần tùy vào thời gian cô
yêu cầu. Sau khi chơi có nhận xét đúng sai để tun dương khuyến khích trẻ
chơi.

skkn


14
Hay khi chơi tự do: Cho trẻ chơi với các đồ chơi ngồi trời. Khi trẻ chơi cơ

hướng cho trẻ chơi phù hợp với giới tính của mình như các bạn gái có thể chơi
xích đu, bập bênh,.. các bạn trai có thể chơi cầu trượt, cầu khỉ,… hoặc chơi tự do
các trị chơi ngồi sân trường.
* Giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua thời điểm ngủ trưa ở trường: Để
tạo cho trẻ thấy vui vẻ khi vào giờ ăn cơ thường tổ chức cho trẻ chơi trị chơi
tĩnh hay cho trẻ đọc những bài thơ hoặc hát những bài hát có nội dung giáo dục
giới tính mà trẻ đã được học hoặc là cô cho trẻ làm quen với các bài thơ, bài hát
mới bằng hình thức nghe và xem các hình ảnh trên màn hình ti vi. Chuẩn bị cho
giờ ngủ, cô cho trẻ tự lấy gường, lấy gối có ký hiệu cá nhân của mình. Giường
của bạn trai được xếp một bên, giường của ban gái một bên để khi ngủ con gái
ngủ một bên, con trai một bên. Trước khi ngủ cơ có thể cho trẻ nghe những bài
hát nhẹ nhàng có nội dung giáo dục giới tính cho trẻ như bài: Tia nắng hạt mưa,
bạn trai bạn gái, con gái….Cứ như vậy giải pháp giáo dục giới tính này cứ diễn
ra thường xun mơi ngày thì sẽ rèn kỹ năng về giới tính cho trẻ.
Ví dụ: Giờ ngủ cơ cho trẻ ngủ tách 2 dãy một dãy dành cho các bạn trai và
một dãy dành cho các bạn gái để giáo dục trẻ ngủ đúng nơi của mình, khơng ngủ
chung với các bạn khác giới.

( Hình ảnh:Trẻ ngủ đúng nơi, đúng chỗ của mình. Không ngủ lộn xộn giữa trẻ trai và trẻ gái)

* Giáo dục giới tính cho trẻ qua hoạt động chiều: Các nội dung của hoạt
động buổi chiều cô giáo vẫn có thể giáo dục giới tính cho trẻ như: Như trong lúc
buộc tóc cho trẻ : Các bạc gái thì buộc tóc vì tóc dài, các bạn trai tóc ngắn nên
chỉ cần chải đầu hay vuốt tóc là được. Thơng qua ôn luyên bài cũ, làm quen bài
mới hoặc làm quen với sác cô lồng ghép nội dung giáo dục giới tính cho trẻ là
cho trẻ đọc những bài thơ, hát những bài hát đã thuộc hay sẽ được cô cho làm
quen với các bài thơ, bài hát mới có liên quan tới giáo dục giới tính. Một cách
hấp dẫn trẻ vào nội dung giáo dục giới tính đó là cho trẻ làm quen với sách, tuy

skkn



15
trẻ chưa biết đọc nhưng qua các hình ảnh trên sách, qua việc được thực hiện làm
các bài tập mà trong sách yêu cầu như là: Tìm và nối đúng các đồ chơi yêu thích
của bạn trai và bạn gái; Tô màu váy, áo bạn nữ và quần áo bạn nam.... Nếu giáo
dục giới tính cho trẻ thơng qua hoạt động buổi chiều cơ giáo sẽ nhận được kết
quả tốt.
Có thể nói việc giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua sinh hoạt hàng ngày
của trẻ ở trường là một giải pháp hay và ý nghĩa vì có nhiều hoạt động để trải
nghiệm để khám phá thì sẽ giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức mới và luyện tập
những kiến thức đã biết về giới tính của trẻ một cách thường xuyên, liên tục, tự
nhiên và hiệu quả. Góp phần phát triển tồn diện về thể chất, ngơn ngữ, trí tuệ,
khả năng thẩm mỹ, tỉnh cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ .
2.3.4. Giải pháp 4: Giáo dục giới tính cho trẻ thơng qua tun truyền và
phối hợp với phụ huynh.
Bác Hồ đã nói: “Trẻ em như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ
tiếp thu. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có những ảnh
hưởng khơng tốt tới trẻ em và kết quả cũng không tốt. Cho nên muốn giáo dục
các cháu thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình, xã hội đều phải kết hợp
chặt chẽ với nhau”.[4]
Hiểu rõ được vai trò của các bậc phụ huynh cũng góp phần vơ cùng quan
trọng trong việc giáo dục giới tính cho trẻ. Gia đình chính là nơi đầu tiên khởi
đầu dạy cho trẻ những bài học vỡ lòng về giáo dục giới tính, là người những
người đầu tiên phát hiện được sự phát triển, sự trưởng thành về mặt tâm sinh lý
ở trẻ… Vì vậy ngay từ đầu năm học khi tổ chức họp phụ huynh tôi đã chia sẻ
sáng kiến của mình và vai trị quan trọng của việc phải giáo dục giới tính cho
trẻ. Để phụ huynh hiểu, cùng phối hợp hài hòa giữa nhà trường và gia đình giáo
dục giới tính cho trẻ sớm và kịp thời. Ở gia đình cũng phải tích cực giáo dục
giới tính cho trẻ, là nền tảng vững chắc để giảng giải cho con hiểu những vấn đề

về giới tính, giải tỏa những thắc mắc ngây ngô của trẻ về sự khác biệt giới tính
ngay từ khi cịn nhỏ. Cha mẹ chính là những người đầu tiên đặt nền móng để trẻ
hồn thiện bản thân, có đủ năng lực để giải quyết những nhu cầu và thách thức
của cuộc sống hiện nay một cách có hiệu quả.
Ngồi ra thơng qua bảng tuyên truyền với phụ huynh, các bậc phụ huynh
có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dàng. Đây là nơi trao đổi thơng tin với phụ
huynh rất hiệu quả.
Ví dụ: Cô dán, treo ở bảng tuyên truyền với phụ huynh những nội dung
liên quan tới giáo dục giới tính cho trẻ như: Những bài báo nổi trội nói về giới
tính của trẻ, nói về nạn bạo lực và xâm hại trẻ em.. Các bài viết có nội dung
những giải pháp, phương pháp, những kinh nghiệm về giáo dục giới tính cho trẻ
trong gia đình, các tờ viết hướng dẫn phụ huynh qua mạng internet, vào các
trang web có nội dung giáo dục giới tính, treo những cuốn sách về vấn đề giới
tính để phụ huynh có thể mượn về tham khảo…
Đồng thời thơng qua giờ đón trả trẻ hàng ngày tôi thường xuyên gặp gỡ
trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính
cho trẻ. Trao đổi với phụ huynh về đặc điểm của từng trẻ, lưu ý quan tâm trao

skkn


16
đổi với phụ huynh có con có biểu hiện rối loạn giới tính. Nếu thời gian trao đổi
trên lớp khơng đủ, cơ giáo có thể đến nhà hay gọi điện thoại để cùng với gia
đình phối hợp giáo dục trẻ đúng lúc và kịp thời.
Một số trẻ đến lớp mặc quần áo khơng mặc đúng với giới tính của mình,
thích chơi các trị chơi và vào các vai chơi khơng hơp, khác với giới tính trẻ, trẻ
có những biểu hiện trong cách ứng xử, hành động, suy nghĩ khác với giới tính.
Ngồi việc cơ giáo gần gũi uốn nắn, giành sự giáo dục đặc biệt, chú ý đến trẻ.
Cô cần trao đổi ngay với phụ huynh để phụ huynh giành thời gian chăm sóc,

lắng nghe, chia sẻ, giải đáp những thắc mắc của con mình, giúp con hiểu và giáo
dục con thay đổi nhận thức.
Ví dụ: Ở lớp có bạn Lam, là con gái nhưng đến lớp hay mặc quần áo của
con trai, đi dép, đội mũ con trai, khi chơi con thích chơi ơ tơ, thích chơi siêu
nhân, tính cách, dáng đi, phong cách như con trai, cắt tóc ngắn như con trai,
trong lớp chơi kết bạn con trai….
+ Giải pháp của cơ: Quan tâm gần gũi trị chuyện với con, nói cho con biết
con là con gái, con rất xinh đẹp nếu mà con mặc váy công chúa, con để tóc dài
thì mới dịu dàng đáng u. Khi chơi cô hướng cho trẻ chọn những đồ chơi con
gái búp bê, công chúa, xếp cho con ngồi với các bạn gái… Phối hợp với gia đình
bằng cách gặp gỡ phụ huynh trao đổi về con, hướng cho gia đình có cách giáo
dục phù hợp hơn đối với con.
Có thể khẳng định giải pháp giáo dục giới tính cho trẻ thông qua tuyên
truyền và phối hợp với phụ huynh là rất cần thiết, nó giúp cho kết quả giáo dục giới
tính cho trẻ đạt hiệu quả cao.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Từ nhận thức suy nghĩ và các giải pháp thực hiện, nhất là được sự giúp đỡ
của ban giám hiệu nhà trường và chị em đồng nghiệp. Sau khi thực hiện những
giải pháp giáo dục giới tính cho trẻ vào lớp tơi phụ trách tơi thấy lớp tơi học sinh
đã có khả năng nhận thức về giới tính và có kết quả đạt được rất cao như sau:

TT

1
2
3

Tiêu chí khảo sát


Trẻ biết được giới
tính của mình và
của người khác
Trẻ biết lựa chọn
trong phục phù
hợp với giới tính
Trẻ biết lựa chọn
những trị chơi, vai
chơi, đồ dùng, phù
hợp với giới tính

Tổng
Số
trẻ

28

28
28

Kết quả khảo sát
đầu năm
Đạt
Chưa đạt

Kết quả khảo sát
cuối năm
Đạt
Chưa đạt


Tỉ lệ
%

Số
lượn
g

78% 6

22%

28

100% 0

0

22

78% 6

22%

28

100% 0

0

19


68% 9

32%

100% 0

0

Số
lượng

Tỉ lệ
%

22

skkn

Số
lượng

Tỉ lệ
%

Số
lượ
ng

Tỉ lệ

%

28


17

4

5

6

7

8

của mình
Trẻ biết một vài sự
khác biệt giữa
mình và bạn khác
giới (Ngoại hình,
trang phục, tính
cách…)
Trẻ biết phân biệt
nơi sinh hoạt đúng
với giới tính của
mình.
Trẻ có những sở
thích, ước mơ phù

hợp với giới tính
của mình.
Trẻ có những ứng
xử phù hợp với
bạn khác giới.
Trẻ biết vệ sinh,
chăm sóc bảo vệ
những bộ phận của
cơ thể.

28

19

68% 9

32%

28

100% 0

0

28

19

68% 9


32%

28

100% 0

0

28

20

72% 8

28%

28

100% 0

0

28

19

68% 9

32%


28

100% 0

0

28

18

65% 10

35%

28

100% 0

0

Như vậy sau khi sử dụng giải pháp giáo dục giới tính cho trẻ chúng ta thấy
mức độ đạt được đã tăng lên rõ rệt. Trẻ nhận biết được chính xác các bộ phận
trên cơ thể, biết cách chăm sóc các bộ phận cơ thể, biết tơn trọng và bảo vệ các
bộ phận của cơ thể của mình, của bạn khác, của bạn khác giới, nhận biết và sống
đúng với giới tính của mình, có kỹ năng về giới tính.
Đối với bản thân: Đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm bổ ích trong việc tổ
chức chăm sóc giáo dục giới tính cho trẻ. Ln tự tin vào các hoạt động để gây
hứng thú cho trẻ, nắm được các đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, trên cơ sở đó
giúp cho bản thân kịp thời giáo dục giới tính cho trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với phụ huynh: Khi nhận thấy kết quả của con em mình trong việc

nhận thức về giới tính thì phụ huynh đã tin tưởng và yên tâm gửi gắm con em ở
trường ở lớp, ln ủng hộ nhiệt tình với cơ giáo trong các lĩnh vực hoạt động
giáo dục đặc biệt là vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ . Phụ huynh chú tâm kết
hợp giải pháp này ngay tại gia đình và đã hiểu được việc cần thiết phải giáo dục
giới tính cho trẻ ở nhà cũng như ở trường.
Đối với đồng nghiệp và nhà trường: Khi nhận thấy chuyển biến rõ rệt về
nhận thức của trẻ về giới tính thì đồng nghiệp và nhà trường đã tạo mọi điều
kiện để bản thân áp dụng, được đồng nghiệp tiếp thu và cùng trao đổi. Được nhà
trường tin tưởng và chỉ đạo cho đồng nghiệp học hỏi áp dụng biện pháp rộng rãi,
nhân điển hình cho đồng nghiệp học hỏi lẫn nhau.

skkn


18
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1.Kết luận
Giáo dục giới tính cho trẻ là một việc làm vô cùng cần thiết. Bởi với độ
tuổi trẻ mầm non còn rất non nớt, tầm hơn trẻ rất nhạy cảm, mong manh mà tính
hiếu kỳ lại phát triển mạnh. Nếu không được giáo dục giới tính đúng, kịp thời
thì những tác động xấu trong cuộc sống hằng ngày làm cho trẻ bị rối loạn, bị tổn
thương về thể chất, tâm lý, do không hiểu biết, khơng có kỹ năng để xử lý, phân
biệt những tình huống, khơng tự bảo vệ mình và mất an tồn. Hiểu được điều
này tơi thấy là một cơ giáo mầm non giống như người mẹ thứ hai của trẻ, phải
trăn trở, suy nghĩ làm sao để có những giải pháp hữa ích nhất để giáo dục giới
tính cho trẻ, với mục đích hướng dẫn trẻ nhận biết rõ, chính xác các bộ phận trên
cơ thể, nhận biết được giới tính, hiểu được các bộ phận trên cơ thể, biết chăm
sóc, bảo vệ và tơn trọng các bộ phận trên cơ thể mình và người khác, biết phân
biệt tình huống khơng an tồn và biết cách tìm trợ giúp khi gặp tình huống nguy
hiểu. Từ đó góp phần phát triển toàn diện và trọn vẹn cho trẻ . Cha mẹ, giáo viên

mầm non và người lớn xung quanh trẻ đóng vai trị quan trọng trong việc giáo
dục giới tính cho trẻ.
Qua nghiên sáng kiến bản thân rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó
là:
Cơ giáo cần có lịng nhiệt tình, thương u, ln quan tâm và gần gũi với
trẻ. Cần phát huy sáng tạo các nội dung để giáo dục giới tính cho trẻ. Ln học
hỏi, nghiên cứu các tài liệu về giáo dục giới tính cho trẻ để có một kiến thức
thiết thực nhất nhằm giúp trẻ phát triển mọi mặt.
Cần phải xây dựng được kế hoạch cụ thể về việc giáo dục giới tính cho trẻ
để tiến hành dạy trẻ thông qua hoạt động học hàng ngày. Bên cạnh đó cần phải
biết cách giáo dục thơng qua các hoạt động vui chơi, các hoạt động khác trong
một số thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày tại trường.
Ln theo sát trẻ để có biện pháp giáo dục kịp thời, sửa sai uốn nắn cho
trẻ nếu thấy trẻ có biểu hiện sai lệch về giới tính. Bản thân giáo viên phải có giải
pháp tuyên truyền và phối hợp với các bậc phụ huynh một cách khéo léo và
đúng chuẩn mực giúp cho phụ huynh có cái nhìn đúng nhất về giới tính để giáo
dục cùng cơ giáo khi trẻ ở nhà.
Như vậy, có thể khẳng định rằng giáo dục giới tính có một ý nghĩa đặc
biệt đối với sự phát triển của trẻ em, cần phải được tiến hành ngay từ lứa tuổi
mẫu giáo. Đối với trẻ lứa tuổi 4-5 tuổi việc giáo dục giới tính một mặt giúp trẻ
(Cả trai và gái) tiếp nhận ưu thế của cả hai giới, tạo cho trẻ lòng tự tin ở sức
mạnh của mình dù thuộc bất cứ giá nào, để sống hịa nhập, bình đẳng một cách
tự nhiên với bạn bè hay trước gia đình và xã hội; Mặt khác giúp trẻ nhận ra sự
khác biệt giữa hai giới, từ đó hướng sự phát triển của trẻ phù hợp với giới tính
của mình một cách tự nhiên.
3.2. Kiến nghị.
Đề nghị BGH nhà trường tích cực tham mưu với Phịng Giáo dục và các
cấp lãnh đạo trang cấp thêm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong lớp và đồ

skkn



19
chơi ngồi trời để nhà trường vơi bớt những khó khăn trong q trình chăm sóc
giáo dục trẻ.
Tổ chức hội thảo sáng kiến kinh nghiệm và chọn những sáng kiến kinh
nghiệm hay đã được vận dụng vào thực tế để giáo viên các trường được học hỏi
kinh nghiệm lẫn nhau.
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đang áp dụng cho lớp tơi đang phu trách
rất mong sự đóng góp của ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp góp ý
để đề tài “Một số giải pháp giáo dục giới tính cho trẻ 4- 5 tuổi B2 tại trường
mầm non Ngọc Sơn. Năm học 2020-2021” được đầy đủ và hoàn thiện
hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh hóa, ngày 19 tháng 04 năm 2021
Tôi xin cam đoan đúng là SKKN của
tôi tự viết, không sao chép nội dung của
……………………………………… người khác.
………………………………………
Người làm sáng kiến
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
Trịnh Thị Trường

skkn



20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hồ Chính Minh về vấn đề giáo dục. NXB Giáo dục 1990. Tr182
[2]. Tham khảo qua mạng, qua trang thư điện tử, báo chí trên mạng các nội dung
về giáo dục giới tính cho trẻ lớp 4-5 tuổi Chương trình giáo dục Mầm non. (Bộ
giáo dục và đào tạo)
[3]. Chỉ thị 17A của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng ký.
[4]. Hồ Chí Minh toàn tập, sđd. T.9 2002. Tr 331
[5]. Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ độ tuổi 4-5 tuổi.
[6]. Các quấn sách về cẩm nàng giáo dục giới tính cho trẻ, các bài tham luận về
giáo dục giới tính, các luận án tiến sỹ nghiên cứu về giáo dục giới tính cho trẻ mầm
non.

skkn


21

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên : Trịnh Thị Trường
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non Ngọc sơn.

TT
1.

Cấp đánh giá

xếp loại

Tên đề tài SKKN

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Một số biện pháp phát triển vốn từ
cho trẻ 24-36 tháng tuổi D2 Trường

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc
C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Phòng GD&ĐT
Ngọc Lặc

A

2016-2017

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa


C

2016-2017

Mầm non Ngọc Sơn. Năm học
2016-2017
2.

Một số biện pháp phát triển vốn từ
cho trẻ 24-36 tháng tuổi D2 Trường
Mầm non Ngọc Sơn. Năm học
2016-2017

skkn



×