Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Mô hình trung tâm hòa giải tại tòa án và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.96 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

LÊ KIÊN TRUNG

MƠ HÌNH TRUNG TÂM HỊA GIẢI TẠI
TỊA ÁN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã ngành: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN NAM

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi, vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Thái Bình, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn



Lê Kiên Trung


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành Luận văn này, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn,
nhưng dưới sự tân tình hướng dẫn, động viên của Giáo viên hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Trần Văn Nam. Tận đáy lịng mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới Thầy giáo. Chính sự động viên, sự thơng cảm và nhiệt tình giúp đỡ của Thầy đã
tiếp sức cho em rất nhiều trong suốt thời gian qua.
Trong thời gian học tập, dưới sự truyền đạt, chỉ dạy nhiệt tình của các giảng
viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em đã học được rất nhiều kiến thức và kinh
nghiệm quý báu. Những kiến thức và kinh nghiệm này sẽ trở thành những hành
trang kiến thức giúp em vững vàng và kiên định hơn nữa trên con đường mà mình
đã chọn. Cho phép em được gửi tới các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân lời cảm ơn chân thành nhất.
Em cũng mong muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, nhất là các cơ, chú,
anh, chị đồng nghiệp tại Tịa án nhân dân huyện Đơng Hưng đã tạo điều kiện cho
em trong quá trình học cũng như trong q trình hồn thành Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Bình, ngày tháng
Học viên

Lê Kiên Trung

năm 2019


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ i
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRUNG
TÂM HÒA GIẢI TẠI TÒA ÁN ĐỐI VỚI CÁC TRANH CHẤP KINH
DOANH, THƯƠNG MẠI.........................................................................................7
1.1. Một số vấn đề chung về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại. ...............................................................................................7
1.1.1. Đặc điểm và vai trò của hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại. .............................................................................................7
1.1.2. Các loại hình hòa giải hiện nay ..............................................................12
1.2. Một số quy định của pháp luật Việt Nam về Trung tâm hòa giải tại
Tòa án...................................................................................................................15
1.2.1. Mơ hình Trung tâm hịa giải tại Tịa án ở nước ta hiện nay. ..................15
1.2.2. Trình tự thủ tục và cơng nhận kết quả của việc hịa giải tại Trung
tâm hòa giải tại Tòa án. ....................................................................................19
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG MƠ HÌNH TRUNG TÂM HÒA
GIẢI ĐỐI VỚI CÁC TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI
TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ TẠI THÁI BÌNH ....32
2.1. Mơ hình Trung tâm hịa giải, đối thoại tại Tòa án một số địa phương ..32
2.1.1. Mơ hình Trung tâm hịa giải, đối thoại tại Tịa án trên địa bàn thành
phố Hải Phòng. .................................................................................................32
2.1.2. Áp dụng mơ hình Trung tâm hịa giải, đối thoại tại Tịa án trên địa
bàn tỉnh Thái Bình ............................................................................................35
2.2. Đánh giá chung.............................................................................................49
2.2.1. Ưu điểm ..................................................................................................50
2.2.2. Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc .................................................51



2.2.3. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc ...............52
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ MƠ
HÌNH TRUNG TÂM HÒA GIẢI TẠI TÒA ÁN.....................................................56
3.1. Cần ban hành Luật hòa giải, đối thoại và các văn bản pháp luật liên
quan ......................................................................................................................56
3.2. Điều chỉnh mơ hình Trung tâm hịa giải tại Tòa án phù hợp với nhu
cầu thực tiễn ........................................................................................................57
3.3. Tăng cường hơn nữa về nhân lực cho các Trung tâm hòa giải tại Tòa
án ..........................................................................................................................58
3.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan ...............................60
3.5. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật ..............................................................................................................60
3.6. Nâng cao cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí hoạt động cho các Trung
tâm hịa giải tại Tòa án .......................................................................................61
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................62
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................64


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật dân sự

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự


TTDS

Tố tụng dân sự

TTHC

Tố tụng hành chính

PLTTGQCVAKT

Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
kinh tế

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân Tối cao

LTTTM

Luật Trọng tài Thương mại


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------


LÊ KIÊN TRUNG

MƠ HÌNH TRUNG TÂM HỊA GIẢI TẠI
TỊA ÁN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành: Luật kinh tế
Mã ngành: 8380107

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2020


i

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng. Với việc là
thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ký kết các Hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới với mức cam kết toàn diện, Việt Nam đang cùng chung sân
chơi với các nước phát triển trên tồn cầu. Vì vậy, Nhà nước ta đang nỗ lực tạo lập
một nền kinh tế năng động và hiện đại, rà soát và bổ sung hệ thống pháp luật để
đảm bảo tương thích với sự phát triển và hội nhập ấy. Những năm gần đây, với nền
kinh tế nhiều thành phần có độ mở cao, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã
mang lại những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng
cũng làm gia tăng các tranh chấp kinh doanh, thương mại; Dân sự; Hành chính...
Trong bối cảnh đó, TANDTC đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng cơng tác Tịa án, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong thực hiện các nhiệm vụ

công tác nói chung và việc giải quyết, xét xử các vụ việc Kinh doanh thương mại,
Dân sự, Hành chính nói riêng; trong đó, giải pháp đổi mới, tăng cường hịa giải, đối
thoại trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, Dân sự, khiếu kiện hành
chính là một trong những nội dung trọng tâm. Nổi bật phải nói đến Tịa án nhân dân
Tối cao đã triển khai thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải
quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại, Dân sự, khiếu kiện hành chính tại
Tịa án nhân dân thành phố Hải Phòng và 9 Tòa án nhân dân cấp huyện của Thành
phố (thời gian từ tháng 3 đến hết tháng 8/2018).
Chính vì những nguyên nhân trên, tác giả đã chọn đề tài “Mơ hình Trung
tâm hịa giải tại Tịa án và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Thái Bình” làm đề
tài luận văn Thạc sĩ của mình, với mục đích góp phần nhỏ trong nghiên cứu khoa
học đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng mơ hình này trong cả nước.
Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và
thực trạng về mơ hình Trung tâm hịa giải tại Tịa án.
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau đây:


ii

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hồ giải trong giải quyết tranh
chấp dân sự nói chung và kinh doanh thương mại tại Tịa án;
- Phân tích mơ hình Trung tâm hịa giải tại Tịa án ở nước ta hiện nay;
- Đánh giá thực tiễn áp dụng mơ hình mơ hình Trung tâm hịa giải tại Tịa án
và chỉ ra những ưu điểm, tồn tại.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng mơ hình Trung
tâm hịa giải tại Tịa án.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về Trung tâm hòa giải tại Tòa
án đối với các tranh chấp kinh doanh, thương mại
Chương 2: Thực tiễn áp dụng mơ hình Trung tâm hịa giải đối với các tranh
chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án trên địa bàn một số địa phương và tại Thái
Bình
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả mô hình Trung tâm hịa
giải tại Tịa án
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRUNG TÂM
HÒA GIẢI TẠI TÒA ÁN ĐỐI VỚI CÁC TRANH CHẤP KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI
1.1. Một số vấn đề chung về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại.
1.1.1. Đặc điểm và vai trò của hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại.
Hòa giải là giải quyết các tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương
lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (khơng phải là bên tranh chấp)…”
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải cơ sở quy định: “Hòa giải ở cơ sở là việc hòa


iii

giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với
nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm phap luật theo quy định của luật này”.
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính Phủ
về hịa giải thương mại quy định “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết
tranh chấp kinh doanh, thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên
thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của
Nghị định này”
a. Đặc điểm của hòa giải:
Thứ nhất, hòa giải là một biện pháp đặc thù trong giải quyết tranh chấp kinh

doanh, thương mại
Thứ hai, trong hòa giải, chủ thể giữ vị trí trung tâm là người hịa giải.
Thứ ba, phương pháp hòa giải là hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên
có tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp một cách
ổn thỏa.
Thứ tư, tính chất của hịa giải là linh hoạt.
b. Vai trò của hòa giải trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh,
thương mại.
Thứ nhất, hòa giải thành sẽ chấm dứt mâu thuẫn, xung đột hoặc xích mích,
tranh chấp một cách ổn thỏa.
Thứ hai, hòa giải là phương thức giải quyết các tranh chấp tiết kiệm nhất,
hiệu quả nhất.
Thứ ba, hòa giải bảo đảm được bí mật, ít ảnh hưởng đến hoạt động bình
thường của cá nhân, pháp nhân nhất là ít ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh
Thứ tư, tăng cường sự đồn kết trong nhân dân, góp phần giữ gìn an ninh
trật tự.
1.1.2. Các loại hình hịa giải hiện nay
a. Hịa giải ngồi Tịa án
b. Hịa giải trong tố tụng dân sự
c. Hịa giải thí điểm tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án


iv

1.2. Một số quy định của pháp luật Việt Nam về Trung tâm hịa giải tại Tịa án.
➢ Mơ hình trung tâm hòa giải tại Tòa án ở nước ta hiện nay.
➢ Trình tự thủ tục và cơng nhận kết quả của việc hòa giải tại Trung tâm hòa
giải tại Tịa án.
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG MƠ HÌNH TRUNG TÂM HÒA GIẢI ĐỐI
VỚI CÁC TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN TRÊN

ĐỊA BÀN MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ TẠI THÁI BÌNH
2.1. Mơ hình Trung tâm hịa giải, đối thoại tại Tịa án một số địa phương
2.1.1. Mơ hình trung tâm hịa giải, đối thoại tại Tịa án trên địa bàn thành phố
Hải Phịng.
a, Sự thành lập Mơ hình Trung tâm hịa giải, đối thoại tại Tịa án trên
địa bàn thành phố Hải Phòng.
Tòa án nhân dân thành phố Hải Phịng đã triển khai thí điểm mơ hình Trung
tâm hòa giải, đối thoại trong hai đợt. Tại đợt thí điểm thứ nhất từ tháng 3 đến tháng
9/2018; Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã thành lập 10 Trung tâm
hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm: 9/15 đơn vị Tòa án quận, huyện và Trung tâm hòa
giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân thành phố với 58 đối thoại viên, hòa giải viên là
những Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên đã nghỉ hưu, các cán bộ mặt trận đã
từng tham gia công tác Hội thẩm nhân dân và các Luật sư có phẩm chất đạo đức, có
kỹ năng, phương pháp hịa giải, đối thoại tốt, tâm huyết, nhiệt tình với cơng tác hòa
giải; đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký giúp việc, phân cơng các đồng chí
Chánh án Tịa án nhân dân các quận, huyện, các đồng chí Phó Chánh án Tịa án thành
phố làm Giám đốc Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Triển khai đợt thí điểm
thứ hai từ ngày 01/12/2018, Tịa án nhân dân thành phố Hải Phòng thành lập thêm
ra 04 trung tâm hoà giải, đối thoại tại TAND quận Đồ Sơn, TAND huyện Vĩnh Bảo,
An Lão, Cát Hải, nâng số Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án hai cấp thành 14
Trung tâm (trừ TAND quận Dương Kinh do chưa có trụ sở và TAND huyện đảo
Bạch Long Vĩ là huyện đảo có số vụ việc tranh chấp ít). Đợt 2, TAND thành phố


v

Hải Phòng và các TAND cấp huyện đã chủ động rà sốt, lựa chọn, chỉ định, thu gọn
cịn 57 Hịa giải viên, Đối thoại viên.
b, Tình hình giải quyết đơn, vụ, việc.
Từ ngày 01/12/2018 đến 20/8/2019, 14 Trung tâm hòa giải, đối thoại Tòa án

nhân dân hai cấp đã nhận 3.928 đơn khởi kiện, đã đưa ra hòa giải, đối thoại 3.428
đơn; đã tổ chức hòa giải, đối thoại thành 2.806 vụ việc, đạt tỷ lệ 81,8%. Số vụ việc
được hòa giải, đối thoại thành là 2.806, các Tòa án thực hiện thí điểm khơng phải tổ
chức 2.806 phiên tịa sơ thẩm để xét xử tranh chấp về dân sự, hơn nhân gia đình,
kinh doanh thương mại, lao động, hành chính.
c, Về Hịa giải viên, Đối thoại viên.
Hầu hết các Hòa giải viên, Đối thoại viên được lựa chọn đảm bảo đúng u
cầu, có tâm huyết, nhiệt tình và trình độ chuyên môn, kỹ năng đáp ứng được yêu
cầu công việc. Các Hòa giải viên, Đối thoại viên thực hiện đúng ngun tắc, quy
trình hịa giải, đối thoại theo hướng dẫn tại Cơng văn số 310/TANDTC-PC ngày
11/10/2018 của Tịa án nhân dân tối cao và các văn bản hướng dẫn khác.
d, Về bồi dưỡng, tập huấn và thông tin tuyên truyền
Tịa án nhân dân thành phố Hải Phịng đã tích cực cử các đồng chí hịa giải
viên, đối thoại viên mới được lựa chọn bổ sung tham dự Hội nghị tập huấn về quy
trình, kỹ năng hịa giải, đối thoại do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức.
2.1.2. Áp dụng mơ hình Trung tâm hịa giải, đối thoại tại Tịa án trên địa bàn
tỉnh Thái Bình
a, Sự triển khai thí điểm mơ hình trung tâm hịa giải, đối thoại tại Tịa án trên
địa bàn thành phố tỉnh Thái Bình.
b, Tình hình giải quyết đơn, vụ, việc.
c. Về hịa giải viên, đối thoại viên
d. Về công tác thông tin tuyên truyền
e. Một số vụ việc kinh doanh thương mại thực tế tại Trung tâm hòa giải đối
thoại tại tỉnh Thái Bình.
2.2. Đánh giá chung


vi

2.2.1. Ưu điểm

Thứ nhất, Trung tâm hòa giải tại Tòa án đã phát huy tự do ý chí và khả năng
tự định đoạt của đương sự, tạo điều kiện cho các bên thực thi quyền và lợi ích hợp
pháp của mình một cách tốt nhất.
Thứ hai, kết quả giải quyết tranh chấp bằng hịa giải, đối thoại qua q trình
thương lượng, có sự thỏa thuận, nhất trí của các bên nên khả thi và được các bên tôn
trọng và tuân theo.
Thứ ba, hịa giải, đối thoại thành cơng thì khơng cần phải thơng qua con
đường tố tụng tại Tịa án, sẽ giảm tải công việc và áp lực đối với cơng tác xét xử
của Tịa án; hạn chế án kéo dài qua nhiều cấp; tiết kiệm được chi phí, cơng sức, thời
gian của Nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thứ tư, hoạt động thí điểm đã thu hút được lực lượng ngồi biên chế Nhà
nước có trình độ chun mơn, đã được đào tạo, có uy tín, tâm huyết, trách nhiệm để
tham gia hòa giải, đối thoại các tranh chấp, khiếu kiện.
Thứ năm, kết quả của hoạt động thí điểm góp phần quan trọng để hồn thiện
cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc xây dựng Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
2.2.2. Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc
a) Về nhân sự:
- Số lượng Hịa giải viên, Đối thoại viên được phân bổ chưa tương xứng với
số lượng vụ việc phải hòa giải, đối thoại dẫn đến tình trạng quá tải tại một số Trung
tâm Hịa giải, đối thoại tại Tịa án;
- Trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của Hòa giải viên, Đối thoại viên khơng
đồng đều, một số Hịa giải viên, Đối thoại viên còn hạn chế về kỹ năng, kinh
nghiệm, nên còn gặp nhiều khó khăn khi hịa giải các vụ, việc dân sự, kinh doanh,
thương mại, lao động phức tạp, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Thẩm phán, Thư ký
Tịa án.
b) Về cơ sở vật chất, kinh phí:
- Mỗi Trung tâm hịa giải, đối thoại chỉ được bố trí 01 phòng hòa giải, đối
thoại và 01 phòng làm việc của hòa giải viên, đối thoại viên, trong khi số lượng vụ



vii

việc phải tiến hành hòa giải, đối thoại nhiều nên 01 phòng hòa giải, đối thoại như
hiện nay là chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
- Kinh phí cho hoạt động thí điểm cấp chưa kịp thời nên khó khăn cho hoạt
động của các Trung tâm.
c) Về tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc khác:
- Tỷ lệ các vụ hòa giải thành đối với các tranh chấp về dân sự, kinh doanh
thương mại chưa cao; các vụ đối thoại thành trong các khiếu kiện hành chính cịn
thấp. Ngun nhân là do các vụ việc liên quan đến dân sự, hành chính, kinh doanh
thương mại đều có tính chất phức tạp.
2.2.3. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc
a) Nguyên nhân chủ quan:
- Các Trung tâm hịa giải, đối thoại khơng có Thư ký chun trách giúp việc
mà phải sử dụng Thư ký Tòa án để hỗ trợ cho hòa giải viên, đối thoại viên.
- Kỹ năng, sự tiếp cận các quy định mới của pháp luật và các văn bản hướng
dẫn còn chưa kịp thời, kinh nghiệm hòa giải, đối thoại của một số hòa giải viên, đối
thoại viên còn hạn chế, thiếu kỹ năng mềm về tin học văn phòng nên đòi hỏi phải có
sự hỗ trợ tích cực của Thẩm phán, Thư ký Tịa án thì mới đạt được kết quả tốt.
- Công tác tuyên truyền chưa sâu rộng nên nhận thức của một số người dân
và một số cán bộ về hòa giải, đối thoại còn hạn chế
b) Nguyên nhân khách quan:
- Các vụ, việc liên quan đến dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại đều
có tính chất phức tạp, chủ yếu là tranh chấp kéo dài nhiều năm, có nhiều người tham
gia tố tụng
- Một số hòa giải viên, đối thoại viên vì mới thực hiện nhiệm vụ này nên
cũng chưa có kinh nghiệm và kỹ năng hịa giải, đối thoại.
- Việc thu thập chứng cứ, thẩm định tại chỗ, xác minh tại địa phương của hòa
giải viên, đối thoại viên cịn gặp nhiều khó khăn.
- Thực tiễn hoạt động thí điểm hồ giải, phần lớn các đương sự không thực hiện

việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cần thiết theo yêu cầu của Hoà giải viên, Đối thoại


viii

viên gây khó khăn trong q trình xây dựng phương án giải quyết theo yêu cầu đảm
bảo quyền lợi của các bên.
- Tịa án nhân dân tỉnh có tỷ lệ hòa giải, đối thoại thành thấp là do hầu hết các vụ
việc dân sự đều có một bên đương sự ở nước ngồi khơng về để hịa giải được.
- Các Trung tâm hòa giải, đối thoại Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hải
Phòng về cơ bản đã được đầu tư đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để hoạt động
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ MƠ
HÌNH TRUNG TÂM HỊA GIẢI TẠI TỊA ÁN
3.1. Cần ban hành Luật hòa giải, đối thoại và các văn bản pháp luật liên quan
Theo quy định của pháp luật TTDS, TTHC hiện nay thì trình tự, thủ tục hòa
giải, đối thoại bị đánh giá là cứng nhắc, không linh hoạt dẫn đến hạn chế hiệu quả
của việc hòa giải, đối thoại. Khi xây dựng Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, cơ
quan soạn thảo TANDTC đã lựa chọn giải pháp giải quyết tranh chấp, khiếu kiện
một cách nhanh chóng, hiệu quả, triệt để, tơn trọng sự lựa chọn của các bên, phát
huy khả năng làm việc độc lập của hòa giải viên, đối thoại viên với phương thức,
thủ tục hòa giải, đối thoại linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi
loại vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, khiếu kiện hành chính. Việc đẩy nhanh
tiến độ ban hành Luật Hịa giải, đối thoại đồng thời hoàn thiện hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn cụ thể về cơng tác hịa giải, đối thoại là
thực sự cần thiết để áp dụng thống nhất, hiệu quả
3.2. Điều chỉnh mơ hình Trung tâm hịa giải tại Tịa án phù hợp với nhu cầu
thực tiễn
Để làm được điều này, phải nghiên cứu những kết quả, kinh nghiệm thu
được qua cơng tác thí điểm, phải so sánh số liệu của Tòa án khi chưa thành lập
Trung tâm hòa giải tại Tòa án và sau khi thành lập Trung tâm hịa giải tại Tịa án để

đưa ra kết luận chính xác nhất, nên cử tổ công tác xuống kiểm tra hồ sơ, cơ sở vật
chất, nghe báo cáo từ đó đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong q trình triển


ix

khai mơ hình Trung tâm hịa giải tại Tịa án, đánh giá chất lượng giải quyết cũng
như tỷ lệ giải quyết đã đạt được yêu cầu chưa, có thực sự hiệu quả khơng?
Ngồi ra, tác giả cho rằng nên đưa một số loại vụ án bắt buộc phải qua Trung
tâm hịa giải vì hiện nay có nhiều vụ việc tranh chấp về dân sự, kinh doanh thương
mại khi nộp đơn khởi kiện các đương sự yêu cầu không qua Trung tâm hòa giải, đề
nghị chuyển đơn để Tòa án giải quyết theo tố tụng dân sự.
3.3. Tăng cường hơn nữa về nhân lực cho các Trung tâm hòa giải tại Tịa án
Đầu tiên, cần chuẩn hóa đội ngũ Hịa giải viên về độ tuổi, trình độ, kinh nghiệm
cơng tá. Hịa giải viên phải là những người có tâm huyết, nhiệt tình, có sức khỏe, trí
tuệ, kinh nghiệm cả trong cơng việc lẫn cuộc sống và sẵn sàng cống hiến.
Thứ hai, cần bổ sung Thư ký chuyên trách cho các Trung tâm hòa giải tại
Tòa án. Thực tế hiện nay, các Trung tâm hịa giải tại Tịa án chưa có Thư ký chuyên
trách, việc kiêm nhiệm cả công việc của Thư ký Tòa án và Thư ký Trung tâm hòa
giải gây áp lực quá lớn lên đội ngũ này.
Thứ ba, cần đẩy mạnh công tác đào tạo nghiệp vụ cho các Hòa giải viên, Thư
ký Trung tâm hòa giải bằng nhiều cách như: Về phía Ban chỉ đạo của Trung ương
(TANDTC), cần thường xuyên ban hành, bổ sung, cập nhật những điểm mớihướng dẫn kịp thời các Trung tâm hòa giải mới thành lập.
Mặt khác cũng cần nâng mức phụ cấp cho Hòa giải viên theo vụ việc hòa
giải thành cho phù hợp vì mức phụ cấp như hiện nay cịn thấp. Chế độ đãi ngộ, thù
lao cần tương xứng với cơng sức của các Hịa giải viên, kể cả các vụ hịa giải khơng
thành vì thực tế các vụ hịa giải không thành lại tốn thời gian, công sức phải thuyết
phục các đương sự nhiều hơn do tính chất phức tạp và mức độ hợp tác của các bên
không cao.
3.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan

Hịa giải khơng chỉ liên quan đến những đương sự tham gia quan hệ đang
tranh chấp, nhiều khi nút thắt của vấn đề lại nằm ở những cơ quan khác
3.5. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Luật hòa giải, đối thoại chuẩn bị được ban hành đánh dấu nhiều sự thay đổi


x

trong giải quyết các tranh chấp dân sự, hành chính, do vậy công tác giáo dục pháp
luật là thực sự cần thiết.
Cần đổi mới phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo tính tích cực, chủ
động trong việc tìm hiểu, nhận thức bằng nhiều hình thức khác nhau như hình thức
sân khấu hóa, áp dụng các phương thức hiện đại trong việc truyền tải thơng tin, tổ
chức thi tìm hiểu pháp luật, phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành...
3.6. Nâng cao cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí hoạt động cho các Trung tâm hịa
giải tại Tịa án
Cuối cùng, phải có phương án nâng cao cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động
cho các Trung tâm hòa giải tại Tòa án. Cần đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân các tỉnh thành quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục xem xét hỗ trợ kinh
phí, cơ sở vật chất và các điều kiện khác.
Mặt khác cũng cần cân nhắc vị trí đặt Trung tâm hòa giải tại Tòa án cho phù
hợp. Theo tác giả, khơng nên đặt Trung tâm hịa giải ngồi trụ sở Tịa án hay xa trụ
sở Tịa án sẽ khó khăn cho việc chỉ đạo, quản lý và theo dõi của lãnh đạo Trung tâm
hòa giải, sự tham gia của Thẩm phán và Thư ký.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------


LÊ KIÊN TRUNG

MƠ HÌNH TRUNG TÂM HỊA GIẢI TẠI
TỊA ÁN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã ngành: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN NAM

Hà Nội - 2020


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng. Với việc là
thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ký kết các Hiệp định Thương
mại tự do thế hệ mới với mức cam kết toàn diện, Việt Nam đang cùng chung sân
chơi với các nước phát triển trên tồn cầu. Vì vậy, Nhà nước ta đang nỗ lực tạo lập
một nền kinh tế năng động và hiện đại, rà soát và bổ sung hệ thống pháp luật để
đảm bảo tương thích với sự phát triển và hội nhập ấy. Những năm gần đây, với nền
kinh tế nhiều thành phần có độ mở cao, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã
mang lại những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng
cũng làm gia tăng các tranh chấp kinh doanh, thương mại, Dân sự, Hành chính...
Tính từ năm 2012 đến nay, số lượng vụ án các loại đã tăng gấp đơi với tính chất

ngày càng phức tạp, đa dạng; nhiều vụ án Kinh doanh thương mại, Dân sự, Hành
chính đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm nhưng vẫn tiếp tục có đơn đề nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm; các bản án có hiệu lực pháp luật nhưng chậm được thi hành gây ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, làm giảm niềm tin của
người dân và xã hội đối với công tác Tòa án. Tranh chấp được Tòa án giải quyết
xong nhưng mâu thuẫn giữa các bên trong vụ việc vẫn tồn tại; cán bộ, cơng chức
Tịa án q tải trong cơng việc, số lượng biên chế chưa đáp ứng được yêu cầu so với
cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, thẩm quyền của Tịa án…
Trong bối cảnh đó, TANDTC đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác Tòa án, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong thực hiện các nhiệm vụ
cơng tác nói chung và việc giải quyết, xét xử các vụ việc Kinh doanh thương mại,
Dân sự, Hành chính nói riêng; trong đó, giải pháp đổi mới, tăng cường hòa giải, đối
thoại trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, Dân sự, khiếu kiện hành
chính là một trong những nội dung trọng tâm. Nổi bật phải nói đến Tịa án nhân dân
Tối cao đã triển khai thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải
quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại, Dân sự, khiếu kiện hành chính tại
Tịa án nhân dân thành phố Hải Phòng và 9 Tòa án nhân dân cấp huyện của Thành


2

phố (thời gian từ tháng 3 đến hết tháng 8/2018). Sau 6 tháng triển khai thực hiện,
hoạt động thí điểm đã thu được những thành công nhất định, tỷ lệ hịa giải, đối thoại
thành đạt 76,2%. Sau thành cơng thí điểm tại Hải Phòng, Tòa án nhân dân tối cao
đang thí điểm tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có Tịa án
nhân dân hai cấp của tỉnh Thái Bình (thời gian thí điểm từ tháng 11/2018 đến tháng
5/2019 và sẽ được kéo dài thêm nếu điều kiện cho phép). Tại các địa phương này,
đã thành lập Ban chỉ đạo thí điểm, các Trung tâm Hịa giải, đối thoại tại Tòa án; đào
tạo Hòa giải viên, Đối thoại viên; tiến hành hòa giải, đối thoại tranh chấp kinh
doanh, thương mại, Dân sự, khiếu kiện hành chính và đã thu được những kết quả

tích cực, được cấp ủy địa phương đánh giá là mơ hình mang ý nghĩa nhân văn sâu
sắc, giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong đời sống, xã
hội, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.
Chính vì những nguyên nhân trên, tác giả đã chọn đề tài “Mô hình Trung
tâm hịa giải tại Tịa án và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Thái Bình” làm đề
tài luận văn Thạc sĩ của mình, với mục đích góp phần nhỏ trong nghiên cứu khoa
học đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng mơ hình này trong cả nước.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khoa học pháp lý ở Việt Nam có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề này
ở các cấp độ khác nhau tuy nhiên số lượng cơng trình là khơng nhiều. Một số cơng
trình nghiên cứu về vấn đề này có thể kể đến: Giáo trình Luật Kinh tế (2015) của
Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam (2015) của Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cung cấp những vấn đề cơ bản nhất về các phương
thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong đó có
phương thức hịa giải tại tịa án; Luận án Tiến sĩ của Đào Thị Xuân Lan với đề tài
"Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tịa án ở Việt Nam" năm 2004; Bài
tạp chí “Hồ giải trong thương mại và phát triển phương thức hoà giải trong
thương mại ở Việt Nam” trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Số 10 (195), 5/2011),
tác giả Lưu Hương Ly; Đề tài khoa học cấp Bộ “Các phương thức giải quyết tranh
chấp kinh tế hiện nay ở nước ta và xu thế lựa chọn” do PGS.TS. Dương Đăng Huệ



×