Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Skkn một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 cảm thụ văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.4 KB, 20 trang )

1. Mở đầu
1 .1 Lí do chọn đề tài:
Giáo dục ở nước ta nói chung và giáo dục bậc Tiểu học nói riêng là nền
giáo dục phát triển tồn diện nhằm hình thành nhân cách của một con người.
Trong quá trình hình thành nhân cách tồn diện cho học sinh thì các tác phẩm
văn học đóng vai trị đáng kể trong việc giáo dục đó. Văn học là một loại hình
nghệ thuật mà học sinh được tiếp xúc từ rất sớm. Ngay từ tuổi ấu thơ các em đã
được làm quen với những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái, thiết tha của những câu
hát ru. Lớn hơn một chút, các em lại được biết tới những câu chuyện dân gian,
các tác phẩm thơ, văn. Các tác phẩm này đã gieo vào lịng các em tình cảm u
mến thế giới xung quanh và giúp các em có thêm kiến thức hiểu biết về truyền
thống dân tộc, nảy sinh ở các em lòng nhân ái, mở rộng nhận thức về con người
và xã hội. Ngồi ra, văn học cịn giúp các em có hào hứng u thích, có nhu cầu
tham gia vào các hoạt động nghệ thuật góp phần phát triển ngơn ngữ, dạy các
em phát âm chính xác các âm tiết của tiếng mẹ đẻ... Ngồi ra, văn học cịn giúp
trẻ rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc khi tham gia
giao tiếp.
Vì thế việc phát triển văn học - phát triển tiếng Việt và bảo vệ sự trong sáng
của tiếng Việt có thể nói là một công việc lớn đặt ra cho tất cả chúng ta. Do đó
tiếng Việt có vai trị rất quan trọng, nó khơng chỉ hình thành và phát triển các kĩ
năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh mà tiếng Việt cịn góp phần vào sự phát
triển tư duy, hình thành cho các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng xúc
cảm trước cái đẹp, trước buồn- vui - yêu- ghét của con người.
Từ những ngày đầu cắp sách đến trường, các em được nghe kể chuyện,
được đọc những bài thơ, bài văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt, các em đã
được trau dồi từng bước về cảm thụ văn học. Cảm thụ văn học chính là sự cảm
nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể
hiện trong tác phẩm, cuốn truyện, bài văn, bài thơ...có khi trong cả một từ, một
ngữ có giá trị của một câu văn, câu thơ... Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học
cho học sinh Tiểu học là một nhu cầu cấp thiết trong giảng dạy mơn Tiếng Việt
ở Tiểu học. Có năng lực cảm thụ tốt, các em sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp


của thơ văn, được phong phú thêm về tâm hồn, nói – viết tiếng Việt thêm trong
sáng và sinh động. Cảm thụ văn học cịn góp phần vào học Tiếng Việt nói riêng
và giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẫm mĩ cho các em.
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết
“Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa cho học sinh”[12]. Dưới sự gợi mở, dẫn dắt của thầy, cô giáo,
những bài thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa sẽ đem đến cho các em bao
điều kì thú và hấp dẫn. Đối với học sinh lớp 3, năng lực cảm thụ văn học còn
giúp các em hiểu, cảm nhận nội dung bài đọc, vận dụng vào viết văn, làm thơ....
tạo đà tốt cho học sinh học lên lớp 4,5 và các cấp học trên.
Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là
rất cần thiết nhằm phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh Tiểu học. Trong
giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học, việc dạy học sinh cảm thụ văn học góp một
1

skkn


phần rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển cái đẹp trong tâm hồn
của học sinh.
Thực tế hiện nay, việc dạy học cảm thụ văn học đã và đang được các nhà
trường, giáo viên, học sinh và đặc biệt là giáo viên và học sinh các Câu lạc bộ trí
tuệ tuổi thơ yêu thích Tiếng Việt quan tâm. Đa số giáo viên trên tinh thần học
hỏi, tự nghiên cứu trau dồi kiến thức, tìm phương pháp dạy tốt cảm thụ văn học
cho học sinh rất tốt. Song bên cạnh đó một số giáo viên cịn lúng túng, phương
pháp dạy Tập đọc tồn cấp nói chung và của lớp 3 nói riêng vẫn cịn nặng nề về
học vẹt. Giáo viên còn áp đặt, cảm thụ hộ và coi nhẹ việc phát triển tư duy cho
học sinh, chưa dẫn dắt từng bước để học sinh thâm nhập tự khám phá cái hay
trong bài văn. Khâu thực hành của học sinh còn yếu.

Qua nghiên cứu SGK, SGV Tiếng Việt lớp 3, tơi thấy cần hình thành cho
HS năng lực cảm thụ văn học thông qua hệ thống bài tập, yêu cầu đặt ra cho HS
tập viết các bài văn hay, học tốt các giờ Luyện từ và câu, luyện về cảm thụ văn
học qua các giờ Tập đọc, các tiết Tiếng Việt để học sinh hội tụ kiến thức cần
thiết cho học cảm thụ văn học, phát triển năng lực cảm thụ trong từng giai đoạn
và làm tiền đề cho các lớp học trên. Tuy vậy, nhiều học sinh còn chưa hình dung
được thế nào là cảm thụ văn học, chưa biết rõ những yêu cầu rèn luyện về cảm
thụ văn học ở Tiểu học. Vì vậy, yêu cầu rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ
văn học như trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, hay yêu cầu tích lũy vốn
hiểu biết về thực tế cuộc sống yêu cầu nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng
Việt, yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học là rất cần thiết.
Để giúp học sinh hình thành khả năng cảm thụ văn học và phát huy tính
sáng tạo, kích thích niềm say mê học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 là lí do
tơi chọn đề tài:“ Một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 cảm thụ văn học ”
để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh bước đầu luyện tập về cảm thụ văn học tốt hơn, từ đó
càng thêm u thích mơn Tiếng Việt – mơn học đem đến biết bao vẻ đẹp, niềm
vui và hứng thú.
- Giúp học sinh nắm được những yêu cầu và biện pháp rèn luyện cụ thể về
cảm thụ văn học. Từ đó học sinh biết tự xác định nội dung và phương pháp
luyện tập cảm thụ văn học.
- Học sinh biết tự rèn luyện mình để có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, phát
triển trí tưởng tượng khơng chỉ thấy dòng chữ mà còn thấy cảnh tượng ở sau
dòng chữ. Từ đó đến với văn học một cách tự giác, say mê – yếu tố quan trọng
của cảm thụ văn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 3
- Các giải pháp giúp học sinh lớp 3 nâng cao năng lực cảm thụ văn học
1.4. Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng
chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Để nghiên cứu, hỗ trợ thêm cho việc
viết sáng kiến kinh nghiệm.
2

skkn


- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực trạng nghiên cứu thực tế,
thực nghiệm một số giờ dạy Tiếng Việt ở lớp 3; điều tra kĩ năng cảm thụ văn
học của học sinh trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và điều tra kết quả
sau khi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Bên cạnh đó một số phương pháp cũng được sử dụng như là :
- Phương pháp thực hành, luyện tập: Khi áp dụng những biện pháp mới,
hướng dẫn và học sinh tham gia luyện tập, thực hành viết bài cảm thụ văn học..
- Phương pháp kiểm tra qua - đánh giá tổng kết thực tiễn: trên cơ sở thơng
tin thu lượm ta sẽ hình dung được thực trạng về cảm thụ văn học ở học sinh.
2. Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm.
Có thể khẳng định rằng: Mơn Tiếng Việt ở trường Tiểu học đóng vai trị to
lớn trong việc hình thành các kĩ năng cơ bản cho học sinh. Mặt khác trong quá
trình học Tiếng Việt, học sinh nhận biết được chân, thiện, mĩ của văn học thông
qua việc nhận biết giá trị thẩm mĩ của các yếu tố ngôn ngữ trong thơ, văn.
Những nhận biết và cảm xúc đó sẽ là những cơ sở ban đầu của việc học văn ở
bậc trung học sau này của học sinh. Vậy nên hoạt động cảm thụ văn học đặc biệt
được coi trọng trong quá trình dạy học mơn Tiếng Việt.
Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều
sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài
văn, bài thơ…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn , đoạn thơ…thậm chí

một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ)
Như vậy, cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một
bài thơ… ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần
gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc…
Cảm thụ văn học diễn ra ở mỗi em khơng hồn tồn giống nhau mà do
nhiều yếu tố quyết định như: vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến
thức, tình cảm và thái độ khi tiếp xúc với văn học.... Ngay cả một người, trong
những thời điểm khác nhau cũng có những biến đổi về cảm nhận. Tuy nhiên,
học sinh Tiểu học tuy cịn ít tuổi nhưng đều có thể rèn luyện, trau dồi để từng
bước nâng cao trình độ cảm thụ văn học, giúp cho việc học tập môn Tiếng Việt
ngày càng tốt hơn và trở thành học sinh giỏi.
Căn cứ vào đặc điểm tâm lý, học sinh Tiểu học và đặc điểm môn Tiếng
Việt, nội dung môn Tiếng Việt bậc Tiểu học được sắp xếp theo cấu trúc đồng
tâm theo các chủ đề. Nhờ sắp xếp theo cấu trúc đồng tâm mà các nội dung của
môn Tiếng Việt được củng cố thường xuyên và phát triển dần từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp. Nhà sư phạm người Pháp đã từng nói: “Dạy học chân
chính của nó khơng chỉ là dạy con người chung chung mà còn là dạy từng con
người cụ thể …”[10]. Bởi vậy việc dạy học rất đa dạng và phong phú về nhận
thức mỗi con người có một thể chất riêng, một tư duy, tình cảm riêng biệt, do đó
khơng thể rập khn tùy vào lứa tuổi, tính cách, năng lực cảm thụ văn học của
các đối tượng để chúng ta có thể lựa chọn hệ thống bài tập để giúp học sinh cảm
thụ văn học.
2.2.Thực trạng của việc dạy học cảm thụ văn học của lớp 3 trường Tiểu học
trước khi áp dụng sáng kiến.
3

skkn


Qua điều tra thực trạng, tôi nhận thấy việc dạy tốt môn Tiếng Việt đã và

đang được nhà trường, giáo viên quan tâm dạy tốt. Song với nhiều nguyên nhân,
giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn khả năng cảm thụ văn học cho
học sinh. Vấn đề mà nhiều giáo viên trăn trở, lúng túng đó là hiện tượng học trò
chán văn, miễn cưỡng với: nghe, ghi chép, trả lời. Việc hướng dẫn tìm hiểu nội
dung hay hình thức tác phẩm chỉ đơn thuần là việc trả lời các câu hỏi trong sách
giáo khoa. Do thời lượng quy định của tiết học, giáo viên đã vơ hình chung hạn
chế học sinh phát hiện những dấu hiệu hình thức và tác dụng của nó trong việc
biểu đạt nội dung. Đôi khi giáo viên áp đặt, học sinh thụ động tiếp nhận kiến
thức một chiều, dẫn đến việc vận dụng hiểu biết một cách máy móc, chưa hiệu
quả.
Để hiểu biết thực trạng việc dạy học cảm thụ văn học tôi tiến hành dự giờ
các tiết dạy Tập đọc, trao đổi với đồng nghiệp (GV), trao đổi với học sinh đồng
thời cho học sinh làm bài kiểm tra về cảm thụ văn học qua các tiết tập đọc, giờ
tự học, các buổi học buổi hai cho học sinh .
Dự giờ tập đọc của GV khối 3, bài “Bận” ở tuần 7, “Về quê ngoại” tuần 16.
Thông qua dự giờ và khảo sát học sinh tôi nhận thấy rằng giáo viên chỉ dựa vào
SGK và sách hướng dẫn để truyền đạt thông tin có sẵn trong SGK, khơng sáng
tạo và chủ yếu khai thác bài bằng hệ thống câu hỏi có sẵn trong SGK và luyện
đọc là chủ yếu, phần cảm thụ văn học không đề cập tới hoặc chỉ là sơ sài. Giáo
viên và HS phụ thuộc vào tài liệu như SGK, sách bài soạn mà khơng nắm bắt
chương trình u cầu gì ở HS có năng khiếu.
Ví dụ : khi dạy bài “Bận” GV chỉ khai thác câu hỏi trong SGK : [1]
- Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê?
- Quê ngoại bạn nhỏ ở đâu ?
- Bạn thấy ở q có gì lạ ?
- Bạn nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo ?
HS trả lời theo các câu hỏi trong sách giáo khoa, hình thành cảm xúc theo
khn có sẵn , lệ thuộc vào thầy cơ và sách giáo khoa; mà chưa độc lập, sáng
tạo trong suy nghĩ đặc biệt phần cảm thụ văn học. Chính vì vậy, các em không
cảm nhận được những câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn, bài thơ hoặc bài

văn hay.
Kết quả khảo sát chất lượng tháng 12 lớp 3C, kết quả môn Tiếng Việt ở 35
em học sinh như sau :
Số Hiểu nội dung Biết phát hiện
Biết viết một
Viết hay
HS
văn bản
nghệ thuật
đoạn văn cảm
một đoạn
thụ
cảm thụ văn
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
35
20
57,1%
10
28,6%
8
22,8%
3
8,6%

Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học còn ham chơi, khả năng
tập trung, chú ý các sự vật hạn chế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa thật phát
triển, việc diễn đạt ngơn ngữ kém, học sinh cịn nghèo vốn từ... Nhìn chung,
năng lực cảm thụ văn học của đại đa số học sinh còn yếu các mặt sau:
+ Vốn từ vựng ít ỏi do các em ít đọc sách, ít giao tiếp, ít tiếp xúc với thực
tế. Các em thường lặp lại từ và câu đã viết, dùng từ còn sai, diễn đạt còn lủng
4

skkn


củng, thiếu tính thực tế... Chưa biết sử dụng từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh,
chưa biết những biện pháp tu từ vào viết đoạn, viết bài do đó bài văn của các em
chưa có sức gợi tả, gợi cảm. 
+ Học sinh chưa hiểu cái đẹp trong các từ ngữ mặc dù các từ ngữ đó rất có
hình ảnh và dễ nhận thấy.
+ Khả năng đọc hay, đọc diễn cảm còn nhiều hạn chế. Một số em còn biểu
hiện sợ viết văn do học sinh ít đọc, ít đặt câu, ít viết đoạn văn.
+ Nhiều em học sinh chưa hình dung được thế nào là cảm thụ văn học hoặc
chưa nắm được những yêu cầu về rèn luyện cảm thụ văn học.
Từ thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu và rút ra một số kinh nghiệm đổi
mới phương pháp dạy học cảm thụ văn học thật tốt cho học sinh lớp 3.
2.3. Các biệp pháp đã sử dụng đề giải quyết vấn đề
2.3.1. Rèn luyện khả năng cảm thụ văn học thơng qua Tập đọc, học thuộc
lịng – đọc hiểu
Bồi dưỡng cảm thụ văn học giúp học sinh xác định đúng nội dung
chính của tác phẩm . Khi cảm thụ văn học, việc xác định đúng và chính xác nội
dung của tác phẩm là một yêu cầu thiết yếu. Ngay từ tuổi mới đến trường, việc
xác định khơng đúng hoặc thiếu chính xác các nội dung tình cảm, tư tưởng trong
tác phẩm có thể dẫn đến những điều khơng tốt trong q trình phát triển tình

cảm của các em. Do vậy, bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học
không phải là một công việc xa lạ, mà nằm ngay trong q trình học tập mơn
Tiếng Việt của các em. 
Bồi dưỡng cảm thụ văn học giúp học sinh nhận biết nhanh nhạy và 
chính xác các tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm . Bồi dưỡng năng lực cảm thụ
văn học còn định hướng tới việc khám phá nghệ thuật của tác phẩm. Đó là việc
hướng dẫn học sinh từng bước nhận diện, làm quen, hiểu biết và sáng tạo được
các sản phẩm thẩm mĩ .Với tác phẩm văn học, bồi dưỡng năng lực cảm thụ
chính là nhằm giúp các em nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu thẩm
mĩ trong tác phẩm.  Như ta đã biết, tác phẩm văn học bao giờ cũng có những tín
hiệu đặc biệt, vốn là nơi tập trung những cảm xúc, suy nghĩ của nhà văn. Nói
rộng hơn, tín hiệu thẩm mĩ là tình cảm, tư tưởng của nhà văn, được thăng hoa
một cách kì diệu, tạo nên vẻ đẹp độc đáo, luôn tồn tại và khắc sâu tâm hồn bạn
đọc. 
Bồi dưỡng cảm thụ văn học giúp học sinh hình thành một số kĩ năng
sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Như vậy,
Tập đọc là phân mơn có vai trị quan trọng bậc nhất trong việc bồi dưỡng cảm
thụ văn học cho học sinh. Bởi Tập đọc cung cấp một khối lượng ngữ liệu văn
chương nhiều nhất thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều phạm vi khác nhau, rèn kĩ năng
đọc – hiểu nhiều nhất và rèn kĩ năng đọc diễn cảm, đọc phân vai tập trung nhất.
ở đây có một số đoạn trích, hoặc tồn bộ tác phẩm của các tác giả văn học lớn
được đưa vào chương trình.  Nội dung cụ thể của cảm thụ văn học trong các bài
Tập đọc là học sinh được đọc trực tiếp các ngữ liệu văn chương, tìm hiểu nội
dung và nghệ thuật, đồng thời diễn đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình khi
trả lời các câu hỏi và bài tập. Phân mơn Tập đọc cịn tạo điều kiện để học sinh
rung cảm, thưởng thức vẻ đẹp của hình tượng ngơn từ thơng qua giọng đọc diễn
5

skkn



cảm, giọng ngâm tuỳ thuộc vào nội dung của từng bài. Phân mơn Tập đọc bằng
cách đó đã đóng vai trị quan trọng trong nhiệm vụ bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn,
phát triển tư duy và nhân cách học sinh. Khi dạy học Tập đọc, không nên biến
giờ học này thành giờ giảng văn, mà giúp học sinh đọc hiểu văn bản để đi đến
con đường cảm thụ văn học của học sinh
Vậy, đọc hiểu chính là đọc và nắm bắt thơng tin. Hay nói cách khác là q
trình nhận thức để có khả năng thơng hiểu những gì được đọc. Vì vậy, hiệu quả
của đọc hiểu được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Muốn
vậy, người đọc phải đọc văn bản một cách có ý thức, phải lĩnh hội được đích tác
động của văn bản. Kết quả của đọc hiểu là: người đọc phải lĩnh hội được thông
tin, hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu đoạn, bài… tức là tồn bộ những gì được đọc.
Đọc hiểu là u cầu đặt ra cho mọi đối tượng đọc, với tất cả các kiểu loại
văn bản đọc, trong đó có cả các văn bản nghệ thuật. Còn cảm thụ là yêu cầu đặt
ra cho những ai đọc các văn bản nghệ thuật, đặc biệt là các văn bản hay, gây xúc
động. Cảm thụ văn học là đọc hiểu các tác phẩm văn chương ở mức độ cao nhất,
không chỉ nắm bắt thông tin mà cịn phải thẩm thấu được thơng tin, phân tích,
đánh giá được khả năng sử dụng ngơn từ của tác giả, tạo được mối giao cảm đặc
biệt giữa tác giả và bạn đọc và có thể truyền thụ cách hiểu đó cho người khác.
Cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ…
người đọc khơng những hiểu mà cịn phải có xúc cảm, tưởng tượng và thật sự
gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc… Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng (hay
liên tưởng) và rung cảm thực sự chính là người đọc biết cảm thụ văn học. Khi
đọc, học sinh không chỉ thấy dòng chữ mà còn thấy cảnh tượng ở sau dịng chữ,
trí tưởng tượng nhiều khi dẫn tơi đi rất xa, vẽ thêu ra lắm điều thú vị.
Đọc hiểu và cảm thụ có sự tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất nhưng
không đồng nhất với nhau. Đầu tiên là đọc để nắm bắt được văn bản, làm cơ sở
cho việc tìm hiểu văn bản. Hiểu nội dung tức là người đọc đã phát hiện ra các
thông tin mà tác giả gửi gắm trong văn bản tác phẩm, kể cả việc nhận diện các
yếu tố nghệ thuật đã được sử dụng nhằm chuyển tải thông tin tới người đọc một

cách ấn tượng. Cảm thụ là quá trình người đọc nhập thân đầy cảm xúc vào tác
phẩm, suy tư về một số các câu chữ, hình ảnh, lập luận và sống cùng tâm trạng,
cảm xúc của nhân vật, nhân vật trữ tình hoặc của tác giả. Người cảm thụ đồng
thời vừa là người tiếp nhận vừa là người phản hồi về tác phẩm. Điều này giải
thích hiện tượng vì sao những người am hiểu tác phẩm ln đọc diễn cảm nó
thành cơng và có thể nêu được những nhận xét, suy nghĩ, cảm tưởng của mình
về nó. Hiểu và cảm thụ văn bản nghệ thuật thuộc hai mức độ nông sâu khác
nhau: chúng tôi gọi hiểu là việc chạm tới nội dung bề mặt của ngơn từ nghệ
thuật (cịn gọi là hiển ngơn), cịn cảm thụ là việc hiểu sâu sắc với những xúc
động, trước những gì mà ngơn từ gợi ra để nhận thức được chiều sâu ý nghĩa của
văn bản (cịn gọi là hàm ngơn).
Đặc điểm nổi bật của quá trình cảm thụ văn học là đọc văn bản trong nhận
biết và rung động. Người đọc không chỉ lĩnh hội đầy đủ các thơng tin được
truyền đạt mà cịn sống đời sống của các nhân vật, của câu chữ, hình ảnh…
Nghĩa là, nếu như tác giả sử dụng tư duy nghệ thuật để sáng tạo tác phẩm, thì
người đọc cũng phải sử dụng cùng loại tư duy ấy để lĩnh hội tác phẩm. Đó chính
6

skkn


là tư duy hình tượng, loại tư duy dựa trên cơ sở tiếp xúc cảm tính với đối tượng,
làm sống dậy tồn vẹn đối tượng đó bằng nghe, nhìn, tưởng tượng, không sao
chép đối tượng một cách bàng quan mà cịn bao hàm thái độ của con người với
chính đối tượng đó. Để đảm bảo yêu cầu của cảm thụ văn học, người đọc cũng
phải thể nghiệm cùng với các nhân vật, tức là phải nhập thân bằng tưởng tượng
vào các nhân vật để hình dung các biểu hiện của chúng, từ đó khái qt đặc
điểm, tính cách… Người đọc cũng cần dùng tưởng tượng, trực giác để cảm nhận
ý nghĩa biểu cảm của ngơn từ, từ đó chia sẻ, đồng sáng tạo với tác giả.
Cảm thụ văn học là bước cuối cùng của chặng đường đọc hiểu, là đọc

hiểu ở mức độ cao nhất. Vì vậy, sau khi đã hiểu thấu đáo nội dung một tác phẩm
văn học hay, HS cần phát hiện tiếp các tín hiệu thẩm mĩ của văn bản nhằm tiếp
cận tác phẩm ở một mức độ cao hơn, tạo mối giao tiếp gần gũi hơn với tác giả.
Các tín hiệu đó có thể rất nhỏ bé, nhưng có sức gợi tưởng tượng và liên tưởng
sâu xa, đem lại những rung cảm thực sự cho người đọc. Sau khi phát hiện, bước
tiếp theo là phân tích, bình giảng làm nổi bật vẻ đẹp đó để người khác có thể
chia sẻ, thưởng thức. Muốn trở thành một học sinh có năng lực cảm thụ văn học
tốt, mỗi HS khá giỏi cần phải tự giác phấn đấu và rèn luyện về nhiều mặt.
Ví dụ với bài thơ “Về quê ngoại” (Tiếng việt 3- Tập 1- trang 133) . Đó là
bài thơ được viết theo thể thơ lục bát nên tôi để cho học sinh đọc thật nhiều lần:
Giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm, nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả,
gợi cảm, ngắt giọng tự nhiên giữa các dòng thơ để gây ấn tượng. Cụ thể:
Em về quê ngoại / nghỉ hè /
Gặp đầm sen nở mà mê hương trời. //
Gặp bà / tuổi đã tám mươi /
Quên quên nhớ nhớ / những lời ngày xưa.// [2]
Trong quá trình thực hiện loại bài tập này, giáo viên cần đưa ra những câu
hỏi bài tập nhằm xác định kĩ thuật đọc thành tiếng của bài đọc, giọng đọc chung
của toàn bài, đoạn, chỗ ngắt giọng- nghỉ giọng- nhấn giọng.... Đó là những điều
cần thiết nhất mà tơi ln hướng dẫn học sinh trong quá trình rèn đọc diễn cảm.
2.3.2. Luyện kĩ năng cảm thụ văn học thông qua Luyện từ và câu.
*Về vốn từ :
Muốn học văn tốt, trước hết phải hiểu “từ”. Tiếng Việt ta giàu và đẹp, mỗi
từ mang một nghĩa riêng, một sắc thái biểu cảm riêng. Nét nổi bật trong từ ngữ
tiếng Việt là sự trong sáng, giản dị, cụ thể, sinh động, bóng bẩy. Muốn cảm thụ
văn học tốt trước hết phải hiểu từ, phải nắm vững ý nghĩa của các từ để sử dụng
thật chính xác khi diễn đạt. Ngạn ngữ cũng đã có câu “ Phong ba bão táp khơng
bằng ngữ pháp Việt Nam”. Quả đúng vậy. Thật là khó khi hiểu rõ nghĩa của một
từ, một ngữ. Vậy, hiểu từ như thế nào mới đúng? Sử dụng từ ngữ như thế nào
mới chính xác? Đó là điều mà tơi ln định hướng giúp các em nắm và tháo gỡ.

Trước hết, tôi giúp các em hiểu biết về Ngữ âm và Chữ viết Tiếng Việt. Qua
mỗi bài học, mỗi tiết dạy, tôi luôn cung cấp thêm cho học sinh những từ ngữ có
hình ảnh, các từ gợi tả màu sắc, âm thanh của sự vật. Và giúp học sinh biết : Để
lời văn được sinh động, hấp dẫn, khi viết ta phải sử dụng từ ngữ có hình ảnh, có
sức gợi tả, gợi cảm.
7

skkn


Ví dụ: Đọc bài “ Vẽ quê hương ” của nhà thơ Định Hải ( TV 3- Tập 1 trang 88), nếu các em nắm vững kiến thức về từ ngữ đã học, các em sẽ chú ý
ngay tới các sắc độ của màu sắc do nhà văn sáng tạo ra bằng sự quan sát vơ cùng
tinh tế: [11]
Bút chì xanh đỏ
Em quay đầu đỏ
Em gọt hai đầu
Vẽ nhà em ở
Em thử hai màu
Ngói mới đỏ tươi
Xanh tươi, đỏ thắm.
Trường học trên đồi
Em tơ đỏ thắm
Em vẽ làng xóm
Cây gạo đầu xóm
Tre xanh, lúa xanh
Hoa nở chói ngời
Sơng máng lượn quanh
A, nắng lên rồi
Một dịng xanh mát
Mặt trời đỏ chót

Trời mây bát ngát
Lá cờ Tổ quốc
Xanh ngắt mùa thu
Bay giữa trời xanh...
Xanh màu ước mơ...
Rõ ràng các từ ghép chỉ màu xanh, đỏ khác nhau đã được nhà thơ biến hóa:
Xanh tươi, xanh mát, Xanh ngắt, đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ chót .... Có cả những màu
xanh khơng nhìn thấy được bằng mắt, mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm
hồn qua cách diễn tả của nhà thơ : Xanh màu uớc mơ
*Về câu: Ngồi trình bày ngơn ngữ để người nghe hiểu được ý mình cần
diễn đạt, tơi luôn hướng dẫn cho các em viết câu văn gợi tả, gợi cảm, sinh động.
Ví dụ: Những chiếc lá bàng to như cái quạt lọc ánh sáng lờ mờ (viết về cây
bàng) Hoặc: Dịng sơng như một tấm lụa đào vắt ngang làng em (viết về dịng
sơng q em.) Như vậy, nắm vững kiến thức ngữ pháp tiếng Việt, có một vốn từ
phong phú, các em khơng chỉ nói - viết tốt mà cịn có thể cảm nhận được nét đẹp
của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động, hấp dẫn.
2.3.3. Luyện kĩ năng cảm thụ văn học thông qua việc khai thác các biện
pháp nghệ thuật
Một trong những biên pháp giúp cho các em có năng lực cảm thụ văn học
tốt là giúp cho học sinh nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của
nó được tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học. Các biện pháp nghệ thuật
thường gặp trong các bài văn, bài thơ ở bậc Tiểu học là: So sánh, nhân hóa, điệp
từ. Để cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện
pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: 
- Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, điệp từ ... (
thông qua phân môn Luyện từ và câu.) 
- Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ. 
- Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh ( ngữ liệu) thể hiện biện
pháp nghệ thuật. 

- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của
bài văn, bài thơ. 
Biện pháp nghệ thuật điệp từ:
Ví dụ 1: trong bài thơ “Em vẽ Bác Hồ ”:
8

skkn


Em vẽ Bác Hồ 
Trên tờ giấy trắng. 
Em vẽ vầng trán 
Trán Bác Hồ cao. 
Em vẽ tóc râu 
Chỉ vờn nhè nhẹ. 
Em vẽ Bác bế 
Hai cháu trên tay. 
Cháu Bắc bên này 
Cháu Nam bên ấy. 

Vẽ hết trang giấy 
Toàn những thiếu nhi. 
Theo bước Bác đi 
Khăn quàng đỏ thắm 
Em vẽ chim trắng 
Bay trên trời xanh 
Em đề dưới tranh 
“Đời đời ơn Bác” 

( TV3 tập 1 – trang 43)

Giáo viên đưa ra các câu hỏi dẫn dắt học sinh như:
Trong bài có từ nào được lặp lại? Lặp lại như vậy nhằm mục đích gì? 
( Từ “em vẽ”, lặp lại như vậy nhằm nói lên tình cảm của em nhỏ đối với Bác Hồ
như thế nào? ) 
Em bé đã vẽ những gì? (vầng trán, tóc râu, Bác bế, thiếu nhi, chim
trắng...) hình ảnh của Bác đối với em nhỏ. 
Ví dụ 2: Hãy tìm từ được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ “ Bận”? Theo em từ
đó đã có tác dụng nhấn mạnh được ý nghĩa gì sâu sắc?
Trời thu bận xanh
...............................................

Mà đem vui nhỏ
Góp vào đời chung .
Giáo viên gợi ý để học sinh nhận ra : Từ bận được lặp lại nhiều lần... một
chữ bận bình dị đã nhập hóa vào thế giới thiên nhiên và thế giới con người, tạo
nên nhiều ý thơ hồn nhiên thú vị. Từ bận trong mười câu thơ đầu nói về thiên
nhiên bận xanh, trời thu bận chảy là sông Hồng ; bận chạy là cái xe, lịch thì bận
tính ngày, cịn chim thì bận bay ,cái hoa thì bận đỏ, bận vẫy gió là lá cờ tung
bay, bận thành thơ là con chữ. Kỳ diệu thay cái hạt của trái cây, hòn than đen
cũng bận. Qua đó nhà thơ chỉ ra thiên nhiên rất đẹp, rất đáng yêu, cho ta thấy thế
giới quanh ta muôn màu muôn vẻ đang cựa quậy, đang sinh sôi nảy nở.
Biện pháp nghệ thuật so sánh:  So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự
vật, sự việc cùng có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách đầy đủ
các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. 
Ví dụ 1 : bài “ Quê hương” ( TV 3 tập 1- trang 79 ) [1]
“Quê hương là chùm khế ngọt
……………………………
Sẽ không lớn nỗi thành người”.
( Đỗ Trung Quân)
Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh xác định được biện pháp nghệ thuật

được sử dụng trong câu thơ trên là nghệ thuật so sánh. Hình ảnh so sánh: Quê
hương là chùm khế ngọt . Học sinh cảm nhận được:  Chùm khế ngọt là hình ảnh
quen thuộc, gần gũi với làng quê, gắn bó với con người Việt Nam. Qua đó cho
ta thấy hình ảnh q hương trong tâm trí của người Việt Nam ln thân quen,
thanh bình và khơng bao giờ qn được. 
9

skkn


Vì vậy khi so sánh, cần biết lựa chọn những sự vật, hình ảnh quen
thuộc, gần gũi, sẽ có tác dụng gợi hình ảnh để cho lời nói hay câu văn thêm sinh
động hơn.  Thông qua bài tập cảm thụ tôi thấy hầu hết các em đã phát huy tính
sáng tạo và cảm thụ một cách hồn nhiên và đạt kết quả cao.
Trong quá trình lựa chọn các dạng bài tập về cảm thụ văn học để giảng
dạy cho học sinh, tôi thấy các nhà nghiên cứu đã đưa ra các dạng bài tập rất phù
hợp với trình độ của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng .
Thơng qua các bài tập cảm thụ tơi thấy các em được mở mang tri thức, phong
phú về tâm hồn, các em đã hứng thú khi viết văn
Ví dụ 2 : Trong bài “Vàm Cỏ Đông”, nhà thơ Hồi Vũ có viết : 
“ Đây con sơng như dịng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lịng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày. ”
Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng q của dịng sơng
q hương như thế nào ? [11]
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời được các câu hỏi về biện pháp nghệ
thuật của đoạn thơ: Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ là gì ? Tìm hình ảnh so
sánh trong đoạn thơ trên? (Dịng sơng- dịng sữa mẹ; Nước dịng sơng đầy- tấm
lịng người mẹ) . Vì sao dịng sơng q được ví như dịng sữa ? (dịng sơng đưa

nước về làm cho ruộng lúa, vườn cây thêm xanh tươi, đầy sức sống. Vì vậy, nó
được ví như dịng sữa mẹ ni dưỡng các con khơn lớn). Em có cảm nhận gì với
hình ảnh so sánh nước dịng sơng đầy - tấm lịng người mẹ ? (Tấm lịng người
mẹ ln thương u, ln sẵn sàng chia sẻ cho những đứa con, cho cả
mọi người). 
Sau các câu hỏi gợi ý học sinh cảm nhận được: Dịng sơng q hương ln
mang một vẻ đẹp hiền hịa và đầy ắp những kỉ niệm của mỗi con người. Những
vẻ đẹp đầy ăm ắp tình người, làm cho chúng ta càng thêm yêu q và gắn bó với
dịng sơng q hương. 
Biện pháp nghệ thuật nhân hóa:  
Ví dụ 1: Trong bài “Tiếng chim buổi sáng”, nhà thơ Định Hải viết:
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dạy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
Theo em, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả tiếng chim buổi
sáng ? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận được tiếng chim buổi
sáng có ý nghĩa như thế nào ? [11]
Qua các câu hỏi gợi ý trên, giáo viên giúp các em thấy rằng tác giả đã sử
dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả tiếng chim buổi sáng. Biện pháp nhân hóa
giúp ta cảm nhận được tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa thật sâu sắc: Tiếng chim
không chỉ làm cho mọi vật xung quanh trở nên tràn đầy sức sống (lay động lá
cành, đánh thức chồi xanh) mà cịn thơi thúc chúng đem lại lợi ích thiết thực cho
mọi người (vỗ cánh bầy ong đi tìm mật cho đời, tha nắng rải đồng vàng thơm –
làm nên những hạt lúa vàng nuôi sống con người).
10

skkn



Ví dụ 2: Đọc bài thơ “ Em thương”
Em thương làn gió mồ cơi
Khơng tìm thấy bạn vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng. [6]
a)Trong bài thơ “ làn gió” và sợi nắng” được nhân hóa nhờ những từ ngữ nào ?
b) Em thấy “làn gió” và sợi nắng trong bài thơ giống ai? Tình cảm của tác giả
bài thơ dành cho những người này như thế nào?
Khi cho học sinh tìm hiểu bài thơ này, giáo viên cần hướng các em đi tìm
các sự vật được nhân hóa trong bài thơ ( làn gió , sợi nắng ) và chỉ ra được cách
nhân hóa (dùng từ ngữ chỉ đặc điểm,hoạt động của con người để gán cho sự
vật), từ ngữ dùng dể nhân hóa ( mồ cơi,tìm, ngồi, gầy, run run, ngã). Qua đó,
giúp các em thấy “ làn gió” giống một bạn nhỏ mồ côi, “ sợi nắng” giống một
người gầy yếu. Qua đoạn thơ, tác giả đã rất yêu thương và cảm thông với những
đứa bé mồ côi, cô đơn và những người ốm yếu không nơi nương tựa.
2.3.4. Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn
Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe ơng bà cha mẹ hoặc
người thân kể chuyện, đọc thơ. Bước chân tới trường tiểu học, được tiếp xúc với
những câu thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa Tiếng Việt, nhiều em muốn đọc
to lên một cách thích thú. Đó chính là những biểu hiện ban đầu của hứng thú,
cần gìn giữ và ni dưỡng để nó phát triển liên tục, mạnh mẽ đến mức say mê.
Muốn “làm thân” với văn thơ, chính ta cũng phải có tấm lịng chân thật, có tình
cảm thiết tha, u q văn thơ. Có hứng thu khi tiếp xúc với thơ văn, các em sẽ
vượt qua được khó khăn, trở ngại, cố gắng luyện tập để cảm thụ học tốt và học
giỏi mơn tiếng Việt. Muốn làm được điều đó, tơi ln kiên trì luyện tập từng
bước từ dễ đến khó. Bỡi vậy, các em đã có sự cảm thụ tốt về văn học.
Giáo viên là người gợi mở, dẫn dắt cho học sinh tiếp xúc với những tác
phẩm hay. Đặt câu hỏi hoặc nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, quá trình suy nghĩ
sẽ giúp các em cảm thụ được tác phẩm. Giúp học sinh có những cảm xúc, thẩm
mỹ xung quanh cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội. Hoạt động của

giáo viên chỉ có tác dụng hỗ trợ cho cảm xúc thẩm mỹ nảy nở trong hoạt động,
đặc biệt khơng cảm thụ hộ học sinh.
Ví dụ: Khi cho học sinh cảm thụ đoạn thơ trong bài “Quê hương” (Tiếng
Việt 3 - tập1 - trang 79) [9]
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người”.
( Đỗ Trung Quân)
Đoạn thơ trên giúp em hiểu gì về quê hương?
Tất cả điều đó sẽ được học sinh giải đáp qua hệ thống câu hỏi gợi mở như:
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Từ ngữ nào trong bài thơ được lặp lại
nhiều lần? Lặp lại như vậy có tác dụng gì? .... Dựa vào những câu hỏi gợi mở
trên chắc chắn học sinh sẽ thi đua nhau tìm hiểu, các em sẽ có hứng thú học tập,
lớp học sẽ sơi nổi hơn. Học sinh có thể tìm ra được: Q hương là nơi chơn rau
11

skkn


cắt rốn của mỗi chúng ta, gắn liền với tâm hồn mỗi chúng ta với cảnh vật bao kỷ
niệm buồn vui. Tác giả so sánh quê hương như mẹ, người mẹ hiền sinh thành
của mỗi đứa con. Mỗi đứa con chỉ có một mẹ hiền, cũng như mỗi người chỉ có
một quê hương. Hai câu thơ cuối, nhà thơ sẽ nhắc khẽ: “Khơng u q hương
thì khơng trở thành người được”.
Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cũng chính là tự rèn luyện mình
để có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, từ đó đến với văn học một cách tự giác, say
mê - ấy chính là yếu tố quan trọng nhất của cảm thụ văn học.
2.3.5. Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học.
Cảm thụ văn học là quá trình nhận thức có ảnh hưởng bởi vốn sống của

mỗi người. Cái “vốn” ấy trước hết được tích lũy bằng những hiểu biết và cảm
xúc của bản thân qua sự hoạt động và quan sát hàng ngày trong cuộc sống.
Có những cảnh vật, con người, sự việc diễn ra quanh ta tưởng chừng như
rất quen thuộc, nhưng nếu ta không chú ý quan sát, nhận xét để có cảm xúc và
ghi nhớ (hoặc ghi chép lại) thì chúng ta khơng thể làm giàu thêm vốn hiểu biết
về cuộc sống của ta. Chính vì vậy, tập quan sát thường xuyên, quan sát bằng
nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi…) là một thói quen rất cần
thiết cho người học sinh giỏi.
Tơ Hoài đã nêu lên kinh nghiệm quan sát để phục vụ cho việc tích lũy
“vốn sống” như sau: “Quan sát giỏi là phải tìm ra nét chính, thấy được tính
riêng, móc được những ngóc ngách của sự vật, của vấn đề. Nhiều khi không cần
dàn đủ sự việc, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhất như: một
câu nói lột tả tính nết, những dáng người và hình bóng, tiếng động, ánh đèn, nét
mặt, một trạng thái tư tưởng do mình đã khổ cơng ngắm, nghe, nghĩ mới bật lên
và khi thấy bật lên được thì thích thú, hào hứng, không ghi không chịu được”.
[12] Quan sát nhiều, quan sát kĩ chẳng những giúp các em viết được những bài
văn hay mà còn tạo điều kiện cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn
một cách tinh tế và sâu sắc.
Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, các em cịn cần tích lũy cả
vốn hiểu biết về văn hóa thơng qua việc đọc sách thường xuyên. Mỗi cuốn sách
có biết bao điều bổ ích và lí thú. Nó giúp ta mở rộng tầm nhìn cuộc sống, khơi
sâu những suy nghĩ, cảm xúc, góp phần khơi dậy năng lực cảm thụ văn học ở
mỗi chúng ta. Việc chọn sách đọc là rất quan trọng. Các em phải chọn những
cuốn sách phù hợp với lứa tuổi, có ích cho việc học tập và rèn luyện. Khi đọc
sách, cần tập trung tư tưởng cao, luôn suy nghĩ về những điều đáng đọc để thấy
cái hay cái đẹp của tác phẩm (cả về nội dung và nghệ thuật). Đọc sách đến mức
say mê cũng có nghĩa là “sống” cùng với nhân vật, biết vui - buồn - sướng - khổ
hay yêu - ghét…, đồng thời cảm nhận được những hình ảnh đẹp, những câu văn
hay, những chi tiết xúc động...
Đọc sách để rung cảm sâu sắc cùng tác phẩm là cần thiết, song các em

còn phải chọn lọc, ghi chép cơng phu để thu nhận, tích lũy những điều bổ ích,
làm giàu thêm “vốn sống”. Học sinh cần tập cho mình thói quen ghi vào “Sổ tay
Tiếng Việt và văn học” của mình những từ ngữ hay, những hình ảnh đẹp, những
câu thơ, đoạn văn mình u thích, hoặc những điều mình cảm nhận được để trau
dồi năng lực cảm thụ văn học cho bản thân.
12

skkn


Chăm đọc sách, đọc sách có phương pháp tốt sẽ giúp mỗi người tự học
được nhiều điều thú vị từ đó mà lớn lên về cả trí tuệ lẫn tâm hồn. Càng hiểu biết
sâu sắc về thực tế cuộc sống và văn học, trí tưởng tượng và cảm xúc của mỗi
người càng thêm phong phú, chân thực. Đó chính là điệu kiện quan trọng để
cảm thụ văn học tốt.
Ví dụ: Đối với HS lớp 3, các em sống gần biển nên tôi yêu cầu các em
quan sát kĩ mặt biển buổi sáng khi mặt trời lên, các em mới có thể viết : “Mặt
biển như rộng ra, xanh mênh mông. Mặt trời rực rỡ chiếu những tia nắng hồng
xuống mặt biển. Biển như đỏ hơn, xanh hơn, đón nhận những tia nắng ấm áp
đó...” . Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, các em cịn cần tích lũy cả
vốn hiểu biết về văn học thông qua việc đọc bài “ Cửa Tùng” trang 109- sách
giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 1. Từ đó các em có cảm nhận riêng về màu nước
biển quê em và màu nước biển Cửa Tùng.
2.3.6. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học
Để đánh giá kết quả học tập mơn Tiếng Việt ở Tiểu học, ngồi những bài
tập về Luyện từ và câu, Tập làm văn.... tôi luôn chú trọng rèn luyện cho các em
kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học. Tuy nhiên yêu cầu của loại bài tập
này chỉ ở mức độ đơn giản, phù hợp với khả năng của học sinh Tiểu học, đặc
biệt là với các em lớp 3 . Để làm được bài tập về cảm thụ văn học đạt kết quả
tốt, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những việc sau:

- Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (Phải trả lời được điều gì?
Cần nêu bật được ý gì? ....).
- Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn) hay đoạn trích được nêu trong đề bài
(Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập để tìm hiểu,ví dụ: Cách dùng từ, đặt câu;
cách dùng hình ảnh, chi tiết; cách sử dụng biện pháp nghệ thuộc quen thuộc như
so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ....đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý
nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc)
- Viết đoạn văn về cảm thụ văn học (khoảng 5-7) dòng hướng vào yêu cầu
của đề bài. (Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu mở đoạn để dẫn dắt người
đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó cần nêu rõ các ý theo yêu cầu
của đề bài; cuối cùng có thể kết đoạn bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội
dung cảm thụ ).
Ví dụ: Trong bài Nhớ Việt Bắc (TV3-tập1- trang 115) nỗi nhớ của người
cán bộ về xuôi được nhà thơ Tố Hữu gợi tả như sau:
Ta về mính có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang… [11]
Em hãy cho biết: Người cán bộ về xi nhớ những gì ở chiến khu Việt
Bắc? Nỗi nhớ ấy bộc lộ tình cảm gì ở người cán bộ?
Để giúp học sinh trả lời được câu hỏi trên, tôi gợi mở học sinh bằng các câu
hỏi: Người cán bộ về xi nhớ gì ở Việt Bắc ? (nhớ “những hoa cùng người” cảnh và người. Nhớ về cảnh là nhớ hoa chuối rừng đỏ tươi nổi bật trên nền lá
13

skkn


xanh “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”, hoa mơ nở trắng khắp cánh rừng khi mùa

xuân về “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”. Nhớ về người là nhớ về người đi rừng
trên nương “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”, người đan nón cần cù, chăm
chỉ “chuốt từng sợi giang”.) Tiếp theo,giáo viên giúp học sinh trả lời cho câu hỏi
thứ hai : Nỗi nhớ ấy bộc lộ tình cảm gì ở người cán bộ? Từ đó các em nhận ra
nỗi nhớ ấy bộc lộ tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng của người cán bộ với
mảnh đất và con người Việt Bắc -“cái nôi” của cách mạng Việt Nam trong
những năm kháng chiến chống Pháp. Sau đó giáo viên giúp học sinh viết đoạn
văn cảm thụ (Tức là trả lời câu hỏi theo yêu cầu)
Lưu ý học sinh đoạn văn có nội dung về cảm thụ văn học cần được diễn đạt
một cách hồn nhiên, trong sáng, bộc lộ cảm xúc; cần tránh mắc lỗi về chính tả,
dùng từ, đặt câu; tránh diễn giải dài dòng về nội dung đoạn thơ ( hay đoạn văn)
hoặc sa vào phân tích q kĩ bằng giọng văn khơng phù hợp với lứa tuổi thiếu
nhi.
Với học sinh lớp 3, việc cảm thụ và viết lại đoạn văn cảm thụ văn học chỉ
yêu cầu ở mức đơn giản, các em chỉ cần trả lời đuợc các câu hỏi theo yêu cầu là
hoàn thành đuợc việc cảm thụ đoạn thơ, đoạn văn.
2.3.7. Đặt những câu hỏi gợi cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng
Trước hết tôi dựa vào đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 3, dựa vào vốn
cảm xúc của các em để đặt những câu hỏi gợi cảm xúc, ở dạng đơn giản nhất
chúng là những câu hỏi trắc nghiệm tình cảm. Những câu hỏi này có thể kiểm
tra phản ứng tình cảm của học sinh; mặt khác nó thúc đẩy sự đồng cảm, khuyến
khích các em lắng nghe tiếng nói của trái tim.
Chẳng hạn, sau khi đọc diễn cảm bài: Em có ấn tượng thế nào về bài văn,
bài thơ, câu chuyện… Dạng câu hỏi này thường được gọi là câu hỏi ấn tượng
chung. Và ở dạng tương tự, sẽ có các câu hỏi như: Em ấn tượng thế nào về đoạn
thơ, khổ thơ, câu thơ…trong bài thơ; hay hành động, ngơn ngữ, tích cách nhân
vật … trong truyện?
Ví dụ: Sau khi đọc bài “ Trận bóng dưới lịng đường” (TV3- tập 1- trang
54) tơi có hỏi học sinh các câu hỏi tìm hiểu bài đẻ các em có ấn tượng ban đầu
về nhân vật trong câu chuyện:

- Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu?
- Chuyện gì xảy ra khiến trận bóng phải tạm dừng lần đầu
- Chuyện gì khiến Quang ân hận?
- Câu chuyện muốn nói điều gì? [1]
Câu chuyện khẽ nhắc các bạn nhỏ chúng ta không được chơi bóng dưới
lịng đường. Rất nguy hiểm, có thể gây tai nạn cho bản thân mình, cho người
qua lại. Chơi bóng dưới lịng đường là vi phạm luật giao thơng.
Nhưng cũng có những hình thức đặt câu hỏi sáng tạo hơn, dựa vào việc
khơi gợi liên tưởng của học sinh mà tạo sự đồng cảm, thể nghiệm văn bản.
Ví dụ: bài“ Trận bóng dưới lịng đường”, sau câu hỏi ở trên, tôi đưa ra
câu hỏi yêu cầu học sinh nêu lên suy nghĩ của em về hành động của các bạn
trong câu chuyện: Em nghĩ gì về hành đơng của các bạn trong câu chuyện? Em
sẽ làm gì nếu em là bạn Quang trong câu chuyện đó?... Từ đó có thể bình giá về
14

skkn


chi tiết các bạn nhỏ đá bóng dưới lịng đường là việc không nên làm và lên án
hành động này.
Những câu hỏi dạng này khiến học sinh phải huy động kinh ngiệm bản thân
để soi sáng bản chất nhân vật.
Ngoài ra, Văn học dùng ngôn ngữ làm chất liệu, do tính chất phi vật thể của
ngơn ngữ nên hình tượng văn học không thể tác động trực tiếp vào giác quan
của người đọc, mà chỉ tác động gián tiếp thông qua liên tưởng, tưởng tượng, tơi
cịn dùng những câu hỏi khơi gợi tưởng tượng của học sinh. Ví dụ khi học bài
“Vẽ quê hương” để huy động hình thức tưởng tượng này của học sinh vào cảm
thụ bài thơ, tôi đặt các câu hỏi: Em hình dung thế nào về bức tranh được tác giả
thể hiện trong bài thơ? Ở đây, hồn tồn khơng phải là việc phân tích bức tranh
mà là u cầu học sinh phải có cái nhìn bên trong thầm kín, phải hình dung thấy

bức tranh đó trong đầu mình. Hình thức tưởng tượng này lại yêu cầu học sinh
thể nghiệm những gì chưa hề trải qua. Nó tạo ra sự xúc động, đắm say mãnh liệt
đối với văn bản.
2.3.8. Sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách linh
hoạt, sáng tạo gây hứng thú học cảm thụ văn học
Trong quá trình giảng dạy ở các tiết Tập đọc, tiết Tập làm văn, Luyện từ và
câu… ở bất kì dạng bài tập nào tôi cũng kết hợp nhiều phương pháp hướng dẫn
các em thực hiện bài tập về cảm thụ văn học. Dù vận dụng bất kì phương pháp,
hình thức học tập nào tơi ln chú trọng phát huy tính độc lập, sáng tạo của các
em, khơng áp đặt ở bất kì tình huống nào.
Trước hết giáo viên cần tổ chức cho HS học tập theo phương pháp tích cực:
“Lấy HS làm trung tâm” thơng qua các hình thức học tập... GV là người hướng
dẫn tổ chức hoạt động, HS tự huy động vốn hiểu biết của bản thân để tự chiếm
lĩnh tri thức mới rồi dùng các tri thức đó vào trong thực hành. Trong các tiết
dạy, giáo viên cần đưa ra nhiều yêu cầu cảm thụ khác nhau, nhằm củng cố bổ
sung kiến thức bồi dưỡng trong từng bài tập đọc cụ thể.
Có thể cho học sinh nêu ý hiểu của em về câu thơ, câu văn trong bài, ý
nghĩa đoạn bài hoặc dạng bài chỉ ra những hình ảnh đẹp, dạng bài phát hiện các
biện pháp tu từ, dạng bài phát hiện từ ...
Ví dụ: trong bài Tập đọc “Anh Đom Đóm” (Tiếng Việt 3 – tập 1 – trang
143) tơi u cầu các em tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài thơ.
Yêu cầu tất cả HS phải tham gia, nhưng cách nhận xét khác nhau.
Tôi luôn chú ý hướng dẫn các em thực hiện các điều sau:
- Bằng nhiều hình thức, HS tiếp xúc câu văn gây nhiều ham thích.
- Lập sổ tay văn học: ghi chép câu văn hay, từ ngữ hay hình ảnh, ý văn ý thơ có
nét riêng và độc đáo
- Mở rộng được vốn từ nâng cao khả năng dùng từ hay và sáng tạo
- Rèn luyện kĩ năng viết một số câu, đoạn văn về cảm thụ văn học.
2.3.9. Lựa chọn hệ thống bài tập để giúp học sinh cảm thụ văn học
Khi dạy cảm thụ bài tôi thường xuyên nghên cứu, chuẩn bị hệ thống câu

hỏi, bài tập thực hành đảm bảo tính phong phú về nội dung, đa dạng về hình
thức và đảm bảo tính vừa sức để kích thích học sinh phối hợp thực hiện yêu cầu
của giáo viên. Tôi luôn tránh đưa ra những câu hỏi hay bài tập quá khó khiến
15

skkn


học sinh chán nản cũng không đưa ra bài tập quá dễ khiến học sinh chủ quan.
Đặc biệt là phân hóa hệ thống bài tập kiểm tra kiến thức phù hợp với các
nhóm học sinh hồn thành tốt, hồn thành và chưa hồn thành.
Tơi soạn ra các bài tập từ dễ đến khó, khơng q phụ thuộc vào SGK có sẵn
và sử dụng những nội dung dễ cho các em cảm thụ. Tìm hiểu các bài văn, bài
thơ trong SGK, tìm tịi đề xuất những câu hỏi phát vấn HS phù hợp với đối
tượng học sinh kích thích được sự hứng thú, say mê sáng tạo khi viết văn một
cách chủ động và phát triển năng lực cá nhân của từng HS. Cụ thể :
Dạng bài cảm thụ qua tác phẩm, đoạn văn thơ ngắn.
Giáo viên là người gợi mở, dẫn dắt cho học sinh tiếp xúc với những tác
phẩm hay. Đặt câu hỏi hoặc nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, quá trình suy nghĩ
sẽ giúp các em cảm thụ được tác phẩm. Giáo viên yêu cầu và rèn cho học sinh
có thói quen suy nghĩ khi đọc tác phẩm là:
- Bài văn hoặc câu chuyện đó có những nhân vật nào ? Đánh giá từng nhân
vật ra sao?
- Đọc xong bài bản thân có cảm nghĩ gì?
Ví dụ: Cảm nhận của em về bài thơ Vẽ quê hương ? [1]
“ Vẽ quê hương
Bút chì xanh đỏ
……….…….
Quê ta đẹp quá”
Gợi ý cho học sinh nêu được : Chỉ bằng chiếc bút chì xanh đỏ mà họa sĩ tí

hon vẽ nên bức tranh quê hương với bao cảnh vật và màu sắc tuyệt vời. là cảnh
làng xóm, sơng máng, đồng q; Là bầu trời thu, là ngơi nhà ngói mới, là trường
học trên đồi, là hoa gạo, là mặt trời, là lá cờ Tổ quốc… Mỗi một cảnh vật được
vẽ bằng một màu sắc riêng cho thấy nghệ thuật phối sắc tài tình của họa sĩ tí
hon. Có màu xanh của tre và lúa. Có màu xanh mát của sơng máng và dịng
kênh. Có màu xanh ngắt của trời thu. Lại có màu đỏ tươi của ngói mới nhà em,
màu đỏ thắm của ngói mới trên đồi, cịn có hoa gạo chói ngời khoe sắc trên cây
gạo đầu xóm. Màu đỏ chót của mặt trời – lá cờ Tổ quốc bay giữa trời xanh. Bức
tranh quê hương rất đẹp vì họa sĩ tí hon rất u q hương.
Phải khéo léo gợi mở, dẫn dắt nhằm phát huy tính sáng tạo về tư duy văn
học của mỗi học sinh. Giáo viên đóng vai trị là người gợi mở, dẫn dắt các em
tiếp xúc với tác phẩm, tông trọng những suy nghĩ, những cảm xúc chân thật, thơ
ngây của các em và nâng chất lượng cao hơn.
Dạng bài tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh động
Luôn chú ý đến hướng chủ trương tích hợp các phân mơn. Khi học sinh
được trang bị kiến thức về sử dụng biện pháp tu từ, so sánh và nhân hóa trong
tác phẩm văn học, làm cho các em nhận thấy cái hay, cái đẹp của cuộc sống và
con người. Cho nên với dạng bài tập này tôi đã vận dụng các phương pháp và
hình thức sau:
- Cho các em thực hiện các thao tác cơ bản (Quan sát)
- Hướng dẫn các các em mang tính gợi mở sáng tạo để các em cảm thụ.
(Nêu vấn đề - Giảng giải )
- Cho HS thực hiện bài tập cảm thụ ( Luyện tập )
16

skkn


- Cho HS nêu (cá nhân, nhóm ) kết quả cảm thụ đó, cùng nhau tham khảo
rút kinh nghiệm. ( Học cá nhân - Học nhóm -Học cả lớp)

Ví dụ : Hãy sử dụng cách nói nhân hóa để diễn đạt lại những ý dưới đây cho
sinh động, gợi cảm: [11]
a. Chiếc cặp đựng nhiều sách vở.
b. Chiếc lá vàng rơi từ trên cây xuống.
Học sinh có thể quan sát hay nhớ lại hình ảnh lá vàng rơi ( hoặc có thể
tưởng tượng theo gợi ý của giáo viên ), gợi mở cho các em liên tưởng đến sự vật
khác và từ đó luyện tập viết câu văn hay. Ví dụ : bác cặp hôm nay ăn no quá, cái
bụng cứ phình mãi ra, trơng rất mệt nhọc
Dạng bài phát hiện những hình ảnh chi tiết có giá trị gợi tả :
Nắm vững yêu cầu của cảm thụ văn học là hướng dẫn học sinh phát hiện
những tín hiệu nghệ thuật. Khi đánh giá các tín hiệu nghệ thuật trong việc biểu
đạt nội dung, giáo viên hướng dẫn học sinh khơng những nhận diện cắt nghĩa mà
cịn đánh giá ý nghĩa của chúng trong đoạn thơ, câu văn từ dễ đến khó. Tơi cho
HS thực hiện các thao tác cơ bản tương tự như dạng bài tập trên và sử dụng các
phương pháp, hình thức học tập như sau :
+ Phương pháp quan sát, nêu vấn đề, giảng giải, luyện tập.
+ Học cá nhân, học nhóm, học cả lớp.
Ví dụ : Khi giúp học sinh cảm thụ bài “Trăng ơi từ đâu đến ?”
Trăng ơi từ đâu đến ?
................................
Bạn nào đá lên trời
( Trần Đăng Khoa )
Hãy nêu rõ những hình ảnh đẹp của trăng trong bài thơ . [8]
Gợi ý cho học sinh thấy được những hình ảnh gợi tả vẻ đẹp của trăng là “
Trăng hồng như quả chín”; “Lững lơ lên trước nhà”; “ Trăng trịn như mắt cá” ;
“ Trăng bay như quả bóng”
Dạng bài tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ.
Với dạng bài tập này thì tơi u cầu học sinh tìm hiểu biện pháp tu từ có
trong đoạn văn, đoạn thơ hay câu văn, câu thơ ; chỉ ra được biện pháp đó là gì
và tác dụng của biện pháp trong câu văn câu thơ đó. Từ đó các em biết cần sử

dụng biện pháp tu từ trong viết bài cảm thụ .
Có 3 biện pháp tu từ chủ yếu giới thiệu cho học sinh lớp 3 : biện pháp so
sánh; nhân hóa; điệp từ (điệp ngữ)
Ví dụ: Tìm những hình ảnh so sánh sự vật với con người trong các đoạn thơ
dưới đây: (trong phân môn Luyện từ và câu)
a)
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan.
b)
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh.
c)
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng. [7]
- Yêu cầu của đề bài là : Gạch chân những câu thơ có hình ảnh so sánh.
17

skkn


- Sau khi các em thực hiện xong các thao tác cơ bản, tôi hướng dẫn các em cảm
thụ được :
a) So sánh con người với sự vật: “ trẻ em - búp trên cành” Nhằm khẳng
định thiếu nhi là tương lai tươi đẹp của đât nước.
b)So sánh sự vật với con người: “ Ngôi nhà - trẻ nhỏ. Lớn lên với trời
xanh” nhằm ngợi ca cuộc sống mới tươi đẹp ấm no hạnh phúc.
c) So sánh con người với sự vật: “bà – quả ngọt chín rồi” ý nói bà sống
lâu, tuổi đã cao giống như quả ngọt chín rồi: phát triển đến độ già dặn, có giá trị
cao.
Dạng bài tập về đọc sáng tạo:

Khi dạy các tiết Tập đọc tôi luôn chọn những bài thơ, bài văn, đoạn thơ,
đoạn văn, câu thơ, câu văn hay cho HS đọc tạo tiết học nhẹ nhàng hứng thú.
Ví dụ : Khi dạy bài tập đọc “ Cuộc chạy đua trong rừng” [1] (Tiếng Việt
3 – tập 2- trang 80) ngoài khai thác các câu hỏi trong SGK tôi cho HS đọc bài
văn với các yêu cầu nắm được nội dung, cách đọc đúng, đọc hay:
Đoạn 1 : “ Ngày mai,........... nhà vô địch” ở đoạn này tả tâm trạng của Ngựa
Con như thế nào? Cần đọc nhấn giọng những từ ngữ nào để diễn cảm ?
Đoạn 2: “ Ngựa Cha ... Thắng mà” Đoạn này nói về cuộc trị chuyện của hai
cha con Ngựa Con trước cuộc thi, vậy cần phải đọc như thế nào? nên ngắt
giọng , nghỉ hơi và đọc với giọng điệu như thế nào cho phù hợp? (Giọng cha âu
yếm, giọng Ngựa Con thì ngúng nguẩy, chủ quan).
Đoạn 3 ,4: “ Tiếng hô ........ra .” yêu cầu học sinh nêu cách ngắt giọng phần
vừa đọc của bạn.
Thông qua phần đọc hay có sáng tạo tơi thấy học sinh rất hứng thú học
tập,có giọng đọc truyền cảm, diễn tả được các hiện tượng sự vật, các nhân vật
trong văn cảnh và nắm bắt được thế nào là đọc hay có sáng tạo.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
+ Đối với hoạt động giáo dục: Hoạt động dạy – học trở nên hứng thú hơn
đối với học sinh, thu được những hiệu quả tích cực. Học sinh u thích mơn học
Tiếng Việt hơn, đặc biệt là có cảm xúc khi nghe, khi đọc một văn bản. điều đó
khẳng định chúng ta đã ni dưỡng tâm hồn trẻ thơ trước thế giới khách quan.
+ Đối với bản thân tôi và đồng nghiệp : tiết dạy học Tiếng Việt trở nên dễ
dàng hơn . Trong giờ học, các em hứng thú tìm hiểu hơn,tinh thần tự học tự rèn
luyện và tư duy sáng tạo của các em được phát triển. Khả năng viết cảm thụ văn
học được cải thiện, tình trạng khơng biết viết văn khơng cịn, có nhiều em đã
viết rất hay.
+ Đối với nhà trường : khả năng cảm thụ văn học của học sinh ở lớp được
tăng lên, khơng cịn học sinh chưa hồn thành mơn Tiếng Việt, tỉ lệ học
sinh hoàn thành tốt được nâng dần lên.

Các em đã tích lũy vốn hiểu biết khá phong phú và già dặn trong khi thể
hiện sản phẩm văn học của mình. Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng vào
tháng 4/2019 của học sinh lớp 3C phần nào cũng cho thấy kết quả của đề tài
nghiên cứu.
 
18

skkn


Số
HS
35

Hiểu nội dung
văn bản
SL
30

TL
85,7%

Biết phát hiện
nghệ thuật
SL
25

TL
71,4%


Biết viết một
đoạn văn cảm
thụ
SL
TL
25
71,4%

Viết hay một
đoạn cảm thụ
văn
SL
TL
15
42,9%

3.Kết luận, kiến nghị
3 . 1 . Kết luận:
Dạy cho học sinh cảm thụ văn học tốt không phải là điều dễ dàng nhưng
nếu người giáo viên có phương pháp, biện pháp dạy học tốt sẽ giúp các em cảm
thụ văn học tốt. Đó chính là khả năng khám phá cái hay, cái đẹp của văn
chương, của cuộc sống. Đó là đường nét, màu sắc, hình vị, âm thanh, nhịp
điệu.... được diễn tả sinh động trong từng bài văn, bài thơ nhằm giúp cho các em
tự khám phá những năng lực sáng tạo còn tiềm ẩn ngay trong tâm hồn thông
minh và đáng yêu của bản thân mình.
Văn học ở học sinh lớp 3 mang tính đặc thù lứa tuổi: rất giàu tính sáng tạo
nhưng cũng cảm tính. Sự sáng tạo này, đặc biệt bởi tính hồn nhiên, ngây thơ,
ngộ nghĩnh của trẻ em. Vì vậy, khi dạy Tập đọc cho học sinh lớp 3, với mục tiêu
giúp học sinh đoc-hiểu, tôi luôn lưu ý các yêu cầu sau [3],[4]:
- Phải khéo léo gợi mở, dẫn dắt nhằm phát huy tính sáng tạo về tư duy văn học

của mỗi học sinh.
- Hướng dẫn học sinh phát hiện những tín hiệu nghệ thuật.
- Hướng đến chủ trương tích hợp các phân mơn.
- Phải đảm bảo tính vừa sức, đúng đối tượng
Thực hiện được những biện pháp rèn luyện khả năng cảm thụ văn học
thông qua Tập đọc, học thuộc lòng ; cảm thụ văn học qua việc khai thác các biện
pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ; luyện đọc diễn cảm khi tiếp xúc thơ
văn; luyện kĩ năng cảm thụ văn học thông qua Luyện từ và câu; trau dồi hứng
thú khi tiếp xúc với thơ văn, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn
học; đặt những câu hỏi gợi cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng; tích lũy vốn hiểu
biết về thực tế cuộc sống và văn học; sử dụng các phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo gây hứng thú học cảm thụ văn học;
lựa chọn hệ thống bài tập để giúp học sinh cảm thụ văn học sẽ giúp các em cảm
thụ văn học tốt hơn, từ đó càng thêm u thích mơn học Tiếng Việt- môn học
mang đến biết bao vẻ đẹp, niềm vui và hứng thú.
Giáo viên luôn hướng cho học sinh hiểu rõ thế nào là cảm thụ văn học và
nắm vững các yêu cầu rèn luyện về cảm thụ văn học. Đọc, nghiên cứu các tài
liệu tham khảo về môn Tiếng Việt nhất là các tài liệu tham khảo về năng lực
cảm thụ văn học cho HS tiểu học nói chung và HS lớp 3 nói riêng . Phải cung
cấp đầy đủ kiến thức về luyện từ và câu cho học sinh( đặc biệt là  kiến thức về
ngữ pháp như: từ vựng và các kiến thức về biện pháp tu từ…) 
Trong giảng dạy phân môn Tập đọc, giáo viên cần thực hiện tốt việc đọc
diễn cảm, cần cho các em làm quen dần ở các lớp 2,3. Phải phối hợp tốt giữa các
biện pháp để rèn luyện kĩ năng cảm thụ cho học sinh.  Phát hiện và khai thác tốt
các ngữ liệu thể hiện biện pháp nghệ thuật để cảm nhận được giá trị nội dung, ý
19

skkn



nghĩa và nghệ thuật của tác phẩm. Cần khai thác tốt nội dung tác phẩm, giúp học
sinh cảm nhận được những điểm sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học.
Giáo viên cần tăng cường thực hành, trao đổi đúc rút kinh nghiệm trong
q trình giảng dạy; có biện pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh;
tổ chức cho học sinh học tập theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.
3.2. Kiến nghị:
Với nhà trường:
- Mua thêm các tài liệu văn học và các tài liệu về cảm thụ văn học ở Tiểu
học để giáo viên tham khảo, có thêm kiến thức về cảm thụ văn học và rút ra
phương pháp dạy học tốt nhất.
- Nhà trường cần có thêm các tài liệu cảm thụ văn học dành riêng cho các
em lớp 3 tham khảo bởi thực tế có rất ít (có khi khơng có) tài liệu in sẵn nào
dành cho học sinh lớp 3 tham khảo bài cảm thụ về những tác phẩm trong
chương trình học. Hiện nay các em chỉ biết đến những bài cảm thụ các tác phẩm
trong sách giáo khoa theo tài liệu cảm thụ văn học đối với lớp 4,5 hoặc qua tài
liệu mà thầy cô trực tiếp dạy các em soạn ra.
Với Phòng Giáo dục:
- Mở những đợt trao đổi kinh nghiệm, tập huấn chuyên đề về vấn đề hướng
dẫn học sinh Tiểu học cảm thụ văn học để giáo viên trong huyện có điều kiện
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau nhằm nâng cao tay nghề.
- Cung cấp cho giáo viên các trường trong huyện một số tài liệu về việc
hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học ( đặc biệt là học sinh lớp 3) do chính
những giáo viên cốt cán , chuyên viên… để giáo viên học tập và tham khảo.
Mặc dù đây chỉ là một số giải pháp để bồi dưỡng cho học sinh lớp 3 cảm
thụ văn học, song cũng đã đem lại hiệu quả cao cho các em được bồi dưỡng
trong Câu lạc bộ Tiếng Việt của khối. Do hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên
cứu và trình độ hiểu biết của bản thân, chắc chắn nội dung đề tài cịn nhiều thiếu
sót, rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của đồng nghiệp của Ban giám hiệu nhà
trường và lãnh đạo cấp trên để đề tài của tôi được tiếp tục triển khai có chất
lượng tốt hơn nữa.

Tơi xin chân thành cảm ơn./
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hoá, ngày 12 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác.

Viên Thị Thuý

20

skkn



×