Câu 1: Theo các bạn Cải cách Minh Trị có ý nghĩa như thế nào trong sự phát
triển kinh tế của Nhật Bản? Giải thích
Nguyên nhân Nhật Bản tiến hành Cải cách Minh Trị: Do mâu thuẫn xã hội sâu sắc
và chính sách chính trị - kinh tế lạc hậu của Mạc phủ, cuộc cách mạng Minh Trị đã nổ
ra và thành công năm 1868. Sau khi lên ngôi, Mushuhito (Minh Trị Thiên Hoàng) đã
tiến hành cải cách toàn diện, đưa nước Nhật Bản vào thời đại phát triển tư bản chủ
nghĩa.
Nội dung cải cách của Minh Trị:
- Về mặt hành chính, chính phủ Minh Trị tun bố xóa bỏ cát cứ phong kiến, phá
vỡ cơ cấu xã hội phong kiến cũ, thay thế bằng một thể chế kiểu nhà nước hiện
đại của Phương Tây thế kỷ XIX, thiết lập quyền lực của Minh Trị Thiên Hồng
( ngày 6/4/1868), chính phủ ban hành “5 lời thề”, “Chính thể thư”, quy định
quyền lực tối thượng của Minh Trị, không được lập đảng phái… Năm 1871,
chính phủ xóa bỏ quyền hành tại các địa phương, thành lập các đơn vị hành
chính mới (tỉnh, thành, quận, huyện…)
- Bãi bỏ những quy tắc và luật lệ hạn chế quyền tự do kinh tế
- Thực hiện thống nhất tiền tệ và chính sách thuế. Năm 1882, Bộ Tài chính đã
thành lập Ngân hàng Nhật Bản (BOJ)
- Ưu tiên và khuyến khích phát triển cơng - thương nghiệp, thực hiện mở cửa thu
hút nguồn lực từ bên ngồi để phát triển cơng - thương nghiệp
- Cải cách ruộng đất trong nơng nghiệp (1872 – 1873), xóa bỏ sở hữu lớn của địa
chủ, mở rộng kinh tế hộ của nông dân
- Lĩnh vực giáo dục được ưu tiên hàng đầu trong cải cách. Thực hiện cải cách
giáo dục theo phương châm “giáo dục lập Quốc”, xây dựng nền giáo dục “thực
dụng”. (Ban hành đạo luật Giáo dục 1870). Các môn học chuyển chủ yếu từ
học thuộc Kinh Sử sang Khoa học-Kỹ nghệ-Thương mại. Mơ hình đại học
được áp dụng theo hình mẫu phương Tây và tư nhân được phép mở trường.
Chất lượng dạy học cũng như chương trình chịu ảnh hưởng của phương Tây
nhiều mặt. Điển hình như việc soạn sách với 80% sách vở và tài liệu chuyên
ngành được biên soạn theo mẫu của phương Tây. Trong thời gian đầu cải cách
giáo dục, ước tính có tới 500 giảng viên nước ngoài giảng dạy tại 15 trường đại
học đầu tiên của Nhật.
- Chủ trương mở cửa đất nước, phát triển quan hệ với phương Tây.
Cuộc cải cách đã có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế Nhật
Bản:
- Thực chất của cải cách Minh Trị là thực hiện các nhiệm vụ của cuộc cách mạng
1
-
-
tư sản, giải phóng nước Nhật khỏi sự ràng buộc của quan hệ sản xuất phong
kiến, mở đường cho Nhật Bản nhanh chóng tiến lên con đường phát triển của
chủ nghĩa tư bản, tạo tiền đề chính trị - xã hội cho cuộc cách mạng cơng
nghiệp.
Xóa bỏ chế độ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền
tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm
cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm
1905.
Sự cải cách Minh Trị cũng giúp Nhật Bản giúp khỏi âm mưu xâm lược của các
nước phương Tây, tạo điều kiện để Nhật Bản chú trọng phát triển kinh tế nước
nhà
Câu 2: Khủng hoảng kinh tế là quá trình tất yếu trong sự phát triển kinh tế của
các nước tư bản? Các bạn có đồng ý với ý kiến trên hay khơng? Giải thích
Dựa vào chu kì kinh tế, thì việc dẫn đến khủng hoảng là một điều tất yếu. Khi kinh tế
của 1 nước trên đà phát triển, các nước khác cạnh tranh bằng cách sản xuất ồ ạt cùng
loại mặt hàng hóa nhằm kiếm lợi nhuận trên loại hàng hóa ấy (vì nước trước đó đã
thành cơng). Tuy nhiên điều đó dẫn đến cung tăng -> dư thừa hàng hóa. Ngồi ra,
trước năm 1929, chủ nghĩa "bàn tay vơ hình" được cho là độc tơn và vận hành rộng
rãi. Khi ấy, chính phủ dường như khơng có vai trị gì trong việc kiểm sốt thị trường,
hàng hóa ngày càng nhiều mà khơng có chỗ tiêu thụ, khơng có cơng cụ giúp đỡ (nhà
nước) nên xảy ra khủng hoảng.
Một số cuộc khủng hoảng kinh tế:
● Ở Anh: Các cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì đã diễn ra ngay khi cách mạng
cơng nghiệp căn bản hồn thành. Năm 1825, ở Anh diễn ra cuộc khủng hoảng
kinh tế đầu tiên, rồi sau đó diễn ra theo chu kỳ vào các năm
1837,1847,1857,1866,1872,...Sản xuất giảm sút, hàng nghìn doanh nghiệp bị
phá sản, cơng nhân bị sa thải, tiền lương bị cắt giảm,...
● Ở Nhật Bản:
- Là nước phụ thuộc gần như hoàn toàn vào dầu lửa nhập khẩu (mà giá dầu lại
tăng vọt) và nhu cầu nước ngoài (mà thị trường nước ngoài cũng bị khủng
hoảng), nên cuộc khủng hoảng 1973-1975 đã làm kinh tế Nhật Bản rơi vào tình
trạng đình lạm sâu sắc. Mức độ khủng hoảng (căn cứ vào tốc độ tăng trưởng
GDP thực tế và sản lượng công nghiệp) của Nhật Bản nghiêm trọng nhất trong
các nước công nghiệp phát triển và nghiêm trọng hơn cả hồi Đại khủng hoảng.
Những ngành cơng nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như đóng tàu, luyện thép,
hóa dầu, dệt, gia cơng kim loại bị khủng hoảng nặng nề.
2
-
Tác động nghiêm trọng của cú sốc dầu lửa 1973-1975 đã khiến Nhật Bản phải
tích cực triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, đồng thời chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ. Trong khu vực chế
tạo, giảm tỷ trọng của các ngành dùng nhiều năng lượng, tăng tỷ trọng của các
ngành có hàm lượng tri thức cao (như sản xuất máy tính, máy bay, người máy
cơng nghiệp, mạch tổ hợp,...), các ngành sản xuất theo mốt (quần áo chất lượng
cao, đồ điện dân dụng, thiết bị nghe nhìn,...) và cơng nghiệp thông tin. Nhật
Bản nhấn mạnh hơn nữa nghiên cứu khoa học cơ bản để có thể chuyển sang
các ngành kinh tế mới.
- Nền kinh tế Nhật Bản cũng có những biểu hiện mới giống các nước tư bản phát
triển khác như khủng hoảng chu kỳ đi liền với khủng hoảng cơ cấu, khủng
hoảng năng lượng, nguyên liệu, lạm phát thất nghiệp gia tăng, cơ chế điều
chỉnh của Nhà nước ngày càng giảm tính hiệu lực…
● Trong cuộc khủng hoảng 1918 - 1939, các nước tư bản chủ nghĩa rơi vào
khủng hoảng kinh tế. Trong hồn cảnh đó thì một số nhà kinh tế đã đưa ra các
lý thuyết nhằm cứu vãn tình hình. Và lý thuyết Bàn tay hữu hình của Keynes đã
xuất hiện.
Mỗi cuộc khủng hoảng đều diễn ra sau thời kì suy thối của quốc gia, do những
ngun nhân trên chưa thể khắc phục đc nên điều đó trở thành tất yếu. Tuy nhiên, nếu
có thể kết hợp tốt nhiều cách vận hành, nhiều quốc gia có thể ngăn chặn q trình suy
thối thành khủng hoảng
Câu 3: Có ý kiến cho rằng Mỹ và Nhật có được sự phát triển kinh tế như hiện
nay là do trong quá trình phát triển kinh tế các nước này đã nhanh chóng nắm
bắt thời cơ? Các bạn có đồng ý với ý kiến trên hay khơng? Giải thích
Em khơng hồn tồn đồng ý với ý kiến cho rằng Mỹ và Nhật có được sự phát triển
kinh tế như hiện nay là do trong quá trình phát triển kinh tế các nước này đã nhanh
chóng nắm bắt thời cơ bởi vì ngồi nắm bắt thời cơ ra thì sự phát triển kinh tế của Mỹ
và Nhật còn phải nhờ vào các yếu tố khác nữa. Chẳng hạn:
● Đối với Mỹ: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mỹ vào cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX, là do nhiều nguyên nhân:
- Do kết quả của cuộc nội chiến (1861-1865) đã xóa bỏ chế độ đồn điền ở phía
Nam, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển trên toàn lãnh thổ nước Mỹ.
Sau nội chiến, chế độ bảo hộ mậu dịch được thực hiện đã giúp công nghiệp
nước Mỹ tránh khỏi sự cạnh tranh của hàng nước ngoài.
- Thời gian này, nước Mỹ tiếp tục thu hút vốn, kỹ thuật, lao động từ châu Âu. Từ
năm 1965-1975, riêng ngành đường sắt Mỹ đã thu hút hơn 2 tỷ USD đầu tư của
nước ngoài. Trong 40 năm cuối của thế kỷ XIX có 14 triệu người di cư sang
Mỹ, dân số Mỹ tăng lên nhanh, nguồn di dân từ các nước châu Âu sang Mỹ đã
3
-
đem theo cả vốn , kỹ thuật, lao động, công nghiệp khai thác và chế biến dầu
mỏ,...của Mỹ giai đoạn này đã thể hiện ưu thế vượt trội so với các nước tư bản
ở châu Âu.
Kinh tế Mỹ phát triển thúc đẩy q trình tích tụ tập trung và tập trung sản xuất,
và hình thành tổ chức độc quyền. Độc quyền ở Mỹ diễn ra nhanh chóng, quy
mơ lớn, thâu tóm hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu của cơng nghiệp, nơng
nghiệp, bảo hiểm, đường sắt,... Tính đến đầu thế kỷ XX ở Mỹ có khoảng 800
Tơrớt điều hành 5.000 xí nghiệp lớn. Nhưng có thế lực lớn nhất là hai tập đồn
Morgan và Rockefeller. Hai nhóm tư bản tài chính này đã tập trung 22 tỷ USD
chiếm 56% tổng số vốn đầu tư của các công tỷ cổ phần ở Mỹ, chiếm giữ 341 vị
trí quan trọng trong 112 liên hiệp ngân hàng, bảo hiểm, công nghiệp, đường
sắt. Tư bản tài chính cịn xâm chiếm cả vào lĩnh vực nông nghiệp, khống chế
ruộng đất của các chủ trại bị phá sản, biến họ trở thành người đi làm thuê. Thâu
tóm cả nền kinh tế trong nước lẫn thị trường thế giới.
Mỹ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý, kinh tếchính trị thuận lợi. Trong giai đoạn nà Mỹ mở rộng lãnh thổ ở phía Tây, đó là
những mảnh đất tiềm năng góp phần vào sự thúc đẩy phát triển các ngành công
nghiệp của Mỹ
● Đối với Nhật Bản: sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản bắt nguồn từ một số
nguyên nhân như:
- Phát huy hết vai trò nhân tố con người:
Trước hết phải nói là chế độ giáo dục ở Nhật Bản khá phát triển và hoàn thiện. Kế
thừa nền giáo dục của thời kỳ trước, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật đã phổ
cập giáo dục hệ 9 năm. Trên cơ sở trình độ văn hóa chung khá cao đó người Nhật rất
chú trọng đào tạo đội ngũ cơng nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng
những kỹ thuật, công nghệ mới. Công nhân được đaog tạo khơng chỉ trong các trường
dạy nghề mà có thể đào tạo ngay tại các xí nghiệp.
Đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật khá đơng đảo, có chất lượng cao góp phần đắc lực
vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước. Giới quản lý kinh
doanh của Nhật được đánh giá là những người sắc sảo, nhạy bén trong việc nắm bắt
thị trường, đổi mới phương pháp kinh doanh, đem lại thắng lợi cho các công ty Nhật
trên trường quốc tế.
Người Nhật được đề cao là những người có đức tính cần kiệm, kiên trì, lịng trung
thành, tính phục tùng… Từ lâu, người Nhật được giáo dục theo những luân lý của đạo
Khổng. Những tinh hóa văn hóa của quá khứ được tôn trọng và kế thừa là nền tảng để
người Nhật nắm bắt những tri thức mới của thời đại.
- Tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật là một nước lạc hậu so với các nước tư
4
bản khác. Nhưng Nhật Bản đã giành một số vốn lớn cho việc nghiên cứu, phát triển
khóa học - kỹ thuật hiện đại.
Nhật Bản đã phát huy được sức mạnh của cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân
trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo khoa học - kỹ thuật.
Nhật Bản chú trọng ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới nhất của Âu Mỹ bằng cách nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật mua các phát minh sáng chế.
Chỉ hơn 20 năm sau chiến tranh, nền khoa học kỹ thuật của Nhật có bước phát triển
nhảy vọt, đạt trình độ cao về tự động hóa, trình độ sử dụng máy vi tính trong một số
ngành sản xuất… Đó là những nhân tố tác động rất lớn đến tốc độ phát triển kinh tế
của Nhật bản sau chiến tranh.
-
Chú trọng vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước
Nhật Bản có năng lực vượt bậc trong mở rộng thị trường ra bên ngoài: Sau
chiến tranh thế giới thứ hai Nhật tìm mọi cách để xâm nhập vào thị trường thế
giới như tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa, nhờ giảm chi phí sản xuất và chú
trọng chất lượng sản phẩm, xây dựng đội ngũ thương nhân có năng lực, nhiều
kinh nghiệm, thực hiện chính sách đối ngoại linh hoạt...
- Tận dụng tối đa lợi thế trong quan hệ với Mỹ và các nước khác.
Ngoài ra thì cịn một số ngun nhân và yếu tố khác như xu thế hội nhập quốc tế, hợp
tác và nhất thể hóa kinh tế tư bản chủ nghĩa...
5