Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Áp dụng pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải thực tiễn tại công ty tnhh dịch vụ vận tải hoà bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 88 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

N3IA J1H1 Nil 9NỌHỈ'ỉi
NVQ OỌÍ1Ũ 31 HNIM 3ỊH IVQ

ĐINH QUỐC TRÌNH
ĐAI HỌC KINH TẾ QC DÃN

Tĩ. THÕNG TIN ĨHƠ VIÊN

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐÒNG CUNG ỨNG
DỊCH VỤ VẬN TẢI - THựC TIỄN TẠI CÔNG TY
TNHH DỊCH vụ VẬN TẢI HỒ BÌNH

CHUN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

MÃ NGÀNH: 8380107

LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT KINH TÉ

Người hướng dẫn khoa học: TS.Vũ Văn Ngọc
ĐẠI HỌC KINH TẺ' Quốc DÂN
TT. THÔNG TIN TÌ1U VIỆN

PHỊNG LUẬN ÁN - TƯ LIỆU
Hà Nội, 2019

THÍ-



LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi, vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi

phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Đinh Quốc Trình


YÊU CÀU CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VÃN THẠC sĩ VỀ

Những điểm cần sửa chữa bổ sung trước khi nộp luận văn chính thức cho
Viện đào tạo SĐH ’

..... 1.........................

•..............................................

IM.................................................... r.

r

Chủ tịch Hội đồng

(Ký và ghi rõ họ tên)

. Ị Q ■ I

1 Nêu học viên có trách nhiệm, chỉnh sửa theo yêu cầù của Hội đồng chấm luận văn. Trong trường hợp không chinh,
sửa sẽ-không được công nhận kết quả bảo vệ



CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT LUẬN VẤN TỐT NGHIỆP CAO HỌC LUẬT

Của học viên Đinh Quốc Trĩnh với đề tài:

“Áp dụng pháp luật về họp đồng cung ứng dịch vụ vận tải - thực tiễn tại Công ty
TNHH Dịch vụ vận tằi Hịa Bình”
Chun ngành

: Luật Kinh tế

Mã số

: 8.38.01.07

Người nhận xét : PGS. TS. Vũ Thị Lan Anh - Phản biện II
Cơ quan công tác:Trường Đại học Luật Hà Nội
Là người phản biện II trong Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ luật học, sau khi
đọc kỹ bản luận văn của học viên Đinh Quốc Trình với đề tài “Áp dụng pháp luật
về hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải - Thực tiễn tại Công ty TNHH Dịch vụ vận
tải Hịa Bình”, tơi có một số nhận xét như sau:
1. về tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Cung ứng dịch vụ vận tải một ngành dịch vụ quan trọng, đóng vai trị hỗ trợ,
kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa
phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hiện nay, Việt

Nam được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, có nhiều cơ hội để
thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ này. Trong thời gian qua, cơng tác hồn thiện
pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải cũng đã được Nhà nước và Chính
phủ rất quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình đưa vào áp dụng trong thực tế, những
quy định này cũng đã dần bộc lộ những hạn chế, bất cập đòi hỏi cần được sửa chữa,
bổ sung kịp thời. Tôi cho rằng việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp
đồng cung ứng dịch vụ vận tải tại Cơng ty TNHH Dịch vụ vận tải Hịa Bình sẽ là
những thông tin thực tiễn sinh động giúp chúng ta có thể tìm hiểu về những ngun
nhân của bất cập, vướng mắc liên quan đến các quy định pháp luật về hợp đồng
cung ứng dịch vụ vận tải và từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị phù hợp để các
quy định này được thực thi hiệu quả trong thực tế.


Chính vì vậy, tơi cho rằng đề tài nghiên cứu “Áp dụng pháp luật về hợp đồng
cung ứng dịch vụ vận tải - Thực tiễn tại Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Hịa Bình”
của học viên Đinh Quốc Trình có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
2. về sự phù hợp vói nội dung và mã số chuyên ngành

Đề tài luận văn phù hợp với nội dung chuyên ngành Luật Kinh tế, mã số
8.38.01.07.
3. về phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, luận văn đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu khoa học khác nhau như phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học của Chủ
nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân
tích, so sánh... Nhìn chung, phương pháp nghiên cứu được luận văn sử dụng là hợp
lý và hiện đại, phù họp với nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, bảo đảm độ tin cậy cho
những kết quả luận văn đã đạt được.
4. về những kết quả luận văn đã đạt được
4.1. về nội dung


Luận văn đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như sau:
Thứ nhất, luận văn đã khái quát được một số vấn đề lý luận về hợp đồng
cung ứng dịch vụ như khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng cung ứng dịch
vụ. Trong Chương 1, tác giả cũng đã phân tích và làm rõ được một số nội dung
pháp luật về họp đồng cung ứng dịch vụ vận tải như chế độ giao kết hợp đồng, chế
độ thực hiện hợp đồng, trách nhiệm pháp lý và giải quyết tranh chấp đối với hợp
đồng cung ứng dịch vụ vận tải.
Thứ hai, luận văn đã có sự giới thiệu rõ nét, chi tiết về đặc điểm tình hình
của Cơng ty TNIffi Dịch vụ vận tải Hịa Bình, từ đó trình bày được thực tiễn áp
dụng pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải tại Công ty TNHH Dịch vụ
vận tải Hịa Bình.

Thứ ba, luận văn đã đề xuất một số giải pháp có giá trị tham khảo nhằm hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch
vụ vận tải.
4.2. về hình thức:

- Luận văn có cơ cấu ba chương truyền thống, hợp lý.

- Hình thức trình bày theo đúng quy định.
5. Những hạn chế của luận văn

Bên cạnh những kết quả tích cực như đã nêu trên, tơi thấy luận văn cịn một
số hạn chế muốn trao đổi với tác giả như sau:
- Chương 1 tên chương là cơ sở lý luận nhưng nội dung chương chỉ dừng lại
ở khái quát vấn đề chung về họp đồng.

2



- Mục 1.1.1, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc trích dẫn phân tích các quy định
của pháp luật, chưa trình bày được khái niệm về hợp đồng cung ứng dịch vụ theo
quan điểm của tác già.
- Mục 1.1.2, tác giả trình bày về đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ
nhưng chưa có sự luận giải cần thiết để làm nổi bật những đặc thù của hợp đồng
cung ứng dịch vụ so với các loại họp đồng khác.
- Mục 1.2.1, tác giả chỉ mới đề cập đến thời điểm đề nghị giao kết họp đồng
có hiệu lực mà thiếu sự phân tích thời điểm quan trọng khác, đó là: thời điểm hợp
đồng hình thành và họp đồng có hiệu lực.
- Chương 2, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nêu vấn đề, trình bày giới thiệu
chung về công ty, thực tiễn áp dụng pháp luật về họp đồng cung ứng dịch vụ vận
tải tại Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Hịa Bình nhưng chưa có sự luận giải cần
thiết để chỉ ra được những kết quả đạt được cũng như là những hạn chế, bất cập và
nguyên nhân của những thực trạng đấy là từ đâu để đề ra giải pháp phù họp.
- Mục 3.2, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng cung ứng dịch vụ nhưng chưa xuất phát từ nội dung chương 2.
- Mục 3.3, các giải pháp còn chung chung, sơ sài.
- Còn nhiều lỗi chính tả, lỗi kỹ thuật (tại phần mục lục, tại các trang 2, 6, 15,
18, 19,30... ).
6. Đánh giá chung

Tuy cịn có một số hạn chế nhưng luận văn thạc sĩ luật học của học viên
Đinh Quốc Trình với đề tài “Áp dụng pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ vận
tải - Thực tiễn tại Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Hịa Bình” đã đạt được những
kết quả nhất định, về cơ bản, luận văn đã đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hình
thức theo quy định trong Quy chế Đào tạo sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đe nghị Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học chấp nhận luận văn này
và công nhận học vị thạc sĩ luật học cho học viên Đinh Quốc Trình.


Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2019

Người nhận xét

PGS. TS. Vũ Thị Lan Anh

3


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ỜNG ĐH KINH TÉ QUỐC DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do — hạnh phúc

Hà Nội, ngày 20 thảng 12 năm 2019
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT KINH TẾ

Đề tài: Áp dụng pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải thực tiễn tại Công ty TNHH dịch vụ vận tải Hịa Bình

Của Học viên : Đình Quốc Trình

Người nhận xét: TS Dương Nguyệt Nga
Cơ quan cơng tác: Khoa Luật Trường ĐH Kinh tế quốc dân

Trách nhiệm trong Hội đồng: Phản biện 1
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài

Đây là một đề tài đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, tuy nhiên vẫn có


tính mới vì hiện nay Bộ luật DS 2015 phát sinh hiệu lực 1/1/2017 thay thế cho
Bộ luật Dân sự 2005; Đã có Nghị định 163/2017/NĐ-CP thay thế Nghị định
140/2007/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics. Những quy định
của Pháp Luật về Hợp đồng hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải mặc dù các

VB QPPL mới ban hành đã có nhiều sửa đổi để phù hợp với yêu cầu của thực
tiễn nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập cần hồn thiện. Vì vậy đề tài
Áp dụng pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải - thực tiễn tại

Công ty TNHH dịch vụ vận tải Hịa Bình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2. về tên đề tài và phương pháp nghiên cứu

Tên đề tài phù họp với chuyên ngành Luật kinh tế, mã số: 8380107.

Các phương pháp nghiên cứu truyền thống được sử dụng nhiều trong
luận văn nhìn chung phù họp với đối tượng nghiên cứu. Đưa lại được những

kết quả nhất định.
3. Kết quả đạt được của Luận văn


Tác giả đã phần nào trình bày được cơ sở lý luận về Họp đồng cung

ứng dịch vụ vận tải. Đánh giá được thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành
pháp luật về vấn đề này tại Công ty TNHH dịch vụ vận tải Hịa Bình từ đó
đưa ra được một số kiến nghị có giá trị tham khảo trong việc hoàn thiện pháp
luật và thực thi pháp luật về vấn đề này tại các DN.
4. Hạn chế của Luận văn tác giả cần phải khắc phục

Đe cương của luận văn nhìn chung là hợp lý. Tuy nhiên trong chương

1. Tính lý luận chưa nhiều nên bổ sung thêm mục 1.3 Vai trò của pháp luật về

hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải thì chất lượng của Luận văn sẽ tốt hơn.
Tên chương 3 của luận văn nên đổi thành Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện

Pháp luật về họp đồng cung ứng dịch vụ vận tải và nâng cao hiệu quả áp dụng
tại CTTNHH DỊCH vụ VẬN TẢI Hịa Bình

Luận văn chưa xác định rõ được phạm vi nghiên cứu của đề tài. Mới chỉ
nêu được các quy định của pháp luật về họp đồng cung ứng dịch vụ nói
chung. Chưa phân tích được các quy định của pháp luật về hợp đồng cung
ứng dịch vụ vận tải. Các loại hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải đường sắt,

đường bộ, đường hàng không, đường hàng hải và nguyên tắc áp dụng và mối

quan hệ của các đạo luật này trong việc điều chỉnh Hợp đồng cung ứng dịch
vụ vận tải. Luận văn cần phải bổ sung những vấn đề này

Cung ứng dịch vụ vận tải là một công đoạn của chuỗi cung ứng dịch vụ

Logistics Trong trang 77 của Chương 3 về định hướng kiến nghị nhằm hoàn

thiện pháp luật về họp đồng cung ứng dịch vụ thì có nêu định hướng hồn
thiện pháp luật về Logistics nhưng trong chương 1 về pháp luật về họp đồng

cung ứng dịch vụ vận tải thì khơng thấy trình bày quy định của pháp luật về
họp đồng Logistics. Trong khi đó Luật thương mại 2005 có một phần dịch vụ

Logistics và Nghị định 163/2017/NĐ-CP đã quy định chi tiết về kinh doanh
dịch vụ Logistics. Luận văn phải bổ sung những quy định này nhất là về giới


2


hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải và các trường

hợp được miễn trách nhiệm pháp lý
4. Kết luận
Mặc dù cịn có những hạn chế nhất định, luận văn vẫn đảm bảo

được yêu cầu để bảo vệ trước hội đồng và được công nhận cấp bằng THS

Sau khi đã sửa chữa những thiếu sót trên

Người nhận xét

TS Dương Nguyệt Nga

3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIÉT TẤT

MỞ ĐẦU......... .............

1


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu........................................................................ 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài..................................................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài......................................................... 2
3.1. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 2
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................ 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 3

5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 4
6. Kết cấu của Luận văn............................................................................................... 4

CHƯƠNG 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG

DỊCH VỤ VẬN TẢI..................................................................................................... 5
1.1. Khái quát chung về hợp đồng cung ứng dịch vụ................................................ 5
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng cung ứng dịch vụ.................................................... 5

1.1.2. Đặc điểm về hợp đồng cung ứng dịch vụ.................................................... 7
1.1.3. Phân loại hợp đồng cung ứng dịch vụ.......................................................... 11

1.2. Pháp luật về họp đồng cung ứng dịch vụ vận tải.............................................. 13

1.2.1. Chế độ giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải.....................................13
1.2.2. Chế độ thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải..... ............................22
1.2.3. Chế độ trách nhiệm pháp lý đổi với hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải


32

1.2.4. Chế độ giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải.. 39
1.3. Vai trò của pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải........................... 43


CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÈ HỢP ĐỒNG CUNG

ỨNG DỊCH VỤ VẬN TẢI TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH vụ VẬN TẢI HỊA
BÌNH.............................................................................................................................44

2.1. Giới thiệu chung về Cơng ty TNHH Dịch vụ vận tải Hịa Bình..................... 44

2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty........................................... 44

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cơng ty.........................................................................51
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Hịa
Bình........................................................................................................................ 52

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải tại Công

ty TNHH Dịch vụ vận tải Hồ Bình.......................................................................... 56
2.2.1. Thực tiễn ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải tại Cơng ty TNHH
Dịch vụ vận tải Hồ Bình....................................................................................... 56

2.2.2. Thực tiễn thực hiện họp đồng cung ứng dịch vụ vận tải tại cơng ty TNHH
Dịch vụ vận tải Hồ Bình....................................................................................... 60
2.2.3. Thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp họp đồng vận chuyển hàng

hóa tại Cơng ty TNHH Dịch vụ vận tải Hồ Bình................................................. 65

CHƯƠNG 3._MỘT SĨ KIÉN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÈ

HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH vụ VẬN TẢI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP

DỤNG TẠI CƠNG TY TNHH DỊCH vụ VẬN TẢI HỊA BÌNH......................... 67
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải.... 67

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về họp đồng cung ứng dịch vụ

vận tải........................................................................................................................... 68
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng

cung ứng dịch vụ vận tải tại Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Hồ Bình............... 70
KÉT LUẬN.................................................................................................................. 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAMs KHẢO................................................................. 74


DANH MỤC TỪ VIÉT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BLDS

Bộ luật Dân sự


BTC

Bộ Tài chính

ISO

International Organization
Standardization

for

Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hố

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

TNHH

TS

Trách nhiệm hữu hạn
'T'
’À
riên
sỹ

TT

Thơng tư


VAT

Value Added Tax

VND

WTO

Thuế giá trị gia tăng
Việt Nam Đồng

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình vươn lên mạnh mẽ
trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Đánh dấu cho sự
chuyển mình là các cột mốc đánh dấu, ghi nhận sự chuyển mình đó như Việt Nam

trở thành thành viên thứ bảy của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN gia
nhập AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), gia nhập APEC (diễn đàn hợp tác
kinh tế châu Á Thái Bình Dương), trở thành thành viên thứ 150 của WTO (Tổ chức
thương mại thế giới), tham gia đàm phán ký kết TPP-CPTPP (Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương). Với việc tham gia các tổ chức kinh
tế quốc tể Việt Nam đã tạo được điều kiện tham gia sâu rộng, mạnh mẽ thúc đẩy

kinh tế phát triển. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, Việt Nam được dự báo là
một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong tương lai.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các dịch vụ vận tải cũng nhanh
chóng phát triển. Dịch vụ vận tải trên thực tể khá đa dạng, bao gồm vận tải bằng
đường bộ, đường thủy và đường hàng không với các lĩnh vực như vận chuyển hành
khách, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện và thư. Mỗi lĩnh vực
có một tầm quan trọng nhất định đối với sự phát triển kinh tể của đất nước. Nhàm
đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên, hạn chế tối đa các tranh chấp phát
sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có
nhiều các quy định để điều chỉnh vấn đề này. Điển hình như Bộ luật Dân sự, Luật
Thương mại, Luật Giao thông đường bộ, Luật Hải quan, Luật hàng không dân dụng

Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành khác,... Tuy nhiên, qua nhiều năm
đưa vào áp dụng trong thực tế, những quy định này đã dần bộc lộ những hạn chế
nhất định đòi hỏi càn được sửa chữa, bổ sung kịp thời.
Là một Công ty chuyên về dịch vụ vận tải, Công ty TNHH dịch vụ vận tải
Hịa Bình thường xun tiến hành các dịch vụ vận tải. Hầu hết các quy định của
pháp luật về lĩnh vực này đều được Công ty quan tâm, chú trọng và áp dụng một
cách triệt để. Bên cạnh đó, do những yếu tố chủ quan và yểu tố khách quan khác
nhau, quá trình áp dụng pháp luật về cung ửng dịch vụ vận tải tại Công ty TNHH
dịch vụ vận tải Hịa Bình vẫn cịn gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định.


2

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Áp
dụng pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải - Thực tiễn tại Cơng ty
TNHH dịch vụ vận tải Hịa Bình ” để hồn thiện Luận văn Thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Là một trong những loại dịch vụ thiết yếu của cuộc sổng, dịch vụ vận tải luôn
là một chủ đề giành được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn
thể nhân dân. Đặc biệt hơn cả, đây cũng là một đề tài tốn khá nhiều giấy mực của

học giả trong nước. Có thể kể tới một vài cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Bài viết “Hợp đồng dịch vụ vì lợi ích của người thứ ba theo pháp luật dân sự
hiện hành” của tác giả Kiều Thị Thùy Linh, đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật,
sổ tháng 4 năm 2014; Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng dịch vụ” của
Kiều Thị Thùy Linh, đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật số tháng 2 năm 2017;
Bài viết “Một số vấn đề về hợp đồng dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay” của tác
giả Đào Thị Cấm, Vụ pháp chế - Bộ Công thương, đăng trên Tạp chí Cơng thương
sổ ngày 13/08/2019;

Bên cạnh đó, một số học viên, nghiên cứu sinh cũng lựa chọn đề tài có liên
quan đến họp đồng dịch vụ, họp đồng dịch vụ vận tải để hoàn thành Luận án Tiến
sĩ, Luận vãn Thạc sĩ của mình. Ví dụ như: Luận án Tiến sĩ Luật học “Họp đồng dịch
vụ theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - một sổ vấn đề lý luận và
thực tiễn” của tác giả Kiều Thị Thùy Linh, Đại học Luật Hà Nội, năm 2017; Luận
văn Thạc sĩ “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không” của tác giả
Nguyễn Ngọc Thái, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010; Luận văn
Thạc sĩ “Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển” của

học viên Phạm Tường Huấn, Trường Đại học Luật - Đại học Huế, năm 2019; ...
Hau hết, những cơng trình nghiên cứu này chỉ đề cập tới các vấn đề pháp lý
chung của hợp đồng dịch vụ hay dịch vụ vận chuyển logistics mà chưa đi sâu phân
tích cụ thể về họp đồng cúng ứng dịch vụ vận tải. Tính tới thời điểm hiện tại chưa
có một cơng trình nghiên cứu nào về pháp luật hiện hành về cung ứng dịch vụ vận
tải và thực tiễn áp dụng những quy định này tại Cơng ty TNHH dịch vụ vận tải Hịa
Bình.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn pháp luật về họp đồng cung ứng dịch vụ vận tải. Từ đó, chỉ ra thực tiễn áp dụng


3

pháp luật về họp đồng cung ứng dịch vụ vận tải tại Cơng ty TNHH dịch vụ vận tải

Hịa Bình. Đồng thời, đưa ra một sổ kiến nghị nhằm nhằm hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về họp đồng cung ứng dịch vụ vận tải.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đe đạt được mục đích nói trên, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu như
sau:

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng cung ứng
dịch vụ nói chung và hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải nói riêng. Trong đó tập
trung làm rõ một số vấn đề như khái niệm, đặc điểm, phân loại của hợp đồng này;
chế độ giao kết, thực hiện hợp đồng, giải quyết tranh chấp trong hợp đồng.

- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hợp
đồng cung ứng dịch vụ vận tải tại Công ty TNHH dịch vụ vận tải Hịa Bình. Từ đó
chỉ ra những kểt quả đã đạt được trong quá trình giao kết, thực hiện và giải quyết
tranh chấp họp đồng này tại Công ty. Đồng thời, chỉ ra những hạn chế khi áp dụng
loại hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải trong thực tể và nguyên nhân của những hạn
chế đó.
- Trên cơ sở những vấn đề pháp lý và thực tiến áp dụng pháp luật về họp
đồng cung ứng dịch vụ vận tải, Luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật về hợp đồng cung ứng

dịch vụ vận tải.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về họp
đồng cung ứng dịch vụ vận tải. Ví dụ như khái niệm, đặc điểm, phân loại, quá trình
giao kết, thực hiện hợp đồng; giải quyết tranh chấp phát sinh,... trong họp đồng
cung ứng dịch vụ vận tải. Đồng thời đi sâu tìm hiểu, phân tích và đánh giá việc áp
dụng những quy định này trong thực tiến tại Công ty TNHH dịch vụ vận tải Hịa

Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn xoay quanh việc áp dụng các quy định của
pháp luật hiện hành về họp đồng cung ứng dịch vụ vận tải tại Công ty TNHH dịch

vụ vận tải Hịa Bình trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến nay.


4

5. Phương pháp nghiên cứu
Đe hồn thành các mục đích nghiên cứu đã đề ra, Luận văn đã vận dụng các
phưong pháp luận trong nghiên cứu khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật.
Ngồi ra, để có cái nhìn đa chiều về vấn đề nghiên cứu cũng như làm cho bài

Luận văn trở nên sinh động và cụ thể hơn, tác giả còn vận dụng một số phương
pháp nghiên cứu khác. Có thể kể đến như phương pháp thơng kê, tổng họp, phân
tích dữ liệu đã thống kế, tổng họp; phương pháp so sánh, đánh giá vấn đề; phương
pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch; phương pháp bình luận,....

6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kểt luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của bài
Luận văn bao gồm ba chương như sau:
Chương 1: Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải
tại Công ty TNHH dịch vụ vận tải Hịa Bình
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả

áp dụng pháp luật về họp đồng cung ứng dịch vụ vận tải


5

CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VÈ HỌP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH vụ
VẬN TẢI

1.1. Khái quát chung về họp đồng cung ứng dịch vụ
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng cung ứng dịch vụ
Pháp luật về họp đồng trong kinh doanh ở Việt Nam đã có q trình phát
triển qua nhiều giai đoạn với hoàn cảnh kinh tể xã hội khác nhau. Trong nền kinh tể
kế hoạch tập trung, Việt Nam thừa nhận hai lĩnh vực độc lập là kinh tế và dân sự.
Khi đó Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất của đa số các tư liệu sản xuất chủ yếu, Nhà
nước thành lập các tổ chức kinh tế để tiến hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh
và chỉ đạo, quản lý các hoạt động này.
Thuật ngữ “hợp đồng kinh tể” cũng bắt đầu được sử dụng trong thời kỳ này
(khoảng từ những năm 1960), họp đồng kinh tể hình thành giữa các đơn vị kinh tế

xã hội chủ nghĩa với nhau và với các bên liên quan đều nhằm thực hiện kế hoạch do
Nhà nước giao. Theo đó, bên cạnh yếu tố tài sản, yếu tố tổ chức kế hoạch không thể

thiếu ở các họp đồng này. Chỉ tiêu kế hoạch nhà nước đã làm hạn chế đáng kể tính
chất tự do, bình đẳng, thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Để điều
chỉnh các quan hệ hợp đồng trên, Nhà nước ta đã ban hành Nghị định số 04/NĐ- CP
ngày 4 tháng 1 năm 1960 kèm theo bản điều lệ tạm thời về chế độ họp đồng kinh tế,
sau đó là Nghị định số 54/NĐ- CP ngày 10 tháng 3 năm 1975 kèm theo bản điều lệ
chính thức về chế độ hợp đồng kinh tể. Ngồi ra, cịn có sự ra đời của nhiều văn bản
quy định về từng chủng loại hợp đồng kinh tế cụ thể trong các lĩnh vực như: ngoại

thương, xây dựng cơ bản, vận chuyển hàng hóa và một số lĩnh vực khác. Thời kỳ
này, hợp đồng kinh tế là một công cụ pháp lý chủ yểu và hữu hiệu của Nhà nước để
quản lý, thực hiện và đánh giá việc hồn thành hay khơng hồn thành chỉ tiêu kể
hoạch.
Bên cạnh quan hệ họp đồng kinh tế mang tính kế hoạch, tồn tại quan hệ hợp

đồng dân sự hình thành giữa các tổ chức, cá nhân không phải là đơn vị kinh tế nhằm
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng; loại hợp đồng này được thiết lấp trên cơ sở tự
do thỏa thuận, thong nhất ý chí của các bên.
Năm 1989, Pháp lệnh họp đồng kinh tế được ban hành trong giai đoạn đầu
của thời kỳ đổi mới, là văn bản ghi nhận sự thay đổi căn bản quan niệm về hợp
đồng kinh tế. Theo đó, hợp đồng kinh tế được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận tự


6

nguyện của các bên và việc giao kết hợp đồng là quyền của các đơn vị kinh tế.
Cùng với văn bản này, Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 là cơ sở pháp lý điều
chỉnh các quan hệ hợp đồng dân sự. Sau đó, trước u cầu của cơng cuộc đổi mới
và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 14 tháng 6 năm 2005 Quốc hội đã
thông qua Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại, kể từ đó Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
và Pháp lệnh hợp đồng dân sự hết hiệu lực thi hành.

Sau hơn 10 năm hiện hành BLDS 2005 đã có những tác động tích cực đến sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như đối với việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại và lao động. Tuy nhiên,bước sang giai đoạn phát triển mới của đất nước, Bộ

luật Dân sự hiện hành đã bộc lộ khơng ít hạn chế, bất cập. Vì vậy Quốc hội một lần

nữa thông qua ban hành Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm
2017.
Qua đó, pháp luật hiện hành của Việt Nam không đưa ra định nghĩa về hợp
đồng trong lĩnh vực thương mại mà đưa ra một định nghĩa chung về hợp đồng. Theo

quy định tại điều 385 BLDS 2015 về khái niệm hợp đồng: “Hợp đồng là sự thoả
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự. ” ở đây đã có sự điều chỉnh so với điều 388 Bộ luật Dân sự 2005, “Hợp đồng

dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chẩm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, điểm mới ở đây là trong BLDS hiện hành đã
chọn cụm từ “hợp đồng” thay vì “ hợp đồng dân sự” trong BLDS 2005. Và điểm
mới này không chỉ là sửa đổi về kỹ thuật lập pháp mà cịn thể hiện tính minh bạch
trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Đồng thời, nó phù hợp với thực tiễn áp dụng, mở
rộng phạm vi điều chỉnh: Hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại, hợp đồng đầu tư,
hợp đồng kinh doanh bảo hiểm,...

Với phạm vi áp dụng của Bộ luật Dân sự năm 2015, các quy định về hợp
đồng được áp dụng cho hợp đồng nói chung. Theo đó, các bên chủ thể của hợp
đồng được tự do thỏa thuận các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng không
được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Cụ thể hơn, bên có nghĩa vụ phải chuyển giao
vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện cơng việc khác hoặc


khơng được thực hiện cơng việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền. Điều 402 Bộ
luật Dân sự 2015 phân chia hợp đồng dân sự thành sáu loại cơ bản đó là:
“1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau;

2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên cỏ nghĩa vụ;


7

3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng
phụ;

4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính;
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp
đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực
hiện nghĩa vụ đó;

6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định. ”
Xét trong hoạt động kinh doanh thương mại, họp đồng có thể chia thành

những nhóm chủ yếu như sau:
- Một là, họp đồng mua bán hàng hóa: Họp đồng mua bán hàng hóa khơng có
yếu tố quốc tế; hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu) và hợp đồng mua bán hàng hóa qua
Sở giao dịch hàng hóa (họp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn).
- Hai là, họp đồng dịch vụ: Hợp đồng cung ứng dịch vụ liên quan trực tiếp
đến mua bán hàng hóa (hợp đồng trong các hoạt động xúc tiến thương mại, trung
gian thương mại, các hoạt động thương mại cụ thế khác); các họp đồng cung ứng
dịch vụ chuyên ngành (họp đồng dịch vụ vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,

đào tạo, du lịch...).
Hai nhóm họp đồng là hợp đồng mua bán hàng hóa và họp đồng cung ứng
dịch vụ là hai loại họp đồng hoàn toàn khác nhau dựa trên chế định chung về họp
đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 và các luật chuyên ngành khác.
Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định “Cung ứng dịch vụ là hoạt

động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác
và nhận thanh tốn; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng
dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận
BLDS 2015 về họp đồng dịch vụ.

Khái niệm này được dựa trên điều 513

Như vậy, từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra một khái niệm về hợp
đồng cung ứng dịch vụ chung nhất như sau: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa

các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ,
bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Tùy theo từng
loại hình dịch vụ, với việc thực hiện các công việc khác nhau, quyền và nghĩa vụ
của chủ thể cũng được quy định khác nhau.

1.1.2. Đặc điểm về họp đồng cung ứng dịch vụ


8

Quan hệ kinh doanh thương mại được xác lập và thực hiện thơng qua hình
thức pháp lý chủ yếu là hợp đồng. Theo luật doanh nghiệp, Hợp đồng kinh doanh,

thương mại có bản chất của hợp đồng nói chung, là sự thỏa thuận nhằm xác lập,


thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ thương mại. Luật
doanh nghiệp, Luật Thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồng trong kinh
doanh, thương mại, song có thể xác định bản chất pháp lý của hợp đồng trong kinh

doanh, thương mại trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng. Từ đó cho
thấy, hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng dân
sự.
Có thể xem xét hợp đồng kinh doanh, thương mại trong mối liên hệ với hợp
đồng dân sự theo nguyên lý của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nhiều vấn
đề về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại được điều chỉnh bởi pháp luật khơng
có sự khác biệt với các hợp đồng dân sự, như: Giao kểt hợp đồng, hợp đồng vô hiệu
và xử lý hợp đồng vơ hiệu... Bên cạnh đó, xuất phát từ yêu cầu của hoạt động
thương mại, một số vấn đề về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại được quy
định trong pháp luật thương mại có tính chất là sự phát triển tiếp tục những quy
định của dân luật truyền thống về họp đồng (như chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa
vụ của các bên, chế tài và giải quyết tranh chấp họp đồng...). Với tư cách là hình
thức pháp lý của quan hệ thương mại, họp đồng trong kinh doanh, thương mại có
những đặc điểm nhất định để nhận biết và phân biệt với các loại hợp đồng khác.
- về chủ thể: Họp đồng trong kinh doanh, thương mại được thiết lập giữa các
chủ thể là thương nhân. Theo quy định của Luật Thương mại 2005, thương nhân
bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại
một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Điểm mấu chốt là tất cả
chủ thể của quan hệ họp đồng kinh doanh, thương mại (thương nhân) đều phải có
đăng ký kinh doanh. Thương nhân là chủ thể của họp đồng kinh doanh, thương mại
có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài. Luật Thương mại

quy định về thương nhân nói chung và thương nhân nước ngồi hoạt động thương
mại tại Việt Nam.
- về hình thức: Họp đồng kinh doanh, thương mại có thể được thiết lập dưới


hình thức văn bản, lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong
những trường họp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đồng
kinh doanh, thương mại bằng hình thức văn bản (Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại...). Luật


9

Thương mại cho phép các bên hợp đồng có thể thay thế hình thức thức văn bản
bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức có giá trị
tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu.
- về nội dung và mục đích của hợp đồng kinh doanh thương mại: Mục đích

của các bên trong hợp đồng kinh doanh, thương mại là lợi nhuận. Trường họp có
chủ thể hợp đồng khơng nhằm mục đích lợi nhuận giao dịch với thương nhân thực
hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thì họp đồng được áp
dụng Luật Thương mại khi bên khơng nhằm mục đích lợi nhuận lựa chọn áp dụng
Luật Thương mại.

Ngoài ra, dịch vụ là một hoạt động kinh doanh thương mại, do đó hợp đồng

dịch vụ cũng được Luật Thương mại điều chỉnh và có đặc điểm riêng của hợp đồng
kinh doanh thương mại. Pháp luật hiện hành Việt Nam hiện nay không đưa ra khái
niệm họp đồng thương mại cũng như khái niệm “thương mại” nói chung mà thơng
qua khái niệm hoạt động thương mại trong Luật Thương mại năm 2005 để làm rõ
đặc điểm của khái niệm thương mại. Điều 3.1 của Luật Thương mại năm 2005 quy

định: “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi... ”. Từ đây, có
thể hiểu họp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên để thực hiện các hoạt

động thương mại nhằm mục đích sinh lợi. Cũng theo tinh thần của Luật Thương
mại năm 2005, hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhàm mục đích sinh lợi khác,
nghĩa là, bất cứ hoạt động nào nhằm mục đích sinh lợi thì đó là hoạt động thương

mại. Pháp luật Việt Nam thì nhấn mạnh khía cạnh sinh lợi để nói lên tính chất của
hoạt động thương mại, sinh lợi không chỉ hiểu đơn thuần là lợi nhuận thơng qua các
con sổ có thể nhìn thấy ngay lập tức, mà sinh lợi còn bao gồm cả lợi ích kinh tế và
tăng trưởng, phát triển của các doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động thương
mại. Mặc dù cách qui định ở mỗi văn bản pháp lý khác về thương mại, nhưng bản
chất của thương mại được thể hiện ở mục đích cuối cùng là sinh lợi.

Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không gọi hợp đồng này là họp đồng
mua bán dịch vụ mà gọi là hợp đồng cung ứng dịch vụ, để giải thích sử dụng từ
cung ứng ở đây thay vì từ cung cấp hoặc mua bán dịch vụ thì xuất phát từ lịch sử
của Việt Nam, khi các ngành dịch vụ trong thời kỳ bao cấp đều do Nhà nước quản

lý và cung ứng cho người dân, do đó Luật vẫn sử dụng từ cung ứng dịch vụ ở đây.
Tuy nhiên, với cách hiểu về cung ứng dịch vụ tại khoản 9 điều 3 của Luật Thương
mại năm 2005 thì có thể thấy hợp đồng cung ứng dịch vụ là sự thỏa thuận, theo


10

đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho bên
khác và nhận thanh toán. Bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ

thanh tốn cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Khái niệm

này nhìn nhận cung ứng dịch vụ dưới góc độ là một hoạt động thương mại. Theo

đó, hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải mang đầy đủ các đặc điểm của một hoạt
động thương mại: có ít nhất hai bên tham gia và nhằm mục đích sinh lợi.

- Chủ thể của hợp đồng là bên cung ứng dịch vụ vận tải và bên sử dụng dịch
vụ (khách hàng); hai bên này có thể là cá nhân, tổ chức.
- Đối tượng của họp đồng là một loại hình dịch vụ nào đó: tính chất của họp
đồng sẽ tùy thuộc vào loại hình dịch vụ. Đó có thể là những dịch vụ đơn giản (dịch

vụ gửi giữ tài sản, dịch vụ photocopy, dịch vụ dịch thuật...) hay những dịch vụ
phức tạp hơn (dịch vụ tư vấn, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ chuyên chở, dịch vụ ngân
hàng...). Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa họp đồng cung ứng dịch vụ vận
tải và hợp dồng dịch vụ logistics. Bởi trên thực tế, có rất nhiều trường họp nhầm lẫn
hai loại họp đồng này là một. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hhp đồng
cung ứng dịch vụ vận tải là một công đoạn trong hợp đồng dịch vụ logistics, chứ
không hàn là hợp đồng logistics. Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận, theo

đó một bên (bên làm dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một
hoặc một số dịch vụ liên quan đến q trình lưu thơng hàng hóa, cịn bên kia (khách
hàng) có nghĩa vụ thanh tốn thù lao dịch vụ. Đối tượng của họp đồng là dịch vụ
gắn liền với hoạt động mua bán, vân chuyển hàng hóa như: tổ chức việc vận chuyển

hàng hóa, giao hàng hóa cho người vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để
vận chuyển hàng hóa V.V.. Hợp đồng dịch vụ logistics có thể thực hiện một hoặc
nhiều cơng đoạn của việc giao nhận hàng hóa, đóng gói, vận chuyển, làm thủ tục hải
quan,...
- Nội dung của hợp đồng là quyền và nghĩa vụ của hai bên, trong đó bên
cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ chủ yểu là thực hiện dịch vụ cho bên kia, cịn bên sử
dụng dịch vụ có nghĩa vụ chủ yểu là thanh tốn phí sử dụng dịch vụ (phí dịch vụ).
Nội dung của họp đồng cung ứng dịch vụ bao gồm tổng họp các điều khoản trong
họp đồng. Trong một họp đồng cung ứng dịch vụ, các bên có thể thỏa thuận về: đối

tượng, giá dịch vụ, thời hạn hoàn thành dịch vụ, thời hạn thanh tốn...
- Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác

lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải được

thiết lập bằng văn bản thì phải tuân theo các quy định đó Theo quy định của pháp


11

luật Việt Nam, một số loại hợp đồng cung ứng dịch vụ sau đây phải được lập dưới

hình thức văn bản hay một hình thức pháp lý tương đương: hợp đồng dịch vụ
khuyến mại, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại, họp đồng dịch vụ trưng bày,
giới thiệu hàng hóa, hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng ủy thác mua bán
hàng hóa, hợp đồng đại lý thương mại, họp đồng gia công, hợp đồng xây dựng, hợp
đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển, họp đồng tín dụng, hợp đồng bảo

hiểm... Có thể thấy, với đa số họp đồng cung ứng dịch vụ, pháp luật Việt Nam đều
yêu cầu hợp đồng được lập dưới hình thức văn bản (trong khi các hợp đồng mua
bán hàng hóa nói chung thì khơng có u cầu này). Điều này cho thấy tính chất
phức tạp của họp đồng cung ứng dịch vụ với họp đồng mua bán hàng hóa.
- Tính chất của hợp đồng cung ứng dịch vụ là họp đồng song vụ trong đó cả
bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ đều có quyền và nghĩa vụ của mình,
trong đó quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
- Đồng thời cũng là họp đồng ưng thuận: Có hiệu lực ngay từ thời điểm các
bên thỏa thuận xong các điều khoản chủ yếu của họp đồng.

- Dịch vụ đó phải là dịch vụ có thể thực hiện được, khơng bị pháp luật cấm và
không trái đạo đức xã hội.


1.1.3. Phân loại hợp đồng cung ứng dịch vụ
Có nhiều cách phân loại hợp đồng cung ứng dịch vụ dựa trên tiêu chí khác
nhau để phân loại:
- Căn cứ vào tính chất quốc tế của hợp đồng có thể chia hợp đồng cung ứng
dịch vụ quốc tể và hợp đồng cung ứng dịch vụ nội địa. Theo WTO và Luật Thương
mại Việt Nam 2005 thì tính chất quổc tế của họp đồng cung ứng dịch vụ sẽ dựa vào
sự di chuyển của bên cung cấp dịch vụ và bên nhận dịch vụ hoặc sự di chuyển của
dịch vụ được cung cấp.

- Căn cứ vào phân ngành của WTO thì có thể chia thành 12 nhóm họp đồng
thương mại dịch vụ như sau:
Họp đồng cung ứng dịch vụ kinh doanh;
Hợp đồng cung ứng dịch vụ truyền thông;

Họp đồng cung ứng dịch vụ dịch vụ xây dựng và kỹ sư cơng trình;
Hợp đồng cung ứng dịch vụ phân phối; Họp đồng cung ứng dịch vụ giáo dục;
Họp đồng cung ứng các dịch vụ môi trường; Hợp đồng cung ứng các dịch vụ
tài chính;
Hợp đồng cung ứng dịch vụ xã hội và liên quan đến sức khỏe;


12

Hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch và lữ hành;
Hợp đồng cung ứng các dịch vụ văn hoá và giải trí;
Hợp đồng cung ứng các dịch vụ vận tải;
Hợp đồng cung ứng dịch vụ khác.
Trong Biểu cam kết dịch vụ của mình, Việt Nam đã đưa ra cam kểt mở cửa


(phải cho phép doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam tối thiểu ở
mức như đã cam kết) đối với 11 ngành dịch vụ (bao gồm khoảng 110 phân ngành
dịch vụ). So sánh với phân loại các ngành dịch vụ của WTO (12 ngành với khoảng
155 phân ngành), ngành dịch vụ duy nhất mà Việt Nam không cam kết là "các dịch
vụ khác”.

- Căn cứ vào mục tiêu của dịch vụ, thì có thể chia hợp đồng cung ứng dịch
vụ được chia làm 4 nhóm như sau:
Nhóm 1: Hợp đồng cung ứng dịch vụ phân phối: vận chuyển, lưu kho, bán
bn, bán lẻ, quảng cáo, mơi giới...;
Nhóm 2: Hợp đồng cung ứng dịch vụ sản xuất: ngân hàng, tài chính, bảo
hiểm, các dịch vụ về kỹ sư và kiến trúc cơng trình, dịch vụ kể tốn kiểm tốn, dịch
vụ pháp lý...
Nhóm 3: Hợp đồng cung ứng dịch vụ xã hội: dịch vụ sức khỏe, y tế, giáo dục,
dịch vụ vệ sinh, dịch vụ bưu điện, viễn thông, các dịch vụ nghe nhìn và các dịch vụ
xã hội khác...
Nhóm 4: Hợp đồng thương mại cung ứng cá nhân: dịch vụ sửa chữa, dịch vụ

khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ giải trí, dịch vụ văn hố, du lịch...
- Căn cứ vào Bộ luật dân sự Việt Nam 2015, mặc dù đây là các hợp đồng dân
sự, tuy nhiên nếu mục đích của họp đồng gắn với mục đích là sinh lợi thì các hợp
đồng này sẽ là hợp đồng thương mại cung ứng dịch vụ như đã phân tích ở phần trên,
do đó chúng ta có thể có những loại họp đồng thương mại cung ứng dịch vụ sau:
- Họp đồng bảo hiểm;
- Họp đồng vận chuyển gồm vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản;

- Hợp đồng gia công;
- Họp đồng gửi giữ tài sản;
- Hợp đồng ủy quyền;
Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên trong họp đồng cung ứng dịch vụ

thì chia thành hợp đồng cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc và họp đồng cung
ứng dịch vụ theo nỗ lực khả năng cao nhất theo quy định tại Luật thương mại 2005.


13

Căn cứ về mặt nội dung có thể chia thành hợp đồng cung ứng dịch vụ đơn
giản như hợp đồng sửa chữa hàng hóa (từ hàng hóa là máy vi tính đến dịch vụ sửa
chữa tàu biển...), hợp đồng chăm sóc sắc đẹp, hợp đồng vận chuyển hàng hóa... và

các hợp đồng cung ứng dịch vụ phức tạp như hợp đồng xây dựng, hợp đồng đào tạo,
hợp đồng cung cấp dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm.

1.2. Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải
1.2.1. Chế độ giao kết hợp đồng cung ứng địch vụ vận tải
1.2.1.1. Các nguyên tắc trong giao kết hợp đồng
Một nền kinh tế phát triển việc lưu thông con người và lưu thông hàng hóa là
một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự phát triển đó. Nhu cầu vận chuyển tăng
cao để có thể đáp ứng được nhu cầu đó các nhà vận tải được hình thành và chun
nghiệp hóa dần lên theo quy chuẩn quốc tế. Nhu cầu đó đã hình thành một chuỗi
cung - cầu mà ở đây chuỗi cầu là các cá nhân, tổ chức cần đến một địa điểm xác

định hay có hàng hóa cần vận chuyển, còn chuỗi cung là các nhà vận chuyển cung
cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách. Xuất phát từ thực tế, phát luật quốc tế

và Việt Nam đã và đang hình thành nên các quy tắc, quy chuẩn và trở nên luật hóa
để điều chỉnh, quản lí các hoạt động vận tải và hoạt động liên quan đến vận tải.
Nguồn luật điều chỉnh của việc vận tải hàng hóa được điều chỉnh qua bộ Luật dân
sự 2015 và Luật thương mại 2005 Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và
các văn bản hướng dẫn thi hành, văn bản pháp luật có liên quan khác.

Từ khi các nhà cung cấp dịch vụ vận tải và các cá nhân, tổ chức có có nhu

cầu đi lại, có hàng hóa tìm được đến với nhau, trải qua các giai đoạn tìm hiểu, đàm
phán, thoản thuận, kí kết thực hiện công việc, thực hiện trách nhiệm về nghĩa vụ
cũng như được hưởng về quyền lợi cho đến khi thỏa mãn được cả cung- cầu. Để có
căn cứ ghi nhớ và xác định chính xác các điều trên giữa nhà cung cấp dịch vụ và
người có nhu cầu vận chuyển thực hiện việc giao kết hợp đồng với nhau.
Hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó,

bên thực hiện dịch vụ vận tải có nghĩa vụ chuyển tài sản/hành khách (đối tượng của
hợp đồng) đến địa điểm đã định sẵn theo thỏa thuận. Như vậy, hợp đồng cung ứng

dịch vụ vận tải là một công đoạn trong hợp đồng dịch vụ logistics. Chính vì vậy, khi
giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải, các chủ thể phải tuân thủ
nghiêm ngặt các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo
đức xã hội. Theo nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể


×