Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Skkn sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn địa lí lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong tất cả các mơn học, mơn Địa lí là mơn học cần nhiều đến bản đồ, vì
“Đặc trưng của địa lí là bản đồ”, bản đồ vừa là phương tiện để khai thác kiến
thức, vừa là phương tiện để minh hoạ cho bài học.
Bên cạnh bản đồ thì lược đồ và biểu đồ cũng là một phương tiện dạy học có
hiệu quả trong mơn Địa lí.
Tuy nhiên, để bộ mơn Địa lí thêm phần hấp dẫn đối với học sinh, tôi đã
mạnh dạn sử dụng thêm một phương tiện dạy học tích cực, đó là “sơ đồ tư duy”.
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học đã thực sự đem lại những kết quả
khả quan, nó khơng những giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy, sáng tạo mà
còn rèn luyện ở các em kĩ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kĩ năng trình bày,
giải quyết vấn đề…và hơn hết, nó làm cho các em hứng thú và u thích bộ mơn
Địa lí hơn.
Vậy sơ đồ tư duy là gì? sử dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy như thế nào cho
có hiệu quả? có nhất thiết bài nào cũng sử dụng được sơ đồ tư duy khơng? Đó là
câu hỏi khơng phải giáo viên nào cũng có thể trả lời được.
Qua thực tiễn giảng dạy, áp dụng sơ đồ tư duy vào dạy học môn Địa lí lớp
11, tơi đã đúc kết được một số kinh nghiệm. Từ đó, tơi đã mạnh dạn viết sáng kiến
kinh nghiệm: “Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học mơn Địa
lí lớp 11”, xin chia sẻ cùng bạn bè, đồng nghiệp, hi vọng sẽ hữu ích cho các giáo
viên dạy Địa lí.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với mong muốn xây dựng những tiết học sôi nổi, tạo hứng thú học tập, kích
thích tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh. Đặc biệt, khi sử dụng sơ đồ tư duy
trong giảng dạy đã tạo nên những ấn tượng về các nội dung học tập rõ nét và sâu
sắc.
Nghiên cứu vấn đề này nhằm các mục đích cụ thể sau:
1. Tăng cường gợi mở, hướng học sinh tập trung vào hoạt động học. Qua đó
giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức và nhận biết các hiện tượng địa lý một
cách trực quan sinh động, từ đó học sinh tích cực chủ động trong lĩnh hội tri thức.


2. Bản thân có điều kiện trau dồi thêm kinh nghiệm trong giảng nhằm truyền
đạt kiến thức tốt hơn và việc tiếp thu của học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
3. Các giải pháp đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm của tơi mang tính thiết
thực gắn với bài giảng môn địa lý lớp 11, chứ không mang tính lý luận hay chung
cho nhiều mơn học.
4. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm nếu được vận dụng rộng rãi trong dạy
học nó khơng chỉ góp phần đổi mới phương pháp dạy học mà cịn phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh, mặt khác cịn rèn luyện kĩ
năng quan sát, phân tích tư duy Địa lý lôgic cho học sinh. Đồng thời nó cịn góp
phần trau rồi kiến thức, kỹ năng trong dạy học cho mỗi giáo viên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài này sẽ nghiên cứu và tổng kết về các bước thực hiện việc xây dựng,
sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lý lớp 11.

skkn

1


1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tìm hiểu phương pháp của các nhà giáo dục về vấn đề có liên quan đến đề
tài.
- Dựa trên những kiến thức về internet, các phần mềm và xử lí các bài giảng
- Dựa trên những quan điểm của giáo dục: Lấy người học làm trung tâm nhằm
phát huy các tố chất và gây hứng thú tiếp nhận kiến thức cho học sinh.
1.4.2. Phương pháp thống kê xử lý số liệu
- Tiến hành kiểm tra thực nghiệm ở một lớp để kiểm chứng các biện pháp sư
phạm, trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học.
- Nếu vận dụng các biện pháp theo đúng yêu cầu đề tài nêu ra sẽ nâng cao chất

lượng bài giảng, gây hứng thú khi tiếp nhận kiến thức cho học sinh, góp phần nâng
cao hiệu quả chất lượng dạy và học môn địa lý khối 11.

skkn

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức về thế giới xung
quanh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác
giáo dục. Nhằm hướng học sinh có cách thức học tập tích cực và tự chủ, chúng ta
không chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em
hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện
mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các
mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…
Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là sơ
đồ tư duy [1].
Vậy “sơ đồ tư duy” là gì? Sơ đồ tư duy (hay bản đồ tư duy) là một kĩ thuật
hình hoạ, có đường nét, màu sắc, từ ngữ, hoạt động dựa trên sự tưởng tượng và kết
nối. Sơ đồ tư duy giúp chúng ta tự do suy nghĩ và phát huy tiềm năng sáng tạo
trong mỗi con người chúng ta.
Về lịch sử, con người sử dụng sơ đồ tư duy đã có cách đây hàng thế kỷ,
nhằm hỗ trợ trong việc học tập, tư duy, ghi nhớ, giải quyết vấn đề, báo cáo,…,
nhưng Tony Buzan được cho là người đầu tiên đưa ra sơ đồ tư duy hiện đại vào
năm 1960. Ông cho rằng, những cách ghi chép cũ bắt buộc mọi người phải đọc từ
trái sang phải rồi từ trên xuống dưới, trong khi người đọc thường đọc cả trang
không theo một trật tự tuyến tính nào cả, vì thế ông cải biến nó. Theo phương pháp
cải tiến của Tony Buzan, sơ đồ tư duy sẽ có cấu tạo như một “cái cây” (nằm chính

giữa), xung quanh có nhiều nhánh lớn khác nhau. “Cái cây” ở giữa sơ đồ là một ý
tưởng chính hay hình ảnh trung tâm, nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn
đề liên quan rất quan trọng với ý tưởng chính. Các nhánh lớn này tiếp tục được
phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện
chủ đề kiến thức ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến
thức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh
tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm của người dạy (hay người học) một cách đầy đủ
và rõ ràng nhất [2].
Như vậy, trên thế giới việc sử dụng sơ đồ tư duy đã được nghiên cứu, hệ
thống hóa và sử dụng một cách phổ biến.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, sơ đồ tư duy mới được biết đến nhưng nó
đã thực sự thổi một luồng gió mới vào cơng tác dạy và học, tạo ra sự hào hứng
không chỉ trong học sinh mà cả trong giáo viên.
Đối với học sinh, khi các em muốn xây dựng một sơ đồ tư duy thì các em
phải sử dụng hết tất cả các kĩ năng quan sát, kĩ năng đọc, phân tích tài liệu, đặc biệt
là kĩ năng tư duy (gồm các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá,
khái quát hoá) và cuối cùng là kĩ năng vẽ. Trong khi vẽ sơ đồ tư duy để thể hiện
mối liên hệ giữa các kiến thức thì các em cịn tưởng tượng, sáng tạo ra các cách thể
hiện khác nhau, cách phối hợp màu sắc để nhấn mạnh các kiến thức quan trọng để
khi nhìn vào sơ đồ sẽ gây ấn tượng mạnh làm cho não nhớ nhanh mà khơng cần
học thuộc nhiều lần [3].
Tóm lại, sơ đồ tư duy là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ

skkn

3


não rồi đưa thơng tin ra ngồi bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy tính
sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Là một giáo viên đứng lớp nhiều năm, bản thân tôi cũng như nhiều giáo viên
khác nhận thấy rằng: học sinh ở trường sở tại tơi đang giảng dạy nói riêng và đa số
học sinh Việt Nam nói chung có nhiều điểm yếu, mà nguồn gốc của những điểm
yếu này chính là ở phương pháp dạy học “thụ động” một chiều, “thầy đọc - trị
chép” trước đây. Có thể kể ra một vài điểm yếu sau:
Điểm yếu thứ nhất là kĩ năng thuyết trình, chỉ trừ một số em có năng khiếu
bẩm sinh, thì đa số học sinh có kĩ năng thuyết trình rất yếu. Các em thường khơng
tự tin, rất ngại và lúng túng khi đứng trước đám đông, điều này đã hạn chế sự bộc
lộ năng khiếu của mỗi em.
Điểm yếu thứ hai là kĩ năng làm việc nhóm, do tâm lí ỷ lại, dựa dẫm, nên kết
quả làm việc nhóm (nhóm 4 người trở lên) của học sinh thường rất hạn chế, không
phát huy được năng lực tổng hợp của cả nhóm, mà chỉ là kết quả làm việc của một
đến hai em.
Điểm yếu thứ ba là khả năng khái quát hoá vấn đề, cho các em học thuộc bài
thì có thể các em học rất nhanh vì đa số là học vẹt, học lí thuyết là chính, cịn kĩ
năng khái qt hố, tổng hợp kiến thức thì rất yếu, bởi các em chưa nắm được bản
chất của vấn đề.
Điểm yếu thứ tư là kĩ năng tư duy, sáng tạo; chính vì tâm lí ỷ lại, cùng với
cách học thụ động đã phần nào hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo của các em….
Ý thức được những điểm yếu này của học sinh và trách nhiệm của bản thân
cần phải rèn luyện, khắc phục những điểm yếu này cho các em. Cho nên, trong quá
trình giảng dạy, tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với sử dụng các phương tiện dạy học hiện
đại, kết quả đạt được cũng rất khả quan.
Tuy nhiên, với đặc thù bộ mơn Địa lí là một mơn khoa học xã hội, khối
lượng kiến thức rất lớn nên không thể tránh khỏi là học sinh phải học thuộc lòng và
nhớ máy móc. Chính vì vậy, tơi ln băn khoăn, làm thế nào để các em ít phải học
thuộc bài mà vẫn nắm được cốt lõi của bài học, đồng thời hạn chế đến mức thấp
nhất những điểm yếu của các em (như đã trình bày ở trên) và hơn hết là làm thế

nào để các em u thích bộ mơn Địa lí hơn.
Trong q trình tìm kiếm giải pháp, tơi đã đọc được cuốn sách “How to
mind Map - Lập sơ đồ tư duy” của tác giả Tony Buzan, chính cuốn sách này đã
làm tôi nảy ra sáng kiến là sử dụng sơ đồ tư duy vào tiết dạy Địa lý. Cụ thể, tôi đã
áp dụng sơ đồ tư duy vào trong các tiết dạy Địa lí lớp 11 (chương trình chuẩn). Kết
quả đạt được đã làm tơi thực sự bất ngờ vì nó đã tạo ra sự hứng thú cao độ trong
học sinh, các điểm yếu của các em phần nào đã được cải thiện đáng kể.
Vậy làm thế nào để lập được một sơ đồ tư duy? Giáo viên và học sinh cần
chuẩn bị những gì?
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Cách thức để lập một sơ đồ tư duy
2.3.1.1. Các yêu cầu đối với giáo viên và học sinh

skkn

4


* Đối với giáo viên
Giáo viên cần có kiến thức cơ bản về sơ đồ tư duy, nên đọc cuốn sách “How
to mind map - Lập sơ đồ tư duy” của Tony Buzan (NXB tổng hợp thành phố Hồ
Chí Minh). Giáo viên cũng cần tiến hành tự vẽ một số sơ đồ tư duy trước để có
kinh nghiệm hướng dẫn cho học sinh. Để thuận lợi hơn, tôi đã trực tiếp giới thiệu
cho các em về cuốn sách này để các em photo lại hoặc tìm mua để học.
* Đối với học sinh 
Học sinh cần chuẩn bị kiến thức muốn thể hiện trên sơ đồ, một số dụng cụ
để lập sơ đồ như giấy trắng cỡ A4 hoặc A3 hoặc mặt sau của tờ lịch treo tường; bút
chì, bút chì màu, thước, bút, tẩy,….Và cuối cùng là trí tưởng tượng cũng như sự
sáng tạo của các em.
2.3.1.2. Các bước cơ bản để lập một sơ đồ tư duy

Vẽ trung tâm: trung tâm sơ đồ là nội dung chính cần thể hiện. Tuy nhiên,
chúng ta cần dùng một hình ảnh hay một bức tranh để thể hiện cho ý tưởng trung
tâm , nó giúp người vẽ sử dụng trí tưởng tượng của mình và tập trung hơn vào
điểm quan trọng, đặc biệt nó làm bộ não phấn chân lên. Ngồi ra nên dùng màu sắc
để vẽ. [4].
Tạo các nhánh sơ đồ và nối với trung tâm: Từ trung tâm chúng ta tỏa ra các
nhánh chính là những ý lớn của nội dung. Từ mỗi nhánh cấp 1 chúng ta lại tạo ra
nhánh cấp 2, cấp 3, cấp 4,….dựa vào nội dung của nhánh đó. Cuối cùng, chúng ta
có nội dung với các mối liên hệ thể hiện đầy đủ và chính xác trên sơ đồ. [5].
Ví dụ: Bài 5 - Tiết 1. Một số vấn đề của Châu phi (Địa lí 11)
Ý trung tâm của sơ đồ là dòng chữ : Một số vấn đề của Châu Phi. Từ ý trung
tâm của sơ đồ chúng ta toả ra các nhánh chính (nhánh cấp 1) là những ý lớn của
nội dung. Từ mỗi nhánh cấp 1 chúng ta lại tạo ra các nhánh cấp 2, cấp 3, cấp 4,…
dựa vào nội dung của nhánh đó
Có thể minh hoạ bằng hình vẽ sau:
BÀI 5- TIẾT 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI

skkn

5


2.3.1.3. Những lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy
- Luôn dùng hình ảnh, màu sắc để nhấn mạnh các nội dung quan trọng.
- Chỉ dùng mỗi từ khoá trong mỗi dịng. Vì sao? Vì các từ khố mang lại cho
sơ đồ tư duy nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay những hình
ảnh đơn lẻ giống như cấp số nhân, mang đến cho sự liên tưởng và liên kết của nó
diện mạo đặc biệt.
- Vẽ nhiều đường cong hơn đường thẳng.
- Có thể vẽ bằng các hình tượng khác nhau mà vẫn thể hiện được các mối

quan hệ.
Ví dụ: bài 5 - tiết 2. Một số vấn đề của Mĩ La Tinh (Địa lí 11)
BÀI 5- TIẾT 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MỸ LA TINH

2.4. Sử dụng có hiệu quả sơ đồ tư duy trong các tiết dạy Địa lí lớp 11
Đối với mơn Địa lí lớp 11, có thể sử dụng sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ,
hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, hệ thống hố
kiến thức trong tiết ơn tập.
Tuy nhiên, giáo viên cần vận dụng linh hoạt sơ đồ tư duy vào bài dạy, khơng
nhất thiết bài nào cũng có thể sử dụng được sơ đồ tư duy (có những bài chỉ sử dụng
sơ đồ tư duy vào một mục lớn hoặc có những bài khơng thể sử dụng sơ đồ tư duy
được). Nói chung, tuỳ thuộc vào nội dung của từng bài, điều kiện học tập, đối
tượng học sinh…mà giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy cho có hiệu quả.
2.4.1. Sử dụng sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ
- Đối với một số bài học có sơ đồ tư duy tương đối đơn giản thì:
+ Cách 1: Giáo viên có thể kiểm tra bài cũ bằng cách vẽ sơ đồ tư duy lên
bảng, sau đó yêu cầu học sinh hồn thiện và trình bày kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
+ Cách 2: Giáo viên có thể chuẩn bị một sơ đồ tư duy, sau đó yêu cầu học
sinh trình bày nội dung yêu cầu lên sơ đồ tư duy.

skkn

6


Ví dụ: Trình bày các biểu hiện chủ yếu của tồn cầu hóa kinh tế. Xu hướng tồn
cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì?
XU HƯỚNG TỒN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ (BÀI 2)

2.4.2. Sử dụng sơ đồ tư duy để hỗ trợ dạy học kiến thức mới

Một số hoạt động dạy học trên lớp với sơ đồ tư duy:
Hoạt động 1: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo
viên.
Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết
minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.
Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về
kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh
hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Hoạt động 4: Giáo viên chuẩn kiến thức bằng một sơ đồ tư duy do giáo viên đã
chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh.
Lưu ý:  Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học sinh
có chung một kiểu sơ đồ tư duy, giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt
kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức, mục tiêu chính là để
khắc sâu bài học và HS tiếp thu bài nhanh, hiệu quả.
Ví dụ: Sử dụng sơ đồ tư duy vào bài 5 - tiết 2. Một số vấn đề của Châu Phi.
Hoạt động 1: Lập sơ đồ tư duy. 
Trước tiên, giáo viên có thể cho học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá
nhân với câu hỏi:
- Nêu đặc điểm tự nhiên của Châu Phi. Những đặc điểm đó gây nên những
khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế Châu Phi.
- Nêu đặc điểm dân cư, xã hội của Châu Phi.
- Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Châu Phi kém phát triển….
Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy. 
Cho một vài học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo,
thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.

skkn

7



Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện sơ đồ tư duy. 
Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy .
Hoạt động 4: Chuẩn kiến thức bằng một sơ đồ tư duy do giáo viên đã chuẩn bị sẵn
hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh.

2.4.3. Sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học
- Cách 1: Giáo viên có thể vẽ một sơ đồ tư duy lên bảng hoặc giáo viên có
thể chuẩn bị sẵn một sơ đồ tư duy (chưa điền nội dung), sau đó gọi học sinh lên
hồn thành sơ đồ tư duy mà giáo viên đã vẽ.
- Cách 2: Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng vẽ một sơ đồ tư duy để hệ
thống hoá kiến thức bài vừa học.
- Sau khi học sinh điền xong nội dung trên sơ đồ tư duy hoặc vẽ xong sơ đồ
tư duy, giáo viên nên chuẩn lại kiến thức.
Ví dụ: Sau khi dạy xong bài. Giáo viên có thể cho học sinh củng cố kiến thức bằng
sơ đồ tư duy.
BÀI 9- TIẾT 2. NHẬT BẢN ( KINH TẾ)

skkn

8


2.4.4. Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức trong tiết ơn tập
Trong tất cả các tiết dạy, có lẽ tiết ơn tập là tiết mà giáo viên gặp nhiều khó
khăn, bởi khối lượng kiến thức thì nhiều mà thời gian của một tiết học thì khơng
thể đủ để có thể truyền tải hết nội dung ôn tập. Tuy nhiên, sử dụng sơ đồ tư duy là
một trong những phương pháp hiệu quả góp phần làm cho tiết ơn tập trở nên nhẹ
nhàng hơn, nó vừa hệ thống hoá được kiến thức, vừa huy động được tất cả học sinh
tham gia xây dựng bài một cách hào hứng.

Vậy sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết ôn tập như thế nào cho có hiệu quả?
Có thể tóm tắt các bước sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết ôn tập như sau:
- Giáo viên hướng dẫn và giao cho học sinh hoặc nhóm học sinh về nhà
chuẩn bị trước nội dung của tiết ôn tập thể hiện bằng sơ đồ tư duy (giáo viên nên
giới hạn thời gian trình bày).
- Trong tiết ơn tập, đại diện học sinh lên trình bày trước lớp, các học sinh
khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên góp ý và chuẩn lại kiến bằng sơ đồ tư duy do giáo viên chuẩn bị
trước hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã chỉnh sửa hoàn chỉnh.
Học sinh làm tốt, giáo viên nên khuyến khích bằng cách cộng điểm, hoặc cho
điểm các em.
Ví dụ: Tiết 17 - Ơn tập (Địa lí 11)
Trước tiết ôn tập: Giáo viên chia học sinh làm 4 nhóm lớn (các nhóm lớn lại chia
thành các nhóm nhỏ), mỗi nhóm vẽ một sơ đồ tư duy với nội dung:
Nhóm 1: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Tự nhiên, dân cư)
Nhóm 2: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Kinh tế)
Nhóm 3: Liên minh Châu Âu ( EU)
Nhóm 4: Liên bang Nga (Tự nhiên, dân cư và xã hội)
Thời gian trình bày của mỗi nhóm giới hạn từ 5 - 11 phút.
Trong tiết ơn tập, đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
Giáo viên chuẩn lại kiến thức bằng 4 sơ đồ tư duy sau:
BÀI 6 - HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (TỰ NHIÊN – DÂN CƯ)

skkn

9


BÀI 6 - HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (KINH TẾ)


BÀI 7- LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

skkn

10


BÀI 8 - LB NGA

2.5. Giới thiệu một số phần mềm lập sơ đồ tư duy
2.5.1. Phần mềm Imind Map
Đây chính là phần mềm do Tony Buzan sáng tạo nên, phần mềm này có
nhiều ưu điểm và rất dễ sử dụng, có thể xuất ra file Word hoặc file Power Point
khá dễ dàng. Giáo viên có thể cài vào máy phần mềm này và giới thiệu cho học
sinh, bằng cách gõ vào ơ tìm kiếm của google cụm từ “download phần mềm
Imindmap”, hoặc có thể trực tiếp vào trang web: www.imindmap.com để tải phần
mềm imind Map về máy. [7].
Phần hướng dẫn sử dụng, giáo viên xem hoặc download trên Youtube.com.
[8].
Hiện nay, phần mềm Imind map đã có phiên bản 3D với hình ảnh rất đẹp,
đồng thời có ưu điểm là khơng cần chuột máy tính để vẽ, có thể vẽ bằng bút trực
tiếp lên màn hình máy tính, điều này làm cho người sử dụng không bị gián đoạn
suy nghĩ mà thoả sức sáng tạo.

skkn

11


Giao diện của phần mềm Imind Map


2.5.2. Phần mềm Mind Menerge
Mind Menerge cũng là một phần mềm để vẽ sơ đồ tư duy nhưng so với
Imind Map thì phần mềm này sử dụng khó hơn, sản phẩm vẽ ra vẽ ra không đẹp
bằng.

Giao diện của phần mềm Mind Menerge

skkn

12


2.6. Kết quả
Học kì I, năm học 2019 - 2020, tôi bắt đầu sử dụng sơ đồ tư duy vào tiết dạy.
Để đánh giá tác dụng thực tế của việc lập sơ đồ tư duy đối với quá trình tiếp thu,
ghi nhớ và vận dụng kiến thức của học sinh. Tôi đã cho kiểm tra 15 phút và kiểm
tra học kì 1 tiết, sau đó so sánh kết quả giữa 2 lớp thực nghiệm (lớp 11B5: 40 học
sinh và lớp 11B7: 41 học sinh) và 2 lớp đối chứng (lớp 11B2: 40 học sinh; lớp
11B6: 40 học sinh). Lớp thực nghiệm là lớp có ứng dụng sơ đồ tư duy trong tiết
học, cịn lớp đối chứng là lớp khơng sử dụng loại sơ đồ này. Kết quả được liệt kê ở
bảng 1 và bảng 2, đồng thời được khái quát hố bằng biểu đồ (hình 1 và hình 2):
Bảng 1: Kết quả kiểm tra 15 phút (của học kì I)
Đơn vị

Lớp thực
nghiệm
Lớp đối
chứng


Điểm dưới TB Điểm TB, TB khá
<5
5 <7
Học sinh
3
14
%
3,2
15,1
Học sinh
7
40
%
7,4
42,1

Điểm khá
7,0 < 8,0
53
57,0
37
38,9

Điểm giỏi
8 - 11
23
24,7
11
11,6


Hình 1: Kết quả kiểm tra 15 phút học kỳ 1
3,2
15,1

24,7

11,6

38,9

57,0

Lớp thực
nghiệm
Chú giải:

7,4

42,1

Lớp đối chứng
Điểm dưới TB (<5)

Điểm khá (7<8)

Điểm TB, TB khá (5<7)

Điểm giỏi (8-10)

skkn


13


Bảng 2: Kết quả kiểm tra 1 tiết học kì I
Đơn vị
Lớp thực
nghiệm
Lớp đối
chứng

Học sinh
%
Học sinh
%

Điểm yếu
<5
2
2,2
6
6,3

Điểm TB, TB khá
5 <7
13
14,0
38
40,0 42,1


Điểm khá
7,0 < 8,0
51
54,8
40
42,1

Điểm giỏi
8 - 11
27
29,0
11
11,6

Hình 2: Kết quả kiểm tra 1 tiết học kỳ I
2,2
16,1

14,0

6,3

29,0
42,1

40,0

54,8

Lớp thực nghiệm

Chú giải:

Lớp đối chứng

Điểm dưới TB (<5)

Điểm khá (7<8)

Điểm TB, TB khá (5<7)

Điểm giỏi (8-10)

Qua bảng số liệu và biểu đồ, tơi nhận thấy, ở bài kiểm tra 15 phút thì tỉ lệ
học sinh đạt điểm yếu và điểm trung bình - trung bình khá của lớp thực nghiệm
thấp hơn so với lớp đối chứng lần lượt là 2,3 và 2,8 lần; ngược lại tỉ lệ học sinh đạt
khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng lần lượt là 1,5 và 2,1 lần. Đối
với bài kiểm tra 1 tiết học kì I, mặc dù điểm yếu của lớp đối chứng có giảm, tuy
nhiên điểm giỏi của lớp thực nghiệm vẫn cao hơn 2,5 lần.
Kết quả này đã bước đầu chứng minh được một phần tác dụng to lớn của sơ
đồ tư duy đối với hoạt động nhận thức của học sinh.
Ngồi kết quả này, tơi cịn nhận thấy, sơ đồ tư duy cịn có tác dụng rất lớn
trong việc tạo hứng thú học tập cho các em học sinh ở các lớp thực nghiệm. Đặc
biệt, tôi đã phát hiện thêm nhiều học sinh có năng khiếu vẽ rất tốt và khả năng
tưởng tượng, sáng tạo của các em là rất lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì sơ đồ tư duy khơng phải là
khơng có những hạn chế như: nếu khơng dặn dị học sinh về chuẩn bị trước thì khó

skkn

14



có thể thành cơng trong bài dạy. Hơn nữa, tổ chức dạy học với sơ đồ tư duy, giáo
viên thường sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, chính vì vậy nếu một lớp học
quá đông học sinh, sự ồn ào là khó tránh khỏi. Điều này địi hỏi giáo viên phải
quản lí lớp tốt. Mặt khác, nếu khơng có những phương tiện hiện đại trợ giúp, việc
vẽ sơ đồ tư duy bằng tay đòi hỏi giáo viên phải đầu tư khá nhiều thời gian, công
sức. Mặc dù vậy, sơ đồ tư duy vẫn là một phương tiện dạy học và phương pháp ghi
chép mang lại nhiều hiệu quả nhất mà đáng được nhân rộng hiện nay. [6].
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học ở trường, tôi nhận thấy, sử dụng
sơ đồ tư duy trong dạy học giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và
huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản
phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của học sinh
và cũng là niềm vui của chính thầy cơ giáo và phụ huynh học sinh khi chứng kiến
thành quả lao động của học trị của mình. Cách học này còn phát triển được năng
lực riêng của từng học sinh khơng chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên sơ đồ tư duy), hệ
thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để
ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự
vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống. Bên cạnh đó, rèn luyện
cho học sinh kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình trước đơng người, giúp
các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là những điểm cần rèn luyện của học
sinh trong thời đại mới.
Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác
như đàm thoại gợi mở, vấn đáp, thuyết trình tích cực,…góp phần đổi mới phương
pháp dạy học.
Sơ đồ tư duy là một cơng cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với
bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế sơ
đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ,…bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,…

hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm lập sơ đồ tư duy.
Tóm lại, sơ đồ tư duy là một cơng cụ hữu ích cho hoạt động dạy, học mơn
Địa lí nói riêng và các mơn học khác nói chung ở trường trung học phổ thông, giúp
cho hoạt động nhận thức của học sinh thuận lợi hơn, kích thích sự đam mê học tập
của học sinh, từ đó cho kết quả học tập cao hơn, đồng thời, qua đó, học sinh thêm
hứng thú và yêu thích bộ mơn Địa lí hơn, đây cũng là niềm vui lớn nhất của giáo
viên như tôi khi giảng dạy bộ môn này.
3.2. Kiến nghị
Nên phổ biến phương pháp vẽ sơ đồ tư duy cho học sinh các lớp thông qua
hoạt động của Đồn TNCS Hồ Chí Minh để các em biết thêm một phương pháp
học tập mới.
Các tổ bộ môn nên tạo các sơ đồ tư duy sau mỗi bài, chương để làm đồ dùng
dạy học, đồng thời, các giáo viên nên nên thường xuyên dự giờ và trao đổi kinh
nghiệm lẫn nhau, để nhân rộng việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tơi trong q trình tìm kiếm, áp dụng

skkn

15


phương tiện dạy học mới vào giảng dạy, vì thế khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Tơi rất mong nhận được sự góp ý từ đồng nghiệp và những thầy cơ giáo nhiều kinh
nghiệm.
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 6 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

TÔI XIN CAM ĐOAN ĐÂY LÀ SKKN
CỦA MÌNH VIẾT, KHƠNG SAO CHÉP

CỦA NGƯỜI KHÁC

Trần Quang Tuấn

skkn

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Mai Xuân San (2001), Rèn luyện kĩ năng địa lí, NXB GD, Hà Nội
[2]. [4].[5].Tony Buzan (2007), Lập sơ đồ tư duy, NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh
[3]. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện
chương trình, sách giáo khoa lớp 11 mơn Địa lí, NXB GD, Hà Nội.
[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011). Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kĩ
năng mơn Địa lí 11, NXB Giáo dục, Hà Nội
[7]. www.imindmap.com
[8]. www.youtube.com

skkn

17


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN
ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SKKN SỞ GD – ĐT ĐÁNH GIÁ
STT
1
2
3


TÊN ĐỀ TÀI
Kinh nghiệm và biện pháp nâng cao hiệu quả giáo
dục đạo đức cho học sinh chậm tiến trường THPT
Lam Kinh
Giải pháp phòng chống bạo lực học đường cho học
sinh tại trường THPT Lam Kinh
Một số biện pháp nâng cao giáo dục đạo cho học
sinh đức tại trường THPT Lam Kinh trong thời kỳ
hội nhập quốc tế

skkn

XẾP LOẠI

NĂM HỌC

B

2015 - 2016

C

2016 - 2017

C

2018 – 2019

18




×