Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng đông nam bộ giai đoạn 2002 – 2007 thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460 KB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:

Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng
Đông Nam Bộ giai đoạn 2002 – 2007
Thực trạng và giải pháp

Họ và tên sinh viên: Thái Thu Hường
Giáo viên hướng dẫn: TS. Từ Quang Phương

HÀ NỘI, NĂM 2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:

Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng
Đông Nam Bộ giai đoạn 2002 – 2007
Thực trạng và giải pháp

Họ và tên sinh viên: Thái Thu Hường
Chuyên ngành: Kinh tế Đầu tư
Lớp: Đầu tư 46A
Khóa: 46
Hệ: Chính quy


Giảng viên hướng dẫn: TS. Từ Quang Phương

HÀ NỘI, NĂM 2008

2


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU
CHUƠNG I : HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG
I

NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2002 - 2007
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU ẢNH

Trang
1
2
4
5
7
7

HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐƠNG
NAM BỘ
1.
Điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý
1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn
1.2.1. Khí hậu
1.2.2. Địa hình
1.2.3. Thủy văn
1.3. Tài nguyên
1.3.1. Tài nguyên đất yếu tố quan trọng cho phát triển công

7
7
8
8
9
9
9
10

nghiệp và KCN
1.3.2. Tài nguyên khống sản là ngun liệu đầu vào cho phát

11

triển cơng nghiệp
1.3.3. Tài nguyên nước
1.3.4. Tài nguyên rừng
Các điều kiện, yếu tố nguồn lực kinh tế - xã hội cho phát triển

12
13
13


công nghiệp và KCN vùng Đông Nam Bộ
2.1. Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp và KCN
2.1.1. Dân số
2.1.2. Lao động
2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng
2.2.1. Hệ thống giao thơng
2.2.2. Hệ thống điện
2.2.3. Hệ thống cấp thốt nước đã và đang được đầu tư đảm

13
13
14
15
15
17
17

2.

bảo công suất đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH nói
chung và phát triển khu cơng nghiệp nói riêng
2.2.4. Hạ tầng thơng tin liên lạc
2.3. Khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào tại các địa phương

3

18
18



trong vùng cho phát triển công nghiệp và khu công nghiệp
Ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế thế giới đối với sự phát

19

triển công nghiệp, KCN vùng Đông Nam Bộ
2.4.1. Cơ hội đối với phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ
2.4.2. Những thách thức
3.
Đánh giá chung
3.1. Những lợi thế cho phát triển các KCN
3.2. Những hạn chế cho phát triển các KCN
II HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

19
20
20
20
21
22

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2002 - 2007
1. Khái qt tình hình phát triển KCN vùng Đơng Nam Bộ
1.1. Số lượng các KCN
1.2.
Quy mô KCN
2. Thực trạng đầu tư phát triển các KCN vùng Đông Nam Bộ
2.1. Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư
2.1.1. Quy mô vốn đầu tư

2.1.2. Tốc độ tăng vốn đầu tư
2.2. Cơ cấu đầu tư
2.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung đầu tư
2.2.2. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn đầu tư
2.2.3. Cơ cấu đầu tư theo địa phương
2.2.3.1. Đầu tư phát triển KCN TP. Hồ Chí Minh
2.2.3.2. Đầu tư phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Đồng

22
22
26
27
27
27
28
32
32
35
38
39
40

Nai và tỉnh Bình Dương
Đầu tư phát triển KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Đầu tư phát triển KCN trên địa bàn các tỉnh Bình

42
42

Phước và Tây Ninh

2.2.4. Cơ cấu vốn đầu tư sản xuất trong KCN theo ngành, lĩnh

44

2.4.

2.2.3.3.
2.2.3.4.

vực
II ĐÁNH GIÁ CHUNG

46

I
1.

Thành quả đạt được
1.1. Hiệu quả kinh tế
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế
1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2. Hiệu quả về mặt xã hội
1.2.1. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động

46
46
46
48
51
51


1.2.2. Tạo môi trường chuyển giao công nghệ một cách nhanh

53

4


chóng, góp phần hình thành các ngành nghề mới
1.2.3. Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

54

2. Những tồn tại và hạn chế
2.1. Khả năng thu hút đầu tư của một số KCN cịn thấp, dẫn đến

55
55

khơng phát huy được hiệu quả vốn đầu tư xây dựng KCN
Đầu tư phát triển các KCN chưa tính hết các điều kiện về cơ

57

2.2.

sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN,
đảm bảo hoạt động của các KCN
Tình trạng phát triển thiếu bền vững của các KCN vùng


59

Đông Nam Bộ
2.3.1. Phát triển KCN không theo quy hoạch
2.3.2. Do mong muốn có được sự phát triển nhanh các KCN

59
59

2.3.

tập trung nên chưa tính đến mục tiêu phát triển dài hạn
về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu công nghệ
2.3.3. Vấn đề mơi trường sinh thái trong và ngồi KCN tiềm ẩn

61

nhiều tổn hại, đặc biệt là môi trường nước và chất thải
2.4.

rắn
Các chính sách, biện pháp tổ chức quản lý phát triển các

KCN trong thời gian qua còn bất cập
CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU

62
64

HÚT VỐN ĐẦU TU VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐÔNG

I

NAM BỘ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP

64

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
1. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng

64

Đông Nam Bộ
2. Mục tiêu và phương hướng phát triển Công nghiệp vùng Đông

66

Nam Bộ
3. Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp vùng Đông Nam Bộ
3.1.
Quan điểm và phương hướng phát triển KCN vùng Đông

69
69

Nam Bộ đến năm 2010, tầm nhìn 2020
Mục tiêu phát triển KCN vùng Đơng Nam Bộ đến năm

70


3.2.

5


2010, tầm nhìn 2020
Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển KCN vùng Đông

71

Nam Bộ
II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT

72

3.3.

VỐN ĐẦU TƯ Ở CÁC KHU CƠNG NGHIỆP VÙNG ĐƠNG NAM
BỘ
1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư ở các KCN vùng Đơng

72

Nam Bộ
1.1. Xây dựng và triển khai chính sách phát triển hạ tầng kỹ

72

thuật đối với khu vực xây dựng KCN, đảm bảo sự đồng bộ
giữa hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN

1.1.1. Đối với hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào KCN
1.1.2. Đối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN
1.2. Phát triển đồng bộ các thể loại tập trung cơng nghiệp
1.3. Hình thành hệ thống liên kết hỗ trợ phát triển KCN
1.3.1. Đầu tư phát triển đồng bộ dịch vụ phục vụ KCN
1.3.2. Đầu tư phát triển các ngành cơng nghiệp phụ trợ
2. Nhóm giải pháp phát triển bền vững KCN vùng Đông Nam Bộ
2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển KCN vùng
2.2. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực
2.3. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ KCN

72
75
76
77
77
77
79
80
81
83

theo hướng hiệu quả và phù hợp với sự phát triển khoa học
công nghệ
Kết hợp hài hòa giữa các yếu tố cơ sở hạ tầng kinh tế, xã

84

hội và mơi trường
3. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý KCN

3.1. Xác định rõ vai trò, nhiệm vụ và thẩm quyền trách nhiệm

86
86

của Ban quản lý các KCN
Kiện tồn lại các phịng chun mơn nghiệp vụ
Phân tách và kiện tồn các tổ chức hoạt động hỗ trợ dịch

87
87

2.4.

3.2.
3.3.

vụ công
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

6

88
89


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN: Khu công nghiệp
KCX: Khu chế xuất

DT: diện tích
CN: cơng nghiệp
Giá trị XK: giá trị xuất khẩu
GDP: tổng sản phẩm quốc nội
GO: giá trị sản xuất
HIv(GO): mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy
tác dụng trong kỳ nghiên cứu
ICOR: suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm 1 đơn vị tổng sản phẩm
quốc nội hoặc 1 đơn vị giá trị tăng thêm.
ĐNB: Đơng Nam Bộ
TP.Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh
Vốn đầu tư CSHT: Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng
Vốn đầu tư SX: Vốn đầu tư sản xuất
EU: Cộng đồng Châu Âu
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
WTO: Tổ chức thương mại thế giới

7


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ

Trang
10
15

Biểu 1
Biểu 2

Hiện trạng sử dụng đất của vùng Đông Nam Bộ

Số lượng lao động có việc làm ở vùng Đơng Nam Bộ phân

Biểu 3

theo ngành kinh tế năm 2007
Một số chỉ tiêu phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ so với cả

23

Biểu 4

nước đến năm 2007
Một số chỉ tiêu của các KCN phân theo địa phương đến năm

25

Biểu 5
Biểu 6

2007
Vốn đầu tư vào các KCN vùng Đông Nam Bộ
Vốn Đầu tư sản xuất/chỗ làm việc của các KCN vùng Đông

27
31

Biểu 7

Nam Bộ so với các KCN cả nước
Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo nội dung đầu tư vào các


35

Biểu 8

KCN vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2002-2007
Cơ cấu vốn đầu tư phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ theo

36

Biểu 9

nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2002 – 2007
Cơ cấu vốn đầu tư KCN vùng Đông Nam Bộ theo địa phương

38

Biểu 10

giai đoạn 2002 – 2007 (vốn thực hiện)
Cơ cấu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN vùng Đông

44

Biểu 11

Nam Bộ theo ngành giai đoạn 2002 – 2007 ( vốn thực hiện)
Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển

46


Biểu 12

KCN vùng Đông Nam Bộ
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo GDP

48

(giá HH) giai đoạn 2002 – 2007

Biểu 13

Lao động KCN vùng Đông Nam Bộ theo địa phương giai đoạn

52

2002 – 2007

Biểu 14
Biểu 15
Biểu 16

Các chỉ tiêu chủ yếu so với cả nước
Dự báo giá trị và tốc độ tăng trưởng GDP (giá 1994)
Dự báo tốc độ tăng trưởng giá trị SXCN Vùng theo nhóm

64
65
66


Biểu 17
Biểu 18

cơng nghiệp từng giai đoạn 5 năm
Dự báo cơ cấu sản xuất công nghiệp theo nhóm ngành
Dự báo tốc độ tăng trưởng giá trị SXCN toàn vùng phân theo

67
68

Biểu 19

địa phương đến năm 2020
Số lượng và diện tích KCN tăng thêm của vùng Đơng Nam Bộ

70

8


Biểu 20

đến năm 2020
Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng KCN theo địa

71

phương giai đoạn 2006 – 2020
Đồ thị 1 Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ so


29

với cả nước (theo phương pháp tốc độ tăng định gốc)
Đồ thị 2 Tốc độ tăng vốn đầu tư KCN vùng Đông Nam Bộ theo thành

30

phần nguồn vốn (theo phương pháp tốc độ tăng định gốc)

9


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề này là cơng trình do em nghiên cứu, phát
triển và hồn thiện trong thời gian thực tập tại Viện Chiến lược Phát triển, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư. Số liệu và tài liệu trong chun đề này đều có tính xác
thực và chủ yếu được lấy từ các nguồn: Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu
chế xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và báo cáo của các Ban quản lý khu công
nghiệp ở các địa phương thuộc vùng Đông Nam Bộ.
Em xin chịu hồn tồn trách nhiệm về tính chính xác của số liệu đưa ra
trong chuyên đề cũng như đảm bảo rằng chuyên đề không sao chép lại từ bất
kỳ chuyên đề nào khác.

10


MỞ ĐẦU
Vốn là một yếu tố cơ bản của quá trình cơng nghiệp hóa. Theo tính tốn của
các chun gia kinh tế: để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa từng bước phát
triển và hội nhập kinh tế quốc tế, địi hỏi phải có một lượng đầu tư rất lớn.

Tuy nhiên, vốn đầu tư phát triển luôn là một bài tốn khó đối với Việt
Nam trên bước đường phát triển. Giống như nhiều nước đang phát triển khác,
Việt Nam thường gặp khó khăn trong phát triển kinh tế do năng suất lao động
thấp, thu nhập người dân còn thấp nên khả năng tích lũy và đầu tư mới trong nội
bộ nền kinh tế còn nhiều hạn chế.
Để phá vỡ vịng luẩn quẩn đó, theo kinh nghiệm của nhiều nước, phát
triển các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) được coi là nhân tố cơ bản
trong việc khai thác tốt tiềm năng nội sinh, thu hút và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực từ bên ngồi. Đây là con đường ngắn nhất đế tiến hành cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và cũng là con đường Việt Nam đã chọn.
Sau gần 15 năm phát triển, với những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh
tế, góp phần quan trọng trong cơng cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, các KCN, KCX đã khẳng định lựa chọn
của Đảng ta là đúng đắn. Khi nhìn nhận về thành công của chiến lược phát triển
KCN của Việt Nam không thể không nhắc tới những thành tựu rực rỡ của các
KCN, KCX vùng Đông Nam Bộ, điểm sáng trong phát triển KCN ở Việt Nam.
Được hình thành ngay từ những năm đầu khi chủ trương phát triển KCN
được đề xuất, đến nay các KCN vùng Đông Nam Bộ đã phát triển thành một hệ
thống KCN theo hướng lan tỏa phục vụ cho quá trình tăng trưởng kinh tế và tạo
đà cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ của vùng.
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động trong những năm qua của các KCN vùng
Đông Nam Bộ cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với kinh tế - xã hội của vùng. Đó là vốn
đầu tư phát triển KCN tăng không ngừng qua các năm nhưng hiệu quả đầu tư có
phần cịn hạn chế; càng phát triển mạnh về lượng, càng tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu

11


bền vững; góp phần thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng cũng
có phần chậm lại quá trình phát triển, hiện đại hóa nơng thơn; góp phần nâng cao

hiệu quả sử dụng đất nhưng vẫn có phần làm lãng phí đất đai... Những nghịch lý
trong phát triển KCN của vùng Đông Nam Bộ cũng là những nghịch lý trong phát
triển KCN của cả nước. Vì vậy, việc giải quyết các khó khăn cịn tồn tại trong phát
triển KCN vùng Đông Nam Bộ sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu của các địa
phương khác trong cả nước.
Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài: “Đầu tư phát triển các khu
công nghiệp vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2002 – 2007_ Thực trạng và giải pháp”
làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành chun đề, em đã nhận được sự
giúp đỡ và chỉ dẫn quý báu của Thầy giáo, Tiến sỹ Từ Quang Phương, Chủ nhiệm
Bộ môn Kinh tế Đầu tư cũng như của các thầy cô trong Bộ môn Kinh tế Đầu tư,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân và các chuyên viên nghiên cứu thuộc Viện Chiến
lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cơ, đặc biệt
lịng biết ơn chân thành tới TS. Từ Quang Phương.
Theo Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 về lập, phê duyệt quản lý
tổng thể phát triển kinh tế xã hội, vùng Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, thành trực
thuộc Trung Uơng, đó là: TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà
Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh. Do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài
chỉ giới hạn trong các KCN của các tỉnh trên.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm 2 phần cơ bản:
Phần I: Hiện trạng đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng Đông Nam
Bộ giai đoạn 2002 – 2007.
Phần II: Một số biện pháp tăng nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào các
khu công nghiệp vùng Đông Nam Bộ.

12


CHƯƠNG I

HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2002-2007
II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG
ĐẾN ĐẦU TƯ KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
4.

Điều kiện tự nhiên
4.1.

Vị trí địa lý

Vùng Đơng Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao
gồm sáu tỉnh, thành phố gồm: tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng
Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh). Diện
tích tự nhiên là 2360,9 km2, chiếm 7,13% diện tích cả nước. Phía Bắc của vùng
giáp tỉnh Đắc Lắc, phía Đơng giáp biển Đơng với bờ biển trải dài, phía Nam giáp
Đồng bằng sơng Cửu Long, phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài
479 km với các cửa khẩu biên giới Mộc Bài, Xa Má.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm vừa
qua đã tạo cho Vùng Đơng Nam Bộ có vị trí kinh tế đặc biệt quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước và đặc biệt quan trọng khu vực phía Nam,
đó là:
- Sáu tỉnh thuộc vùng Đơng Nam Bộ đều nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, là vùng có nền kinh tế năng động, có mức tăng trưởng cao nhất
cả nước. Đồng thời nằm trong khu vực có các nền kinh tế phát triển năng động
của thế giới với các trung tâm lớn như Bangkok, Singapore, Kualalampua...
- Đông Nam Bộ là trung tâm đầu mối của hệ thống giao thơng quan trọng
của các tỉnh phía Nam và cả nước: nằm trên tuyến đường biển quốc tế quan
trọng, có hệ thống các cụm cảng như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Bà Rịa Vũng Tàu; Điểm trung chuyển trên tuyến đường hàng không quốc tế từ Bắc


13


xuống Nam và từ Đông sang Tây với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và sân bay
biên Hòa, sân bay Vũng Tàu ; Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang
được đầu tư hiện đại, đó là những tuyến đường xuyên Á với Campuchia, QL 1A,
QL 51, QL13, QL 14, Đường sắt Bắc Nam và các cơ sở hạ tầng khác trong vùng
Đông Nam Bộ. Vị trí địa lý này đã tạo thuận lợi cho các tỉnh trong vùng có thể
gắn kết với các tỉnh Tây Nguyên. các tỉnh Duyên Hải Miền Trung, các tỉnh Đồng
Bằng sông Cửu Long… trong việc mở rộng quan hệ kinh tế trong việc cung cấp
nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế tác và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp
của vùng và là đầu mối quan trọng của các hoạt động thương mại quốc tế, đặc
biệt với các nước trong vùng Đơng Nam Á.
- Vùng Đơng Nam Bộ có các trung tâm lớn nhất cả nước về kinh tế, công
nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học, kỹ thuật, khoa học kỹ thuật, nhiều cơ sở
đào tạo, nghiên cứu khoa học cơng nghệ, …Đó là những điều kiện thuận lợi để
các tỉnh trong vùng phát triển công nghiệp.
- Là vùng công nghiệp trọng yếu lớn nhất của cả nước. Đã và đang hình
thành hệ thống các KCN tập trung với các ngành công nghiệp mũi nhọn như
công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, cơng nghiệp luyện cán thép, cơng
nghiệp năng lượng điện, cơng nghệ tin học, hóa cơ bản, phân bón và vật liệu xây
dựng… Đây là nền tảng cơng nghiệp hóa và là động lực thúc đẩy tiến trình cơng
nghiệp hóa các tỉnh phía Nam và cả nước.
Với những lợi thế về vị trí địa lý như vậy, vùng Đơng Nam Bộ có tiềm
năng phát triển thành vùng kinh tế động lực của cả nước.
4.2.

Điều kiện khí hậu, thủy văn

4.2.1. Khí hậu

Khí hậu của vùng Đơng Nam Bộ thuộc khí hậu vùng cận xích đạo đặc
trưng gồm hai mùa rõ rệt trong năm: mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung bình
hàng năm ln ở mức cao (xấp xỉ 27 0C) ít thay đổi trong năm, lượng bức xạ
tương đối ổn định trong năm 150 kcal/cm 3/năm. Lượng mưa bình quân hàng năm

14


dao động trong khoảng 1.500 - 3.000 mm.
Khí hậu tương đối điều hịa, ít có thiên tai, ít bị ảnh hưởng của bão. Điều
kiện khí hậu này rất thuận lợi cho xây dựng các cơng trình cơng nghiệp, dân
dụng, phát triển du lịch, đồng thời rất thuận lợi cho cây trồng, vật ni, đặc biệt
thích hợp cho các loại cây công nghiệp hàng năm và lâu năm.. nguyên liệu đầu
vào cho cơng nghiệp chế biến trong vùng..
4.2.2. Địa hình
Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa các vùng Tây Nguyên, Duyên hải
Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, Vùng Đơng Nam Bộ vừa có địa
hình miền núi, trung du, vừa có địa hình vùng đồng bằng và ven biển và có độ
dốc thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đơng.
Do các đặc tính khác nhau về địa chất, sinh học và địa hình, vùng Đơng
Nam Bộ có thể chia thành bốn tiểu vùng chính, đó là: vùng Cao nguyên trung
tâm phía Bắc, vùng đồng bằng thấp, vùng đất cao phía Nam và vùng đất ẩm.
4.2.3. Thủy văn
Mạng lưới thuỷ văn của vùng chủ yếu là các sông của hệ thống sơng Đồng
Nai và sơng Mê Cơng. Ngồi ra trong vùng cịn có 2 hồ chứa nước lớn kết hợp
thuỷ lợi với thuỷ điện đó là hồ Dầu Tiếng và Trị An với dự trữ nước hàng năm
khoảng 3,6 tỷ m3. Đây là nguồn dự trữ quan trọng không những cho sản xuất
nông nghiệp, cung cấp một phần nhu cầu nước cho các trung tâm đô thị và khu
cơng nghiệp trong vùng, mà cịn tạo ra một khối lượng điện năng lớn.
Ngoài việc cung cấp nước cho sản xuất và đời sống các con sơng trong địa

bàn cịn là nguồn tiềm năng thủy điện tương đối lớn. Riêng hệ thống sơng Đồng
Nai đã có trữ lượng kinh tế 7,5 – 9 tỷ kWh, chiếm khoảng 15% nguồn thủy năng
của cả nước, tương ứng với 1,8 – 2,25 triệu kW công suất lắp máy.
4.3.

Tài nguyên

4.3.1. Tài nguyên đất yếu tố quan trọng cho phát triển công nghiệp và
KCN

15


Cùng với yếu tố khí hậu và địa hình, đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày như cao su, cà phê,
bông, đậu, ngô, lúa... cũng như nhiều loại cây ăn quả như xồi, sầu riêng, nhãn,
chơm chơm... thuận tiện cho sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với công nghiệp
chế biến.
Theo số liệu thống kê của các tỉnh, năm 2007 đất đang sử dụng của các
tỉnh vùng Đơng Nam Bộ là 2243,6 ha, chiếm 95% diện tích đất tự nhiên, đất
chưa sử dụng là 117,3 ha chiếm 5% diện tích đất tự nhiên.
Trong những năm gần đây, cơ cấu sử dụng đất của vùng có sự chuyển
dịch đáng kể, theo hướng ngày càng khai thác triệt để hơn cho sản xuất kinh
doanh, đất chuyên dùng tăng, và đất nông nghiệp giảm dần. Sự dịch chuyển của
cơ cấu sử dụng đất được thể hiện trong bảng sau.
Biểu 1. Hiện trạng sử dụng đất của vùng Đông Nam Bộ
2002
Mục đích sử dụng

Tổng diện

1.Đất nơng nghiệp
2. Đất phi nơng
nghiệp
3. Đất chưa sử dụng

2003

2004

2005

2007

2006

DT



DT



DT



DT




DT



DT



(1000

cấu

(1000

cấu

(1000

cấu

(1000

cấu

(1000

cấu

(1000


cấu

ha)
2360.9

%
100.0

ha)
2360.9

%
100.0

ha)
2360.9

%
100.0

ha)
2360,9

%
100.0

ha)
2360.9


%
100.0

ha)
2360,9

%
100.0

2002.0

84.8

1995

84.6

1961.9

83.1

1944,2

82.3

1938.3

82.1

1926,9


81.6

162.9

6.9

172.3

7.2

224.3

9.5

272,3

11.5

290.4

12.3

316,7

13.4

196.0

8.3


193.6

8.2

174.7

7.4

144,4

6.2

132.2

5.6

117,3

5

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh vùng Đông Nam Bộ; Niên giám thống kê
của tổng cục thống kê năm 2000, 2005 và 2007; Quy hoạch sử dụng đất các
tỉnh.
Năm 2007 diện tích đất được đưa vào sử dụng phần lớn là đất nơng
nghiệp, chiếm 81,6% diện tích đất tự nhiên của vùng (năm 2007). Trong đó, đất
sản xuất nông nghiệp chiếm hơn 57% . Đất sản xuất nông nghiệp của vùng ngày
càng được sử dụng hợp lý, khai thác có hiệu quả. Đất phi nơng nghiệp là
316.700 ha, chiếm 13,2% diện tích đất tự nhiên, tăng 144.4 ha so với năm 2003,
việc tăng nhanh đất phi nông nghiệp trong những năm gần đây chủ yếu đưa vào


16


phát triển công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bình Dương và Bà Rịa- Vũng Tàu là tỉnh có tỷ lệ đất phi nơng nghiệp khá cao.
Có thể nhận thấy rằng diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp trong
thời gian qua về cơ bản là phù hợp, tuy nhiên để bảo đảm quỹ đất chuẩn bị đầu
tư phát triển công nghiệp cho những năm tới và triển vọng dài hơn cần xem xét
bổ sung quỹ đất cho mục đích này.
4.3.2. Tài nguyên khống sản là ngun liệu đầu vào cho phát triển
cơng nghiệp
Theo đánh giá mới đây, ngồi trừ khống sản dầu khí cho phép khai thác
với quy mơ cơng nghiệp, thì vùng Đơng Nam Bộ khơng nhiều tài ngun khống
sản có giá trị phục vụ cho phát triển công nghiệp. Loại khống sản của vùng có
thể phân thành các nhóm sau:
 Nhóm khống sản nhiên liệu
Nhóm khống sản nhiên liệu gồm dầu khí với trữ lượng dầu mỏ đã xác
minh có thể đưa vào khai thác khoảng 400 triệu m 3 dầu và 100 tỷ m3 khí. Dầu
khí phân bố rộng trên vùng thềm lục địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với trữ lượng
dự báo dầu mỏ 3 - 4 tỷ tấn và trên 500 tỷ m 3 khí. Với tiềm năng khí có thể cho
phép phát triển cơng nghiệp dầu khí tương đối ổn định trong thời gian dài.
Ngồi ra cịn có than bùn với trữ lượng nhỏ phục vụ cho phát triển kinh tế
của các địa phương trong vùng.
 Nhóm tài nguyên vật liệu xây dựng
Nhóm tài nguyên vật liệu xây dựng gồm có đá vơi cho sản xuất xi măng
được phân bố ở tỉnh Tây Ninh và Bình Phước với quy mơ khá lớn. Một số
ngun liệu chất phụ dung khác như đất sét ở Tây Ninh, puzơlan ở Bình Phước
và Đồng Nai.
Đá xây dựng, đá ốp lát được phân bố trên khắp các tỉnh trong vùng với trữ

lượng không lớn lắm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu trong vùng.

17


 Nhóm khống sản kim loại
Vùng Đơng Nam Bộ là vùng khá nghèo về khoáng sản kim loại. Trong
vùng chỉ có 2 tỉnh là Bình Phước và Đơng Nai có trữ lượng quặng dự báo
khoảng 216,7 triệu tấn quặng nguyên.
Tóm lại. Ngồi tài ngun dầu khí, thì tài ngun khống sản khác của
vùng vùng Đông Nam Bộ không nhiều, và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng tại địa phương.
4.3.3. Tài nguyên nước
 Nguồn nước mặt
Vùng Đơng Nam Bộ có 3 con sơng lớn chạy qua đó là sơng Đồng Nai,
sơng Sài Gịn và sơng Vàm Cỏ Đông, với lưu lượng khá lớn cung cấp nước cho
sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Ngồi ra, cịn có 264 con sơng
các cấp, diện tích lưu vực khoảng 44,1 ngàn km 2. Tổng lượng nước trung bình
hàng năm khoảng 37 tỷ m3. Trữ lượng nước mặt của vùng tương đối thấp so với
cả nước, chỉ chiếm 4%.
Bên cạnh các sơng suối, vùng cịn có các hồ và đập chứa nước. Hồ chứa
nước Dầu Tiếng đã được xây dựng tại thượng nguồn sơng Sài Gịn, là cơng trình
thủy lợi lớn nhất nước, với dung tích hữu hiệu khoảng 1,45 tỷ m 3.
Nhìn chung, nguồn nước mặt trong vùng còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng
nhất định đến sản xuất và phát triển kinh tế trong vùng.
 Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm trong vùng phân bố không đồng đều. Tỉnh Tây Ninh,
Đồng Nai và TP.Hồ Chí Minh có nguồn nước ngầm phân bố rộng khắp với lưu
lượng nước lớn, vào mùa khơ vẫn có thể khai thác nước ngầm để đảm bảo cho
sinh hoạt và sản xuất, ở một số vùng ven biển ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nguồn

nước ngầm đang cạn kiệt dần và đang bị nhiễm mặn, phèn, ảnh hưởng đến khả
năng phục vụ nhu cầu sản xuất.
Tóm lại khác với nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm của vùng Đông Nam

18


Bộ có trữ lượng khá lớn so với các vùng khác trong cả nước. Đó là nguồn nước
quan trọng để khai thác cho mục đích phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp.
4.3.4. Tài nguyên rừng
Đất lâm nghiệp của vùng Đơng Nam Bộ hiện là 463,5 nghìn ha, chiếm
19,6% diện tích tự nhiên. Diện tích rừng phân bố chủ yếu tập trung nhiều ở tỉnh
Đồng Nai và Bình Phước.
Mục tiêu quan trọng nhất đối với quỹ rừng ở đây là bảo vệ môi trường,
bảo đảm cân bằng sinh thái, chống xói mịn đất canh tác, giảm lũ xơ cho vùng hạ
du và phát triển du lịch. Khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm và tái tạo quỹ
rừng là một trong những nhiệm vụ cần được quan tâm đặc biệt trong chương
trình bảo vệ mơi trường sinh thái của các địa phương trong vùng.
5.

Các điều kiện, yếu tố nguồn lực kinh tế - xã hội cho phát triển công
nghiệp và KCN vùng Đông Nam Bộ
5.1.

Nguồn nhân lực cho phát triển cơng nghiệp và KCN

Dân số và nguồn nhân lực có chất lượng khá là yếu tố thuận lợi để phát
triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp và khu cơng nghiệp nói riêng.
5.1.1. Dân số
Theo số liệu thống kê, năm 2007, dân số toàn vùng là 12,07 triệu người,

chiếm khoảng 14,3 % dân số cả nước. TP.Hồ Chí Minh là thành phố đông dân
nhất trong vùng và của cả nước với số dân là hơn 6 triệu dân, chiếm trên 50%
dân số toàn vùng và 7,3% dân số cả nước.
Phân bố dân cư trong vùng không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố.
Trong khi dân số tại TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 51%, thì Bình Phước chỉ là
6,7%. Mật độ dân số của vùng là 516 người/km2, gấp hơn 2 lần mật độ dân số
của cả nước (254 người/km2), TP Hồ Chí Minh có mật độ dân số cao nhất
(2909người/km2). Bình Phước là địa phương có mật độ dân số thấp nhất (118
người/km2).
Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ tăng dân số khoảng 2,45%, cao nhất cả

19


nước (1,3%). Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của vùng có xu hướng giảm liên
tục từ 16,7%o năm 1997 xuống 14,3%o vào năm 2002 và 11,5%o vào năm 2007
nhưng tỷ lệ tăng cơ học của vùng tương đối cao so với vùng khác và có xu
hướng tăng dần. Nguyên nhân là do quá trình di cư cơ học từ các vùng khác đến
làm ăn sinh sống tại vùng Đơng Nam Bộ, trong đó luồng di cư lớn nhất là từ
vùng Đơng Bắc Bộ.
Vùng Đơng Nam Bộ có tỷ lệ đơ thị hóa cao nhất cả nước. Trong khi tỷ lệ
này của cả nước là 27,36% thì vùng Đơng Nam Bộ có tới 54,1% dân số sống ở
khu vực thành thị, cao gấp hai lần so với cả nước. Đặc biệt có T.P Hồ Chí Minh
là địa phương có tỷ lệ đơ thị hóa cao nhất 86,2%.
Đặc điểm của dân số vùng Đông Nam Bộ. Nguồn nhân lực dồi dào, với
trình độ dân trí cao hơn hẳn các địa phương khác trong cả nước một lợi thế quan
trọng của vùng tạo ra lợi thế so sánh cho bản thân vùng và là điều kiện quan
trọng để phát huy tác động lan toả, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho
các khu vực khác trong cả nước.
5.1.2. Lao động

Theo số liệu thống kê, lao động trong độ tuổi năm 2007 của vùng khoảng
7,8 triệu người, chiếm 65% dân số toàn vùng, gần 80% trong độ tuổi lao động từ
15 đến 44 tuổi. Đây là lợi thế về nguồn lực lao động của vùng có khả năng tiếp
thu nhanh và hiệu quả các kiến thức khoa học kỹ thuật.
Lao động và cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở các
địa phương được thể hiện ở biểu 2.
Bảng số liệu cho thấy TP. Hồ Chí Minh có cơ cấu lao động lao động chủ
yếu tập trung trong lĩnh vực dịch vụ (chiếm 57%) và công nghiệp – xây dựng
(39,1%), lĩnh vực nơng nghiệp chỉ có 2,2 % lao động. Điều này một lần nữa
khẳng định rõ vai trò trung tâm dịch vụ của thành phố đối với cả vùng Đơng
Nam Bộ. Trong khi đó tỉnh Bình Phước, Tây Ninh cơ cấu lao động trong lĩnh
vực nơng, lâm, ngư nghiệp cịn khá lớn và sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo

20



×