Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Skkn tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học ngữ văn 9 trường thcs quang trung tp thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.82 KB, 19 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, người làm nghề giáo thường được nhân dân kính trọng,
tôn quý, vị nể. Sinh thời cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Nghề dạy
học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, là nghề sáng tạo nhất trong các
nghề sáng tạo…Vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo.”
Đúng vậy, nghề giáo là một nghề đặc biệt. Bởi đối tượng lao động của
người thầy chính là nhân cách, tâm hồn và thể chất con người; công cụ lao động
của nghề dạy học, chủ yếu là bằng bản thân, là toàn bộ nhân cách của người
thầy; phương pháp lao động của người thầy là phương pháp nêu gương, cảm hoá
đối tượng bằng tư tưởng, tình cảm của mình… để tạo ra những “sản phẩm” đặc
biệt - là những con người có ý thức, biết vận dụng tri thức, kỹ năng và bắt nhịp
với thời đại, biết độc lập, tự chủ và sáng tạo.
Lịch sử dân tộc ta đã lưu danh những bậc thầy “đức cao vọng trọng” - tấm
gương sáng ngời về cốt cách thanh cao, không bị cám dỗ bởi tiền tài và danh
vọng. Tên tuổi những nhà giáo nổi tiếng ấy tuy không được ghi danh trong bảng
vàng bia đá nhưng đã làm rạng danh nền giáo dục nước nhà, khắc sâu trong tâm
khảm mỗi người dân Việt Nam và được lưu truyền mãi mãi.
Ngày nay khi khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, đất nước
bước vào thời kì hội nhập thì sứ mệnh của người thầy càng lớn. Đó là người
thầy vừa đảm đương trọng trách đào tạo ra nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững vừa góp phần khơng nhỏ vào quá trình hình thành
nhân cách con người Việt Nam giàu lịng u nước, có tinh thần tự hào với
truyền thống văn hoá, lịch sử ngàn năm của dân tộc.
Với vị trí đó, vấn đề đặt ra là người thầy phải có trình độ kiến thức vững
vàng, un thâm khơng chỉ ở bộ mơn mình chun sâu, mà phải có kiến thức
bao quát tất cả các môn học, để truyền tải cho học sinh những kiến thức có liên
quan với nhau trong một môn học cụ thể giúp các em nắm bắt bài tốt hơn.
Trong các cấp học thì cấp THCS là cấp học rất quan trọng. Các em vừa
vượt qua ngưỡng tiểu học, vừa là cấp bàn đạp để các em bước vào cấp học cuối
cùng của bậc phổ thơng, các em phải có được kiến thức tồn diện, bao quát tất
cả các môn học cơ bản. Để đạt được điều đó địi hỏi người giáo viên phải nắm


bắt bao quát được tất cả kiến thức của các môn và có phương pháp dạy học để
đạt hiệu quả học tập của các em được tốt hơn.
Thấy được tầm quan trọng đó, bản thân là giáo viên đang trực tiếp dạy
môn Ngữ văn tại trường THCS tôi cũng nhận thấy được vai trị lớn lao của mình
trong sự nghiệp trồng người. Vì vậy tơi xin được trao đổi cùng đồng nghiệp
những kinh nghiệm của mình trong đề tài:
“ Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học ngữ văn 9 ở trường THCS
Quang Trung ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Qua nghiên cứu đề tài giúp giáo viên nắm bắt được kĩ càng hơn phương
pháp tích hợp kiến thức liên mơn trong giảng dạy môn Ngữ văn.
- Giáo viên biết cách tìm hiểu thêm kiến thức các mơn khác có liên quan
đến bài dạy Ngữ văn.
1

skkn


- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học tập có hiệu quả trong tiết dạy.
- Giúp học sinh hào hứng học tập và nắm bắt được nhiều kiến thức về các
mơn học có liên quan.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Phương pháp tích hợp kiến thức các mơn học trong dạy học Ngữ văn 9
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- So với những bài viết trước đây của tôi, tơi chỉ chủ yếu nghiên cứu khi

dạy những tiết tích hợp kiến thức liên mơn ở bài chương trình địa phương, bài
văn miêu tả ở lớp 6 , văn thuyết minh ở lớp 8. Riêng bài viết này, tôi nghiên
cứu dạy – học kiến thức liên môn ở những tác phẩm văn học trong chương trình
Ngữ văn lớp 9.
2. Nội dung:
2.1. Cơ sở lý luận:
Hiện nay, Bộ GD – ĐT đang tiếp tục chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng, nâng
cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó
tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên mơn” là một trong
những vấn đề cần ưu tiên.
Dạy học tích hợp là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào q
trình dạy học các mơn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục
pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ mơi trường, an tồn giao thơng…
Cịn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan
hai hay nhiều môn học khác nhau. Đối với kiến thức liên mơn nhưng có một
mơn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy chương trình của mơn đó và khơng
dạy lại ở các mơn khác.
Dạy học tích hợp liên mơn trong mơn Ngữ văn là hình thức liên kết những
kiến thức giao thoa với môn Ngữ văn như mơn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng
dân, âm nhạc… ngồi ra cịn có thể tích hợp cả với những mơn khoa học tự
nhiên như mơn Tốn, Lí, Hóa, Sinh…để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận
dụng vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề có liên
quan đến mơn học.
Đối với học sinh THCS được học tích hợp kiến thức liên môn như vậy sẽ
gây hứng thú cho các em trong các tiết học. Đặc biệt là môn Ngữ văn vốn là
mơn học rất nhiều học sinh khơng u thích. So với những tiết học khơng được
tích hợp thì tiết học tích hợp đạt hiệu quả hơn nhiều.
Đối với người dạy học thì khơng hề dễ dàng chút nào. Bởi giáo viên dạy
Ngữ văn thì chỉ đào tạo chuyên sâu để dạy Ngữ văn cịn những mơn học khác thì

nắm bắt được rất ít, mà khơng phải giáo viên nào cũng có kiến thức đều các mơn
học để có thể tích hợp trong mơn dạy của mình. Chính vì vậy địi hỏi mỗi giáo
viên phải khơng ngừng trau dồi kiến thức tất cả các môn học để đáp ứng yêu cầu
2

skkn


và phù hợp với tình hình dạy học hiện nay - Tích hợp kiến thức liên mơn trong
giảng dạy.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Từ thực tế tìm hiểu, nghiên cứu tơi nhận thấy những hạn chế của việc dạy
học tích hợp kiến thức liên mơn ở trường THCS có mấy biểu hiện sau:
2.2.1. Về phía học sinh
- Đa số học sinh cịn nhiều hạn chế trong việc tiếp thu và cảm thụ văn
học. Do các em chưa có tư duy sáng tạo, kiến thức các mơn cịn yếu.
- Một số học sinh cịn học dưới hình thức học thuộc lịng theo kiểu học
vẹt những tài liệu hoặc bài văn mẫu mà khơng có kiến thức. Nên thường là “
Lâu thuộc, nhanh quên” Không phát huy được tính chủ động sáng tạo của từng
cá nhân.
- Kiến thức các lớp dưới còn bị hổng. Cho nên các em rất khó tiếp thu
được kiến thức của văn bản khi chưa hiểu được một số yếu tố có liên quan như
Sử, Địa, Sinh…
- Phần lớn học sinh chưa có thói quen đọc sách tham khảo để bổ sung
kiến thức.
2.2.2. Về phía giáo viên
- Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên
khơng cịn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định
hướng hoạt động học của học sinh cả trong và ngồi lớp học. Vì vậy, giáo viên
các bộ mơn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ

nhau trong dạy học.
- Ngồi kiến thức chun sâu của mơn dạy giáo viên cịn phải tìm hiểu
sâu hơn kiến thức thuộc các mơn khác.
- Thói quen của giáo viên chủ yếu vẫn dạy theo lối đơn môn, nên khi dạy
theo chủ đề tích hợp, liên mơn giáo viên sẽ phải vất vả hơn, xem xét, rà sốt
chương trình của các mơn tích hợp. Vì vậy giáo viên mới chủ yếu truyền tải
những thơng tin có trong bài học mà chưa thật sự chú trọng khai thác những vấn
đề liên quan.
- Một số giáo viên còn lúng túng khi đưa ra hệ thống câu hỏi khai thác
cũng như phương pháp triển khai những văn bản văn học. Đặc biệt khi tích hợp
với các mơn khoa học tự nhiên. Ví dụ: Có thể giải thích các câu thành ngữ, tục
ngữ bằng những kiến thức khoa học cụ thể mà các em đã được học. Tuy nhiên
điều đó là rất khó đối với một giáo viên dạy văn.
Chẳng hạn trong văn học khi giải thích câu thành ngữ “ Nước chảy đá
mịn”, Giáo viên có thể liên hệ vấn đề này ở phần “muối các bon nát” trong mơn
Hóa học.
Khi giải thích thành ngữ “ Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem họ” giáo viên
có thể liên hệ vấn đề này ở phần kiến thức di truyền thuộc môn Sinh học.
Khi dạy bài “ Đại từ” ta có thể liên hệ với phần đại từ nhân xưng trong
mônTiếng Anh.

3

skkn


Qua đó, ta có thể khẳng định rằng việc tích hợp kiến thức liên môn trong
dạy học Ngữ văn không hề đơn giản mà phải trải qua cả quá trình trau dồi, tìm
hiểu, nghiên cứu mới có thể làm tốt được.
Khi dạy theo phương pháp cũ chất lượng giảng dạy chưa thật sự đạt cao

như khi đã tích hợp kiến thức liên mơn. Cụ thể là:
Học kì 1: năm học: 2019-2020
Lớp9A4 Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Số hs
54
8
13
27
6
Tỉ lệ %
100%
14,8
24,1
50
11,1
Từ thực trạng trên, bản thân tơi đã trăn trở, tìm tịi, tích lũy để trả lời câu hỏi:
“ Làm thế nào để học sinh có thể tiếp thu tốt và có hiệu quả kiến thức môn Ngữ
văn, đồng thời hứng thú hơn trong tiết học qua việc tích hợp kiến thức liên mơn
học”
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Giải pháp 1: Nhận diện kiến thức liên môn cần tích hợp trong
bài dạy.
Mục đích cuối cùng của giáo viên là giúp cho học sinh nắm bắt được
lượng kiến thức nhiều nhất, khơng chỉ mơn Ngữ văn mà cịn hiểu thêm một phần
kiến thức ở một số mơn có liên quan. Để có được kết quả như mong muốn đó
đầu tiên là giáo viên phải nhận diện được kiến thức cần thích hợp trong từng tiết,

từng bài cụ thể:
- Khi dạy tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
giáo viên cần xác định phải tích hợp với mơn Lịch sử, Địa lí, GDCD.
- Dạy bài thơ: “ Đồng chí” của Chính Hữu cần tích hợp với môn Lịch sử,
Âm nhạc.
- Khi dạy bài thơ: “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải cần nhận diện
được kiến thức cần tích hợp là Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, GDCD.
….
Giáo viên nhận diện đúng kiến thức cần tích hợp thì có thể tích hợp được
nhiều kiến thức để truyền đạt cho các em giúp các em yêu thích mơn học.
2.3.2. Giải pháp 2: Giáo viên cần tìm hiểu về kiến thức liên mơn cần
tích hợp.
Sau khi nhận diện được kiến thức cần tích hợp, giáo viên phải tìm hiểu về
những kiến thức đó và cần tích hợp những gì?
Dạy tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
Kiến thức cần tích hợp:
- Mơn Địa lí: Giúp các em:
+ Xác định được vị trí địa lí con sơng Hồng Giang (nơi Vũ Nương tự vẫn)
thuộc xã Lí Nhân, Huyện Chân Lí, tỉnh Hà Nam.
+ Xác định được vị trí địa lí của tỉnh Hà Nam thuộc khu vực Đồng bằng
sông Hồng.
- Môn Lịch sử: Giúp các em:
+ Xác định được tác phẩm ra đời vào thế kỉ XVI - thời kì phong kiến nhà
Lê ở nước ta.
4

skkn


+ Xác định đúng giặc Chiêm được nhắc tới trong tác phẩm đánh chiếm

nước ta vào thế kỉ XIII, XIV, XV.
+ Nắm bắt được tỉnh Hà Nam được tách ra từ tỉnh Hà Nam Ninh (ngày 2612- 1991).
- Môn GDCD: Giúp học sinh:
+ Xác định được hành vi của Trương Sinh: nghi oan, đánh, mắng chửi thậm
tệ, đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà là hành vi bạo lực gia đình, vi phạm luật Hơn
nhân gia đình hiện nay.
+
Xác định được nghĩa vụ của công dân trong việc chứng kiến hành vi bạo
lực gia đình thì phải có trách nhiệm ngăn cản và báo cho chính quyền nơi gần
nhất để bảo vệ người bị hại.
Dạy tác phẩm: “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
Kiến thức cần tích hợp là:
- Mơn Lịch sử: Giúp HS nắm được bài thơ ra đời năm 1958 sau khi kháng
chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi Miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào
cơng cuộc xây dựng CNXH.
- Mơn Địa lí: Giúp HS nắm được vùng biển Quảng Ninh, là vùng biển
nằm trong vịnh Bắc Bộ, hiểu được đặc điểm vùng biển Hạ Long và con người
nơi đây.
- Môn Sinh: Giúp HS nắm được nhiều lồi cá ở nước ta, mơi trường sống
và đặc điểm của chúng.
- Mơn GDCD: Giúp HS có được ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyê
thiên nhiên.
- Môn Âm nhạc: Các em tìm hiểu và hát bài hát: Lí kéo chài.
Dạy tác phẩm: “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
Cần tích hợp những kiến thức sau:
- Mơn Văn học: Tích hợp với các văn bản: “ Một khúc ca xuân” (Tố Hữu)
và kiến thức Tiếng việt về Ẩn dụ, Điệp ngữ, kiến thức Tập làm văn về Nghị
luận về một tác phẩm văn học để đạt được mục tiêu:
- Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên
nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng

hiến cho cuộc đời.
- Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá
nhân là sống có ích, sống để được cống hiến cho cuộc đời chung.
- Môn Địa lý:
+ Biết được những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa
của xứ Huế.
+ Xác định được trên bản đồ vị trí của Huế, một số địa danh nổi tiếng ở
Huế.
+ Vẻ đẹp trong xanh, hiền hòa, thơ mộng của dịng sơng Hương chảy
giữa lịng thành Huế.
- Mơn Sinh học: giới thiệu đặc điểm, tập tính của lồi chim chiền chiện.
- Môn Giáo dục công dân:

5

skkn


+ Tích hợp kiến thức bài 10, lớp 9 “Lí tưởng sống của thanh niên”, bước
đầu giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào về quê hương đất nước, học sinh biết
rút ra các bài học về thái độ và cách ứng xử giữa con người với con người.
+ Tích hợp kiến thức bài 14, lớp 7 “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên” để thấy được ý nghĩa của thiên nhiên với cuộc sống của con người, từ đó,
mỗi cá nhân nhận thấy vai trị và trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và
phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, ý thức bảo vệ môi
trường, bảo vệ thiên nhiên.
- Môn Lịch sử:
+ Hiểu được hoàn cảnh lịch sử gắn với sự ra đời của bài thơ.
+ Thấy được những biến cố thăng trầm của thành phố Huế trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

+ Lịch sử hào hùng 4000 năm dựng nước và giữ nước của đất nước ta.
- Mơn Âm nhạc:
+ Sử dụng bài hát “Hị mái nhì” để giới thiệu về Huế. Ngoài ra hiểu về ca
Huế (Dân ca Huế, nhã nhạc cung đình Huế).
+ Sử dụng bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” để củng cố nội dung bài học.
2.3.3. Giải pháp 3: Thực hiện tích hợp trong bài dạy sao cho phù hợp.
Bằng những câu hỏi giáo viên cần dẫn dắt học sinh tìm hiểu và nắm bắt
được những kiến thức mình cần tích hợp một cách phù hợp nhất. Thực hiện tích
hợp kiến thức được thể hiện ngay trong giáo án.
Một giáo án cụ thể như sau:
Tiết 111:
Văn bản:
VIẾNG LĂNG BÁC
( Viễn Phương)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của người con miền
Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
- Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài
thơ.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện HS kỹ năng đọc hiểu văn bản thơ trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ,
một khổ thơ, một bài thơ.
- Tích hợp mơn Ngữ văn với các mơn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân,
Âm nhạc để hiệu quả bài học đạt như mong muốn.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS lịng kính u, nhớ ơn Bác Hồ và học tập , làm theo tấm
gương đạo đức của Bác.
B. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK, giáo án, chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Bảng phụ; máy chiếu đa năng, clip bài hát “ Vào lăng viếng Bác”; clip
ngày Bác mất.
6

skkn


2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, soạn bài, tài liệu tham khảo liên quan...
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- GV: Chiếu hình ảnh lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Yêu cầu hs trả lời lăng
đã thờ ai, từ khi nào, bày tỏ tình cảm của nhân dân, đất nước thế nào khi vào
viếng Lăng.
- Hs: Đó là lăng chủ tịch Hồ Chí Minh (1976) – thờ vị lãnh tụ thiên tài đã
trọn đời hi sinh vì nước vì dân, nhân dân viếng lăng tỏ lịng tơn kính ngưỡng
mộ, xúc động bồi hồi với Bác.
- GV chốt và chuyển:
Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam – đã
cống hiến trọn đời mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Người ra đi năm
1969, để lại biết bao nỗi thương nhớ và xót xa cho Tổ quốc, đây là một sự kiện
lớn làm xúc động muôn triệu trái tim Việt Nam và thế giới, làm cảm động cả đất
trời: “ Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Có nhiều nhà thơ đã viết tưởng nhớ
về Bác, và “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một trong những bài thơ xuất
sắc nhất. Chúng ta hãy cùng đến với bài thơ để cảm nhận được cảm xúc ấy.
2. Tổ chc dy bi mi.
Hoạt động của GV v HS
Yờu cu cần đạt

I. T×m hiĨu chung
Hướng dẫn tìm hiểu chung
Dựa vào chú thích trong SGK em hãy
1. Tác giả:
nêu những nét cơ bản về tác giả Viễn
-Tên khai sinh là Phan Thanh Viễn.
Phương.
- Sinh năm : 1928-2005; Quê: An
Giang
Cuộc đời tác giả gắn với những thời kì
- Ơng là một trong những cây bút
lịch sử nào?(Tích hợp kiến thức lịch
có mặt sớm nhất của lực lượng văn
sử)
Trong k/c Chống Pháp, Mĩ ông hoạt nghệ giải phóng ở Miền Nam thời kỳ
động ở chiến trường Nam Bộ. Ông đã chống Mỹ cứu nước.
từng bị bắt giam ở nhà giam Gia Định.
Trưởng thành trong công tác tuyên huấn
văn nghệ. Trong những năm k/c mặc dù
bị giam cầm nhưng vẫn bền bỉ sáng tác.
Ông được nhà nước tặng giải thưởng về
văn học nghệ thuật.

? Phong cách nghệ thuật trong sáng tác
thơ của Viễn Phương như thế nào?
Bài thơ được ra đời trong hồn cảnh
nào?(Tích hợp kiến thức lịch sử)
Năm 1976 sau ngày đất nước thống

- Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ,

giàu tình cảm mơ mộng ngay trong
hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
2. Tác phẩm
- Ra đời 4/1976
7

skkn


nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được
khánh thành, tác giả ra thăm lăng Bác.
Những tình cảm đối với Bác Hồ kính
yêu là nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng
tác.
Dựa vào kiến thức địa lí hãy cho biết vị
trí lăng Bác?
Lăng Bác được xây dựng trên nền cũ
của tòa lễ đài giữa quảng trường Ba
Đình Hà Nội nơi chủ tịch Hồ Chí Minh
đọc tun ngơn độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.
Lăng Bác được khởi cơng khi nào và
khánh thành thời gian nào?(Kiến thức
lịch sử)
Khởi công xây dựng 2/9/1973- Khánh
thành 29/8/1975.
Bài thơ đã được phổ thành bài hát rất
hay hãy cho biết tên bài hát và do ai
phổ nhạc? (Tích hợp kiến thức âm
nhạc): Bài hát: “Vào lăng viếng Bác”

nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc.
GV cho HS nghe bài hát qua clip đã
chuẩn bị.
GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc:
Giọng đều, tình cảm vừa trang trọng,
vừa thiết tha có cả đau xót lẫn tự hào.
Đọc chậm, đoạn cuối đọc nhanh dồn đập
Gọi HS đọc cho HS khác nhận xét.
GV cho HS tìm hiểu một số chú thích
SGK
Bài thơ viết theo thể thơ gì?
Phương thức biểu đạt của bài thơ?
Tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ
và chỉ ra bố cục của bài?
Diễn ra theo trình tự cuộc vào lăng
viếng Bác.

- In trong tập “ Như mây mùa xuân”

3. Đọc- Chú thích

* Thể thơ: Tám chữ có đơi chỗ
biến thể
* Phương thức biểu đạt
Biểu cảm, tự sự và miêu tả
* Nhân vật trữ tình – nhà thơ
4. Bố cục: 4 phần
- Khổ 1: Cảm xúc về cảnh bên ngoài
lăng..
- Khổ 2: Cảm xúc về cảnh đoàn

người xếp hàng vào lăng viếng Bác.
- Khổ 3: Cảm xúc khi ở trong lăng.
8

skkn


- Khổ 4: Cảm xúc khi rời lăng.
-> Trình tự theo khơng gian, thời
gian.
II. Tìm hiểu chi tiết:
Hướng dẫn phân tích
1.Cảm xúc về cảnh bên ngồi lăng.
HS đọc khổ thơ đầu.
Nhận xét về cách xưng hô của tác giả - Xưng hô: Con- Bác => Thể hiện sự
gần gũi, thiếng liêng, kính trọng, nỗi
ở câu thơ đầu?
khát khao của con gặp Bác và nỗi nhớ
Vì sao tác giả dùng từ thăm mà không
mong một đứa con đối với cha.
phải từ viếng như ở nhan đề bài thơ?
GV: Sinh thời Bác đã từng nói “Miền - Dùng từ nói giảm, nói tránh “
Nam luôn trong trái tim tôi”và Bác luôn Thăm” thay cho từ “Viếng”
mong muốn một ngày nào đó được vào =>Tác giả như muốn nói Bác ln
thăm đồng bào miền Nam. Đó cũng là cịn sống trong trái tim người dân
lòng mong mỏi của đồng bào MN với miền Nam.
Bác “ Miền Nam mong Bác nỗi mong
cha”. Bởi vậy người MN ra thăm Bác
chứ không phải viếng Bác. Qua đó
khẳng định Bác cịn sống mãi trong trái

tim mỗi người con Miền Nam.
Hình ảnh đầu tiên mà tác giả quan sát - Hình ảnh hàng tre:
và cảm nhận được khi ra thăm Bác là + Bát ngát, thẳng hàng
gì?
+ Xanh xanh Việt Nam
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân
hóa, tính từ, dùng từ láy…
thuật gì?
+ “Ơi” là từ cảm, biểu thị niềm xúc
động, tự hào của tác giả.
Tác dụng của các biện pháp đó?
=>Khẳng định cây tre đã trở thành
GV: Hình ảnh hành tre vừa tả thực, vừa biểu tượng và vẻ đẹp thanh cao, cho
tượng trưng. Hàng tre bát ngát thẳng sức sống bền bỉ, kiên cường, bất
hàng là thực, hàng tre xanh xanh Việt khuất của dân tộc Việt Nam.
Nam là tượng trưng.
Tre là hình ảnh quen thuộc, là biểu
tượng của dân tộc Việt Nam. Từ cây tre
của Thánh Gióng đến tre trong ca dao,
trong các tác phẩm văn chương….Hình
ảnh hàng tre như thể hiện lịng tơn kính,
trang nghiêm, tre như đội quân danh dự
đứng canh giấc ngủ cho Người. Hình
ảnh hàng tre mang tính tượng trưng,
giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Tre
mang phẩm chất cao quí của con người
Việt nam “ Mộc mạc, thanh cao, ngay
thẳng, bất khuất” ( Thép Mới)
9


skkn


GV đưa dẫn chứng: Tre Việt Nam của
Nguyễn Duy; Cây tre Việt Nam của
Thép Mới; Lũy tre xanh…
HS đọc khổ 2:
Tác giả đã cảm nhận được những
hình ảnh nào khi đứng trước lăng
Bác?
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ
thuật nào để miêu tả hình ảnh “mặt
trời trên lăng” và “mặt trời trong
lăng”, tác dụng của biện pháp nghệ
thuật ấy?
GV: Mặt trời trên lăng được tác giả
nhân hóa là mặt trời của thiên nhiên
chiếu muôn ánh sáng đem lại sự sống
cho con người.
“ Mặt trời trong lăng”-> ẩn dụ Bác như
mặt trời soi rọi đường lối cách mạng cho
dân tộc
=> Ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển
của Bác đối với dân tộc. Bác là mặt
trời cách mạng đẹp nhất, rực rỡ nhất,
chói lọi nhất ln ln toả sáng trong
tâm hồn người Việt Nam, giải phóng
đất nước ta khỏi màn đêm nơ lệ của đế
quốc.
Hình ảnh tiếp theo gây ấn tượng là

hình ảnh gì?
Cho biết biện pháp nghệ thuật tác giả
sử dụng trong khổ 2? Tác dụng?
GV: Bằng điệp từ “ ngày ngày” nhà thơ
đã đúc kết một sự thật cảm động diễn ra
hàng ngày đó là dịng người vào lăng
với nỗi nhớ thương vô hạn cứ lặng lẽ
vào lăng viếng Bác. Câu thơ với âm điệu
kéo dài đã khái quát được tình cảm sâu
nặng của nhà thơ đối với Bác. Dịng
người đi trong thương nhớ là hình ảnh
thực.
“Tràng hoa”: Hình ảnh ẩn dụ, “Bảy
mươi chín mùa xn” là một hoán dụ
đẹp và sáng tạo của tác giả thể hiện tấm
lịng thành kính, sự ngưỡng vọng và tình

2. Cảm xúc trước dòng người vào
lăng viếng Bác.

- Mặt trời trên lăng: Mặt trời thực
- Mặt trời trong lăng: Ẩn dụ => Ca
ngợi sự vĩ đại, trường tồn của Bác.

- Hình ảnh dòng người vào lăng:
+ “Ngày ngày... thương nhớ” =>
NT điệp từ, biểu cảm trực tiếp.
+ “Tràng hoa”, “ Bảy mươi chín mùa
xn”
NT: Ẩn dụ, hốn dụ, điệp từ

=> Thể hiện tấm lịng thành kính, sự
ngưỡng vọng, tình cảm tha thiêt, biết
ơn vô hạn của nhân dân đối với Bác.
+ “bảy mười chín mùa xn”
NT Hốn dụ -> Bảy chín tuổi đời của
Bác sống có ý nghĩa cho dân cho
nước.

10

skkn


cảm tha thiết, biết ơn vô hạn của nhân
dân MN đối với Bác. Chữ “dâng” đã thể
hiện rất rõ điều đó.
Tích hợp GD kĩ năng sống cho HS: HS
tự nhận thức được vẻ đẹp phong cách
của Bác giản dị mà thanh cao, vĩ đại ,
qua đó bản thân mỗi người cần phấn
đấu để học tập và làm tấm gương đạo
đức của Bác.
D. Củng cố: Bằng sơ đồ tư duy của tiết 116
SƠ ĐỒ TƯ DUY – TIẾT 116 : VIẾNG LĂNG BÁC ( Viễn Phương )
Khổ 1,2:
Hình ảnh lăng Bác qua cảm xúc cuả tác giả:
-Hinh ảnh hàng tre: biểu tượng dân tộc đang
vây quanh lăng Bác.
-Hinh ảnh “ Măt trời trong lăng”, Bác Hồ là
lãnh tụ vĩ đại, niềm tơn kính của nhân dân.

-Hinh ảnh “ dịng người…tràng hoa”, sư
ngưỡng mộ, thành kính đối với Bác.

Viễn Phương ( 1928 ), quê ở An Giang, là cây
bút xuất hiện sớm nhất cuả lưc lương văn nghệ
giai phóng Miền Nam. Thơ Viễn Phương thường
nhỏ nhẹ, giàu tình cảm mơ mộng…

Bài thơ sáng tác năm 1976, khi tác giả ra
miền Bắc và vào lăng viếng Bác.

NÔI DUNG

E. Hướng dẫn học bài:
- Đọc thuộc lòng bài thơ, nắm vững về tác giải, tác phẩm, nghệ thuật và
nội dung của hai khổ thơ đầu. Soạn tiết 117 bài “Viếng lăng Bác” – tiết 2.
Tiết 112:
Văn bản:

VIẾNG LĂNG BÁC
( Viễn Phương)

(Tiếp theo)

A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của người con miền
Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
- Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài
thơ.

2. Kỹ năng:
- Rèn luyện HS kỹ năng đọc hiểu văn bản thơ trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ,
một khổ thơ, một bài thơ.
- Tích hợp mơn Ngữ văn với các mơn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân,
Âm nhạc để hiệu quả bài học đạt như mong muốn.
3. Thái độ:

11

skkn


- Giáo dục HS lịng kính u, nhớ ơn Bác Hồ và học tập , làm theo tấm
gương đạo đức của Bác.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK, giáo án, chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Bảng phụ; máy chiếu đa năng, clip bài hát “ Vào lăng viếng Bác”; clip
ngày Bác mất.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, soạn bài, các loại tài liệu tham khảo liên quan.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
GV: Gọi hs đọc thuộc lòng hoặc hát (Bài hát “Vào lăng viếng Bác” –
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp). GV hỏi: Em hãy cho biết bố cục của bài thơ? Nội dung và
nghệ thuật của hai phần đầu bài thơ như thế nào?
HS: Trả lời Bố cục: 4 phần
- Khổ 1: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng..
- Khổ 2: Cảm xúc về cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng viếng Bác.

- Khổ 3: Cảm xúc khi ở trong lăng.
- Khổ 4: Cảm xúc khi rời lăng.
- Nghệ thuật : Ẩn dụ, hốn dụ, điệp từ
- Nội dung: Hình ảnh đẹp của hàng tre, dòng người, tràng hoa dâng, mặt
trời rực rỡ. Thể hiện tấm lịng thành kính, sự ngưỡng vọng, tình cảm tha thiêt,
biết ơn vơ hạn của nhân dân đối với Bác.
2. Dạy bài mới: Chuyển tiếp sang dạy tiết 117: Tiết này chúng ta tiếp tục
theo dòng người vào trong lăng viếng Bác, chúng ta sẽ cảm nhận được tình cảm
của nhà thơ, của nhân dân, của chúng ta với Bác kính u.
Hoạt động của thầy và trị
u cầu cần đạt
HS đọc khổ 3:
3. Cảm xúc trong lăng
Câu thơ nào diễn tả chính xác sự tinh Bác nằm trong giấc ngủ bình n
tế và trang nghiêm của khơng gian Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.
trong lăng Bác?
- Bác đang yên ngủ giấc ngủ trong
Hai câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì?
ánh sáng dịu mát của vầng trăng.
Vầng trăng: ẩn dụ -> gợi tâm hồn cao
đẹp và thanh cao của Bác.
Bên Bác tâm trạng, cảm xúc nhà thơ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
như thế nào?
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật “ Trời xanh”: Ẩn dụ -> Khẳng định
gì để diễn tả cảm xúc này?
sự trường tồn của Bác, bác đã hóa
Sinh thời Bác sống gần gũi với thiên thân vào thiên nhiên, đấtt nước.
nhiên, với ánh trăng “Thơ Bác đầy “ Nhói” Tình cảm chân thành, đau xót
trăng” – liên hệ một số bài thơ: Ngắm đến tột cùng, sự tiếc nuối khôn nguôi

trăng, cảnh khuya, rằm tháng giêng…
12

skkn


GV: “Trời xanh” cũng là hình ảnh ẩn của nhà thơ về sự ra đi của Bác.
dụ, là biểu tượng bất diệt về Bác HồNgười đã ra đi nhưng lí tưởng, sự
nghiệp của người vẫn còn mãi. Cụm từ
“vẫn biết >< mà sao” dùng như một sự
đối lập. Đó là sự mâu thuẫn giữa lí trí
(Biết rằng hình ảnh Bác vẫn cịn sống
mãi, cũng như lí tưởng cao q của
Người) và tình cảm (đau đớn, xót xa khi
nhận thức được thực tại).
-> Những hình ảnh: mặt trời, vầng trăng,
trời xanh là biểu tượng của thiên nhiên
trường tồn vĩnh cửu, bất diệt được ví với
Bác. Bác như được hóa thân vào non
sông, xứ sở, Bác trường tồn mãi mãi, vĩ
đại, lớn lao ngang tầm vũ trụ đất trời.
GV cho HS xem clip ngày Bác mất.
Suốt mấy đêm rày đau tiễn đưa
Đời tn nước mắt, trời tn mưa.
(Tố Hữu)
Tích hợp kiến thức GDCD:
GV tích hợp thêm cho HS hiểu về
Bác: Vẻ đẹp tỏa sáng của lãnh
tụ HCM: lý tưởng độc lập dân tộc, sự
hi sinh qn mình, tinh u thương nhân

loại, lối sống giản dị, đức tính khiêm
tốn của Bác.
HS đọc khổ 4:
Khổ thơ cuối thể hiện tâm trạng gì 4. Cảm xúc khi rời lăng
của nhà thơ?
Tâm trạng đó được thể hiện qua
những từ ngữ nào?
GV Chiếu ảnh minh họa

13

skkn


Nhận xét về nhịp điệu và nghệ thuật
của khổ thơ? Tác dụng?
GV: Nhịp thơ dàn trải, điệp ngữ
“ Muốn làm” được lặp lại 3 lần gợi cảm
xúc bâng khuâng, xốn xang, lưu luyến
khơng muốn rời xa Bác. Đó là tâm
nguyện chân thành tha thiết, cảm xúc
dang trào lưu luyến và ước nguyện hòa
nhập vào thiên nhiên để được dâng hiến,
được gần gũi bên Bác. Làm tiếng chim
để hót tiếng ca vui yêu đời, làm đóa hoa
để tỏa hương thơm ngát...
- Hình ảnh “cây tre trung hiếu” cuối bài
thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì và
có ý nghĩa gì?
Nhận xét về hình ảnh hàng tre trong

khổ thơ đầu và cây tre trong khổ thơ
cuối?
-> Kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm
nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc cho
bài thơ và dòng cảm xúc được trọn vẹn,
thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ.

Hướng dẫn tổng kết
Bài thơ có những đặc sắc gì nghệ
thuật?

Qua bài học em cảm nhận được gì về
nội dung bài thơ?
Đức tính khiêm tốn, giản dị, tình yêu
thương của Bác đã trở thành huyền
thoại. Cả dân tộc Việt Nam luôn nhớ ơn
công lao của Người. Nguyện sống và
học tập theo tấm gương đạo đức của
Người.(Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ

- Thương trào nước mắt
- Muốn làm: Con chim, đóa hoa,
cây tre.
-> Nhịp điệu dồn dập, điệp ngữ, từ
ngữ biểu cảm
=> Lời tâm nguyện chân thành tha
thiết, thể hiện cảm xúc lưu luyến dâng
trào, với ước nguyện được hòa nhập
vào thiên nhiên để được dâng hiến,

được gần gũi, lưu luyến mãi bên Bác
kính u. Đó cũng là tình cảm thiêng
liêng của dân tộc Việt Nam đối với
Bác.
- Hình ảnh “cây tre trung hiếu”: Nhân
hóa, ẩn dụ - Thể hiện lịng kính u
và trung thành vơ hạn đối với Bác,
nguyện mãi mãi đi theo con đường
của Bác.
=>Cả bài thơ bốn khổ, khổ nào cũng
trào dâng một niền thương nhớ bao la
và xót thương vơ hạn, khổ nào cũng
đầy ắp những ẩn dụ đẹp và trang nhã,
thể hiện sự thăng hoa dâng trào trong
tình cảm của nhà thơ đối với Bác.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Giọng điệu trang trọng và tha thiết.
- Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp
tu từ đẹp và gợi cảm.
- Ngơn ngữ bình dị mà cơ đọng.
2. Nội dung:
Bài thơ thể hiện lịng thành kính và
niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và
của mọi người khi vào lăng viếng
Bác.

14

skkn



Chí Minh)
Năm 2015 Đảng và nhà nước ta long
trọng tổ chức kỉ niệm 70 năm ngày
Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh
2/9 tại Quảng trường Ba Đình để ơn lại
truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc
ta và công lao của Bác đối với Đất
nước. Từ đó giáo dục thế hệ trẻ Việt
Nam luôn tự hào về Lịch sử vẻ vang của
dân tộc, đồng thời phát huy truyền
thống tốt đẹp của cha ông ta trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Đất nước
(Tích hợp giáo dục kĩ năng sống)
GV cho HS nghe một số bài hát về Bác,
xem clip về Bác (Tích hợp âm nhạc)
D.Củng cố: GV củng cố lại kiến thức cho HS
GV chiếu sơ đồ tư duy cho hs quan sát
SƠ ĐỒ TƯ DUY – VIẾNG LĂNG BÁC ( Viễn Phương )
Hình ảnh lăng Bác qua cảm xúc cuả tác giả:
-Hinh ảnh hàng tre: biểu tượng dân tộc đang
vây quanh lăng Bác.
-Hinh ảnh “ Măt trời trong lăng”, Bác Hồ là
lãnh tụ vĩ đại, niềm tơn kính của nhân dân.
-Hinh ảnh “ dòng người…tràng hoa”, sư
ngưỡng mộ, thành kính đối với Bác.

Viễn Phương ( 1928 ), quê ở An Giang, là cây
bút xuất hiện sớm nhất cuả lưc lương văn nghệ

giai phóng Miền Nam. Thơ Viễn Phương thường
nhỏ nhẹ, giàu tình cảm mơ mộng…

Bài thơ sáng tác năm 1976, khi tác giả ra
miền Bắc và vào lăng viếng Bác.

NÔI DUNG
Cảm xúc cuả tác giả khi vào trong lăng
viếng Bác :
-Hinh ảnh Bác nằm trong lăng: không gian
yên tĩnh, trang nghiêm.
-Cảm xúc đau xót cuả tác giả trước hiện
thực: Bác khơng cịn nữa.

Giọng điệu thành kính trang nghiêm, thiết
tha, xúc động.

Nhip điêu chậm trang trọng, sâu
lắng.

NGHỆ THUẬT
Hinh ảnh thơ mang tính biểu tượng, ẩn
du, vưà gần gũi vưà có sức khái quát và
có giá tri biểu cảm.

Ý NGHIÃ VĂN BẢN

Tâm trạng cuả tác giả khi rời lăng: Lưu
luyến, mong muốn đươc ở mãi bên Bác
( muốn hóa thân: làm con chim, đóa hoa,

cây tre để dâng tiếng hát, hương thơm và
canh giấc ngủ cho Người ) – Lòng thành
kính, thiêng liêng cuả người con Nam Bộ
đối với Bác.

Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động , tấm lòng thành
kính, biết ơn sâu sắc cuả tác giả khi vào lăng viếng
Bác.

E. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Sưu tầm một số bài thơ, câu thơ về Bác.
- Soạn bài “ Sang thu” của Hữu Thỉnh và “Nói với con” (Y Phương).
15

skkn


2.3.4. Giải pháp 4: Rèn luyện kĩ năng nắm bắt kiến thức liên môn của
học sinh
Sau khi truyền thụ kiến thức mơn học chính cho HS giáo viên đồng thời
phải kiểm tra cả kiến thức liên môn để học sinh khắc sâu những nội dung đã
học.
Muốn có thể tích hợp được những kiến thức liên những mơn học khác địi
hỏi giáo viên phải khơng ngừng tìm hiểu thơng tin kiến thức khơng chỉ trong
SGK các mơn học khác, mà cịn phải tìm hiểu thêm ở cả những tư liệu có liên
quan qua các phương tiện thông tin đại chúng, những kiến thức xã hội.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Từ thực tế áp dụng sáng kiến “ Tích hợp kiến thức liên mơn trong dạy học

Ngữ văn ở trường THCS” bản thân tôi đã thấy được phần nào hiệu quả khi thực
hiện tại trường THCS Quang trung.
Đặc biệt trong năm học 2016-2017 tôi đã triển khai thực hiện đối với học
sinh lớp 9, lớp cuối cấp các em chuẩn bị thi vào lớp 10:
- Các em tự tin hẳn lên khi học các tác phẩm văn học, khơng cịn lung
túng khi học bài.
- Những kiến thức đã học các em đều nhớ rất lâu, chắc kiến thức, khơng
cịn kiểu nhớ một cách mơng lung, trừu tượng nữa.
- Trong các tiết học các em cảm thấy rất hào hứng, mỗi khi được gợi lại
những kiến thức của các mơn học khác đã được học.
Qua đó chất lượng học tập của các em tiến bộ hơn hẳn so với trước cụ thể:
Học kì 2: năm học: 2019-2020
Lớp9A4
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Số hs
54
18
19
15
2
Tỉ lệ %
100%
33,3
35,2
27,8
3,7

Đặc biệt sang học kì 2 năm học 2019-2020 chất lượng học sinh lớp 9a4
kiểm tra giữa học kì 2 mơn Ngữ văn của trường THCS Quang Trung vượt trên.
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS là
phương pháp dạy học rất cần thiết, giúp học sinh nắm bắt kiến thức tốt hơn,
đồng đều hơn. Trong q trình giảng dạy, tơi đã hình thành cho học sinh các kĩ
năng tìm hiểu kiến thức liên mơn học có liên quan đến mơn học chính. Từ đó
các em rút ra được phương pháp học phù hợp với từng dạng bài, mơn học cụ thể
của mình. Các em có thể dễ dàng nhận thấy môn Ngữ văn không chỉ liên quan
kiến thức với những mơn xã hội mà cịn liên quan đến cả các môn tự nhiên và
một số môn khoa học khác.
Để sáng kiến thu được kết quả cao địi hỏi giáo viên phải khơng ngừng
tìm hiểu kiến thức liên mơn mới có kiến thức để thực hiện trong nội dung các
bài giảng, tiết dạy. Giúp học sinh u thích mơn học, tạo được hứng thú trong
các tiết học của mình.

16

skkn


Trên đây là những kinh nghiệm được bản thân tôi rút ra qua thực tế dạy
học. Tuy chưa nhiều nhưng cũng đã mang lại cho tôi những niềm vui khi đón
nhận kết quả học tập của các em học sinh.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình nghiên cứu, nhưng kinh
nghiệm cá nhân chưa nhiều, vì vậy tơi rất mong được sự trao đổi, góp ý chân
thành của đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị:
Với nhà trường : Tăng cường dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm cho

việc giảng dạy đạt hiệu quả cao. Bổ sung thêm một số tài liệu tham khảo để
phục vụ tốt cho việc giảng dạy.
Với phòng GD &ĐT và Sở GD &ĐT: Tổ chức các chuyên đề để trao
đổi kinh nghiệm.
TP Thanh Hóa, ngày 21 tháng 05 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA THỦ
Tôi xin cam kết đây là sáng kiến của bản thân,
TRƯỞNG ĐƠN VỊ:
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết:

Trịnh Thị Uyên

17

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Ngữ văn 9 NXB Giáo dục
Vũ Khắc Phi – Tổng Chủ biên
2. Giới thiệu giáo án Ngữ văn 9 NXB Hà Nội – Đỗ Thúy, Lê Huân, Thảo
Nguyên
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS – Tập
Hai – NXBGD Việt Nam (2/2010)
4. SGK các môn Sử, Địa, GDCD, Âm nhạc, Sinh học THCS…

18

skkn



MỤC LỤC

PHẦN

1

2

3

NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. Nội dung:
2.1. Cơ sở lý luận:
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

TRANG
1

1
2
2
2
2
2
2
3
4
16
16
17

19

skkn



×