Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

kinh nghiệm phỏng vấn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.67 KB, 82 trang )

MỤC LỤC
5 bước tiến đến cuộc phỏng vấn đẳng cấp "Pro" 3
Ghi điểm trong cuộc phỏng vấn lần hai 3
Kỹ năng nghe, nói trong phỏng vấn 4
"Chinh phục" nhà tuyển dụng bằng câu hỏi 6
Xu hướng mới của phỏng vấn tuyển dụng 6
Xử lý những câu hỏi "hóc" 7
Cách cư xử với người phỏng vấn khó tính 9
Chiến thắng căng thẳng trong phỏng vấn 9
10 câu trả lời “ăn điểm” khi đi phỏng vấn 10
9 điều không nên nói trong cuộc phỏng vấn 11
Các yêu cầu khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng 13
"Mẹo vặt" trong phỏng vấn tuyển dụng 13
Những câu hỏi phỏng vấn hành vi đơn giản thường gặp 14
Nhóm câu hỏi thường dùng của nhà tuyển dụng 15
Trả lời phỏng tuyển dụng lĩnh vực marketing/quảng cáo 16
Phỏng vấn trong bữa ăn 20
"Bí quyết" trả lời những câu phỏng vấn khó 22
Chuẩn bị "kỹ năng mềm" trong phỏng vấn 23
Những câu hỏi hay dành để hỏi nhà tuyển dụng 25
Khi người phỏng vấn im lặng 26
"Giải mã" cuộc phỏng vấn 27
Những câu trả lời phỏng vấn thông minh 30
Để được phỏng vấn: 4 điều không nên 31
Thi vấn đáp cá nhân: cần gì? 32
Bí quyết vượt qua vòng phỏng vấn tuyển dụng 33
Những câu hỏi phỏng vấn thông dụng 34
Những câu hỏi hóc búa: 36
Làm gì để lần sau không "rớt"? 38
Phỏng vấn thử và "chiến lược" rải đơn xin việc 39
Trả lời phỏng vấn xin việc: Không nên nói quá 1,5 phút? 40


Những phục trang "tối kỵ" khi đi phỏng vấn 41
"Ra giá" với nhà tuyển dụng 42
Những câu phỏng vấn tuyển dụng khó 44
“Phút 89” của quá trình phỏng vấn 45
Phỏng vấn qua điện thoại: Nhà tuyển dụng muốn gì? 46
7 chủ đề nên đề cập trong một cuộc phỏng vấn 47
"Đối đầu" với những câu hỏi phỏng vấn khó 49
Các câu hỏi có thể gặp khi đàm phán về lương 49
Tác phong chuyên nghiệp trong phỏng vấn 50
Trở thành ứng viên chuyên nghiệp nhất 52
Ðối phó với những câu hỏi 53
4 lỗi khi đi phỏng vấn xin việc 54
Một cuộc phỏng vấn hoàn hảo 55
Nghe và trả lời phỏng vấn đúng cách 56
Nói về mình trước nhà tuyển dụng 58
Bạn làm gì trước - trong & sau một cuộc phỏng vấn? 58
Thỏa thuận mức lương với nhà tuyển dụng 60
Những câu hỏi phỏng vấn mẫu 61
CÁC CÂU HỎI KHÔNG THÍCH HỢP VÀ CÁCH TRẢ LỜI 67
Phỏng vấn, những điều nên và không nên 68
Các kiểu "bẫy" của nhà tuyển dụng 69
5 bí quyết trả lời phỏng vấn qua điện thoại 71
10 câu hỏi phỏng vấn thường gặp 72
Khi cuộc phỏng vấn không như ý muốn! 73
Để thành công trong buổi phỏng vấn 75
Các câu hỏi ưa thích của nhà tuyển dụng 76
Trả lời phỏng vấn: “Cuộc chiến” cân não 79
Trang phục khi đi phỏng vấn 80
Tăng ấn tượng nhờ thư cảm ơn 81
5 bước tiến đến cuộc phỏng vấn đẳng cấp "Pro"

Một cuộc phỏng vấn thành công hay thất bại là do sự chuẩn bị của bạn. Bạn có thể nâng
cấp khả năng phỏng vấn chuyên nghiệp của mình lên một đẳng cấp cao hơn nếu thực
hiện theo những bước sau:
1. Hiểu vai trò của mình và vai trò của người phỏng vấn:
Là người được phỏng vấn, bạn cần nói về giá trị bản thân và nắm bắt được
những yêu cầu của công việc mà bạn đang ứng tuyển; trả lời những câu hỏi của
nhà tuyển dụng, hiểu và đáp lại những gì mà họ cần.
Vai trò của người phỏng vấn là giới thiệu về công ty, sàng lọc và đánh giá
những ứng viên nào có thể làm việc được cho công ty của họ. Nếu bạn muốn
làm một ứng viên phù hợp với vị trí của họ thì hãy chuẩn bị thật kỹ những yêu
cầu mà họ cần.
Thực tế, vai trò của bạn và người phỏng vấn đối chiếu nhau. Cả hai đều đưa ra
và thu nhận những thông tin phù hợp, có giá trị.
2. Trước cuộc phỏng vấn, hãy lựa chọn 3-5 thành tích hay kỹ năng để làm chủ
đề trọng tâm cho việc giới thiệu về bản thân bạn. Cân nhắc mọi tình huống và
chứng minh rõ những ý kiến của bạn để có cơ hội tiến đến làm chủ cuộc phỏng
vấn.
Thông thường, các công ty đều tìm kiếm một ứng viên với những ưu điểm nổi
bật như: kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo nhóm,
trung thực và tự tin.
3. Thể hiện mình là một người đáng tin cậy bằng việc thích ứng phong cách
giao tiếp của bạn với phong cách người phỏng vấn. Phương cách để bạn truyền
đạt tốt là lựa chọn ngôn từ. Ngoài ra hãy chú ý tác phong, nhân cách, cử chỉ
sao cho nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt và tin tưởng bạn.
4. Đặt câu hỏi. Nên hỏi những câu thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công
ty. Nếu bạn đến cuộc phỏng vấn mà không có một câu hỏi giá trị nào, bạn sẽ
"mất điểm" với người phỏng vấn.
5. Không nên để lộ điểm yếu của mình trước những câu hỏi. Đa số những câu
hỏi mà người phỏng vấn thường đề cập đến là:
- Hãy kể cho tôi nghe về bản thân bạn?

- Bạn sẽ nhìn thấy bạn như thế nào trong 5 năm tới?
- Hãy kể về những bước đi thành công của bạn?
Để đáp lại những câu hỏi của nhà tuyển dụng, bạn không nên chỉ nói về những
điểm tốt của mình vì họ sẽ nghĩ là bạn không trung thực. Nên kể về một vài thất
bại của bạn và cách bạn vượt qua nó.
Ghi điểm trong cuộc phỏng vấn lần hai
TTO - Bạn đã tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn
lần thứ nhất. Đến cuộc phỏng vấn lần hai, làm thế nào để bạn tiếp tục “ghi
điểm”?
Đối với các nhà tuyển dụng, phỏng vấn lần hai là cơ hội để họ gần gũi hơn với
các ứng cử viên, giúp họ đánh giá năng lực chuyên môn và những kỹ năng
mềm của ứng viên kỹ lưỡng hơn. Họ muốn kiểm tra xem liệu bạn có thể làm
được công việc này hay không và có khả năng thích nghi thế nào với các đồng
nghiệp.
Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ cho nhiều ứng viên cùng có mặt trong buổi
phỏng vấn lần hai. Như vậy bạn sẽ phải cố gắng, nỗ lực hơn để có thể vượt lên
những ứng viên khác.
Để nhà tuyển dụng thấy bạn thích hợp với công việc này hơn cả, tốt nhất bạn
nên tập trung vào năng lực và những kinh nghiệm của mình. Cần chi tiết, đưa ra
những dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ năng lực và khả năng thích nghi của bạn.
Bạn sẽ gặp những ai?
Trong buổi phỏng vấn đầu tiên, bạn có thể chỉ gặp từ một đến hai người. Nhưng
lần này bạn sẽ gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người hơn. Họ là các trưởng phòng,
đồng nghiệp và một số nhân viên khác
Có thể bạn sẽ nói chuyện riêng với một số người, và hầu như họ hỏi bạn những
câu hỏi tương tự như nhau. Hãy cố gắng nhất quán trong những câu trả lời của
bạn, nhưng bạn vẫn nên đảm bảo làm sao cho mỗi lần trả lời lại có một sự thú vị
riêng, hấp dẫn các nhà tuyển dụng.
Nếu có thể, bạn hãy tìm hiểu trước về một số người bạn sẽ gặp trong công ty,
sau đó hỏi những câu hỏi thể hiện kiến thức của bạn về những người bạn đã

tìm hiểu.
Nếu bạn phải gặp một nhóm hoặc cả một hội đồng, hãy nhớ nhìn thẳng vào cả
người đang hỏi bạn và cả nhóm.
Chuẩn bị các bước tiếp theo
Nếu mọi việc đều diễn ra trôi chảy, tốt đẹp, sau khi kết thúc buổi phỏng vấn lần
hai, bạn sẽ được nhận vào làm việc. Tuy nhiên, bạn hãy đáp lại lời đề nghị này
một cách từ tốn, đừng quá vồn vã.
Ngược lại, nếu bạn không nhận được lời đề nghị nào, đừng quên cảm ơn tất cả
những người bạn vừa nói chuyện.
Một số công ty đưa ra quyết định tức thời, nhưng cũng có công ty phải mất hàng
tuần để lựa chọn xem ai là ứng viên thích hợp nhất. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và
sẵn sàng đón nhận thông tin từ nhà tuyển dụng.
Những điều cần lưu ý
Cũng giống như buổi phỏng vấn lần thứ nhất, bạn cần ăn mặc sao cho phù hợp,
không quá hở hang, quá chật hoặc nhàu nhĩ, quần áo cần sạch sẽ và gọn gàng.
Một điều vô cùng quan trọng nữa là thời gian. Bạn nên đến đúng giờ hoặc tốt
nhất nên sớm hơn một chút.
Trong khi nói chuyện với các nhà tuyển dụng, luôn thể hiện một phong thái tự
tin, điều này bao giờ cũng ghi điểm cao trong mắt nhà tuyển dụng. Chúc các
bạn thành công!
Kỹ năng nghe, nói trong phỏng vấn
Trả lời phỏng vấn đúng cách dĩ nhiên là không dễ, nhưng nghe thế nào để tạo
ấn tượng tốt cũng không phải chuyện đơn giản. Trước khi đến gặp nhà tuyển
dụng, hãy học cách lắng nghe và trả lời câu hỏi.
Nghe
Lắng nghe tích cực: Chú ý tập trung vào những điều người tuyển dụng đang nói,
rút ra những điều chính yếu. Nếu câu hỏi dài dòng và khó hiểu, hãy biết chọn ra
những gì là cần thiết nhất để sắp xếp lại và tư duy câu trả lời.
Việc nghe bao gồm các bước sau:
- Nghe: Biết lắng nghe, ghi chép chính xác.

- Hiểu: Theo dõi, quan sát tinh tế người tuyển dụng để đọc ý nghĩ, nhận dạng
tâm lý của họ lúc phỏng vấn.
- Nhớ và suy nghĩ.
- Đánh giá, cân nhắc trong đầu những lập luận khoa học, sắp xếp những điều
cần nghe, những gì không cần để tâm.
Ảnh hưởng của người tuyển dụng: Sử dụng cử chỉ, thái độ để tỏ rõ mình đang
lắng nghe chăm chú và hiểu những gì nhà tuyển dụng yêu cầu. Ví dụ: gật đầu
khi đồng ý, mắt nhìn chăm chú, phản hồi đúng lúc, có những lời bình luận hoặc
đế thêm thích hợp, mức độ vừa phải.
Ghi chú: Ghi lại những điều quan trọng. Đừng ghi quá nhiều, quá chi tiết, chỉ viết
ý chính kẻo người phỏng vấn lại nghĩ bạn kém thông minh. Việc ghi chép chứng
tỏ bạn quan tâm đến những gì người tuyển dụng trao đổi.
Vị trí ngồi nghe: Ngồi ở vị trí thoải mái, đối diện nhà tuyển dụng, tránh bị sao
nhãng.
Một số nguyên nhân sau có thể làm bạn thất bại trong khi nghe:
- Nghĩ rằng câu hỏi không có lợi ích nên không cần quan tâm.
- Chỉ tập trung chú trọng đến một điểm đề tài.
- Đơn giản hoá vấn đề.
- Chỉ lo suy nghĩ phê phán hình thức trình bày hay các khuyết tật nhỏ của nhà
tuyển dụng.
- Mất đi sự chú ý do lơ đễnh, lo âu hay bị phân tán bởi các ảnh hưởng khác.
- Gán quá nhiều vấn đề quan trọng trong một số câu, từ, không chú ý câu hỏi kế
tiếp của người tuyển dụng.
Trả lời
Ngoài việc cung cấp thông tin, nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi để có một ý niệm
về thái độ của bạn, đánh giá khả năng phản ứng của bạn trước những vấn đề
đó. Sự trình bày dài dòng dễ làm nhà tuyển dụng nghĩ bạn thích lý sự. Hãy lắng
nghe câu hỏi, trả lời trực tiếp ngắn gọn, đầy đủ. Câu chữ vừa phải, không hào
nhoáng, đao to búa lớn. Từ dùng giản dị, chính xác, dễ hiểu.
Cách trả lời cũng cần được chú ý. Đừng ê a hay véo von như chim. Nói vừa

phải, chậm rãi đủ nghe và phát âm rõ ràng. Động tác cần được tiết chế cẩn
thận. Khua tay múa chân, cười quá to như đang “buôn” cùng bạn bè sẽ khiến
bạn bị mất điểm.
Phong cách trả lời thoải mái, tự tin. Câu trả lời trung thực, biết chọn điểm nhấn
để gây ấn tượng. Đừng nghĩ quá lâu kẻo người phỏng vấn tưởng bạn đang bịa
ra câu trả lời.
Một câu trả lời có sức thuyết phục khi nó làm toát lên hình ảnh một người ứng
viên có năng lực, thông minh, trí tuệ, trung thực, có văn hóa, khoa học và có
hoài bão.
"Chinh phục" nhà tuyển dụng bằng câu hỏi
Ấn tượng với bộ trang phục chỉn chu và bộ hồ sơ hoàn hảo, bạn đã vượt xa các
ứng viên khác trong mắt nhà tuyển dụng. "Chiêu" cuối cùng để "chinh phục" họ
là các câu hỏi.
Ngoài những câu hỏi liên quan đến vị trí công việc và về chính công ty, hãy đặt
những câu hỏi để bạn trở thành người chủ động trong cuộc phỏng vấn và
hướng đến những lĩnh vực bạn thực sự "toả sáng".
Những cơ hội thăng tiến và phát triển cho vị trí này trong công ty là gì?
Câu hỏi thể hiện bạn có cái nhìn dài hạn trong công việc. Bạn muốn chắc chắn
trong nghề nghiệp chứ không chỉ vì lương.
Tôi có thể làm lợi cho công ty như thế nào?
Câu hỏi sẽ giải đáp lý do bạn được chọn trong hàng trăm các ứng viên, đồng
thời cho bạn cơ hội trình bày thêm về các lợi thế của mình.
Nếu được nhận, dự án đầu tiên mà tôi đảm nhận là gì?
Biết rõ hơn về yêu cầu công việc và mong đợi của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn
thể hiện mình hoàn hảo hơn.
Công ty có kế hoạch đào tạo và khuyến khích nhân viên học thêm hay không?
Sẵn sàng học hỏi các kỹ năng mới và thích nghi với thử thách trong công việc là
điểm mà nhà tuyển dụng rất chú trọng. Khả năng thích ứng cao là một lợi thế
trong bối cảnh kinh tế luôn biến động và cũng sẽ là một lợi thế khi có sự tái cấu
trúc công ty.

Tôi muốn biết thêm về văn hoá công ty?
Đó là những giá trị vô hình của một công ty. Môi trường làm việc theo phong
cách truyền thống hay một không gian mở khuyến khích sự sáng tạo của nhân
viên là điều bạn cần biết.
Nếu được nhận, ai sẽ là người đánh giá công việc của tôi?
Câu hỏi sẽ cho bạn biết về cơ cấu quản lý đối với vị trí của bạn. Bạn sẽ phải báo
cáo trực tiếp với ai và làm việc với các cấp quản lý nào
Những trách nhiệm cụ thể của vị trí đó?
Thông tin tuyển dụng chỉ đưa ra những yêu cầu chung chung. Xác nhận những
nhiệm vụ cụ thể cho vị trí cần tuyển sẽ giúp bạn biết rõ hơn về trách nhiệm của
mình.
Cách đặt câu hỏi thể hiện cá tính và sự thông minh của bạn sẽ làm nhà tuyển
dụng không thể không lưu ý tới bạn khi có quyết định cuối cùng.
Xu hướng mới của phỏng vấn tuyển dụng
Ngày nay, người tìm việc dễ dàng tìm hiểu thông tin cũng như cách thức để đối
mặt với nhà tuyển dụng trên các website hỗ trợ người tìm việc. Vì vậy, xu
hướng phỏng vấn ngày nay cũng thay đổi.
Tạo áp lực trực diện
Các nhà tuyển dụng đã sáng tạo ra nhiều phương pháp nhằm tìm kiếm những
ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc.
Cách thức: Thay vì hỏi ứng viên cách họ đương đầu với "stress", người phỏng
vấn sẽ yêu cầu ứng viên đưa ra ví dụ cụ thể về những tình huống áp lực trong
quá khứ. Người phỏng vấn thường lái những câu hỏi theo hướng khó hơn và
đòi hỏi ứng viên phải trả lời đầy đủ hơn. Họ cố tình tạo áp lực để ứng viên cảm
thấy không được thoải mái và lảng tránh trả lời những câu hỏi mà họ đặt ra.
Mục tiêu: Không tốn thời gian vào những kinh nghiệm và thông tin đã qua,
người phỏng vấn chủ yếu tập trung nói đến trách nhiệm cụ thể của ứng viên với
công việc mà họ muốn xin vào. Câu hỏi của họ xoay quanh những kỹ năng và
phẩm chất liên quan trực tiếp đến công việc trong tương lai của ứng viên.
Tình huống: Không đặt những câu hỏi chung chung mà đưa ra những tình

huống cụ thể nảy sinh trong công việc. Câu trả lời của ứng viên sẽ được cân
nhắc dựa trên những tiêu chuẩn mà họ đã đặt ra.
"Stress" phỏng vấn: Cố tình đặt ra những câu hỏi trực tiếp, dưới nhiều chủ đề
khác nhau và các câu hỏi được đặt ra nhanh và liên tục nhằm tạo áp lực lên
ứng viên đồng thời quan sát cách anh ta phản ứng lại tình huống căng thẳng
như thế nào.
Đoán tương lai qua quá khứ
Mục đích đằng sau tất cả những câu hỏi trên là dựa vào những hành động trong
quá khứ để đánh giá việc làm trong tương lai. Chính vì vậy, ứng viên cần chuẩn
bị thêm những chi tiết về cách cư xử và hành động đã qua của mình trong công
việc, giao tiếp, cách giải quyết vấn đề cũng như những kỹ năng tổ chức và lãnh
đạo của mình.
Ngoài ra, các nhà tuyển dụng đã bắt đầu áp dụng phần mềm vi tính giúp họ
chọn lọc ứng viên trong giai đoạn đầu. Công ty phần mềm máy tính Mỹ Aspen
Tree cho biết đã giúp hơn 80 công ty ở Mỹ phỏng vấn khoảng 1,5 triệu ứng viên
dự tuyển trong vài năm gần đây.
Theo đó, người dự tuyển phải trả lời những câu hỏi cài sẵn trên máy tính. Sau
đó, máy tính sẽ tập hợp tất cả những thông tin về sự hiểu biết, lai lịch, năng lực
của từng người và chuyển đến nhà tuyển dụng. Với cách này, nhà tuyển dụng
dễ dàng chọn lọc những hồ sơ thích hợp.
Xử lý những câu hỏi "hóc"
Được các sếp trực tiếp phỏng vấn, điều đầu tiên bạn có thể cảm nhận là các
câu hỏi khó đến toát mồ hôi. Bạn sẽ trả lời như thế nào?
1. Xem hồ sơ của anh/chị, tôi thấy có một số môn học anh/chị không đạt kết quả
cao. Anh/chị có thể nói nguyên nhân?
Phân tích: Với loại câu hỏi này, nếu bạn trả lời một cách thành thật thì quả là sai
lầm. Câu hỏi này của các sếp không phải muốn chỉ ra điểm yếu của bạn mà chỉ
muốn xem thái độ và cách giải quyết của bạn trước một tình huống khó xử.
Đừng cố tìm ra nguyên nhân.
Trả lời: Cách trả lời tốt nhất là đối diện với sự thật. Bạn có thể nói là: "Vâng,

đúng vậy. Quả là tôi có một số môn học không được tốt, nhưng tôi tin đấy không
phải nguyên nhân gây cản trở công việc của tôi hiện tại cũng như sau này".
2. Nếu bạn là giám đốc tài chính, khi tổng giám đốc yêu cầu trốn thuế thì bạn
sẽ làm thế nào?
Phân tích: Bạn đừng cố nghĩ ra cách trốn thuế làm gì. Câu hỏi này chỉ nhằm
kiểm tra đạo đức nghề nghiệp của bạn mà thôi.
Trả lời: Bạn nên trả lời là: "Tôi nghĩ câu hỏi của ông (bà) chỉ là một ví dụ. Với
một công ty uy tín như quý công ty đây thì không thể nào có chuyện trốn thuế.
Tuy nhiên nếu tổng giám đốc bắt buộc tôi làm điều đó thì tôi chỉ có một lựa chọn
duy nhất là xin từ chức. Bởi vì, thành thật là nguyên tắc đầu tiên để trở thành
người nhân viên tốt".
3. Trong các công việc anh/chị đã làm, việc gì khiến anh/chị tự hào nhất?
Phân tích: Hỏi về vấn đề này, sếp không muốn ngồi nghe bạn kể các thành tích
đã đạt được mà chỉ muốn thăm dò một phần "tính cách" của bạn. Nếu bạn thao
thao bất tuyệt tự hào nói về những thành tích mình đạt được thì ấn tượng lưu lại
cho người phỏng vấn chỉ là tính tự mãn của bạn mà thôi.
Trả lời: Bạn có thể nêu các thành tích của mình nhưng nhớ rằng câu đầu tiên
nên nói là: "Với sự giúp đỡ của mọi người, tôi cũng đã đạt được một số thành
tích nhất định…". Câu trả lời như vậy vừa thể hiện tinh thần tập thể vừa thể hiện
sự tôn trọng của bạn đối với sức lao động của người khác, thể hiện tính khiêm
tốn nhưng vẫn có thành tích cá nhân trong đó.
4. Khi nào anh/chị có thể đi làm được?
Phân tích: Nhận được câu hỏi này, rất nhiều người mừng thầm rằng "mình đã
được tuyển" và trả lời "Tôi có thể đi làm ngay lập tức". Câu trả lời này có thể áp
dụng cho những người bắt đầu xin việc, còn những nhân viên muốn thay đổi
công việc thì hoàn toàn không phù hợp. Thực ra đối phương đang muốn thăm
dò tinh thần trách nhiệm của bạn.
Một nhân viên khi từ bỏ một công việc sẽ mất khá nhiều thời gian để bàn giao lại
công việc cho công ty cũ. Nếu bạn trả lời là có thể đi làm ngay thì nhà tuyển
dụng sẽ đánh giá thấp tính trách nhiệm của bạn, rất có thể bạn sẽ đánh mất cơ

hội.
Trả lời: Bạn có thể trả lời là: "Tôi sẽ nhanh chóng bàn giao lại công việc của
mình ở công ty cũ, sau khi mọi việc được giải quyết xong xuôi thì tôi sẽ liên lạc
với quý công ty" hoặc "Những thủ tục ở công ty cũ tôi đã giải quyết xong rồi,
hiện tại tôi chờ vào sự sắp xếp của quý công ty".
5. Rất tiếc, chúng tôi không thể tuyển anh/chị được!
Phân tích: Trong suốt quá trình phỏng vấn, bạn đã phải hết sức tập trung để
"đấu sức và đấu trí" với các sếp, nhưng cuối cùng nhà tuyển dụng lại dội vào
bạn một gáo nước lạnh bằng câu nói trên. Thực ra, trong nhiều trường hợp các
"nhà tuyển dụng khó tính" chỉ muốn xem biểu hiện của bạn như thế nào khi gặp
một tình huống bất ngờ và khó xử như thế. Nếu như lúc đó bạn hoàn toàn thất
vọng, buồn chán thì bạn đã rơi vào "bẫy" của họ rồi.
Trả lời: Thực ra lúc này bạn cũng không nên nói bất kỳ điều gì. Điều duy nhất
mà bạn nên làm là "mỉm cười trước thử thách" và đáp lại bằng một câu nói lịch
sự. Một nhân viên bản lĩnh chính là một nhân viên biết mỉm cười và giữ được
thái độ bình tĩnh trước mọi khó khăn, thử thách. Có khi, nụ cười lại đem lại cho
bạn sự thành công.
Cách cư xử với người phỏng vấn khó tính
Bạn muốn cuộc phỏng vấn thành công và lòng tự trọng không bị chạm đến,
trong khi người phỏng vấn bạn hết sức khó tính, thậm chí là khiếm nhã. Dưới
đây là một số bí quyết để bạn tham khảo:
Xem xét kỹ một số lý do: Khi gặp phải người phỏng vấn khiếm nhã, bạn phải cố
gắng hướng họ vào vấn đề rằng bạn sẽ phải đóng góp gì cho công ty.
Hãy xem xét một vài lý do để tìm ra phương án tốt nhất trong tình huống đầy thử
thách này:
- Bạn có thể quyết chọn công ty sau khi đã hoàn thành cuộc phỏng vấn.
- Người phỏng vấn không đại diện cho toàn bộ công ty đó.
- Công việc bạn làm có thể không liên quan với người phỏng vấn.
- Cách cư xử khiếm nhã này có thể là một phần bắt buộc của cuộc phỏng vấn
mà người ta muốn thử phản ứng của bạn dưới áp lực cao.

Hãy cởi mở: Rõ ràng việc giữ lịch sự khi giải quyết một cách cư xử khiếm nhã là
một thử thách với bạn. Tuy nhiên, có nhiều cách bạn có thể làm để cuộc phỏng
vấn tốt hơn:
- Hãy thực sự cởi mở và người phỏng vấn có thể nhận ra vấn đề trong cách cư
xử của họ, cố gắng để khắc phục nó.
- Hãy lờ đi những lời nhận xét khiếm nhã và nói về những kỹ năng của bạn.
- Hãy hỏi người phỏng vấn một câu hỏi để làm anh ta chuyển trọng tâm vào vấn
đề khác.
- Giữ cho tâm trạng vui vẻ và đưa ra những nhận xét thật hay.
- Đưa ra ý kiến phản hồi hoặc làm rõ xem liệu rằng người phỏng vấn có ý phản
đối hay muốn ngắt lời bạn không.
Biết điểm dừng: Đôi khi một điểm dừng hợp lý là phương sách cần thiết cuối
cùng khi bạn muốn giữ cho cuộc phỏng vấn được an toàn. Hãy cảm ơn người
phỏng vấn đã dành thời gian cho bạn. Sau đó, hãy lịch sự xin phép rời khỏi cuộc
phỏng vấn và đừng để ý đến cách cư xử của anh ta (cô ta). Còn nếu bạn buộc
phải nói điều gì đó thì hãy cố gắng sao cho thật nhã nhặn.
Học từ đối thủ: Trước khi bạn gạt bỏ các đối thủ lại đằng sau, bạn cần phải xác
định mình đã học được gì từ những đồng nghiệp này. Sau đó, hãy sử dụng
những kinh nghiệm đó để nâng cao kỹ năng cách trả lời của bạn trước những
người phỏng vấn khó tính.
Chiến thắng căng thẳng trong phỏng vấn
Không ít các bạn trẻ cảm thấy rất căng thẳng khi phỏng vấn xin việc. Sự căng
thẳng có thể khiến họ mất bình tĩnh, thậm chí hoàn toàn quên mất những gì đã
chuẩn bị.
Vậy làm thế nào để giữ được bình tĩnh khi phỏng vấn? Câu trả lời rất đơn giản:
Hãy thư giãn và thả lỏng cơ thể và ghi nhớ một số điểm sau:
Đến sớm chừng 10 phút. Không nên đến quá sớm hay quá muộn. 10 phút đủ để
bạn bình tâm và quen với không gian của nơi phỏng vấn.
Thư giãn. Một ứng viên xin việc có thái độ thoải mái được đánh giá là người tự
tin. Hãy tỏ ra điềm tĩnh và biết làm chủ tình huống. Hãy thở sâu và chậm ngồi

thẳng lưng; trả lời chậm và mỉm cười khi có thể.
Tự dừng trong cuộc phỏng vấn. Đó là khi bạn nói vấp hay gặp phải một câu hỏi
khó. Khoảng lặng đó là một sự im lặng khó xử. Đừng lúng túng hay hoảng sợ.
Dừng lại thật nhanh trong 10 giây có thể giúp bạn lấy lại bĩnh tĩnh, và làm chủ
trạng thái của mình. Cuộc phỏng vấn lại tiếp tục, và người phỏng vấn có thể
không nhận ra khoảng lặng đó.
Căng thẳng là điều không tránh khỏi. Biết xử lý và vượt qua căng thẳng một
cách khéo léo, bạn sẽ là người chiến thắng.
10 câu trả lời “ăn điểm” khi đi phỏng vấn
TTO - Trong buổi phỏng vấn, cách bạn trả lời các câu hỏi rất quan trọng. Vì vậy
bạn cần một cái đầu luôn tỉnh táo, nhanh nhạy với các câu hỏi của nhà tuyển
dụng.
Dưới đây là 10 câu hỏi “hóc búa” mà nhà tuyển dụng thường hỏi cùng một số
gợi ý giúp bạn "ghi điểm":
Bạn có thể nói cho tôi biết một chút về bản thân biết được không? (hoặc: Bạn
nghĩ mình là người như thế nào và tại sao bạn lại chọn công việc này?)
Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng giao tiếp của mình để nói về cuộc sống,
công việc của mình một cách hợp lý, tránh huyên thuyên.
Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp ngành mỹ thuật nhưng lại xin làm việc ở một hiệu
sách, bạn có thể trả lời rằng: “Tôi là người yêu thích văn học, mặc dù tôi tốt
nghiệp trường mỹ thuật nhưng tôi cũng có kiến thức về các nhà văn cổ điển và
đương đại. Tôi tuy không là người đọc sách thường xuyên nhưng tôi lại là người
dễ gần và có duyên khi tiếp xúc với người mới".
Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình?
Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp, đồng nghiệp hay những quy
cách làm việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả lời rằng: Bạn muốn
mở mang kiến thức về công việc của bạn hay muốn cọ sát với những thử thách
mới.
Tại sao công ty nên chọn bạn mà không phải bất kỳ ai khác? (hoặc: Bạn có thể
đóng góp gì cho sự phát triển của công ty?)

Đây là cơ hội bạn cho họ thấy những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi
bạn được tuyển dụng. Hãy nói về những lợi ích, ảnh hưởng của bạn đối với
công ty chứ không phải những khả năng đặc trưng của bạn.
Ví dụ: “Tôi có những ý tưởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng
hiệu quả của bộ phận lễ tân, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn
tượng và sự tin tưởng với khách hàng".
Theo bạn nghĩ đâu là khiếm khuyết lớn nhất của mình?
Nếu bạn thiếu kỹ năng, điều kiện nào đó mà nhà tuyển dụng đưa ra thì đây là
lúc bạn tự tin nói về nó. Bạn có thể nói: “Tôi chưa có kinh nghiệm trong việc trực
tiếp bán hàng nhưng với bằng marketing này của mình, tôi tin mình sẽ học hỏi
một cách nhanh chóng".
Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?
Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra
được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ
khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ
phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó
ngày một tốt hơn".
Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?
Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu
giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”.
Hoặc bạn có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ
nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng
để duy trì chất lượng làm việc".
Bạn thấy mình ở đâu sau khoảng thời gian 10 năm?
Mẹo ở đây là bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so với khả
năng thực của mình. Bạn nên nói rằng: “Tôi hy vọng công việc này sẽ cho tôi
một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình".
Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa?
Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn
có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “Tôi nghĩ ông/bà

đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài
giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi
về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã
cống hiến cho công ty cũ".
Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?
Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi
phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa
hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn
suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.
Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu
của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải
không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp
nhanh nhất?” để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty.
9 điều không nên nói trong cuộc phỏng vấn
TTO - Hỏi những câu hỏi bạn đã biết rõ câu trả lời; sử dụng tiếng lóng; nói xấu
công ty cũ đó là những điều bạn không nên nói trong một cuộc phỏng vấn xin
việc.
1. Công ty của ông/bà làm gì?
Hãy hỏi những câu hỏi thể hiện sự hiểu biết của bạn và sự háo hức muốn làm
việc cho công ty. Đừng hỏi những câu hỏi bạn đã biết rõ câu trả lời hoặc dễ
dàng tìm thấy trên trang web của công ty.
2. Yêu cầu mức lương linh động
Lương bổng luôn là một vấn đề nhạy cảm trong một cuộc phỏng vấn. Tất nhiên
bạn rất muốn biết mình được trả bao nhiêu, công ty cũng muốn biết họ nên trả
cho bạn bao nhiêu cho phù hợp với khả năng của bạn. Đây là một cuộc thương
lượng, không phải trò đùa. Khi buộc phải trả lời, ít nhất bạn nên đưa ra một mức
nào đấy thoả đáng. Ví dụ, "Tôi muốn mức lương của mình từ 1.000-1500 USD".
Đừng bao giờ đánh giá bản thân quá thấp. Cũng đừng quá tự tin về bản thân.
Tốt nhất, bạn nên tìm hiểu trước khi đưa ra yêu cầu mức lương cho mình.

3. Sử dụng tiếng lóng
Đây có thể là cách bạn nói chuyện với bạn bè hay có thể là thói quen của bạn,
nhưng không phải là điều bạn nên nói trong một cuộc phỏng vấn tuyển dụng.
Bạn có thể thể hiện khả năng ăn nói lưu loát, thông minh và tự tin, tuy nhiên
không nên theo cách này.
4. "Bill Gates đề nghị trả cho tôi 100.000 USD tiền thưởng"
Đừng nói dối. Hãy nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi bị phát hiện. Một
lúc nào đó, một người đó sẽ phát hiện ra bạn nói dối, chắc chắn bạn không thể
nói dối mãi. Tất nhiên, nhà tuyển dụng biết bạn có thể nói hơi quá về bản thân,
nhưng những lời nói dối trắng trợn và quá xa thực tế là không nên.
5. "Năm năm tới, tôi nghĩ mình đang đi nghỉ tại Vịnh Caribe"
Khi nhà phỏng vấn hỏi bạn về mục tiêu 5 năm tới, bạn nên trả lời liên quan đến
công ty. Hãy nói cho họ biết mong muốn được gắn bó với công ty, và đóng góp
công sức cho sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công ty. Bạn có thể nói dối.
Ai mà biết được bạn sẽ làm việc cho một công ty trong vòng 5 năm, đúng
không?
6. "Xin lỗi, tôi không biết làm việc này như thế nào"
Điều này có nghĩa là bạn thú nhận mình không có kỹ năng trong lĩnh vực này.
Thay vì đó, hãy nhấn mạnh bạn học tập nhanh như thế nào, khả năng tiếp thu
những kỹ năng mới của bạn. Hầu hết các công ty đều muốn tuyển dụng những
người lạc quan, thông minh, nhanh nhẹn và mong muốn học tập những cái mới
hơn là những người đã có kỹ năng và không háo hức học những kỹ năng mới.
7. "Tôi đã trải qua một cuộc ly dị vô cùng đau đớn "
Thậm chí khi nhà tuyển dụng bắt đầu đề cập đến những vấn đề cá nhân, bạn
cũng không nên nói theo cách này. Bạn có thể cố gắng thể hiện bạn là người
cởi mở và trung thực, tuy nhiên đừng bao giờ tỏ ra không chuyên nghiệp, không
tập trung và không tôn trọng. Hãy thể hiện bạn lịch sự và chuyên nghiệp.
8. "Công ty có thể làm được gì cho tôi?"
Các nhà tuyển dụng cực kỳ ghét tính cách ngạo mạn và ích kỷ. Họ chỉ muốn biết
lý do họ muốn thuê bạn. Hãy nhấn mạnh những đóng góp của bạn cho công ty,

bạn nỗ lực như thế nào cho sự phát triển của công ty. Đừng bao giờ đề cập
ngay đến vấn đề lương lậu, thăng chức, chế độ thưởng. Bạn nên nhớ, bạn là
người đi phỏng vấn, bạn nên tận dụng cơ hội trả lời những câu hỏi của nhà
tuyển dụng, cho họ thấy bạn muốn làm việc cho họ. Không nên tỏ ra bạn là một
ứng cử viên tuyệt vời và công ty phải thuê bạn.
9. "Tôi chuyển việc vì sếp cũ của tôi là một tên ngốc"
Nói xấu công ty cũ cũng là một điều tối kỵ trong một cuộc phỏng vấn. Dù rằng
công ty cũ của bạn rất lộn xộn, sếp cực kì khó chịu, đồng nghiệp thì thật kinh
hoàng, đồng lương ít ỏi, bạn cũng không nên nói ra. Thay vào đó, hãy nên nói
lên mong muốn được thử thách, tìm kiếm cơ hội lớn hơn. Chắc chắn, các nhà
tuyển dụng sẽ rất thích những câu trả lời như vậy.
Các yêu cầu khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng
Tùy vị trí tuyển dụng và nơi dự tuyển, ứng viên có thể sẽ trải qua một vài bài
kiểm tra, nhưng cũng có khi không có bài thi nào cả
Trong trường hợp đó, nhà tuyển dụng chỉ dựa vào sự quan sát để đánh giá ứng
viên. Thông thường sự quan sát đó tập trung ở những điểm sau:
Diện mạo:
Diện mạo ở đây không phải là những chỉ số cơ thể như trong các cuộc thi sắc
đẹp mà rộng hơn, “khó chịu” hơn nhiều, từ trang phục, đầu tóc, nụ cười, ánh
mắt, tác phong và có khi là cả “hương gây mùi nhớ” của cơ thể và/ hoặc hơi thở
của ứng viên.
Khả năng kiểm soát sự căng thẳng:
Một ứng viên được đánh giá là bình tĩnh khi ứng viên đó có hơi thở đều đặn,
giọng nói và bàn tay không run, nói năng không quá lí nhí, ánh mắt nhìn một
cách tự nhiên vào người đối thoại. Một số chuyên viên lâu năm trong lĩnh vực tư
vấn nhân sự cho biết một giọng nói quá lớn có khi lại là dấu hiệu của người
đang cố gắng che giấu nỗi run sợ của mình.
Sự tự tin:
Khi trả lời phỏng vấn, rất nhiều ứng viên gật đầu khẳng định: “Vâng, tôi làm
được việc đó”. Để lời khẳng định ấy thêm sức thuyết phục, bạn đặt dấu chấm

câu ở đó là chưa đủ, mà nên có thêm những lập luận để giải thích vì sao bạn
làm được.
Nếu sau lời khẳng định, ứng viên lại đuối lý khi người phỏng vấn đào sâu thêm
câu hỏi, thì thà ứng viên thành thật từ đầu rằng: “Có lẽ đó là một việc thú vị,
nhưng rất tiếc tôi chưa có kinh nghiệm nhiều lắm về nó. Tôi sẽ tìm hiểu nhiều
hơn. Hiện giờ những gì tôi biết là…”.
Một sự tự tin được đánh giá cao là sự tự tin dựa trên cơ sở lượng đúng sức
mình, biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình. Đôi khi một người tự tin thái quá
(tự đánh giá mình cao hơn thực lực hiện có) hoặc một người tự tin giả tạo cũng
có thể được nhận vào làm việc, nhưng trong quá trình công tác, nếu họ hiện
nguyên hình là người “nói như rồng leo, làm như mèo mửa” thì sự ra đi của họ
chỉ là vấn đề thời gian.
"Mẹo vặt" trong phỏng vấn tuyển dụng
Một điều bạn không thể tránh là nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về những công việc
trước đây bạn từng làm, hơn thế nữa họ muốn biết lý do bạn chọn ngành nghề
đó.
Để giúp các bạn có thể “xử lý” những câu hỏi dạng này, chúng tôi xin giới thiệu
đến các bạn một mẹo nhỏ: quy tắc CLAMPS.
C: Challenge: Muốn có cơ hội thử thách và phát triển nghề nghiệp trong môi
trường làm việc mới.
L: Location: Có thể bạn là người làm sống ở ngoại ô và làm việc trong thành phố
nên việc đi lại có phần khó khăn, bạn muốn chuyển đổi nơi làm việc.
A: Advancement: bạn muốn có cơ hội thăng tiến, đôi khi còn một số vấn đề như
thế này, bạn là người có tài nhưng có nhiều người có tài hơn bạn, làm thế nào
để bạn vượt qua mặt họ?
M:money: Bạn cần được trả lương đúng như kỹ năng và trình độ của bạn.
P: Prestige: Sự uy tín, và để có được sự uy tín, đôi khi bạn muốn chọn cho mình
một tổ chức tốt hơn.
S: Security: Chọn cho chính mình một tổ chức có nền tảng tài chính ổn định
cũng được xem là một trong những tiêu chí quan trọng được nhiều người chú ý

tới.
Những câu hỏi phỏng vấn hành vi đơn giản thường gặp
Một trong những chìa khóa giúp cho chúng ta thành công trong buổi phỏng vấn
là phải luyện tập, vì thế bạn nên dành nhiều thời gian để liệt kê và học tập
những câu trả lời đối với một số câu hỏi mà bạn thường “gặp” trong các cuộc
phỏng vấn.
Dưới đây là một số câu hỏi về hành vi thông dụng nhất trong các buổi phỏng
vấn tuyển dụng:
- Hãy nói về một tin huống mà bằng tài hùng biện của mình bạn đã thuyết phục
được người khác nhìn nhận một sự việc nào đó theo cách của bạn.
- Hãy nói về một lần nào đó mà bạn phải đối mặt với những tình huống cực kỳ
căng thẳng và bạn đã vượt qua nó bằng những kỹ năng mà bạn học tập được
từ môi trường xung quanh.
- Hãy nêu lên một ví dụ đặc biệt về một lần nào đó bạn đã thực hiện những
quyết định dứt khoát và đúng đắn để giải quyết các vấn đề khó khăn trong công
việc.
- Hãy nêu một ví dụ cho thấy bạn đã từng thiết lập mục tiêu cho riêng mình và
đã đạt được mục tiêu đó.
- Hãy kể cho chúng tôi về một lần nào đó bạn đã sử dụng những kỹ năng của
mình để gây ảnh hưởng đến những người khác.
- Hãy kể cho chúng tôi nghe một ví dụ cho thấy bạn làm cách nào để thích nghi
với một chính sách nào đó của công ty mà bạn đã từng không đồng ý.
- Bạn có thể kể cho chúng tôi biết về quá trình hoàn thành một tập hồ sơ nào đó
mà bạn được yêu cầu hoàn tất trong một thời gian quy định.
- Hãy kể cho chúng tôi biết về những lần bạn được giao một nhiệm vụ nào đó và
bạn đã hoàn thành nó một cách xuất sắc.
- Hãy cho chúng tôi biết về kế hoạch sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, có
thể cho ví dụ.
- Nói về những tình huống mà đôi khi bạn phải ra quyết định lần thứ hai cho một
nhiệm vụ hay công việc nào đó.

- Bạn thường giải quyết xung đột trong công việc như thế nào? Bạn có thể cho
ví dụ?
- Hãy kể cho chúng tôi nghe về những tình huống mà bạn đã từng làm việc
thành công với những người không “hợp gu” với bạn cho lắm và bạn làm cách
nào để có thể cộng tác với họ trong công việc.
- Nói cho chúng tôi nghe về những quyết định khó khăn mà bạn đã từng thực
hiện trong năm vừa qua.
- Hãy nói cho chúng tôi nghe một ví dụ nào đó về một lần bạn đã cố gắng làm
một việc gì đó và đã thất bại.
- Hãy kể cho chúng tôi một tình huống mà bạn đã chủ động trong công việc và
nắm vai trò chỉ huy trong quá trình hoàn thành công việc đó.
- Hãy kể cho chúng tôi nghe một tình huống gần đây nhất cho thấy bạn đã có
những cuộc giao dịch hay thương lượng với khách hàng hay đồng nghiệp có
liên quan đến công việc.
- Bạn có bao giờ động viên những người khác không? Cho ví dụ?
- Nói về những tình huống mà bạn là người đại diện cho một dự án và đã đạt
được những thành quả như mong đợi.
- Hãy nói về những tình huống mà bạn đã sử dụng những kỹ năng cá nhân để
giải quyết công việc.
- Hãy nói về những tình huống bạn từng thất bại đối với những vấn đề không
thật sự nghiêm trọng.
- Hãy kể về những tình huống khó khăn mà bạn đã đoán trước và lên kế hoạch
để “xử lý” chúng.
- Hãy nói về những tình huống mà bạn phải ra những quyết định mang tính chất
cá nhân.
- Hãy nói về tình huống mà bạn buộc phải “nghỉ chơi” một người bạn hay sa thải
họ trong công việc.
Nhóm câu hỏi thường dùng của nhà tuyển dụng
Có thể phân thành 5 nhóm câu hỏi: Các câu hỏi chung về công việc; Về động cơ
xin việc; Trình độ học vấn; Kinh nghiệm, tư chất; và Các câu hỏi về lương, phúc

lợi.
Các câu hỏi chung về công việc
- Hãy cho chúng tôi biết về anh/chị cùng những kinh nghiệm riêng
- Điều gì hấp dẫn anh/chị đến với chúng tôi?
- Anh/chị biết những gì về chúng tôi?
- Anh/chị nghĩ rằng có thể làm gì cho chúng tôi?
- Tại sao anh/chị thấy có đủ điều kiện để làm công việc này?
Các câu hỏi về động cơ xin việc
- Tại sao anh/chị lại muốn đổi nơi làm việc?
- Tại sao anh/chị lại muốn thay đổi định hướng nghề nghiệp?
- Anh/chị đã từng làm… Nguyên nhân nào khiến anh/chị tham gia vào lĩnh vực
đó?
- Công việc hay định hướng nghề nghiệp lý tưởng của anh/chị là gì?
- Anh/chị nghĩ mình sẽ làm gì trong 5 năm tới?
- Nếu có toàn quyền tự do lựa chọn một lĩnh vực để sau đó rất thành công,
anh/chị chọn nghề gì?
Các câu hỏi về trình độ học vấn
- Hãy kể về quá trình học tập của anh/chị
- Chuyên môn chính của anh/chị là gì?
- Anh/chị có những bằng danh dự gì?
- Anh/chị ghét môn học nào nhất?
- Anh/chị có được đào tạo gì liên quan đến vị trí đang nộp hồ sơ này chưa?
Các câu hỏi về kinh nghiệm,tư chất:
- Anh/chị có thể thỏa mãn công việc này như thế nào?
- Anh/chị có khả năng giúp chúng tôi cải tiến qui trình sản xuất của chúng tôi
không?
- Anh/chị có những điểm mạnh và điểm yếu gì?
- Trong những trách nhiệm anh/chị đã từng trải qua, anh/chị thích và ghét cái
nào nhất?
- Từ trước đến nay, ai là người có kinh nghiệm ảnh hưởng đến anh/chị nhiều

nhất?
- Trách nhiệm lớn nhất anh/chị từng đảm nhận từ trước đến nay là gì?
- Anh/chị từng được giám sát tối đa bao nhiêu người?
- Tại sao anh/chị thường xuyên thay đổi công việc như vậy?
- Có bao giờ anh/chị bị buộc thôi việc chưa?
- Hãy kể một chuyện mà anh/chị bị "sốc" nhất trong quá trình làm việc của
mình?
- Anh/chị đã làm gì trong những giai đoạn trống như trong bản CV?
- Sếp cũ của anh/chị có điểm hạn chế gì không?
Các câu hỏi về lương, phúc lợi…
- Anh/chị đề nghị mức lương bao nhiêu?
- Mức lương tối thiểu anh/chị chấp nhận được là bao nhiêu?
- Anh/chị nghĩ tại sao anh/chị đáng được hưởng mức lương cao như thế?
- Mức lương cao nhất anh/chị từng được nhận hàng tháng là bao nhiêu?
- Chúng tôi chưa thể đáp ứng được mức lương anh/chị đề nghị, nhưng trước
mắt, anh/chị có thể vui lòng với mức lương thấp hơn được không?
- Anh/chị mong đợi mức thu nhập như thế nào trong vòng 5 năm tới?
Trả lời phỏng tuyển dụng lĩnh vực marketing/quảng cáo
Làm sao để có buổi phỏng vấn hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất
cả các ứng viên. Bài trắc nghiệm sau sẽ giúp các ứng viên chuyên ngành
marketing/quảng cáo có được sự chuẩn bị tốt hơn cũng như tự tin hơn trước khi
bước vào buổi phỏng vấn thực sự.
1. Các đồng nghiệp mô tả thế nào về anh/chị?
A. Họ nói rằng tôi là một nhân viên chăm chỉ, đối xử tốt với mọi người và có tinh
thần đồng đội.
B. Trước tiên, họ cho rằng tôi là người rất nhiệt tình và siêng năng trong công
việc. Tôi rất thích làm việc với mọi người. Thứ hai, tôi là người quan tâm đến
các khách hàng. Và cuối cùng, tôi là người hiểu biết về kinh doanh. Tôi đã cố
gắng rất nhiều để học tập về tất cả các sản phẩm và cấu trúc hoạt động của
công ty.

C. Thật khó khi phải nói về điều này. Tôi thực sự không biết họ nói gì. Tôi nghĩ
họ sẽ nói rằng tôi là người luôn hoàn thành xuất sắc các công việc, chăm chỉ và
có kỹ năng giao tiếp tốt. Tôi hy vọng họ sẽ không nói điều gì xấu về mình.
Đáp án: B là câu trả lời tốt nhất.
Câu trả lời không những đưa ra 3 tính cách tích cực mà còn cung cấp các lý lẽ
chứng minh. Vì vậy, người phỏng vấn sẽ có cơ hội biết được cách bạn suy nghĩ
về những nhận xét của người khác dành cho bản thân và nhân tố tích cực nào
được bạn đề cao trong phong cách làm việc.
2. Anh/chị có câu hỏi nào không? (thường được nêu ra khi kết thúc buổi phỏng
vấn)
A. Tôi không có câu hỏi nào. Ông/bà đã trình bày tất cả những điều tôi quan
tâm. Tôi cũng đã tìm hiểu một số thông tin về công ty.
B. Tôi thắc mắc về một số vấn đề như tiền thưởng, khi nào tôi được hưởng chế
độ này? Trợ cấp hàng năm? Công ty có chính sách cho người nghỉ hưu không?
C. Xin ông/bà cho tôi biết những ưu thế của công ty trên thị trường? Tương lai
phát triển của ngành nghề này? Những thuận lợi khi làm việc tại công ty?
Đáp án: C là câu trả lời tốt nhất.
Việc ứng viên đặt ra các câu hỏi là rất quan trọng. Nhà tuyển dụng đang trông
chờ vào thái độ của bạn. Đây còn là cơ hội để bạn phỏng vấn nhà tuyển dụng,
xem xét liệu đây có phải là nơi phù hợp không. Hãy lắng nghe họ và nêu lên các
câu hỏi dựa vào những vấn đề đã được đặt ra.
3. Kinh nghiệm nào của anh/chị trong quá khứ phù hợp với vị trí mới này?
A. Tôi đã làm việc cho rất nhiều dự án khác nhau trong ngành marketing. Kinh
nghiệm chủ yếu của tôi là thu thập và xử lý dữ liệu. Hiện tại, tôi hy vọng có thể
tham gia vào toàn bộ quy trình marketing. Tôi mong muốn có được các kinh
nghiệm mới và nâng cao các kỹ năng.
B. Trong 5 năm vừa qua, tôi đã làm việc tại một công ty quan hệ cộng đồng. Tôi
đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm viết lách và truyền thông. Tôi cũng am hiểu
các phương pháp nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu và chiến
lược phân khúc khách hàng. Kỹ năng vi tính và giao tiếp của tôi cũng rất thành

thạo. Tôi là người làm việc tập thể và rất nhiều nghị lực.
C. Tôi không chắc chắn về yêu cầu của công việc, vì thế tôi không biết kinh
nghiệm nào của tôi sẽ phù hợp. Tôi đã làm việc tại phòng marketing và kinh
doanh trong nhiều năm. Tôi thích làm việc với mọi người và đã đạt được một số
thành công. Thực sự, tôi chưa tìm thấy một công việc nào làm tôi quan tâm. Vì
thế, tôi nghĩ rằng công việc mới này sẽ là thách thức đồng thời là cơ hội để tôi
phát triển.
Đáp án: B là câu trả lời tốt nhất.
Câu trả lời này giúp người phỏng vấn nhận biết được các kinh nghiệm và kỹ
năng mà bạn sẽ đóng góp cho công việc mới. “Sự nhiệt tình”, “Các kỹ năng giao
tiếp” và “Kiến thức chuyên môn” là các tố chất nền tảng của nhân viên ngành
marketing/quảng cáo
4. Hãy nói về các điểm mạnh và điểm yếu của anh/chị?
A. Tôi là người rất đáng tin cậy và hay giúp đỡ mọi người. Tôi cũng là người làm
việc rất chăm chỉ. Tuy nhiên tôi thường mất kiên nhẫn khi không có được các
dữ liệu cần thiết để phân tích, vì như thế tiến độ công việc sẽ chậm lại.
B. Tôi không hề có yếu điểm nào. Có thể tôi phải học thêm về vi tính. Điểm
mạnh của tôi nằm ở khả năng giao tiếp với những người khó tính nhất. Tôi
không dễ bị nản lòng thậm chí khi phải đương đầu với các công việc khó khăn
nhất. Tôi là người rất giỏi phân tích
C. Điểm mạnh của tôi chính là sự linh hoạt. Tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để hoàn
thành công việc đúng hạn và đạt mục tiêu. Về phần yếu điểm, tôi thật sự yêu
thích công việc mình làm, do đó tôi thường bị quá tải về công việc. Tôi đang cố
gắng hoàn thiện mình và tìm kiếm cách làm việc thông minh hơn nữa.
Đáp án: C là câu trả lời tốt nhất.
Câu trả lời đã nêu lên được ví dụ cụ thể về các điểm mạnh. Những nhà tuyển
dụng thường tìm kiếm ở các ứng viên khả năng giao tiếp và sự linh hoạt. Các
yếu điểm đã được trình bày một cách khôn khéo bằng những lời lẽ tích cực.
5. Hãy tự giới thiệu về anh/chị?
A. Tôi sinh ra và lớn lên tại TP.HCM. Tôi lập gia đình, có 3 con và định cư tại

đây. Tôi đã tốt nghiệp đại học và làm việc cho một công ty quảng cáo được 8
năm. Tôi rất thích ngành marketing và mong muốn được tiếp tục làm việc trong
ngành này.
B. Tôi rất thông thạo các kỹ năng viết lách và quan hệ công chúng. Tôi đã làm
việc cho nhiều công ty khác nhau và nhận được rất nhiều lời khen từ cấp trên và
đồng nghiệp. Tôi có thể chịu được áp lực cao trong công việc. Ngoài ra, kỹ năng
giao tiếp của tôi cũng rất tốt.
C. Tôi đã có 6 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành marketing và bán hàng. 2
năm vừa qua, tôi làm việc cho một công ty thương mại điện tử. Nhờ đó, tôi đã
tích luỹ được các kiến thức về thị trường và xuất bản trực tuyến. Tôi cũng rất
thành thạo về các kỹ năng phân tích và vi tính. Tôi là người làm việc tập thể và
sẵn sàng đón nhận các thử thách.
Đáp án: C là câu trả lời tốt nhất.
Bạn đã cung cấp cho người phỏng vấn bản phác thảo mang tính cụ thể về các
kỹ năng, kiến thức và tích cách của bản thân.
6. Hãy nêu lên một chiến lược marketing mà anh/chị đã thực hiện?
A. Một khách hàng đang tung ra thị trường một sản phẩm thương mại điện tử
mới. Sau khi tập hợp tất cả các nghiên cứu thị trường, tôi đến làm việc trực tiếp
với các bộ phận biên tập, sáng tạo và truyền thông. Sau khi thảo luận, chúng tôi
quyết định lập ra một kế hoạch tiếp thị trên TV, radio, báo chí, và Internet. Tôi
theo dõi tất cả các chi phí và dữ liệu trên Excel. Đây thực sự là một chiến lược
rất mới mẻ và độc đáo.
B. Chúng tôi liên tục triển khai các chiến lược marketing và ứng dụng các công
nghệ mới. Chúng tôi tiến hành các cuộc nghiên cứu và phân tích thị trường.
Chúng tôi cũng luôn bám sát các đối thủ cạnh tranh và xu thế mới trên thị
trường để không ngừng đổi mới các dịch vụ của mình.
C. Điều này phụ thuộc vào từng dự án. Nhiệm vụ của tôi rất đa dạng, có khi là
nghiên cứu thị trường, phát triển thiết kế hay phân tích khách hàng. Tuy nhiên,
dù là công việc nào, tôi cũng cố gắng để hoàn thành.
Đáp án: A là câu trả lời tốt nhất.

Bằng cách nêu lên ví dụ cụ thể, bạn đã thể hiện được một số khả năng và kỹ
năng tích cực như: tư duy phân tích, kỹ năng giao tiếp, kiến thức chuyên môn,
tinh thần đồng đội - vốn là các tố chất rất quan trọng của các nhân viên trong
ngành nghề này. Những thành công trong quá khứ sẽ mở đường cho những
thành công trong tương lai.
7. Anh/chị mong muốn mức lương bao nhiêu?
A. Mức lương tôi được trả cho công việc cuối cùng của mình là 4.000.000 đồng.
Tôi mong muốn được tăng lương, vì thế tôi hy vọng sẽ được trả lương cao hơn
15 đến 20%.
B. Tôi cần biết các thông tin về công việc tôi sẽ đảm nhận trước khi bàn đến vấn
đề lương. Tôi xin phép được thảo luận về vấn đề này sau. Ông/bà có thể nói
cho tôi biết về mức lương cũng như chính sách hoa hồng của công ty dành cho
vị trí này không?
C. Tôi chắc chắn công ty sẽ đưa ra mức lương phù hợp với khả năng của tôi.
Lương bổng không là điều quan trọng nhất với tôi. Tôi đang tìm kiếm các cơ hội.
Đáp án: B là câu trả lời tốt nhất.
Đừng bàn đến mức lương cho đến khi biết được yêu cầu của công việc. Việc
thu thập đầy đủ các thông tin trước khi quyết định là vô cùng cần thiết. Ngoài ra
bạn không nên chỉ tập trung vào mức lương cơ bản, các thu nhập khác cũng rất
quan trọng như: tiền thưởng, hoa hồng, phúc lợi, lịch trả lương…
8. Công việc này có điểm gì hấp dẫn anh/chị?
A. Một người bạn của tôi đang làm việc tại công ty và nói với tôi rằng đây là một
nơi làm việc rất tốt. Thời gian rất linh hoạt và có nhiều chính sách ưu đãi dành
cho nhân viên. Tôi muốn được làm trong một công ty đề cao sự sáng tạo.
B. Tôi tìm thấy công việc trên Internet và biết được công ty đã triển khai một vài
dự án mà tôi rất quan tâm. Tôi đã hỏi thăm ý kiến của một vài chuyên gia và
được biết công ty nhận được rất nhiều sự ủng hộ. Cuối cùng, tôi quyết định gửi
resume đến.
C. Tôi đang tìm kiếm một công ty có kiểu mẫu kinh doanh và quan điểm hoạt
động như công ty của quý ông. Chuyên môn và thế mạnh của tôi là marketing

và phân tích điều kiện thị trường. Tôi rất quan tâm về ý tưởng phát triển loại
hình thương mại trực tuyến.
Đáp án: C là câu trả lời tốt nhất.
Câu trả lời cho thấy bạn đã tìm hiểu, vạch kế hoạch và rất quan tâm đến chức
năng hoạt động của công ty. Bạn cũng đã nêu lên được các kinh nghiệm quá
khứ phù hợp với yêu cầu của công việc hiện tại. Nhà tuyển dụng có thể nhận
thấy sự nhiệt tình và nghị lực trong câu trả lời này.
9. Vì sao anh/chị rời bỏ công việc hiện tại?
A. Công ty tôi đang tái cấu trúc lại hệ thống, 50 nhân viên trong đó có tôi phải ra
đi. Tôi có thể nhìn thấy một tương lai không được đảm bảo, mọi thứ đang đi
xuống, họ đang cắt giảm các hoạt động của bộ phận marketing
B. Tôi phát hiện công việc mình đang làm ngày một tẻ nhạt. Mọi việc cứ lặp lại
ngày qua ngày. Tôi muốn tìm một công việc đầy thử thách. Tôi đang tìm kiếm sự
hài lòng trong công việc và làm cân bằng cuộc sống của mình.
C. Tôi đã vạch ra cho bản thân một số mục tiêu. Tuy nhiên, thật không may,
công ty tôi hiện đang làm việc không thể rộng mở cho tôi các cơ hội đó. Giờ tôi
bỗng nhận thấy mình đã bỏ quá nhiều thời gian cho một công việc mà mình
không thể tiến bộ được. Tôi mong muốn được tiếp tục trau dồi bản thân và cống
hiến nhiều hơn nữa.
Đáp án: C là câu trả lời tốt nhất.
Câu trả lời này xác định các mục tiêu và kế hoạch của bạn. Bạn đã giữ thế chủ
động hơn trong cuộc thương lượng với nhà tuyển dụng. Đôi khi có những điều
xảy đến mà chúng ta không thể kiểm soát được tuy nhiên việc bạn lập kế hoạch
trong tương lai chứng tỏ bạn là người mạnh mẽ.
10. Hãy kể lại một kinh nghiệm khi anh/chị phải giải quyết các vấn đề liên quan
đến tinh thần của nhân viên.
A. Khi tinh thần của mọi người suy giảm, tôi đối xử với họ nhẹ nhàng hơn. Tôi
nghĩ họ sẽ bớt cáu kỉnh hơn khi được nghỉ ngơi. Thỉnh thoảng, tôi tránh tiếp xúc
với các nhân viên đang có vấn đề. Thật khó khi phải đối diện với họ. Tôi cũng tổ
chức một vài cuộc họp và cố gắng giao tiếp với họ, thỉnh thoảng, điều này cũng

mang lại hiệu quả.
B. Tôi không thể giải quyết các vấn đề tinh thần của nhân viên. Có một vài
người không hài lòng với công việc hiện tại. Tôi nghĩ, nếu thế họ tốt hơn nên tìm
cơ hội mới ở nơi khác. Vấn đề tinh thần không được đánh giá cao trong công ty
tôi đang làm việc. Thật khó khi phải vừa làm việc vừa để ý đến thái độ của
người khác.
C. Khi tôi trở thành trưởng phòng marketing, nhiều nhân viên đã rời bỏ công ty.
Tôi ngồi xuống cùng mọi người để tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Nhờ đó, tôi
biết được rằng họ không thích chương trình quảng cáo trên mạng của tôi. Tôi đã
thuyết phục họ đây là chiến lược tốt nhất bằng cách nêu lên những lợi ích của
nó. Cuối cùng, họ đã ủng hộ ý kiến này.
Đáp án: C là câu trả lời tốt nhất.
Câu trả lời nêu lên ví dụ cụ thể cho thấy khả năng lãnh đạo và các kỹ năng giao
tiếp. Không nhất thiết phải là các kinh nghiệm thành công, điều quan trọng là có
thể chứng minh cho các khả năng và kỹ năng của bạn.
Phỏng vấn trong bữa ăn
Các cuộc phỏng vấn thường rất áp lực, ngay cả đối với những ứng viên có
nhiều kinh nghiệm. Và sẽ càng bị áp lực hơn nếu bạn được mời gặp nhà tuyển
dụng qua các bữa ăn. Bởi lúc này, bạn phải vừa ăn, vừa nói cùng lúc. Bạn đã
gặp trường hợp này chưa?
Tại sao lại có hình thức phỏng vấn lạ lùng như vậy?
Đơn giản vì qua bữa ăn, nhà tuyển dụng có cơ hội đánh giá bạn về kỹ năng xã
hội và khả năng đối mặt với sức ép trong công việc. Đồng thời, nhà tuyển dụng
cũng có thể đánh giá khả năng giao tiếp và sự nhanh nhạy của ứng viên trong
công việc sắp tới.
Bên cạnh đó, tính cách của người xin việc sẽ khắc họa rõ nét qua cách ăn uống.
Tác phong ăn uống của bạn là yếu tố rất quan trọng, nếu không muốn nói đây
chính là yếu tố quyết định giúp bạn nổi bật hơn những đối thủ khác. Vì thế, hãy
trang bị cho mình những kỹ năng tốt nhất trước khi “nhập tiệc”.
Trước “bữa phỏng vấn”

- Nếu lo lắng, bạn hãy tìm hiểu về nhà hàng được mời trước. Bạn cần phải biết
thực đơn nhà hàng có gì, bạn sẽ muốn gọi món nào và thậm chí phải biết
được nhà vệ sinh nằm ở đâu. Hãy sử dụng internet hay tạp chí để có khái niệm
về nơi sẽ đến. Nếu có thể, hãy đến đây ăn một lần để tự tin hơn trong buổi
phỏng vấn.
- Hãy học cách sử dụng muỗng nĩa trước khi đến bữa tiệc. Điều này sẽ giúp bạn
không lung túng trong bữa ăn.
- Hãy mở khăn ăn và phủ khăn lên đùi khi mọi người đã ngồi hết vào bàn.
Trong “bữa phỏng vấn”:
- Luôn luôn lịch sự. Hãy dành những từ “vui lòng” và “cảm ơn” không chỉ cho
nhà tuyển dụng mà còn cho cả người phục vụ nhà hàng.
- Không đặt khuỷu tay lên bàn ăn, ngồi thẳng lưng và đừng nói khi miệng vẫn
còn “ngồm ngoàm” thức ăn.
- Đừng gọi những món ăn có thể sẽ gây phiền phức cho bạn như: mì ống với
nhiều nước sốt, những món thịt có xương, món sườn, sandwich loại to. Và
những món ăn hấp dẫn như tôm, cua bạn cần phải nhịn.
- Không nên gọi những món ăn đắt tiền nhất trong thực đơn.
- Nên gọi những món ăn có thể cắt thành miếng nhỏ dễ dàng. Hãy dùng muỗng
để ăn súp, điều này sẽ giảm nguy cơ làm đổ thức ăn ra bàn.
- Cắt bánh mì thành từng lát nhỏ và cũng ăn từng miếng một.
- Nếu muốn rời bàn ăn, hãy đặt khăn ăn lên ghế hay tay ghế.
- Trong bữa ăn, nên thoải mái, lắng nghe và hào hứng trong khi trao đổi với nhà
tuyển dụng.
- Không nên uống những loại nước có chứa cồn trong buổi phỏng vấn này. Tự
bản thân “bữa phỏng vấn” cũng đã căng thẳng lắm rồi, bạn cũng không nên
uống rượu làm gì.
Sau “bữa phỏng vấn”:
- Nhẹ nhàng đặt khăn ăn lên bàn cạnh đĩa ăn.
- Đừng áy náy khi để nhà tuyển dụng trả tiền cho bữa ăn. Người mời bạn luôn
muốn được trả tiền hóa đơn và cả tiền cho người phục vụ.

- Nên nói cảm ơn nhà tuyển dụng về bữa ăn. Khi về nhà, bạn nên gửi một lá thư
cảm ơn cũng như bày tỏ sự quan tâm của bạn đối với công việc sắp tới.
Nếu trong buổi phỏng vấn đó, bạn thể hiện mình là người lịch thiệp, nhẹ nhàng,
biết lắng nghe, có thể dung hòa giữa công việc và sự nghỉ ngơi thì bạn sẽ có
được công việc bạn mong muốn. Sau này, bạn có thể mời nhà tuyển dụng một
bữa ăn thật chân tình, chứ không còn căng thẳng nữa.
Điều đầu tiên và đơn giản nhất là khi sử dụng món ăn, dao được cầm ở tay
phải, nĩa được cầm ở tay trái. Thức ăn khô được đưa lên miệng bằng nĩa.
Ngược lại thức ăn nước (súp, cháo ) được ăn bằng muỗng. Những món chung
thường có một bộ dao nĩa muỗng riêng. Khi bạn lấy thức ăn trên đĩa chung, bạn
không nên sử dụng dao, nĩa của riêng mình mà dùng bộ dao nĩa chung.
Dao được dùng để cắt, thái thịt, lấy gia vị, tuyệt đối không được dùng dao để ăn.
Khi ăn thịt, tay trái dùng nĩa, tay phải dùng dao cắt thịt. Bạn cắt thịt thành từng
lát mỏng thay vì cắt đi cắt lại nhiều lần. Dao sau khi cắt thịt được đặt lên cạnh
đĩa và lưỡi dao hướng vào phía trong. Lúc này bạn có thể chuyển nĩa từ tay trái
sang tay phải cho thuận lợi.
Thường thì nhà hàng sẽ có các loại dao, nĩa phù hợp với từng món ăn riêng.
Các loại thịt bản to, thớ dai như thịt bò bít tết, đùi gà nướng sẽ cắt dễ dàng
hơn với loại dao ăn có răng cưa sâu và nĩa 4 răng. Các loại thịt mềm hơn (như
thịt bò hầm, tôm bóc vỏ) hoặc củ quả, trái cây (cà chua, dưa chuột, cà rốt) có
thể dùng loại dao nhỏ và ngắn hơn.
Khi ăn trái cây, bạn có thể dùng loại nĩa 2 hoặc 3 răng, nhỏ và ngắn. Nên ăn
từng miếng trái cây nhỏ một, để nĩa chúc xuống, ăn hết rồi lại lấy tiếp. Ngay cả
khi ăn salad hoặc củ quả thái lát, bạn nên dùng nĩa lấy đồ ăn vào đĩa của mình
rồi lấy dao cắt nhỏ phần củ quả, sau đó mới ăn. Tránh trường hợp bạn ăn một
miếng mà thức ăn vẫn còn trên nĩa.
"Bí quyết" trả lời những câu phỏng vấn khó
Có rất nhiều câu hỏi dành cho các ứng viên trong một buổi phỏng vấn. Và bạn
không thể học thuộc lòng tất cả những câu trả lời cho hàng loạt câu hỏi tuyển
dụng như thế này. Hơn thế nữa, hầu hết các nhà tuyển dụng rất ghét những

ứng viên trả lời như một “con vẹt”.
Một trong những yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng đánh giá cao là câu trả
lời phải rõ ràng, tự nhiên và trên hết là phải thực tế. Hãy cho nhà tuyển dụng
thấy rằng bạn thật sự là một ứng viên sáng giá thông qua những câu trả lời của
mình.
Dưới đây là quy trình 3 bước nhằm giúp các ứng viên phát huy những câu trả
lời ấn tượng nhất nhằm “chống” lại những câu hỏi hóc búa của nhà tuyển dụng:
Bước 1: Hiểu những gì thật sự được hỏi
Một trong những nhiệm vụ của bạn trong buổi phỏng vấn là phải hiểu những gì
mà nhà tuyển dụng mong đợi và đang tìm kiếm từ phía các ứng viên. Nhìn
chung thì những yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn thường rơi vào 3 lĩnh
vực, và những câu hỏi của nhà tuyển dụng được thiết kế nhằm khai thác những
thông tin mà họ cần thiết từ phía các ứng viên. 3 lĩnh vực mà nhà tuyển dụng
quan tâm nhất là:
Những kỹ năng nghề nghiệp
- Liệu bạn có những kỹ năng phù hợp với nhu cầu của công ty hay không?
- Bạn có chứng minh được rằng bạn thật sự phù hợp với công việc mà công ty
sẽ giao cho bạn. Bạn đã từng làm những công việc như thế này bao giờ chưa?
- Nếu trước đây bạn chưa bao giờ làm những việc như thế này thì bạn có chứng
minh được cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có khả năng đảm nhận những
công việc mà họ giao hay không?
Những động cơ thúc đẩy bạn trong suốt quá trình công tác
- Động lực nào thúc đẩy bạn tìm đến với công việc này, và bạn có đủ tự tin để
đảm nhiệm công việc này không? Điều gì chứng minh rằng bạn đủ năng lực để
đảm nhận vai trò này?
- Bạn sẽ luôn tận tâm chu đáo với nhiệm vụ được giao chứ? Hoặc có thể do áp
lực công việc, các mối quan hệ trong công ty, với đồng nghiệp sẽ khiến bạn đôi
khi quẫn trí, bạn có chịu đựng được áp lực công việc hay không?
- Bạn có yêu thích công việc này không, điều gì có thể chứng minh rằng bạn thật
sự yêu thích công việc này?

- Bạn có chấp nhận trải qua một thời gian đào tạo và đo lường chất lượng mà tổ
chức dành cho bạn?
Những kinh nghiệm và kiến thức quản lý
- Bạn có chấp nhận sự điều hành của người khác?
- Bạn có thực hiện được các quy định và chính sách của tổ chức
- Bạn có kinh nghiệm làm việc nhóm hay không? Và bạn có kiến thức về quản trị
hay không?
- Bạn có sẵn sàng hỗ trợ các thành viên trong nhóm để hoàn thành công việc
hay không?
Bước 2: Trả lời thật ngắn gọn nhưng mang đầy đủ ý nghĩa
Những câu trả lời xuất sắc phải ngắn gọn nhưng mang đầy đủ ý nghĩa, nội dung
của câu trả lời cần mang những thông tin và kiến thức cần thiết và hữu ích đối
với nhà tuyển dụng.
Bước 3: Trong những câu trả lời bao giờ cũng kèm theo những kỹ năng có liên
quan
Những câu trả lời dạng này cho thấy rằng bạn thật sự hiểu nhà tuyển dụng
muốn gì và đây cũng là một trong những cơ hội để bạn trình diễn các kỹ năng
kiến thức cá nhân cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự phù hợp với vị trí cần
tuyển.
Chuẩn bị "kỹ năng mềm" trong phỏng vấn
Hiện tại các chương trình đào tạo chính quy chuyên ngành công nghệ thông tin
(CNTT) ở VN chưa đề cập tới những "kỹ năng mềm" như giao tiếp, làm việc
nhóm, thuyết trình, lập kế hoạch Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia, nhà
tuyển dụng dành cho sinh viên IT.
Bằng cấp và bảng điểm không phải là yếu tố quyết định. Nhà tuyển dụng (NTD)
có các chuyên gia giỏi của lĩnh vực bạn có bằng cấp, nếu bạn kém cỏi thì chỉ 5
giây họ sẽ quay ra tò mò làm sao bạn lại có được chứng chỉ này.
Quy tắc số 1: Phải trau dồi kiến thức để có bản lĩnh thực chất, có khả năng đáp
ứng yêu cầu công việc trong thực tế, bằng cấp chỉ là yếu tố phụ.
2. Tìm hiểu rõ nhà tuyển dụng cần gì ở bạn. Nói vui một chút, là bạn "có hoặc sẽ

có" khả năng gì mà họ có thể "lợi dụng". NTD sẽ tìm cách hỏi bạn những kiến
thức và kỹ năng mà họ cần bạn có. Nếu bạn có thì trả lời là có, nếu bạn chưa có
kiến thức đó, hãy cho NTD thấy bạn đã hiểu nguyên lý của vấn đề, chỉ cần tập
trung đầu tư thời gian, bạn sẽ trở thành người giỏi.
Quy tắc số 2: Lấy khả năng tiếp cận nhanh kiến thức mà NTD cần để khắc phục
sự khiếm khuyết kiến thức hiện tại của mình.
Ví dụ: NTD yêu cầu bạn trình bày về một hệ điều hành X mà bạn chưa sử dụng
nó bao giờ (hoặc mới chỉ nghe loáng thoáng), bạn hãy bình tĩnh nói họ của HĐH
X đó (thuộc họ Unix hay Windows), nói về vài nhận xét của bạn về nó. Bạn hãy
tự tin nói cho NTD biết là bạn sẽ mất bao lâu để có thể làm việc với hệ điều
hành X như họ yêu cầu (bởi ước lượng chính xác thời gian tiếp cận công nghệ
cũng là một tiêu chí để đánh giá ứng viên của các NTD trong lĩnh vực IT).
Tỉnh táo trước những câu hỏi lạ! Khi gặp những câu hỏi lạ không liên quan đến
kỹ thuật, hãy dành một chút thời gian tìm hiểu mục đích của câu hỏi trước khi trả
lời. Bạn có thể yêu cầu NTD cho bạn 1 phút để suy nghĩ hoặc tìm kế hoãn binh
để đoán ra ý đồ của NTD.
Quy tắc số 3: Đừng vội vàng trả lời ngay những câu hỏi lạ.
Ví dụ: NTD hỏi bạn là nếu đang đi một con thuyền, trên thuyền có một tảng đá
và bạn vứt tảng đá đó xuống hồ. Hỏi: nước trong hồ dâng lên hay hạ xuống?.
Xin chú ý, NTD không quan tâm câu trả lời là dâng lên hay hạ xuống, mà họ chỉ
muốn kiểm tra khả năng tìm hiểu các yêu cầu để giải quyết vấn đề của bạn. Một
ứng viên tốt sẽ hỏi lại rất nhiều câu hỏi (hỏi càng hay càng được đánh giá cao)
như: hồ có to không? tảng đá có to không? nước trong hồ là mặn hay ngọt
trước khi đưa ra kết luận.
Khả năng nghiên cứu bằng tiếng Anh. Lĩnh vực IT rất cần khả năng này, ít nhất
bạn phải có khả năng đọc hiểu tài liệu kỹ thuật tiếng Anh. Hãy nói thẳng với
NTD về khả năng tiếng Anh của bạn (nếu bạn không nghe/nói được, điều này ít
quan trọng hơn đọc/hiểu).
Quy tắc số 4: Bạn phải là người có thể nghiên cứu tốt bằng tài liệu tiếng Anh.
Tự tin có cơ sở. Đừng ngại "sửa lưng" NTD, nếu bạn nắm rõ vấn đề, hãy mạnh

dạn tương tác với NTD. Những NTD cởi mở sẽ rất thích các ứng viên có quan
điểm mạnh, tư tin và vững vàng trong trình bày! (rất cần thiết nhưng không nên
lạm dụng một cách thái quá sẽ gây "hiệu quả ngược".)
Quy tắc số 5: Hãy khác biệt và tự tin.
Ví dụ: bạn không cần đợi đến đợt phỏng vấn mới nộp hồ sơ, hãy mạnh dạn
tương tác và đề xuất trực tiếp với NTD, bạn sẽ nhận được những kết quả hết
sức thú vị.
Hồ sơ xin việc rõ ràng và sáng sủa (sự cẩu thả trong chuẩn bị hồ sơ tạo ấn
tượng rất xấu vì làm giảm bớt sự tin cậy của người tuyển dụng). Đặc biệt phần
CV (tóm tắt thông tin cá nhân) cần làm rõ những khả năng, kinh nghiệm và định
hướng lĩnh vực đang quan tâm và dự kiến kế hoạch để đạt được mục đích đó.
Quy tắc số 6: Hãy rèn luyện tính nghiêm túc, biết lựa chọn hướng đi rõ ràng và
thể hiện nó.
Tính thật thà. Trong phỏng vấn, đây là yếu tố rất quan trọng. Việc trả lời lòng
vòng hoặc không nhất quán (đặc biệt các câu hỏi liên quan tới các vấn đề kỹ
thuật) sẽ gây ấn tượng rất tệ. Những gì chưa rõ hoặc không biết thì cần trả lời
ngay là chưa biết hoặc chưa nghiên cứu. Người tuyển dụng đánh giá cao nếu
nhận thấy tính thật thà khi trả lời và tính cầu tiến (ví dụ: Vấn đề này em chưa rõ
nhưng có thể có câu trả lời chính xác sau thời gian).
Quy tắc số 7: Hãy luôn biết mình là ai và học lấy tinh thần cầu tiến.
Tính trách nhiệm, cẩn trọng và chủ động trong công việc: Trong thời điểm này,
tính trách nhiệm, cẩn trọng được đánh giá cao hơn sự thông minh, nhanh nhạy
nhưng không có trách nhiệm làm tới nơi tới chốn 1 công việc. Đặc biệt nếu bạn
muốn vào các vị trí quan trọng (ví dụ quản trị mạng, vị trí liên quan tới bảo mật
thông tin )
Quy tắc số 8: Trong quá trình tuyển dụng, hãy thể hiện mình là người quyết
đoán nhưng có trách nhiệm.
Tính sáng tạo và khả năng hòa đồng nhanh chóng với môi trường mới: Nếu bạn
có tố chất này thì sẽ được cộng điểm tương đối.
Quy tắc số 9: Khi tham dự phỏng vấn tuyển dụng, hãy ăn nói tự nhiên một cách

hợp lý, thân thiện và dí dỏm.
Kinh nghiệm thực tế: được đánh giá thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học,
đồ án tốt nghiệp, nơi thực hành, làm tại các công ty trong thời gian sinh viên.
Hãy cố gắng thể hiện ra được những gì mình đã từng làm và có liên quan tới
nơi mà bạn xin việc. Cũng rất chú ý khi trình bày khả năng của mình, cần toát
lên cho người tuyển dụng thấy được sự chắc chắn và rõ ràng đối với các thông
tin bạn đưa ra.
Ví dụ: Trình bày một cách tổng quan về chính đồ án tốt nghiệp bạn đã làm.
Cách làm tưởng chừng đơn giản nhưng sẽ khiến NTD đánh giá được nhiều về
bạn.
Quy tắc số 10: Hãy chuẩn bị cho con đường của bạn bằng những thực nghiệm,
nghiên cứu thực tế ngay từ lúc bạn còn trên ghế nhà trường và phát xuất ý
tưởng.
Những câu hỏi hay dành để hỏi nhà tuyển dụng
Một buổi phỏng vấn được định nghĩa theo hai cách. Thứ nhất là nhà tuyển dụng
phỏng vấn bạn để xác định xem bạn có phải là người phù hợp nhất với công
việc hay không. Thứ hai là bạn cần phải nêu ra những câu hỏi để xác định xem
bạn có hài lòng với vị trí của mình trong công ty hay không.
Như bất kỳ một buổi phỏng vấn nào, bạn sẽ hơi bối rối một chút khi có mặt trong
một căn phòng khá lạ lẫm với mình, mọi thứ dường như rất mới mẻ và “không
quen thuộc”. Và sau khi lắng nghe màn độc thoại của nhà tuyển dụng nói về vai
trò của công ty, bạn sẽ chính thức bước vào cuộc phỏng vấn với những câu hỏi
hóc búa nhằm khai thác mọi thông tin về bạn: về nền tảng học vấn, về những dự
định của bạn trong tương lai… Và điều quan trọng nhất là bạn phải trình bày
thật rõ ràng và chính xác trong từng câu trả lời của mình.
Tất cả những gì bạn cần trong buổi phỏng vấn là bình tĩnh và tự tin. Điều này sẽ
giúp bạn tránh tình trạng nói lắp.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ là người được hỏi thì điều này chưa chắc đã gây ấn
tượng cho nhà tuyển dụng. Nhiều nhà tuyển dụng nói rằng họ thích những ứng
viên biết đặt cho họ những câu hỏi thật sự thông minh và dĩ nhiên là những câu

hỏi dạng này luôn dựa vào những hiểu biết của các ứng viên về tổ chức.
Vì những lý do trên, trước khi bước vào buổi phỏng vấn, bạn phải luôn chuẩn bị
một danh sách những câu hỏi có thể chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy rằng
bạn có quan tâm đến công ty của họ và vị trí mà họ cần tuyển. Chúng tôi xin giới
thiệu đến bạn một số gợi ý như sau:
Những câu hỏi thể hiện sự hiểu biết của bạn về công ty
- Xu hướng của công ty trong 5 năm tới là gì?
- Ông/bà có thể nói cho tôi về những dự định phát triển sản phẩm mới của công
ty hay không? - Ông/bà đánh giá như thế nào về sự cạnh tranh trong công ty?
Hỏi về những vị trí còn bỏ trống trong công ty
- Ông/bà có thể cho tôi biết chuyện gì xảy ra cho người cuối cùng từng làm việc
ở vị trí này?
- Ông/bà có thể cho tôi biết những ưu điểm và khuyết điểm của người từng giữ

×