Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Skkn phương pháp dạy học chủ đề tiêu hóa ở động vật sinh học 11 theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất học sinh ở trường thpt bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.87 KB, 21 trang )

1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu
ngày càng cao đối với nguồn nhân lực. Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ: “Phát
triển giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”. Văn kiện Đại hội XIII
yêu cầu xác định rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới, nhằm
xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình
độ, có ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân gia đình, xã hội và Tổ quốc.
Thực hiện chủ chương của Đảng, Nhà nước, Ngành, Sở giáo dục và đào
tạo, những năm gần đây và năm học này, trường THPT Bá Thước nơi tôi công
tác đã thực hiện nhiều nhiệm vụ như xây dựng chương trình, xây dựng các chủ
đề dạy học, đổi mới sinh hoạt nhóm chun mơn, đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích học sinh tự học, chuyển từ học chủ
yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo
dục xã hội; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy
và học. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn
học chuyên môn, cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên mơn nhằm phát
triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Dạy học theo chủ đề là một mơ hình mới cho hoạt động lớp học, với mơ
hình này học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn
đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau, các em có
thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức.
Tuy nhiên, việc triển khai dạy học theo chủ đề môn sinh học ở trường tơi
cịn gặp nhiều khó khăn nhất định trong việc xây dựng và soạn giảng. Với lý do
đó tơi chọn đề tài “Phương pháp dạy học chủ đề tiêu hóa ở động vật - sinh
học 11 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh” ở trường
THPT Bá Thước.


1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: Đưa ra được các phương pháp dạy
học chủ đề “ tiêu hóa ở động vật” theo định hướng phát triển năng lực, phẩm
chất học sinh thật hiệu quả. Đồng thời rút ra kinh nghiệm khi xây dựng cũng
như thực hiện việc dạy học theo chủ đề nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích
cực chủ đề “tiêu hóa ở động vật” sinh học lớp 11.
- Các kiến thức liên quan đến nội dung chính của chủ đề:
+ Kiến thức phần các thành phần hóa học của tế bào, chuyển hóa vật chất,
phân giải các chất ở vi sinh vật đã học ở lớp 10.
+ Kiến thức phần tuần hồn máu, cần bằng nội mơi ở sinh học lớp 11.
+ Các dạng câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực, phẩm chất

skkn


2
học sinh.
- Thời gian thực hiện đề tài: tháng 9, 10, 11 năm học 2020 – 2021.
+ Ở các lớp học trung bình: lớp 11a3( thực nghiệm); lớp 11a7( đối
chứng). Ở các lớp học khá: lớp 11a9( thực nghiệm); lớp 11a1( đối chứng)
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu: Sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo (Văn kiện Đại hội thứ XIII của Đảng về giáo dục và đào tạo; công văn
5555, công văn 4509 của Bộ giáo dục và đào tạo, các mô đun và tài liệu tập
huấn dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh; các vấn đề chung của mơ
hình trường học mới, các tài liệu về phương pháp dạy học, các tài liệu chuyên
ngành, phiếu đánh giá giờ dạy) để xây dựng, thiết kế các hoạt động dạy học.
- Thực hành dạy học đúc rút kinh nghiệm

- Quan sát, khảo sát, kiểm tra đánh giá
Phần 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Theo nghị quyết 29 của Hội Nghị Trung ương 8 khóa XI mặc dù “Lĩnh
vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp
phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”. Tuy nhiên, “chất
lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục
đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục đào tạo thiếu liên thơng giữa
các trình độ và giữa các phương thức giáo dục; đào tạo còn nặng lý thuyết, nhẹ
thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, kinh doanh và nhu
cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối
sống và kỹ năng làm việc ...”
Vì vậy, chúng ta cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học nhằm tăng
cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn
đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thơng trong dạy học. Trong q trình thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và
phẩm chất học sinh, các tổ chuyên môn cũng như giáo viên được hướng dẫn cụ
thể tại công văn 5555 của Bộ giáo dục và đào tạo.
Thứ nhất: Việc xây dựng chuyên đề dạy học: “Thay cho việc dạy học
đang thực hiện theo từng bài/ tiết trong SGK như hiện nay, các tổ/ nhóm chun
mơn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các
chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực
trong điều kiện thực tế của nhà trường. Xác định các năng lực và phẩm chất có
thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.
Thứ hai: Việc biên soạn câu hỏi/ bài tập: “với mỗi chuyên đề đã xây
dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận
dụng cao). Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi, bài tập cụ thể theo các mức độ
yêu cầu đã mơ tả để sử dụng trong q trình tổ chức các hoạt động dạy học và

kiểm tra, đánh giá và luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.

skkn


3
Thứ ba: Việc thiết kế tiến trình dạy học: “Tiến trình dạy học chuyên đề
được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên
lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong
tiến trình sư phạm của phương pháp và kỹ thuật dạy học được sử dụng”.
Thứ tư: Việc tổ chức dạy học và dự giờ: “Trên cơ sở các chuyên đề dạy
học đã được xây dựng tổ/ nhóm chun mơn phân cơng giáo viên thực hiện bài
học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập
trung quan sát hoạt động của học sinh thông qua việc tổ chức các nhiệm vụ học
tập.
Thứ năm: Việc phân tích, rút kinh nghiệm bài học: “Q trình dạy học
mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng
các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học
sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới
sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích
hiệu quả hoạt động của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định
hướng hoạt động cho học sinh của giáo viên.
Để đáp ứng được mục tiêu dạy học như hiện nay; việc thiết kế, xây dựng
các hoạt động dạy học là khâu quan trọng, quyết định sự thành công của tiết học.
Giáo viên chúng ta cần nghiên cứu và học tập tiến trình sư phạm theo mơ hình
trường học mới. Theo mơ hình trường học mới, cấu trúc bài học được chia thành
các hoạt động:
Hoạt động khởi động: “Mục đích của họat động này là tạo tâm thế học
tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài
mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh

nghiệm bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng
dẫn học, làm bộc lộ “cái” học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh
còn thiếu, giúp học sinh nhận ra “cái” chưa biết và muốn biết thông qua hoạt
động này. Từ đó giúp học sinh suy nghĩ và xuất hiện những quan niệm ban đầu
của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập.
Hoạt động hình thành kiến thức: “Mục đích của hoạt động này là giúp
học sinh lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới và đưa các kiến thức, kỹ năng
mới vào hệ thống kiến thức, kỹ năng đã có của bản thân. Giáo viên sẽ giúp học
sinh xây dựng kiến thức, kỹ năng mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến
thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối sắp xếp kiến thức, kỹ
năng cũ và mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các khái niệm, kết luận, công
thức mới...”
Hoạt động luyện tập: “Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng
cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được. Giáo viên sẽ yêu cầu học
sinh thực hiện các nhiệm vụ, làm các bài tập cụ thể giống như các nhiệm vụ, bài
tập trong bước hình thành kiến thức để diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng
kỹ năng đã học để giải quyết tình huống/ vấn đề trong học tập”
Hoạt động vận dụng: “Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh vận
dụng những kiến thức, kỹ năng đã học giải quyết các vấn đề, tình huống mới,
khơng giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra một

skkn


4
phản hồi hợp lí trước một tình huống/ vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc
sống. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh kết nối và sắp xếp lại kiến thức, kỹ năng
đã học để giải quyết thành công tình huống/ vấn đề tương tự tình huống/ vấn đã
học. Đây có thể là những hoạt động mang tính nghiên cứu, sáng tạo. Vì vậy, cần
hướng dẫn học sinh tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình, địa phương để hoàn

thành tốt nhiệm vụ học tập. Trước một vấn đề học sinh có nhiều cách giải quyết
khác nhau.”
Hoạt động tìm tịi mở rộng: “Mục đích của hoạt động này là giúp học
sinh khơng bao giờ bằng lịng, thỏa mãn với những gì đã học và hiểu rằng ngồi
những kiến thức đã học trong nhà trường cịn rất nhiều điều có thể và cần tiếp
tục học tập, học suốt đời. Giáo viên cần khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tịi,
mở rộng kiến thức ngoài lớp học. Học sinh tự đặt ra các tình huống nảy sinh có
vấn đề từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng những kiến thức,
kỹ năng đã học bằng những cách khác nhau.”
Ngồi ra, để khơng khí của tiết học mới mẻ, chúng ta cũng cần nắm được
các kỹ thuật chia nhóm học sinh được trình bày trong “tài liệu giáo dục kỹ năng
sống ở trường trung học phổ thông” cho học sinh như: chia theo mùa sinh, chia
theo sở thích, chia theo số thứ tự trong sổ điểm...
Một trong những công việc của quá trình xây dựng và thực hiện dạy học
theo chủ đề là việc xác định phẩm chất, năng lực của học sinh đạt được, các mức
độ nhận thức và thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển
năng lực học sinh. Trong đề tài này, khi dạy học được tổ chức theo định hướng
phát triển năng lực của người học, thì người học có thể đạt được các phẩm chất
và năng lực sau đây:
Về phẩm chất:
1. Yêu gia đình, quê hương, đất nước
2. Nhân ái, khoan dung
3. Trung thực, tự trọng, chí cơng vơ tư
4. Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
5. Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng đất nước, nhân loại và môi trường
6. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật
Về năng lực
1. Năng lực tự học
2. Năng lực giải quyết vấn đề
3. Năng lực sáng tạo

4. Năng lực tự quản lý
5. Năng lực giao tiếp
6. Năng lực hợp tác
7. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
8. Năng lực sử dụng ngơn ngữ
9. Năng lực tính tốn
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thực trạng chung
Qua nghiên cứu các tài liệu dạy học chủ đề “Tiêu hóa ở động vật”, tôi

skkn


5
thấy các tài liệu hiện nay vẫn đang trình bày q trình dạy học phần tiêu hóa
dưới dạng các bài học riêng biệt, các hoạt động dạy học mới chỉ dừng lại tập
trung vào việc khai thác kiến thức của bài 15,16 sách giáo khoa sinh học 11;
chưa tổ chức các hoạt động học dưới góc độ một chủ đề liên quan đến nhiều bài
học lớp 10 như: Chương thành phần hóa học của tế bào chính là các chất dinh
dưỡng có trong thức ăn giúp học sinh có nhận thức đúng đắn trong vấn đề lựa
chọn các thực phẩm khi chế biến các món ăn. Hay các bài học liên quan đến quá
trình phân giải các chất ở vi sinh vật, các bài học liên quan đến vấn đề tuần hồn
máu, cân bằng nội mơi là cơ sở để học sinh biết cách ăn uống hợp lí, biết cách
chăm sóc bản thân và những người xung quanh. Giúp các em biết vận dụng kiến
thức từ bài học để giải quyết, ứng phó với các tình huống thực tiễn.
2.2.2. Thực trạng trường THPT Bá Thước
Ở trường THPT Bá Thước khi tổ chức các hình thức dạy học phần “tiêu
hóa ở động vật”, các hoạt động học cũng chỉ được tổ chức trên lớp là chủ yếu,
chưa hướng tới việc đa dạng hóa các hình thức dạy học, cịn xem nhẹ quá trình
chuẩn bị ở nhà, cũng như việc vận dụng kiến thức từ bài học vào thực tiễn cuộc

sống. Các hoạt động dạy học còn đơn điệu, chưa sinh động.
Những tồn tại nói trên theo tơi có thể do những nguyên nhân sau đây:
- Về phía giáo viên:
Tuy đã cố gắng thực hiện việc xây dựng và dạy học theo các chủ đề nhưng
hiệu quả vẫn chưa cao do: Những khó khăn lúng túng về việc hình dung các giờ
dạy theo phương pháp mới, cũng như hiểu chưa sâu sắc, chưa nắm rõ các yêu
cầu của việc dạy học một chủ đề theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
học sinh.
- Về phía học sinh:
+ Học sinh vẫn đang quen với phương pháp học truyền thống, lắng nghe và
tiếp thu ý kiến một chiều.
+ Học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong q
trình học tập theo phương pháp mới. Chính vì vậy, khi giáo viên thực hiện dạy
học theo phương pháp mới thì học sinh hợp tác với giáo viên chưa tích cực nên
hiệu quả các tiết học chưa cao. Vì vậy, trong lúc học sinh đang làm quen với
phương pháp học mới, giáo viên cần rèn luyện, kiên trì thiết kế các hoạt động
dạy học các chủ đề theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
2.3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.
2.3.1.Kiến thức chính của chủ đề:
Kiến thức về tiêu hóa ở động vật được trình bày chủ yếu ở bài 15, bài 16 sách
giáo khoa sinh học lớp 11cơ bản.
* Bài 15: Tiêu hóa ở động vật gồm những kiến thức chủ yếu sau:
a. Khái niệm tiêu hóa:
- Là q trình phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất
dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Tiêu hóa chính là chuyển hóa vật chất trong bộ phận, cơ quan, ống tiêu hóa
nhưng khơng giải phóng năng lượng.
b. Đặc điểm tiêu hóa ở các nhóm động vật:

skkn



6
- Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa: Tiêu hóa nội bào xảy ra trong khơng bào
tiêu hóa nhờ các enzim do Lizoxom tiết ra.
- Động vật có túi tiêu hóa: Tiêu hóa có hai giai đoạn
+ Tiêu hóa ngoại bào trong lịng túi tiêu hóa nhờ các enzim do các tế bào tuyến
trên thành túi tiết ra.
+ Tiêu hóa nội bào diễn ra bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa.
- Động vật có ống tiêu hóa:
+ Ống tiêu hóa được phân thành các bộ phận chuyên hóa về chức năng: Miệng,
hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu mơn.
+ Tiêu hóa ngoại bào trong ống tiêu hóa
c. Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa so với thức ăn trong khơng
bào tiêu hóa: Nhờ có tiêu hóa ngoại bào, các nhóm động vật có túi tiêu hóa có
thể tiêu hóa được thức ăn có kích thước lớn hơn.
d.Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa:
- Trong ống tiêu hóa thức ăn đi một chiều từ miệng đến hậu môn, thức ăn khơng
bị trộn lẫn với chất thải.
- Dịch tiêu hóa khơng bị pha lỗng
- Các bộ phận trong ống tiêu hóa có tính chun hóa cao
Sự kết hợp ba yếu tố nói trên làm cho q trình tiêu hóa ở động vật có ống tiêu
hóa đạt hiệu quả cao.
* Bài 16. Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo): Sự khác biệt, sự thích nghi của các
bộ phận trong ống tiêu hóa của thú ăn thịt, thú ăn thực vật, thú ăn tạp đối với
thức ăn.
a. Thú ăn thịt, thú ăn tạp:
- Thịt mềm, giàu chất dinh dưỡng
- Răng cửa và răng nanh nhọn để bắt mồi, cắt, xé thức ăn. Riêng đối với người
thuộc nhóm ăn tạp thì răng bằng và ít phân hóa hơn; gà khơng có răng, khơng

nhai mà chỉ mổ rồi nuốt thức ăn.
- Thực quản là một ống hình trụ để vận chuyển thức ăn. Đối với giun đất và gà
một đoạn của thực quản phình to thành diều để chứa và làm mềm thức ăn.
- Dạ dày đơn chứa thức ăn để tiêu hóa cơ học và hóa học. Riêng đối với gà, dạ
dày phân hóa thành dạ dày tuyến tiết enzim làm mềm thức ăn và dạ dày cơ khỏe
để tiêu hóa cơ học thức ăn.
- Ruột non ngắn hấp thụ đủ chất dinh dưỡng.
- Ruột tịt không phát triển
b. Thú ăn thực vật:
- Thực vật nghèo chất dinh dưỡng, giàu chất xơ, cứng
- Răng khơng phân hóa nhiều, nếp men răng to, bằng để nghiền thức ăn
- Dạ dày đơn (ngựa thỏ...) chứa thức ăn, tiêu hóa cơ học và hóa học hoặc dạ dày
4 ngăn (trâu, bò, dê, cừu):
+ Dạ dày cỏ chứa vi sinh vật lên men cỏ
+ Dạ tổ ong điểm tựa để di chuyển cỏ ngược lại phần miệng khi con vật nhai lại
thức ăn
+ Dạ lá sách giúp hấp thụ bớt nước trong thức ăn đã được nhai lại

skkn


7
+ Dạ múi khế tiêu hóa protein trong thức ăn và protein của vi sinh vật nhờ enzim
pepsin và HCL.
+ Manh tràng: Phát triển, chứa vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hóa sinh học và
hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn cịn xót lại ở dạ dày và ruột non.
c. Chiều hướng tiến hóa của q trình tiêu hóa: Cấu tạo cơ quan tiêu hóa phát
triển ngày càng phù hợp với chức năng tiêu hóa nhanh thức ăn.
2.3.2. Yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ:
* Kiến thức:

- Nêu được dấu hiệu bản chất của tiêu hóa.
- Mơ tả được quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá ở động vật đơn bào,
trong túi tiêu hoá và ống tiêu hoá.
- Phân biệt được tiêu hoá ngoại bào và nội bào.
- Nêu được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá từ động vật đơn bào đến đa bào
bậc thấp, đến đa bào bậc cao.
- Từ đó thấy được sự khác biệt trong quá trình hấp thụ các chất từ môi trường
vào trong cơ thể ở động vật và thực vật.
* Kỹ năng:
- Nhận biết được động vật qua cơ quan tiêu hóa của chúng như: Bộ răng, dạ dày,
ruột non...
* Thái độ:
- Học sinh biết vận dụng kiến thức từ chủ đề đã học vào thực tiễn cuộc sống: Có
biện pháp ăn uống hợp lý, có ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ
nguồn thực phẩm hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng...
2.3.3. Các năng lực và phẩm chất học sinh đạt được thông qua chủ đề.
Thông qua việc học tập chủ đề này học sinh đạt được các năng lực và phẩm chất
sau đây:
* Các phẩm chất:
- Yêu gia đình, quê hương đất nước.
- Trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên....
* Các năng lực:
- Năng lực kiến thức:
+ Học sinh xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
+ Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
+ Học sinh đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
- Năng lực sống:
+ Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ/ ý tưởng; hợp tác; quản lý thời gian và đảm nhận

trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
+ Năng lực tìm kiếm và xử lí thơng tin.
+ Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân, tác động
đến quá trình học tập như bạn bè, phương tiện học tập, thầy cô…
+ Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hời tích cực, tạo hứng khởi học tập...
Ngồi các năng lực chung đó học sinh có thể đạt được các năng lực riêng như

skkn


8
quan sát, tìm mối quan hệ, tiên đốn.
2.3.4. Hệ thống câu hỏi, bài tập, tình huống sử dụng trong chủ đề
* Tình huống khởi động
Bài 15:
Học sinh thực hiện trị chơi ơ chữ, nội dung ơ chữ như sau:
- Ơ chữ gồm 7 từ hàng ngang và một từ hàng dọc
- Nội dung câu hỏi và đáp án các từ hàng ngang, hàng dọc như sau:
+ Hàng ngang số 1: Gồm 5 chữ cái
Câu hỏi: Đơn vị cơ bản cấu taọ nên mọi cơ thể sinh vật là gì?
Đáp án: “TẾ BÀO”
+ Hàng ngang số 2: Gồm 3 chữ cái
Câu hỏi: Trong tế bào của một Ruồi giấm có cặp NST giới tính XX. Hãy cho
biết giới tính của con Ruồi này?
Đáp án: “CÁI”
+ Hàng ngang số 3: Gồm 6 chữ cái
Câu hỏi: Ủ cơm rượu là ứng dụng quá trình sinh học nào ở nấm?
Đáp án: “ LÊN MEN”
+ Hàng ngang số 4: Gồm 10 chữ cái
Câu hỏi: Khoảng thời gian giữa hai lần phân bào được gọi là gì?

Đáp án: “ CHU KỲ TẾ BÀO”
+ Hàng ngang số 5: Gồm 8 chữ cái
Câu hỏi: Đối tượng nghiên cứu di truyền học của Men đen là gì?
Đáp án: “ ĐẬU HÀ LAN”
+ Hàng ngang số 6: Gồm 5 chữ cái
Câu hỏi: Quá trình sinh lý nào trong tế bào cung cấp năng lượng cho các hoạt
động sống?
Đáp án: “ HÔ HẤP”
+ Hàng ngang số 7: Gồm 6 chữ cái
Câu hỏi: Ai là tác giả của tác phẩm “Nguốn gốc các loài bằng con đường chọn
lọc tự nhiên”?
Đáp án: “ ĐẮC UYN”
- Ơ hàng dọc: từ “TIÊU HĨA”
NỘI DUNG Ơ CHỮ
T

1
2

C

3
4
5
6
7

Đ

A


I

L

E

C

H

A

U
H
Đ

E B

A O

N M E N
U K Y T E B
H A L A N
O
A

H

A


P

C

U

Y

skkn

N

A O


9
Bài 16.
Học sinh chơi trị chơi ghép hình
Hình ảnh ống tiêu hóa của động vật được giáo viên cắt thành các bộ phận
xếp lộn xộn, trong thời gian 2 phút các đội chơi xếp thành ống tiêu hóa hồn
chỉnh.
Sau khi hồn thành, các đội chơi xác định tên nhóm động vật có ống tiêu hóa
cấu tạo như trong hình đã xếp.

* Câu hỏi hoạt động khám phá hình thành kiến thức mới, câu hỏi luyện tập,
vận dụng: Có thể sử dụng các câu hỏi trong hệ thống các câu hỏi, sau đây:
1. Tiêu hóa là gì?
2. Bản chất của q trình tiêu hóa ?
3. Quan sát hình 15.1 sách giáo khoa sinh học 11 cho biết:

3.1. Xác định bộ phận tiêu hóa ở trùng giày?
3.2. Mơ tả q trình tiêu hóa ở trùng giày
3.3. Xác định đặc điểm tiêu hóa ở trùng giày ?
4. Quan sát hình 15.2 sách giáo khoa sinh học 11 cho biết:
4.1. Túi tiêu hóa có cấu tạo như thế nào?
4.2. Mơ tả q trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa
4.3. Đặc điểm tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa?
4.4. Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp
tục tiêu hóa nội bào?
5. Ưu điểm của thức ăn trong túi tiêu hóa so với khơng bào tiêu hóa?
6. Quan sát hình 15.4, 15.5, 15.6 sách giáo khoa :
6.1. Liệt kê các cơ quan tiêu hóa trong ống tiêu hóa của các nhóm động vật ?
6.2. Chức năng của các cơ quan tiêu hóa trong ống tiêu hóa?
7. Quan sát hình 16.1, 16.2 sách giáo khoa hoàn thành bảng sau
TT
Tên bộ phận
Thú ăn thịt
Thú ăn thực vật
Cấu tạo
Chức năng Cấu tạo
Chức năng
1
Miệng
2
Thực quản
3
Dạ dày
4
Ruột non
5

Ruột già

skkn


10
6
Hậu môn
8. Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong dạ dày 4 ngăn? Bộ phận nào tương
đương với dạ dày của người?
9. Nêu điểm khác nhau về cấu tạo và chức năng của các bộ phận tiêu hóa ở thú
ăn thực vật và thú ăn thịt?
10. Tại sao thú ăn thực vật thường ăn thức ăn với khối lượng lớn
11. Q trình nhai lại của trâu bị có tác dụng gì?
12. Vì sao ruột non được xem là bộ phận tiêu hóa hóa học quan trọng nhất?
13. Giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ:
- “ Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”
- “ Có thực mới vực được đạo”
14. Khẩu phần ăn của người cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường cần chú ý những
điều gì?
15. Tại sao chúng ta nên đánh răng trước khi đi ngủ. Việc làm đó có tác dụng
gì?
16. Khi gặp một đứa trẻ có thói quen xấu vừa ăn, vừa chơi. Em hãy dự đốn các
tình huống có thể xảy ra. Nếu đứa trẻ bị hóc hay sặc em xử lý thế nào?
17. Hôm nay mẹ em đi ăn cỗ về, thấy mẹ đau đầu rồi đau bụng, sau đó là tiêu
chảy. Em hãy dự đốn ngun nhân là gì và đề xuất phương pháp xử lý.
18. Khái quát về chiều hướng tiến hóa của q trình tiêu hóa thức ăn ở các nhóm
động vật?
19. Có ý kiến cho rằng: “ Để tiết kiệm thời gian, mỗi ngày chúng ta chỉ cần ăn
một bữa thật no”. Em có đồng ý với ý kiến trên khơng? Vì sao?

20. Vào mùa đơng khan hiếm thức ăn trâu, bò thường ăn rơm, rạ cỏ khơ. Để tăng
nguồn dinh dưỡng cho trâu bị người ta thường ủ chua thức ăn. Giải thích cơ sở
khoa học của việc làm này.
2.3.5. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Trong điều kiện hiện nay, chương trình và sách giáo khoa chưa thay đổi,
với thời lượng 45 phút cho mỗi tiết học giáo viên sẽ gặp khó khăn trong vấn đề
đưa các tình huống thực tiễn vào bài học. Vì vậy, giáo viên cần chia các hoạt
động học tập của học sinh thành các hoạt động trên lớp và các hoạt động ở nhà
nhằm rút ngắn thời gian làm việc trên lớp. Thời gian còn lại trên lớp để thực
hiện việc giải quyết các tình huống thực tiễn và đa dạng hóa các hình thức học
tập.
Tiết 1:
A. Hoạt động ở nhà:
Chủ đề tiêu hóa ở động vật, được nghiên cứu trong 2 tiết, trước khi đi vào tiết 1
giáo viên giao các nhiệm vụ sau đây cho học sinh làm việc trước ở nhà.
* Nội dung chuẩn bị ở nhà của học sinh: Nghiên cứu bài 15,16 sách giáo khoa
sinh học lớp11 hoàn thành các yêu cầu sau đây:
Câu 1. Tiêu hóa là gì?
Câu 2. Đặc điểm tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, động vật có túi
tiêu hóa và động vật có ống tiêu hóa?
Câu 3. Cho biết ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa so với trong

skkn


11
khơng bào tiêu hóa?
Câu 4. Cho biết ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với tiêu hóa
thức ăn trong túi tiêu hóa?
B. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp (1phút)
2. Hoạt động khởi động (5 phút)
- Để tạo hưng phấn cho quá trình học, kiểm tra các kiến thức đã học của học
sinh, giáo viên cho học sinh chơi trị chơi ơ chữ.
- Giáo viên gọi một học sinh trong lớp lên điều hành lớp thực hiện trị chơi ơ chữ
(trị chơi hoạt động khởi động tiết 1)
3. Hoạt động khám phá hình thành kiến thức mới (20 phút): Từ việc giải mã
ô hàng dọc là từ TIÊU HÓA, giáo viên hướng dẫn học sinh vào bài mới, giới
thiệu chủ đề TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT và thời lượng của chủ đề là 2 tiết.
- Trên cơ sở đã nghiên cứu nội dung bài mới ở nhà, giáo viên yêu cầu học sinh
nêu các mục tiêu cần đạt trong tiết học thứ nhất.
- Sau khi học sinh trình bày các mục tiêu, nếu cịn thiếu giáo viên bổ sung thêm.
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm và bản chất của tiêu hóa
- Mơ tả được quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá ở động vật đơn bào,
trong túi tiêu hoá và ống tiêu hoá.
- Phân biệt được tiêu hoá ngoại bào và nội bào.
- Nêu được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá từ động vật đơn bào đến đa bào
bậc thấp, đến đa bào bậc cao.
- Từ đó thấy được sự khác biệt trong quá trình hấp thụ các chất từ môi trường
vào trong cơ thể ở động vật và thực vật.
b. Nội dung hoạt động: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
c. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh thông qua nghiên cứu sgk
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên chia các học sinh trong lớp thành 4 nhóm (2
phút). Cách chia như sau:
+ Những học sinh, sinh vào mùa xuân ngồi vào nhóm “mùa xuân”.
+ Những học sinh, sinh vào mùa hạ ngồi vào nhóm “mùa hạ”
+ Những học sinh, sinh vào mùa thu ngồi vào nhóm “mùa thu”
+ Những học sinh, sinh vào mùa đơng ngồi vào nhóm “mùa đơng”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm
I. Khái niệm tiêu hoá:
tiêu hóa (4 phút)
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận + Tiêu hóa: là quá trình biến đổi các chất
câu hỏi trong phần bài tập về nhà
dinh dưỡng phức tạp trong thức ăn thành
+ Tiêu hóa là gì?
các chất đơn giản đề cơ thể hấp thụ,
+ Bản chất của q trình tiêu hóa?
khơng giải phóng năng lượng.
+ Quá trình tiêu hoá xảy ra ở đâu trong - Quá trình tiêu hoá xảy ra ở:
cơ thể động vật?
+ Bên trong tế bào: tiêu hoá nội bào.
- Giáo viên quan sát việc thực hiện + Bên ngoài tế bào: tiêu hoá ngoại bào.
nhiệm vụ của học sinh, hướng dẫn giúp

skkn


12
đỡ các em.
- Sau khi học sinh thảo luận xong, đại
diện một nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung.
- Học sinh bổ sung các nội dung còn
thiếu trong phần chuẩn bị ở nhà.
Hoạt đợng 2: Tìm hiểu tiêu hóa ở
động vật chưa có cơ quan tiêu hóa(4
phút)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo
luận các nội dung sau:
+ Bào quan nào là bào quan tiêu hóa ở
trùng giày?
+ Mơ tả q trình tiêu hóa ở trùng
giày?
+ Đặc điểm của q trình tiêu hóa ở
trùng giày?
- Học sinh quan sát hình 15.1 sách giáo
khoa, sử dụng câu hỏi số 2, trong phần
bài tập về nhà, gợi ý của giáo viên để
thảo luận:
+ Đặc điểm tiêu hóa ở động vật chưa
có cơ quan tiêu hóa?
- Giáo viên theo dõi, quan sát phát hiện
kịp thời, hỗ trợ những khó khăn của
học sinh.
- Sau khi thảo luận nhóm, các thành
viên trong nhóm bổ sung vào nội dung
cá nhân đã chuẩn bị ở nhà.
- Đại diện một nhóm trình bày, học
sinh nhóm khác bổ sung hoặc đặt các
câu hỏi cho nhóm trình bày.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tiêu hóa ở
động vật có túi tiêu hóa (5 phút)
- Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng điều
hành nhóm quan sát hình 15.2 sách
giáo khoa thảo luận các vấn đề sau:
+ Cấu tạo túi tiêu hóa?
+ Q trình tiêu hóa ở động vật có túi

tiêu hóa có đặc điểm gì?
- Các nhóm thảo luận câu hỏi 3 trong
phần bài tập về nhà.
+ Cho biết ưu điểm của tiêu hóa thức
ăn trong túi tiêu hóa so với trong khơng

skkn

II. Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ
quan tiêu hoá (đợng vật đơn bào).
+ Bào quan tiêu hóa: “khơng bào tiêu
hóa”
+ Q trình tiêu hóa: Thức ăn tiếp xúc
với màng tế bào -> màng lõm vào ->
khơng bào tiêu hóa ->lizôxôm tiết enzim
-> phân hủy chất trong thức ăn -> chất
dinh dưỡng (được sử dụng), chất thải
(đưa ra ngoài)
+ Tiêu hóa ở trùng giày: Là tiêu hóa nội
bào.

III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa.
- Túi tiêu hóa: dạng túi, 1 lỗ thơng ra
ngồi, thành túi cấu tạo từ các tế bào,
trong đó có các tế bào tiết enzim
- Q trình tiêu hóa qua 2 giai đoạn:
+ Tiêu hóa ngoại bào trong lịng túi tiêu
hóa nhờ các enzim tiết ra từ các tế bào
tuyến.
+ Tiêu hóa nội bào trong các tế bàotrên

thành túi.


13
bào tiêu hóa?
- Trong lúc các nhóm thảo luận, giáo
viên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra kết
quả làm việc của mỗi nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày nội dung
thảo luận của nhóm
- Các nhóm khác bổ sung.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu tiêu hóa ở
động vật có ống tiêu hóa (5 phút)
- Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng điều
hành nhóm quan sát hình 15.2 sách
giáo khoa thảo luận các vấn đề sau:
+ Liệt kê các bộ phận trong ống tiêu
hóa của động vât?
+ Chức năng các bộ phận trong ống
tiêu hóa?
- Học sinh thảo luậ dựa vào phần chuẩn
bị ở nhà
- Đại diện một nhóm trình bày, nhóm
khác bổ sung
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận
câu hỏi 4 trong phần bài tập về nhà
+ Cho biết ưu điểm của tiêu hóa thức
ăn trong ống tiêu hóa so với tiêu hóa
thức ăn trong túi tiêu hóa?
- Giáo viên gợi ý học sinh thảo luận

theo bảng 15 sách giáo khoa.
- Đại diện nhóm trình bày nội dung
thảo luận của nhóm
- Các nhóm khác bổ sung.

+ Ưu điểm của tiêu hóa trong túi tiêu
hóa so với tiêu hóa trong khơng bào tiêu
hóa: Tiêu hóa được thức ăn có kích
thước lớn hơn.

IV. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
Bộ phận
Chức năng
Miệng, răng - Tiếp nhận thức ăn
- Nhai, cắt xé thức ăn
Hầu
Đường di chuyển thức
ăn
Thực quản
Đường di chuyển thức
ăn
Dạ dày
Chứa thức ăn, tiêu hóa
cơ học, hóa học thức
ăn
Ruột non
Tiêu hóa hóa học và
hấp thụ thức ăn
Ruột già
Chứa phân, hấp thụ

nước
Hậu mơn
Đẩy phân ra ngồi
+ Ưu điểm của tiêu hóa trong ống tiêu
hóa so với tiêu hóa trong túi tiêu hóa:
Thức ăn khơng bị trỗn lẫn với chất thải
Dịch tiêu hóa khơng bị pha lỗng.
Sự chun hóa của các cơ quan tiêu hóa
ngày càng cao.
=> Hiệu quả tiêu hóa thức ăn cao hơn
3. Hoạt động luyện tập: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau đây
(6 phút)
- Động vật nào chưa có cơ quan tiêu hố?
- Q trình tiêu hố ở túi tiêu hố được gọi là gì?
- Thức ăn được tiêu hố hố học nhờ yếu tố nào?
- Ở Thuỷ tức, trên thành túi tiêu hoá có tế bào gì?
- Ở người bộ phận nào của ống tiêu hố khơng có tiêu hố hố học?
- Ở ruột non tiêu hố cơ học hay hóa học là chủ yếu?
4. Hoạt động vận dụng: 6 phút
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một số câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến tiêu
hóa:
- Học sinh nêu một số câu ca dao, tục ngữ và giải thích ý nghĩa của chúng:
Ví dụ:
Câu 1: “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”

skkn


14
- Ý nghĩa: (Phương diện sinh học)

+ Nhai kĩ -> thức ăn nhỏ hơn nên ăn được nhiều hơn
+ Nhai kĩ-> thức ăn nhuyễn hơn, làm tăng tiết dịch nước bọt, trộn đều thức ăn
với nước bọt -> giúp tiêu hóa ở các đoạn sau dễ dàng hơn.
- Cày sâu -> tầng đất mặt dày, xới xáo đất kĩ, phơi phèn tốt -> đất thơng thống
=> cây phát triển tốt.
Câu 2: “Có thực mới vực được đạo”
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học trong phần thành phần hóa học của tế
bào, chuyển hóa vật chất ở lớp 10 và bài học để trả lời
- Ý nghĩa: (Phương diện sinh học)
+ Thực là ăn, trong thức ăn có các chất dinh dưỡng, khi thức ăn được tiêu hóa và
hấp thụ, được phân giải trong q trình hơ hấp sẽ giải phóng năng lượng cung
cấp cho các hoạt động sống.
+ Có ăn mới có năng lượng -> mới làm việc được
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: “Để tiết kiệm thời gian mỗi ngày chúng ta chỉ cần ăn
một bữa thật no”. Em có đồng ý với ý kiến trên khơng? Vì sao?
- Học sinh thảo luận nhóm trả lời: Học sinh đưa ra một số ý kiến, ý kiến phổ
biến: Khơng đồng ý. Vì sức chứa của dạ dày có giới hạn, nếu ăn quá nhiều ảnh
hưởng tới khả năng co bóp của dạ dày. Đồng thời mặc dầu ăn một bữa no nhưng
lượng thức ăn đó khơng đủ để đáp ứng nhu cầu vật chất và năng lượng của cơ
thể, ngồi ra cơ thể hấp thụ khơng hết gây lãng phí.
5. Hoạt động mở rộng kiến thức (5 phút): HS thảo luận tình huống sau trong
phần nghiên cứu ở nhà:
Một đứa trẻ có thói quen xấu, vừa ăn vừa chơi. Em hãy dự đốn các tình huống
có thể xẩy ra. Nếu đứa trẻ bị hóc em xử lí như thế nào?
- Qua phương tiện tuyền hình, internet, học sinh suy luận, nghiên cứu, dự đốn
các tình huống xảy ra:
+ Đứa trẻ chơi thấy vui, thoải mái và ăn được nhiều.
+ Đứa trẻ theo chơi ăn được ít
+ Đứa trẻ nhai không kĩ lâu ngày dẫn đến đau dạ dày.
+ Đứa trẻ có thể bị hóc.

- Nếu đứa trẻ hóc có thể xử lí: (phần này học sinh phải tìm hiểu thực tế hoặc qua
mạng internet)
+ Trẻ dưới 2 tuổi: Cho trẻ nằm nghiêng người, lau thức ăn cho trẻ để trẻ hắt hới
đẩy thức ăn ra ngoài.
Nếu thức ăn khơng ra, trẻ khóc và tím tái: cho trẻ nằm sấp trên tay, đặt tay sau
lưng giữa hai bã vai và vỗ 5 cái to, rõ. Nếu không đỡ tiếp tục làm lại.
+ Trẻ trên 2 tuổi: Cho trẻ đứng thẳng, dùng nắm đấm của hai tay đặt vào trước
bụng phần dưới xương ức, ấn mạnh 5 cái từ trước ra sau để đẩy thức ăn ra ngoài.
Nếu trẻ chưa đỡ, tiếp tục làm lại 6 đến 10 lần.
6. Hoạt động về nhà:(2 phút), Giáo viên giao các nhiệm vụ hoạt động ở nhà
cho học sinh:
- Học sinh học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới: (Nội dung hoạt động ở nhà của tiết 2)

skkn


15
Câu1. Nêu điểm khác nhau về cấu tạo và chức năng của các bộ phận tiêu hóa ở
thú ăn thực vật và thú ăn thịt?
Câu 2. Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong dạ dày 4 ngăn? Bộ phận nào
tương đương với dạ dày của người?
Câu 3. Nêu chiều hướng tiến hóa của q trình tiêu hóa thức ăn ở các nhóm
động vật.

Tiết 2.
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
Thú khởi
ăn thịt
Thúphút)

ăn thực
vật viên chia HS trong lớp thành 2 đội,
2.Tên
Hoạt động
động:(5
: Giáo

bộ
Chức
cách chia:Cấu
Các học
sinh cóCấu
số thứ Chức
tự trong sổ điểm là số lẽ về đội “QUYẾT
phận
tạo
năng
tạo
năng
THẮNG”, các học sinh có số thứ tự là số chẵn về đội “VÔ ĐỊCH”, hoặc tên đội
Miệng
Răng - Bắt
- Răng - Gặm
do HS tự-đặt.
,- răng
phâncủa các
mồi,đội như
phân
cỏ, nhai,
Phần chơi

sau: Giáo
viên cắt các bộ phận trong ống tiêu hóa
hóa
cắt,

hóa
ít
nghiền
của động vật -> xếp chúng lộn xộn. Trong khi giáo viên xếp yêu cầu các đội gấp
thịt
- Nếp - Tiêu
sách, vở mạnh
lại.
- Tiêu chânmen
hóalựa
hóachọn các hình phù hợp và xếp thành
- Các đội- Răng
chơi: Nhanh
lên bảng,
hóa Xác
răng
họccác nhóm động vật có ống tiêu hóa trong
ống tiêu nhọn,
hóa hồnhóa
chỉnh.
định tên
học
to,
hình. sắc
bằng

- Từ kết quả xếp hình của các
đội chơi, giáo viên dẫn vào bài mới.
Thực
Ống
Đẩy
Ống
thức
3. Hoạt động khám phá hình thànhĐẩy
kiến
thức mới (22 phút):
quản
hình
thức
ăn
hình
ăn
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các mục tiêu của tiết học thứ 2
trụ thiếu, giáo viên bổ sung.
- Sau khitrụ
học sinh nêu nếu còn
Đơntiêu cần
Chứa
Đơntiết học:
- Chứa
a.Dạ
Các mục
đạt trong
to được thức
ăn và
to chức năng

thứccác
ăn bộ phận trong ống tiêu hóa ở thú ăn
-dày
Phân biệt
cấu trúc
- Nhào
hoặc
thịt, thú ăn thực vật
và thú ăn
tạp.4 - Nhào
- Mơ tả được qtrộn
trình tiêutúi
hóa thứctrộn
ăn tiêu
trong dạ dày 4 ngăn của trâu, bị.
thức
ăn,
hóa

- Phân tích sự phù hợp giữa cấu trúc, chức năng các bộ phận trong ống tiêu hóa
tiêu hóa
học, hóa
với các loại thức ăn.
họchướng tiến của
học,q
sinh
- Khái qt đượccơ
chiều
trình tiêu hóa thức ăn ở động vật


hóa
học
- Nhận dạng các nhóm động vật thông qua bộ răng, dạ dày, manh tràng hay ruột
học
(động
của chúng
vậtnhân,
có dạhoạt động nhóm
b. Nội dung hoạt động: hoạt động cá
dàycủa
4 học sinh thông qua nghiên cứu sách
c. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời
ngăn)
giáo khoa
Ngắn
Hấp thụ
Hấp
thụ“QUYẾT THẮNG, đội “VÔ ĐỊCH”
d.Ruột
Tổ chức
thực hiện:
GiáoDài
viên chia
2 đội
non 4 đội chơi (2
thức
ăn
thức ăn
thành
phút)

Manh
KhôngGV -Phát
Chứa hệ SẢN PHẨM DỰ KIẾN
HOẠT Không
ĐỘNG CỦA
HS
*tràng
Hoạt phát
động 1: quan
Tìm hiểutriển
đặc vi sinh
trọng
điểm tiêutriển
hóa thức
ăn ở thú ăn vật cộng V. Đặc điểm tiêu hóa thức ăn ở
trong
thịt và thú ăn thực
vật (15phút). sinh để
thú ăn thịt và
tiêu hóa
tiêu hóa
thú ăn thực vật
sinh
học
- Học sinh thảo dựa trên phần
Ruột
Đoạn Chứa
chuẩn bịĐoạn
ở nhà,Chứa
nhóm trưởng

già
ruộtnhómphân,
điều hành
thảo luậnruột
các phân,
*Tiêu hóa thức ăn trong dạ dày
thẳng hấp thụ thẳng hấp thụ
nước
nước
Hậu Dạng Thải
Dạng skkn
Thải
môn lỗ
phân
lỗ
phân


16
vấn đề sau
+ Nêu điểm khác nhau về cấu tạo
và chức năng của các bộ phận
tiêu hóa ở thú ăn thực vật và thú
ăn thịt? (bài tập 1 về hoạt động ở
nhà)

4 ngăn

+ Dạ cỏ: Chứa cỏ, hệ vi sinh vật lên men cỏ
+ Dạ tổ ong: Điểm tựa, đẩy thức ăn lên miệng

khi nhai lại
+ Dạ lá sách: Hấp thu bớt nước
+ Dạ múi khế: tiêu hóa hóa học prôtêin của
- Trên cơ sở phần việc đã chuẩn thức ăn và prôtêin trong vi sinh
bị ở nhà học sinh thảo luận nhóm
thống nhất nội dung.
- Giáo viên theo dõi, quan sát
hướng dẫn, trợ giúp HS.
- Sau khi hoàn thành, đại diện 1
nhóm trình bày nội dung
- Các nhóm khác bổ sung
- Giáo viên bổ sung những thiếu
sót nếu cần.

* Hoạt động 2. Tìm hiểu q
trình tiêu hóa thức ăn trong dạ
dày 4 ngăn (5 phút)
- Giáo viên chiếu hình động quá
trình di chuyển thức ăn trong dạ
dày 4 ngăn.
- Học sinh quan sát hình động,
kết hợp nghiên cứu sgk thảo luận
nhóm tìm hiểu q trình tiêu hóa
thức ăn trong dạ dày 4 ngăn.
- Giáo viên gọi một học sinh lên
bảng trình bày q trình tiêu hóa
thức ăn trong dạ dày 4 ngăn

skkn



17
4. Hoạt động luyện tập: (5 phút) Học sinh trả lời các câu hỏi sau đây để cũng
cố kiến thức:
Quá trình nhai lại ở trâu bị có tác dụng gì?
Trả lời: + Làm cỏ được nghiền nát hơn
+ Tăng tiết dịch nước bọt, trộn đều thức ăn với nước bọt hỗ trợ q
trình tiêu hóa hóa học ở dạ dày.
5. Hoạt động vận dụng: (8 phút) HS vận dụng kiến thức đã học, các hiểu biết
thực tế thảo luận các câu hỏi, tình huống sau đây:
Câu1. Tại sao thú ăn thực vật thường ăn thức ăn với khối lượng lớn?
Trả lời: Thực vật nghèo chất dinh dưỡng, khó tiêu nên phải ăn với khối lượng
lớn mới đáp ứng được nhu cầu cơ thể.
Câu 2. Khi xem ti vi chúng ta thấy các bác sĩ thường khuyên đánh răng trước khi
đi ngủ. Việc làm đó có tác dụng gì?
Trả lời: Khi ăn thức ăn thường dắt vào răng, đặc biệt ăn kẹo đường bám vào
răng. Nếu không đánh răng các vi sinh vật trong khoang miệng phân giải thức ăn
dư thừa tạo thành axit lactic làm mòn răng lâu ngày dẫn đến sâu răng.
Câu 3. Vào mùa đông khan hiếm thức ăn trâu bị thường ăn rơm, rạ cỏ khơ. Để
tăng nguồn dinh dưỡng cho trâu bò người ta thường ủ chua thức ăn. Giải thích
cơ sở khoa học của việc làm này.
Trả lời: Khi cỏ, rơm rạ, cây ngô, cây lạc được ủ chua nhờ hoạt động lên men
của vi sinh vật, xenlulozo trong thức ăn được lên men thành các chất dinh dưỡng
dễ tiêu như axit hữu cơ, các hợp chất có mùi thơm.
6. Hoạt động về nhà (Giáo viên giao nhiệm vụ 4 phút): Học sinh học bài và
vận dụng kiến thức đã học, kết hợp tìm hiểu thực tế làm các bài tập sau:
1. Sau bữa ăn trưa trong gia đình, mẹ em bị đau bụng, nơn sau đó tiêu chảy. Em
hãy dự đốn ngun nhân có thể xẩy ra và đưa ra biện pháp xử lí.
2. Nghiên cứu bài 17 Hơ hấp ở động vật, tìm hiểu:
- Khái niệm hô hấp ở cơ thể động vật.

- Đặc điểm của Bề mặt trao đổi khí.
- Đặc điểm hơ hấp ngồi ở các nhóm động vật.

2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
- Chuyên đề này đã được áp dụng ở các lớp 11 trong năm học 2020-2021
- Đối tượng: Học sinh các lớp trung bình, các lớp khá và giỏi. Tương ứng
với mỗi đối tượng học sinh, tôi lựa chọn các bài tập vận dụng phù hợp.
- Qua quá trình khảo sát, điều tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh,
tôi thấy sau khi được học tập chủ đề theo phương pháp dạy học định hướng phát
triển năng lực của học sinh, học sinh thích học các giờ học được tổ chức theo
phương pháp mới hơn là học các giờ theo phương pháp thuyết trình, đàm thoại
thông thường.
Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập một cách đa dạng, ngoài
việc lĩnh hội kiến thức, các em có được sự tự tin, năng động hơn: Biết cách thiết
kế các trị chơi, điều hành nhóm lớp chơi trò chơi, nâng cao kỹ năng giao tiếp,
chủ động, tích cực và trách nhiệm hơn trong q trình giải quyết các nhiệm vụ
giáo viên yêu cầu. Hơn nữa học sinh có khả năng vận dụng kiến thức, các kỹ

skkn


18
năng có được một cách tốt hơn trong việc giải quyết các tình huống tương tự và
tình huống mới.
Để đánh giá mức độ u thích của học sinh, tơi tiến hành khảo sát các
tiêu chí theo hình thức sau:
- “Mức độ u thích”: Theo hình thức khảo sát, đánh dấu vào ơ sau đây:
Dạy học theo phương pháp thuyết trình
Thích
Khơng thích


Dạy học theo phương pháp mới
Thích
Khơng thích

- Kết quả khảo sát các tiêu chí nói trên được thực hiện ở các lớp học có
mức độ nhận thức khác nhau như sau:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Ở CÁC LỚP HỌC TRUNG BÌNH
Dạy học theo hình
Học sinh được áp
thức thuyết trình,
dụng đề tài - 11A3
đàm thoại - 11A7
Mức độ yêu thích
15%
85%
Đạt yêu cầu về kiến thức, kĩ năng
70 %
90%
Khả năng tự học, tự tin điều hành
30%
70%
nhóm giải quyết vấn đề
Khả năng vận dụng kiến thức giải
55%
80%
quyết các bài tập tương tự
Khả năng vận dụng kiến thức giải
25%
55%

quyết các tình huống thực tiễn
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Ở CÁC LỚP HỌC KHÁ, GIỎI
Dạy học định hướng
Dạy học theo hình
phát triển năng lực,
Tiêu chí đánh giá
thức thuyết trình,
phẩm chất học sinh đàm thoại - 11 A1
11 A9
Mức độ yêu thích
0%
100%
Đạt yêu cầu về kiến thức
90%
100%
Khả năng tự học, tự tin điều hành
nhóm giải quyết vấn đề
80%
90%
Khả năng vận dụng kiến thức giải
quyết các bài tập tương tự
85%
95%
Khả năng vận dụng kiến thức giải
quyết các tình huống mới
45%
70%

- Để đánh giá mức độ “đạt yêu cầu về kiến thức, kĩ năng”, khả năng vận
dụng kiến thức giải quyết các bài tập tương tự, các tình huống thực tiễn tôi đã

tiến hành đánh giá học sinh qua 02 bài kiểm tra 15 phút. Qua khảo sát ở 4 lớp
11 (2 lớp đối chứng và 2 lớp thực nghiệm) với 02 bài kiểm tra tôi đã thu được
kết quả sau:
Mức điểm
Dưới 5

Lớp đối chứng 11A7
SL
9/38

%
23,7

skkn

Lớp thực nghiệm 11A3
SL
4/36

%
11,1


19
5-7

18/38

47,4


18/36

50,0

Trên 7

11/38

28,9

14/36

38,9

Mức điểm

Lớp đối chứng 11A1

Lớp thực nghiệm 11A9

Dưới 5
5-7

SL
5/42
25/42

%
11,9
59,5


SL
0/37
23/37

%
0
62,1

Trên 7

12/42

28,6

14/37

37,9

PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Việc nghiên cứu, thực hiện đề tài trong quá trình giảng dạy chủ đề “tiêu
hóa ở động vật” để đúc rút kinh nghiệm đã đưa ra được các hình thức, kỹ thuật,
các phương pháp dạy học hiệu quả phát triển phẩm chất và năng lực của học
sinh như:
Thiết kế các trò chơi trong hoạt động khởi động. Hoạt động này nhằm tạo
sự thoải mái, hưng phấn cho học sinh trước khi bước vào tiết học. Ngồi thực
hiện trị chơi ơ chữ, ghép hình giáo viên có thể sử dụng thêm các hình thức khác
như: Sử dụng các câu ca dao tục ngữ liên quan đến chủ để bài học; hát các bài
hát liên quan, kể các câu chuyện …

Đưa ra được một số cách chia nhóm gây hứng thú cho học sinh như chia
theo số thứ tự, chia theo mùa sinh, chia theo giới tính…
Thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập dưới nhiều hình thức: Học trên
lớp, học ở nhà, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, tăng cường rèn luyện kĩ
năng sống, khả năng giải quyết tình huống thực tiễn cho học sinh.
Xậy dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập, tình huống để dạy học, kiểm tra
đánh giá các mức độ yêu cầu về năng lực, phẩm chất của học sinh.
Ngoài ra giáo viên biết ứng dụng vai trị của cơng nghệ thơng tin trong
dạy học để giờ học sinh động hơn, học sinh hiểu bài hơn.
Quan trọng hơn qua áp dụng đề tài trong giảng dạy, tôi thấy học sinh
hứng thú, yêu thích khi được học theo hình thức dạy học định hướng phát triển
năng lực, phẩm chất học sinh. Các em không chỉ đạt được kiến thức mà còn giao
tiếp, ứng xử tốt hơn, biết cách thể hiện chính kiến của bản thân; tích cực, tự giác,
có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Các em tự tin hơn
trước tập thể. Hiểu được ý nghĩa của việc học là để vận dụng vào cuộc sống để
có sức khỏe tốt cho bản thân và mọi người.
Qua q trình thực hiện đề tài, tơi rút ra các bài học kinh nghiệm sau đây:
- Nắm chắc các chủ trương của Đảng, Nhà nước của ngành giáo dục
thông qua các nghị quyết, công văn, các mô đun, các tài liệu tập huấn.
- Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, xậy dựng chuyên đề dạy học.
- Khi thực hiện chuyên đề phải xác định:
+ Các kiến thức liên quan
+ Các yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ.

skkn


20
+ Xây dựng được bảng mô tả các mức độ yêu cầu của các nội dung trong
chủ đề.

+ Thiết kế được hệ thống câu hỏi, bài tập theo định hướng kiểm tra phẩm
chất, năng lực học sinh đặc biệt tăng tình huống thực tiễn.
+ Chia các hoạt động học thành các hoạt động trên lớp và hoạt động ở nhà.
+ Nhiệm vụ giao cho học sinh phải rõ ràng.
+ Xây dựng, lựa chọn các hình thức học tập phát huy tính tích cực: Thực
hiện các hình thức khởi động, hình thức hoạt động nhóm, động não và giải quyết
các vấn đề.
+ Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, giúp đỡ, khơng làm thay học sinh
Trong đó quan trọng là xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu, thiết kế
hệ thống câu hỏi, bài tập và phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học
sinh. Qua thực hiện đề tài có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh.
Đồng thời giáo viên có thể vận dụng để xây dựng các chuyên đề khác.
3.2. Kiến nghị, đề xuất.
3.2.1. Đối với cấp trường:
- Bằng những kinh nghiệm đã thu được kết quả như trên, tôi mong rằng
các đồng nghiệp có thể áp dụng phương pháp này giúp các em học sinh học tập
tốt hơn, thu được kết quả cao hơn trong kiểm tra, thi cử.
- Hiện nay chương trình, sách giáo khoa chưa thay đổi, nên kiến thức chủ
đề cịn nằm rải ở các sách giáo khóa khác nhau. Vì vậy các tổ chun mơn cần
xây dựng chuyên đề, có kế hoạch phù hợp tránh chồng chéo, trùng lặp.
- Trên cơ sở này, kính đề nghị các giáo viên bộ mơn tiếp tục nghiên cứu
để hồn thiện thêm các chủ đề khác như: Chủ đề tuần hoàn máu, chủ đề cảm
ứng ở động vật...
- Học sinh vẫn đang chưa quen với việc học theo phương pháp mới
nên khi áp dụng giáo viên có thể gặp những khó khăn nhất định nhưng
khơng được nản chí.
3.2.2. Đối với sở giáo dục và đào tạo
- Cần tổ chức các chuyên đề về phương pháp dạy học chủ đề cho giáo viên
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Cần quan tâm nhiều hơn đến đối tượng học sinh miền núi trong công tác

nâng cao chất lượng học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Bá Thước, ngày 15 tháng 4 năm 2021
CAM KẾT KHƠNG COPY.
Tơi xin cam đoan đề tài của tôi không Copy
nội dung từ các đề tài khác
(Tác giả ký và ghi rõ họ tên)

HÀN THỊ THƠM

skkn



×