Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng hòa giải và thực tiễn tại tand tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.4 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

PHẠM TIẾN NHẬT

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG HỊA GIẢI VÀ
THỰC TIỄN TẠI TAND TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Luyện

Hà Nội, Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứunày do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Tiến Nhật



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾTTRANH
CHẤPHỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG HỊA GIẢI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
...................................................................................................................................... 7
1.1. Lý luận về tranh chấp Hợp đồng tín dụng ................................................... 7
1.1.1 . Khái niệm, đặc điểm và phân loại Hợp đồng tín dụng ............................. 7
1.1.2 . Đối tượng, phạm vi và chủ thể của HĐTD ............................................... 9
1.2. Tranh chấp HĐTD ........................................................................................ 11
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm tranh chấp HĐTD. .............................................. 11
1.2.2. Các dạng tranh chấp HĐTD ..................................................................... 13
1.2.3 . Nguyên nhân phát sinh tranh chấp HĐTD. ............................................. 15
1.3. Khái niệm hòa giải trong vụ án tranh chấp HĐTD tại TAND ................ 18
1.4. Vai trò của hòa giải trong vụ án tranh chấp HĐTD tạiTAND ................ 20
1.5. Yêu cầu và các yếu tố tác động đến thủ tục hòa giải trong vụ án tranh
chấp HĐTD tại TAND ......................................................................................... 20
1.5.1. Yêu cầu của hòa giải trong vụ án tranh chấp HĐTD tại TAND.............. 20
1.5.2. Các yếu tố tác động đến thủ tục hòa giải trong vụ án tranh chấp HĐTD
tại TAND ............................................................................................................. 21
Kết luận chương 1 .................................................................................................... 22
Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI VỤ ÁN TRANH CHẤPHỢP ĐỒNG
TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠITỊA ÁN NHÂN DÂN TỈNH
THÁI BÌNH............................................................................................................... 23
2.1. Pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐTD tại TAND tỉnh Thái Bình .... 23
2.1.1. Các ngun tắc hịa giải trong giải quyết tranh chấp HĐTD tại TAND

tỉnh Thái Bình...................................................................................................... 23
2.1.2. Điều kiện hòa giải trong giải quyết tranh chấp HĐTD tại TAND tỉnh


Thái Bình ............................................................................................................. 25
2.1.3.Thẩm quyền giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tịa án tỉnh Thái Bình ...... 26
2.1.4. Trình tự, thủ tục hòa giải trong giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tòa án
nhân dân............................................................................................................... 28
2.2. Thực tiễn hòa giải tranh chấp về HĐTD tại TAND tỉnh Thái Bình ....... 32
2.2.1. Tổng quan về TAND tỉnh Thái Bình ........................................................ 32
2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hòa giải các tranh chấp HĐTD tại TAND
tỉnhThái Bình....................................................................................................... 33
2.3. Đánh giá hoạt động áp dụng pháp luật về hòa giải trong vụ án tranh
chấp HĐTD ........................................................................................................... 46
Kết luận chương 2 .................................................................................................... 50
Chương 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VÀNÂNG CAO HIỆU
QUẢ HỊA GIẢI CÁC TRANH CHẤPHỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TAND
TỈNH THÁI BÌNH ................................................................................................... 51
3.1. Quan điểm và định hướng hồn thiện pháp luật về hòa giải các tranh
chấp HĐTD ........................................................................................................... 51
3.2. Các giải pháp hồn thiện pháp luật về hịa giải các tranh chấp HĐTD . 52
3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về chứng minh và chứng cứ ................... 52
3.2.2. Hoàn thiện quy định về trách nhiệm về việc giao nộp chứng cứ............. 52
3.2.3. Hoàn thiện quy định về thu thập chứng cứ sau khi đương sự gửi đơn khởi
kiện trực tuyến ..................................................................................................... 53
3.2.4. Hoàn thiện quy định tại khoản 2 Điều 207 BLTTDS năm 2015 về trường
hợp khơng hịa giải được do vắng mặt đương sự vì lý do chính đáng............... 53
3.2.5. Ban hành hướng dẫn cụ thể về việc hịa giải khơng ảnh hưởng đến quyền,
nghĩa vụ của đương sự vắng mặt ........................................................................ 54
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải các tranh

chấp HĐTD tại TAND tỉnh Thái Bình............................................................... 54
Kết luận chương 3 .................................................................................................... 58
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 59
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO............................................................... 60


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật dân sự

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

KDTM

Kinh doanh thương mại

TAND

Tịa án nhân dân

TCTD


Tổ chức tín dụng

TTDS

Tố tụng dân sự


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng giải quyết vụ án tranh chấp HĐTD tại TAND hai cấp tỉnh Thái
Bình từ tháng 10/2014 đến tháng 8/2019 (sơ thẩm).................................................. 33
Bảng 2.2. Số lượng án tranh chấp HĐTD được giải quyết tại cấp phúc thẩm. ........ 34


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

PHẠM TIẾN NHẬT

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG HỊA GIẢI VÀ
THỰC TIỄN TẠI TAND TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số: 8380107

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, Năm 2019



i

MỞ ĐẦU
Trong những năm qua hoạt động hòa giải HĐTD bằng Tịa án ở Việt Nam
nói chung và ở tỉnh Thái Bình nói riêng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải của Tòa án trong giải quyết các tranh chấp
về HĐTD tại tỉnh Thái Bình cần nhận diện rõ thực trạng tranh chấp HĐTD và
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình Tịa án tiến hành thủ tục hịa giải.
Tranh chấp tín dụng, ở góc độ một tranh chấp dân sự, cơ chế giải quyết tranh
chấp có hiệu lực pháp luật duy nhất là thơng qua Tịa án khởi kiện một vụ án dân
sự. Cịn ở góc độ một tranh chấp thương mại, cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu
lực pháp luật rất đa dạng với nhiều phương thức như hòa giải thương mại, Trọng tài
và Tòa án. Cho đến nay, dù ở góc độ một tranh chấp dân sự hay một tranh chấp
thương mại, phương thức giải quyết tranh chấp tín dụng thơng qua Tịa án rõ ràng
được các bên ưu tiên sử dụng. Chính vì thế, tranh chấp tín dụng là dạng tranh chấp
phổ biến nhất hiện nay được giải quyết tại TAND các cấp.
Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, BLTTDS số 92/2015/QH13 có hiệu lực thi
hành, thẩm quyền giải quyết các vụ án tranh chấp HĐTD đều thuộc thẩm quyền giải
quyết theo thủ tục sơ thẩm của TAND cấp huyện, trừ trường hợp có đương sự hoặc
tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp ra nước ngoài hoặc được cấp tỉnh lấy
lên để giải quyết.
Cũng trong giai đoạn này, nền tín dụng nước ta có rất nhiều biến động, lãi
suất tăng cao trong khi doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả, nợ xấu, nợ tồn đọng,
nợ khó địi vượt ngưỡng. Án tranh chấp tín dụng vì thế mà tăng cao về số lượng và
tính phức tạp trong khi chun mơn của Thẩm phán cấp huyện, vốn phải giàn trải
để giải quyết tất cả các loại vụ việc từ hình sự, hành chính, dân sự, lao động, hơn
nhân gia đình cho đến kinh tế, khó có thể đáp ứng trọn vẹn yêu cầu, địi hỏi của tình
hình. Lúc này, thủ tục hịa giải tranh chấp tín dụng tại Tịa án như là một cứu cánh
cho chính các bên trong quan hệ tranh chấp tín dụng, cũng như cho chính Tịa án

nhằm bảo đảm hồn thành nhiệm vụ chính trị - chun mơn.
Mặc dù, vấn đề hịa giải tranh chấp tín dụng tại Tịa án không mới, nhưng


ii

trong tình hình mới, đặc biệt ở một địa phương có kinh tế tư nhân phát triển rất
mạnh như Thái Bình, vấn đề này ngày càng trở nên phức tạp, ngày càng khó để hịa
giải thành được một vụ án. Bên cạnh đó, Tịa án hai cấp tỉnh Thái Bình vẫn mắc
phải những sai sót về thủ tục tố tụng và nội dung, dẫn đến việc bị kháng nghị, bị sửa
hoặc bị hủy. Vì vậy việc hịa giải các tranh chấp HĐTD từ thực tiễn giải quyết của
TAND tỉnh Thái Bình chưa đạt hiệu quả, chưa đạt chỉ tiêu của ngành cấp trên giao,
có một số vụ đã hịa giải thành đã ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự nhưng sau đó bị hủy do vi phạm thủ tục tố tụng. Do đó tơi chọn đề tài:
“Giải quyết tranh chấp HĐTD bằng hòa giải và thực tiễn tại TAND tỉnh Thái Bình”
làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤPHỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG HỊA GIẢI
TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN
1.1. Lý luận về tranh chấp Hợp đồng tín dụng
* Khái niệm HĐTD: HĐTD là một căn cứ pháp lý mà qua đó, tổ chức tín
dụng thực hiện hoạt động cho vay. Trong đó, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực
hiện một, một số hoạt động ngân hàng, bao gồm: ngân hàng, tổ chức tín dụng phi
ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân. Việc cho vay của tổ
chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành HĐTD. HĐTD phải có nội
dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn
vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương
thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận.

Từ khái niệm Hợp đồng được quy định tại Điều 385 BLDS năm 2015 “Hợp
đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự”, có thể định nghĩa HĐTD như sau: HĐTD là sự thỏa thuận bằng
văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với khách hàng là tổ chức, cá nhân (gọi
là bên vay) nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình chuyển


iii

giao, sử dụng tiền vay, thanh toán tiền nợ gốc và lãi vay.
* Đặc điểm của HĐTD:
Với định nghĩa trên, có thể thấy ngồi những dấu hiệu chung của một loại
hợp đồng, HĐTD cịn có một số đặc điểm đặc trưng sau đây để phân biệt với các
chủng loại hợp đồng khác trong giao lưu dân sự và thương mại:
- Về chủ thể: Một bên tham gia hợp đồng bao giờ cũng là tổ chức tín dụng có
đủ điều kiện luật định, với tư cách là bên cho vay. Còn chủ thể bên kia (bên vay) có
thể là tổ chức, cá nhân thỏa mãn những điều kiện vay vốn do pháp luật quy định.
- Về đối tượng: Đối tượng của HĐTD bao giờ cũng là tiền (bao gồm tiền mặt
và bút tệ). Về nguyên tắc, đối tượng của HĐTD bao giờ cũng phải là một số tiền
xác định và phải được các bên thỏa thuận, ghi rõ trong văn bản hợp đồng.
- Về tính rủi ro: HĐTD vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi
của bên cho vạy. Sở dĩ như vậy là vì theo cam kết trong HĐTD, bên cho vay chỉ có
thể địi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định. Nếu thời hạn cho vay càng dài
thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn. Vì thế mà các tranh chấp phát sinh từ HĐTD
cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với đa số các loại hợp đồng
khác.
* Phân loại HĐTD: Tùy vào từng tính chất mà HĐTD có cách phân loại
riêng theo từng loại tín dụng:
+ Nếu căn cứ vào thời hạn cho vay. HĐTD chia thành 3 loại:
- HĐTD ngắn hạn: Là loại HĐTD có thời hạn dưới 01 năm và thường áp

dụng với trường hợp để vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động hoặc cho
vay sửa chữa lớn tài sản cố định của doanh nghiệp. Đây là loại cho vay phổ biến ở
các ngân hàng thương mại và trong quan hệ cấp vốn ngắn hạn và trong quan hệ cấp
tín dụng của ngân hàng trung ương với các Tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà
nước.
- HĐTD trung hạn: Là loại HĐTD có thời gian từ 01 đến 03 năm. Loại tín
dụng này áp dụng cho vay để mua sắm tài sản cố định, cải tiến, đổi mới hệ thống kỹ
thuật, mở rộng và xây dựng các cơng trình quy mơ nhỏ, thời gian thu hồi vốn


iv

nhanh.
- HĐTD dài hạn: Là HĐTD có thời gian trên 03 năm, loại tín dụng này chủ
yếu đầu tư vào xây dựng những xí nghiệp mới, cải tiến và mở rộng cơ sở sản xuất
mới với quy mô lớn hoặc các cơng trình cơ sở hạ tầng như: sân bay, đường sá, bến
cảng…
+ Nếu căn cứ vào đối tượng tín dụng cho vay, chia làm 2 loại:
- HĐTD vốn cố định: Là loại tín dụng để hình thành vốn cố định cho các tổ
chức kinh tế như mua sắm máy móc, thiết bị xây dựng mới, mở rộng sản xuất…
- HĐTD vốn lưu động: Là loại tín dụng hình thành vốn lưu động của các tổ
chức kinh tế như cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay chi phí sản xuất hoặt để thanh
toán các khoản nợ.
+ Nếu căn cứ vào mức độ tín nhiệm các tổ chức tín dụng. HĐTD chia thành
2 loại:
- HĐTD không cần đảm bảo: Biểu hiện dưới hình thức đảm bảo bằng tín
chấp, được tổ chức tín dụng áp dụng đối với những khách hàng đáng tin cậy.
- HĐTD có đảm bảo: Áp dụng đối với những khách hàng mà năng lực tài
chính thấp, hiệu quả kinh doanh khơng cao hoặc ít có quan hệ tín dụng với ngân
hàng, nghĩa là rủi ro cao. Tổ chức tín dụng u cầu phải có tài sản tương đương để

thế chấp như động sản, bất động sản, những giấy tờ có giá trị hoặc địi hỏi sự bảo
lãnh từ một chủ thể hợp pháp khác.

1.2. Tranh chấp HĐTD
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm tranh chấp HĐTD.
* Khái niệm tranh chấp HĐTD
Tranh chấp trong HĐTD phát sinh từ sự mâu thuẫn hay không thống nhất về
quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích trong q trình thực hiện HĐTD của các bên tham
gia. Một HĐTD chỉ được coi là có tranh chấp khi sự xung đột, bất đồng về quyền
lợi giữa các bên đã được thể hiện ra bên ngoài thông qua những bằng chứng cụ thể
và xác định được. Tranh chấp hợp đồng khác biệt với vi phạm hợp đồng. Vi phạm
hợp đồng là hành vi pháp lý của các bên đã xử sự trái với các điều khoản được cam


v

kết trong hợp đồng. Còn tranh chấp hợp đồng là ý kiến không thống nhất của các
bên về hành vi vi phạm đó hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ sự vi
phạm đó và được thể hiện ra bên ngồi. Cho nên, khơng phải cứ khi nào vi phạm
hợp đồng thì khi đó có tranh chấp mà đôi khi sự vi phạm hợp đồng diễn ra trước và
tranh chấp hợp đồng lại là sự kiện diễn ra sau đó một khoảng thời gian nhất định.
Và đơi khi có sự vi phạm HĐTD nhưng khơng thể có sự tranh chấp bởi các bên
khơng bày tỏ ra bên ngồi về sự bất đồng hay xung đột lợi ích giữa họ với nhau
bằng các hành vi phản kháng cụ thể có giá trị chứng cứ. Như vậy, tranh chấp HĐTD
là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh từ quyền và nghĩa vụ trong HĐTD giữa bên
cho vay là tổ chức tín dụng và bên vay. Đó là những tranh chấp về việc giải ngân,
nợ gốc, nợ lãi, lãi xuất, xử lý tài sản thế chấp...
* Đăc điểm tranh chấp HĐTD
Thứ nhất: Giá trị của tranh chấp HĐTD thường có giá trị lớn. Khi kí kết HĐTD
thì thường là do bên đi vay có nhu cầu về vốn mà khơng thể tự mình xoay xở được.

Thứ hai: Tranh chấp HĐTD được giải quyết dựa trên nguyên tắc tự do thỏa
thuận trong khuôn khổ pháp luật của các bên tham gia tranh chấp.
Thứ ba: Tranh chấp HĐTD ln có sự tham gia của một bên là TCTD và phần
lớn các tranh chấp HĐTD thì ngun đơn là tổ chức tín dụng.
Thứ tư: Đa phần các tranh chấp liên quan đến HĐTD chính là các tranh chấp
liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn, lãi của bên vay, về mức lãi suất
vay, về vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong HĐTD.
Thứ năm: Tranh chấp HĐTD thường gắn liền với một quan hệ hợp đồng khác
như: hợp đồng bảo đảm tiền vay thơng qua hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh
của bên thứ ba.

1.2.2. Các dạng tranh chấp HĐTD
- Tranh chấp do các bên vi phạm nghĩa vụ trong HĐTD
- Tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện HĐTD
- Tranh chấp xảy ra từ việc thực hiện biện pháp bảo đảm đối với HĐTD có
bảo đảm bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm


vi

- Tranh chấp về pháp luật giải quyết tranh chấp HĐTD

Chương 2
PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI VỤ ÁN TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI
TỊA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
2.1. Pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐTD tại TAND tỉnh Thái Bình
2.1.1. Các nguyên tắc hòa giải trong giải quyết tranh chấp HĐTD tại
TAND
Thứ nhất: Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự theo

điều 5 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 2011 (nay là Điều 5 BLTTDS 2015).
Thứ hai: Các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh theo
điều 6 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 2011 (nay là Điều 6 BLTTDS 2015).
Thứ ba: Nguyên tắc bình đẳng quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự theo
điều 8 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 2011 (nay là Điều 8 BLTTDS 2015).
Thứ tư: Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ và lợi ích hợp pháp của đương sự
theo điều 9 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 2011 (nay là Điều 9 BLTTDS 2015).
Thứ năm: Nguyên tắc hoà giải theo điều 10 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung
2011 (nay là Điều 10 BLTTDS 2015).
Thứ sáu: Nguyên tắc xét xử vụ án dân sự phải có Hội thẩm nhân dân tham
gia theo điều 11 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 (nay là Điều 11
BLTTDS 2015).

2.1.2. Điều kiện hòa giải trong giải quyết tranh chấp HĐTD tại TAND
Thứ nhất, về nguyên tắc tiến hành hòa giải: Khi giải quyết bất cứ vụ án nào
thì những người tiến hành tố tụng cũng phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định.
Thứ hai, các vụ án khơng được hịa giải và các vụ án khơng tiến hành hịa
giải được, không phải bất cứ vụ án tranh chấp HĐTD nào Tòa án cũng tiến hành
hòa giải được.


vii

Thứ ba, thành phần tham gia phiên hòa giải bao gồm: Thẩm phán chủ trì
phiên hịa giải, thư ký tịa án ghi biên bản hòa giải, các đương sự hoặc người đại
diện hợp pháp của đương sự, người phiên dịch trong trường hợp đương sự không
biết tiếng việt.
Thứ tư, nội dung hòa giải: khi tiến hành hòa giải thẩm phán phổ biến cho các
đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để
các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của

việc hịa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án
quy định tại điểm a khoản 4 Điều 210 BLTTDS năm 2015.
Thứ năm, trình tự thủ tục phiên hòa giải: Thủ tục phiên hòa giải trước phiên
tòa các vụ án kinh doanh thương mại cũng như các vụ án dân sự nói chung được
tiến hành trong thời gian chuẩn bị xét xử, tức là sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án và
trước khi đưa vụ án ra xét xử. Hòa giải trong phiên xét xử:

2.2. Thực tiễn hòa giải tranh chấp về HĐTD tại TAND tỉnh Thái Bình
 Tổng quan về TAND tỉnh Thái Bình
 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hịa giải các tranh chấp HĐTD tại TAND
tỉnhThái Bình

2.3. Đánh giá hoạt động áp dụng pháp luật về hòa giải trong vụ án tranh
chấp HĐTD
- Thứ nhất, nhìn ở bình diện chung, hoạt động hòa giải tại các cấp tòa án có
tỷ lệ vụ án tranh chấp HĐTD được hịa giải thành ở Tòa án cấp sơ thẩm cao hơn cấp
phúc thẩm. Số lượng vụ án được giải quyết cũng như hòa giải thành tập trung nhiều
ở Tòa án các huyện của tỉnh Thái Bình.
Thứ hai, bên cạnh những thành cơng, hoạt động hòa giải các tranh chấp
HĐTD tại các cấp tòa án vẫn còn những hạn chế.


viii

Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỊA GIẢI CÁC TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TAND TỈNH THÁI BÌNH
3.1. Quan điểm và định hướng hồn thiện pháp luật về hịa giải các tranh
chấp HĐTD

Hồn thiện pháp luật về hòa giải trong các vụ án KDTM mà cụ thể là tranh
chấp HĐTD phải trên cơ sở quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và chiến lược
xây dựng pháp luật của Nhà nước về giải quyết tranh chấp trong các vụ án KDTM tại
TAND. Điều này hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị
ngày 02 tháng 6 năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã khẳng
định: “khuyến khích giải quyết một số tranh chấp thơng qua thương lượng, hòa giải,
trọng tài; Tòa án hỗ trợ bằng quyết định cơng nhận việc giải quyết đó”.
Hồn thiện pháp luật về hòa giải trong các vụ án KDTM mà cụ thể là tranh
chấp HĐTD phải phù hợp với pháp luật hiện hành như Hiến pháp, BLDS, BLTTDS
và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Hồn thiện pháp luật về hòa giải trong các vụ án KDTM mà cụ thể là tranh
chấp HĐTD phải phù hợp với thực tiễn đặt ra, khơng chỉ ở Việt Nam, mà cịn phải
phù hợp với các nước trên thế giới.
Quy định pháp luật hiện hành về giải quyết các tranh chấp HĐTD tại TAND
cũng đã tương đối ổn định, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế bất cập cần phải sửa đổi
để phù hợp hơn, nhất là trong thời đại hiện nay, số lượng các tranh chấp HĐTD cũng
như mức độ phức tạp của các tranh chấp đó ngày càng tăng. Điều này phù hợp với thực
tế bởi Việt Nam đang dần hồn thiện thể chế pháp luật để hịa nhập với thế giới.
Trong các phương thức giải quyết tranh chấp KDTM tại Việt Nam thì
phương thức giải quyết tại TAND là phương thức giải quyết hiệu quả và được nhiều
doanh nghiệp lựa chọn. Tại Việt Nam thực tiễn hòa giải vụ án KDTM tại TAND
còn nhiều bất cập, cân tiếp tục được bổ sung, thay đổi và hoàn thiện sao cho phù


ix

hợp vối thực tiễn phát triển kinh tế xã hội khơng chỉ ở trong nước mà cịn phù hợp
với tình hình phát triển kinh tế xã hội trên thế giới đặc biệt là các nước trong cộng
đồng ASEAN (AC), các nước ký Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(TPP), các nước là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Từ đó tạo

niềm tin cho các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước.

3.2. Các giải pháp hồn thiện pháp luật về hịa giải các tranh chấp HĐTD
 Hoàn thiện quy định pháp luật về chứng minh và chứng cứ
 Hoàn thiện quy định về trách nhiệm về việc giao nộp chứng cứ
 Hoàn thiện quy định về thu thập chứng cứ sau khi đương sự gửi đơn khởi
kiện trực tuyến
 Hoàn thiện quy định tại khoản 2 Điều 207 BLTTDS năm 2015 về trường hợp
khơng hịa giải được do vắng mặt đương sự vì lý do chính đáng
 Ban hành hướng dẫn cụ thể về việc hịa giải khơng ảnh hưởng đến quyền,
nghĩa vụ của đương sự vắng mặt

3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải các tranh
chấp HĐTD tại TAND tỉnh Thái Bình
- Tổ chức học tập kinh nghiệm giải quyết vụ án kinh doanh thương mại ở các
nước trên thế giới. Những thành công và kinh nghiệm về hòa giải tranh chấp kinh
doanh, thương mại của tòa án các nước có thể được lựa chọn và áp dụng một cách
phù hợp vào điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, vì chúng ta đang từng bước xây
dựng và hoàn thiện một khung pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Hiện nay còn rất nhiều bất cập trong các văn bản pháp luật liên quan để giải
quyết tranh chấp HĐTD đặc biệt là các văn bản liên quan đến việc đăng ký gia dịch
bảo đảm, nên gây khá nhiều khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
- Đảm bảo q trình tố tụng của tồ án trong các vụ án giải quyết tranh chấp
HĐTD được tiến hành đúng quy định của pháp luật. Cần tăng cường các biện pháp
giám sát, kiểm tra của Viện kiểm sát đối với hoạt động tố tụng của Toà án.


x


- Ln nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm và đạo đức của cán bộ cơng
chức ngành Tịấn.
- Làm tốt công tác tổng kế t thực tiễn xét xử và đảm bảo áp dụng thống nhấ t
pháp luật. Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiê ̣m về công tác xét xử các vụ án dân
sự nói riêng và các loại vụ án nói chung nhằm tổng hơ ̣p những sai sót nghiê ̣p vụ và
vướng mắ c thường gặp để kip̣ thời sửa chữa , khắ c phục.
- Tổ chức quán triê ̣t nhằm thực hiê ̣n đúng các hướng d

ẫn về mẫu bản án ,

quyế t đinh;
̣ nâng cao nhận thức, trách nhiê ̣m của Thẩm phán đối với chấ t lươ ̣ng của
bản án, quyế t đinh
̣ đươ ̣c ban hành.
- Tập trung thực hiê ̣n tốt các giải pháp đột phá mà Tòa án nhân dân tối cao đã
đề ra để tạo ra bước chu yển biển căn bản trong hoạt động Tòa án , đó là : tổ chức tốt
các phiên tòa rút kinh nghiê ̣m , công khai các bản án trên cổng thông tin điê ̣n tử

,

truyề n hình trực tuyế n các phiên tòa , tăng cường công tác kiểm tra nghiê ̣p vụ .
- Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc
giải quyết tranh chấp HĐTD và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Hoạt động xét xử của
ngành Tịa án có ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh, chính trị của từng địa
phương.
- Tăng cường đầu tư cải thiện cơ sở vật chất, ứng dụng cơng nghệ thơng tin
của Tịa án. Hiện nay nhiều TAND cấp huyện hạn hẹp về quy mơ, chưa có Tịa
chun trách, chỉ có một phịng xử án duy nhất, thiết bị cơng nghệ thơng tin cịn hạn
chế.

- Tiếp tục thực hiện Đề án “Đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong
giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại TAND”, triển khai mơ
hình trung tâm hịa giải, đối thoại tại Tòa án để các tổ chức tín dụng thơng qua hình
thức này thỏa thuận với bên vay, bên bảo đảm, giải quyết tranh chấp hợp đồng tín
dụng một cách nhanh chóng, hiệu quả…


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

PHẠM TIẾN NHẬT

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG HỊA GIẢI VÀ
THỰC TIỄN TẠI TAND TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Luyện

Hà Nội, Năm 2019


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua hoạt động hòa giải HĐTD bằng Tịa án ở Việt Nam
nói chung và ở tỉnh Thái Bình nói riêng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải của Tòa án trong giải quyết các tranh chấp
về HĐTD tại tỉnh Thái Bình cần nhận diện rõ thực trạng tranh chấp HĐTD và
những khó khăn, vướng mắc trong q trình Tịa án tiến hành thủ tục hịa giải.
Tranh chấp tín dụng, ở góc độ một tranh chấp dân sự, cơ chế giải quyết tranh
chấp có hiệu lực pháp luật duy nhất là thơng qua Tịa án khởi kiện một vụ án dân
sự. Cịn ở góc độ một tranh chấp thương mại, cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu
lực pháp luật rất đa dạng với nhiều phương thức như hòa giải thương mại, Trọng tài
và Tòa án. Cho đến nay, dù ở góc độ một tranh chấp dân sự hay một tranh chấp
thương mại, phương thức giải quyết tranh chấp tín dụng thơng qua Tịa án rõ ràng
được các bên ưu tiên sử dụng. Chính vì thế, tranh chấp tín dụng là dạng tranh chấp
phổ biến nhất hiện nay được giải quyết tại TAND các cấp.
Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, BLTTDS số 92/2015/QH13 có hiệu lực thi
hành, thẩm quyền giải quyết các vụ án tranh chấp HĐTD đều thuộc thẩm quyền giải
quyết theo thủ tục sơ thẩm của TAND cấp huyện, trừ trường hợp có đương sự hoặc
tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp ra nước ngoài hoặc được cấp tỉnh lấy
lên để giải quyết.
Cũng trong giai đoạn này, nền tín dụng nước ta có rất nhiều biến động, lãi
suất tăng cao trong khi doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả, nợ xấu, nợ tồn đọng,
nợ khó địi vượt ngưỡng. Án tranh chấp tín dụng vì thế mà tăng cao về số lượng và
tính phức tạp trong khi chun mơn của Thẩm phán cấp huyện, phải giàn trải để giải
quyết tất cả các loại vụ việc từ hình sự, hành chính, dân sự, lao động, hơn nhân gia
đình cho đến kinh tế, khó có thể đáp ứng trọn vẹn u cầu, địi hỏi của tình hình.
Lúc này, thủ tục hịa giải tranh chấp tín dụng tại Tịa án như là một cứu cánh cho
chính các bên trong quan hệ tranh chấp tín dụng, cũng như cho chính Tịa án nhằm
bảo đảm hồn thành nhiệm vụ chính trị - chun mơn.



2

Mặc dù, vấn đề hịa giải tranh chấp tín dụng tại Tịa án khơng mới, nhưng
trong tình hình mới, đặc biệt ở một địa phương có kinh tế tư nhân phát triển rất
mạnh như Thái Bình, vấn đề này ngày càng trở nên phức tạp, ngày càng khó để hịa
giải thành được một vụ án. Bên cạnh đó, Tịa án hai cấp tỉnh Thái Bình vẫn mắc
phải những sai sót về thủ tục tố tụng và nội dung, dẫn đến việc bị kháng nghị, bị sửa
hoặc bị hủy. Vì vậy việc hòa giải các tranh chấp HĐTD từ thực tiễn giải quyết của
TAND tỉnh Thái Bình chưa đạt hiệu quả, chưa đạt chỉ tiêu của ngành cấp trên giao,
có một số vụ đã hòa giải thành đã ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự nhưng sau đó bị hủy do vi phạm thủ tục tố tụng. Do đó tơi chọn đề tài:
“Giải quyết tranh chấp HĐTD bằng hòa giải và thực tiễn tại TAND tỉnh Thái Bình”
làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Hòa giải tranh chấp HĐTD tại Tòa án là một vấn đề cấp thiết, hiện nay đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu về giải quyết tranh chấp tín dụng bằng phương thức
Tòa án, như:
Luận văn thạc sĩ luật học năm 2016 “Thực tiễn giải quyết tranh chấp HĐTD
tại TAND thành phố Hà Nội” của tác giả Hồ Thị Khuyên – Khoa Luật Trường Đại
học quốc gia Hà Nội;
Luận văn thạc sĩ luật học năm 2016 “Giải quyết tranh chấp HĐTD qua thực
tiễn xét xử của TAND tỉnh Phú Thọ” của tác giả Trần Tuấn Anh – Học viện khoa
học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
Luận văn thạc sĩluật học năm 2016 “Hòa giải trong vụ án kinh doanh thương
mại từ thực tiễn xét xử của TAND tỉnh Thái Bình” của tác giả Đặng Ngọc Hưng –
Học viện khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Các cơng
trình trên phần nào có đóng góp quan trọng vào việc hồn thiện pháp luật liên quan
đến nội dung hòa giải tranh chấp HĐTD, ở các góc độ tranh chấp thương mại.
Luận văn thạc sĩ luật học năm 2016, giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại bằng phương thức Tòa án từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam của tác giả Đỗ Thị

Thương - Học viện khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.



×