Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cách chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi có em bé doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.65 KB, 3 trang )

Cách chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi có em bé
Khi mang bầu đứa con thứ 2, bạn thường hay dò hỏi xem đứa con đầu có
thích có em bé không và đa phần chúng đều thích có em bé.
Tuy nhiên, trong quá trình mang bầu, nếu bạn không chuẩn bị trước tinh
thần có em bé cho trẻ cũng rất dễ làm trẻ thay đổi tâm lý theo chiều hướng
xấu đi. Bản thân bạn cũng sẽ thêm phần căng thẳng mệt mỏi nếu phải “đối
đầu” với sự thay đổi đó.
Nemours Foundation vừa đưa ra một số mẹo nhỏ cho những bà mẹ sắp có
đứa con thứ 2. Những mẹo này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chuẩn bị
trước tinh thần chào đón em bé của trẻ.
- Bạn hãy tích cực đọc những cuốn sách về trẻ sơ sinh ngay tại nhà để trẻ
hiểu thêm về em bé. Ngoài ra, bạn cũng nên nói với trẻ về em bé trong tương
lai.
- Bạn cũng nên dành thời gian đi thăm hỏi những người có con nhỏ. Mỗi lần
đi thăm những gia đình như thế, bạn sẽ biết thêm nhiều cách thức trong việc
nuôi dạy trẻ. Không những thế, bạn hãy cho con bạn đi cùng để nó cũng
thêm hiểu biết như bạn.
- Khi bạn đi khám thai thường kỳ, bạn hãy cho trẻ đi cùng vì mỗi lần đi như
vậy trẻ sẽ cùng bạn nghe bác sỹ nói về em bé, trẻ được nghe nhịp tim đập
của em bé. Điều này sẽ tạo dựng mối liên hệ khăng khít giữa trẻ và em bé.
- Cho trẻ ngủ riêng để trẻ làm quen với việc ngủ không có mẹ. Và trẻ cũng
học được tính độc lập ngay từ nhỏ.
- Hãy để trẻ mang túi đồ của em bé từ bệnh viện về nhà. Làm như vậy sẽ
giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm với em bé hơn.
- Bạn hãy cho phép trẻ cùng nghĩ tên đặt cho em bé. Trẻ sẽ rất thích thú nếu
được đóng góp trong “công cuộc” chọn tên cho em.
- Cho trẻ xem hình những em bé ngộ nghĩnh và hãy đặt những bức hình đó
gần với hình của trẻ để trẻ cảm nhận sự thân thiện của em bé và trẻ cũng
không có cảm giác bị bỏ rơi.
- Đặc biệt, dù bạn bận rộn trong việc chăm sóc đứa nhỏ hơn, nhưng bạn
cũng vẫn nên dành thời gian quan tâm đến đứa lớn để trẻ không có ý nghĩ bị


“ra rìa” khi có em bé.
Tất cả những em tham gia được mời trả lời một bảng câu hỏi xoay quanh những
chủ đề giới tính nhạy cảm. Có những câu hỏi còn hết sức lạ lẫm đối với một số em
do các em chưa hề được người bố mẹ hay người lớn trò chuyện: lVì sao phụ nữ
mang thai? Những biện pháp phòng tránh thai?… Đồng thời các em cũng chỉ rõ số
lần các em hỏi bố mẹ (trong 1 tháng, 1 năm) và khoảng thời gian nói chuyện.
Kết quả của bảng câu hỏi này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu đánh giá được quan
hệ giữa bố mẹ và các em cũng như đánh giá kết quả có được từ những buổi nói
chuyện như vậy.
Ngược lai, những em ít có cơ hội trò chuyện về vấn đề giới tính với bố mẹ luôn có
cảm giác e ngại tâm sự với bố mẹ về mọi rắc rối mình gặp phải. Từ đó, khoảng
cách giữa bố mẹ và các em ngày càng lớn. Những xung đột giữa bố mẹ và con cái
cũng có thể vì thế mà hình thành.
Các bậc phụ huynh nên thực hiện những cuộc trò chuyện với con cái về vấn đề
giới tính một cách nghiên túc và quan trọng. Khi con cái đưa ra câu hỏi, bố mẹ cần
phải trả lời thẳng thắn và thường xuyên mọi câu hỏi của con cái họ về vấn đề giới
tính.

×