Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DOANH NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.03 KB, 3 trang )

DOANH NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và
nhỏ chưa thật sự chú trọng tới nhân tố gắn kết, phát triển con người, chính là yếu
tố chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một việc làm hết sức
cần thiết nhưng cũng không ít khó khăn.
Tuy nhiên, muốn phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường và xu hướng
toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng được nền văn hóa
đặc trưng cho mình. Chỉ khi đó, họ mới phát huy được tiềm năng của mọi cá nhân,
góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Vì vậy, doanh nghiệp phải hiểu rõ ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp tới sự
phát triển doanh nghiệp, cùng những nguyên tắc và quá trình xây dựng văn hóa
nói chung, để từ đó tìm ra cách phát triển văn hóa cho riêng mình.
Thế nào là văn hóa doanh nghiệp?
Trước hết, văn hóa là gì? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo E.
Heriot thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hóa”.
Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hóa: “Văn hóa phản ánh và thể
hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và
của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện
tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền
thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng
của mình”.

Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn
hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào
hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của
mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Cũng như văn hóa nói chung, có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn


hóa doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp
và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi
người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị
đó. Văn hóa doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh
nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.

Bởi lẽ văn hóa doanh nghiệp là tổng hòa của quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức,
triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý,
nội quy, chính sách doanh nghiệp, v.v được mọi thành viên trong doanh nghiệp
chấp nhận, tuân theo. Đây là toàn bộ giá trị được gây dựng nên trong suốt quá
trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và
hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để hướng tới các mục tiêu doanh
nghiệp đề ra.

Do vậy, trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều phải nỗ
lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho mình, phù hợp với đặc điểm văn hóa dân
tộc, với xu hướng phát triển của thế giới. là nhiệm vụ của tất cả mọi người, nhưng
trước hết là người lãnh đạo.

Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển doanh
nghiệp? sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển của doanh
nghiệp. Nền văn hóa mạnh sẽ là nguồn lực quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp. Nền văn hóa yếu sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu.

Xét về ảnh hưởng tích cực, văn hóa doanh nghiệp tạo nên nét đặc trưng riêng của
doanh nghiệp, quy tụ được sức mạnh của toàn doanh nghiệp và khích lệ được sự
đổi mới sáng tạo:
 Tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp có
một đặc trưng riêng và chính văn hóa doanh nghiệp tạo nên nét khác biệt đó. Các
giá trị cốt lõi, các tập tục, lễ nghi, thói quen hay cách họp hành, đào tạo, thậm chí

đến cả đồng phục, giao tiếp…đã tạo nên phong cách riêng biệt của doanh nghiệp,
phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
 Quy tụ được sức mạnh của toàn doanh nghiệp: Nền văn hóa tốt giúp
doanh nghiệp thu hút và giữ được nhân tài, củng cố lòng trung thành của nhân
viên với doanh nghiệp. Thật sai lầm khi cho rằng trả lương cao sẽ giữ được nhân
tài. Nhân viên chỉ trung thành, gắn bó với doanh nghiệp khi doanh nghiệp có môi
trường làm tốt, khuyến khích họ phát triển.
 Khích lệ sự đổi mới, sáng tạo: Trong những doanh nghiệp có môi trường
văn hóa làm việc tốt, mọi nhân viên luôn luôn được khuyến khích đưa ra sáng
kiến, ý tưởn

×